Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 5 Trường THPT Bình Thạnh

TRƯỜNG THPT BÌNH THẠNH

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 4

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Kim loại nào sau đây thuộc kim loại kiềm thổ:

  A. Al.                         B. Mg.                         C. Fe.                          D. Na.

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 13 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là

  A. 2,24.                      B. 3,36.                                   C. 1,12.                                   D. 4,48.

Câu 3: Khi so sánh NH3 với NH4+, phát biểu không đúng là:

  A. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa -3.  

  B. NH3 có tính bazơ, NH4+ có tính axit.

  C. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có cộng hóa trị 3.

  D. Phân tử NH3 và ion NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị.

Câu 4: Chất nào sau đây là glixerol ?

A. C2H4(OH)2 B. C3H5OH                             C. C2H5OH                 D. C3H5(OH)3

Câu 5:Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần: Glucozơ, Fructozơ, Saccarozơ      

A. Glucozơ <  Saccarozơ < Fructozơ.                        B. Fructozơ < glucozơ <  Saccarozơ

  C. Glucozơ < Fructozơ < Saccarozơ.                       D. Saccarozơ

Câu 6: Dùng phản ứng nhiệt nhôm để khử hoàn toàn 2,4 gam Fe2O3. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là

  A. 2,52 gam.              B. 3,36 gam.                C. 1,68 gam.               D. 1,44 gam.

Câu 7: Khi cho axit axetic phản ứng với axetilen ở điều kiện thích hợp ta thu được este có công thức là:

  A. CH2=CH-COOCH3.                                 B. CH3COOCH=CH2.

  C. CH3COOCH2CH3.                                               D. HCOOCH2CH3..

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  A. Phân urê có công thức là (NH4)2CO3.

  B. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.

C. Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+)

  D. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.

Câu 9: Cho các polime sau: PE, PVC, cao su  buna, PS, amilozơ, amilopectin,  xenlulozơ,  nhựa novolac, cao su lưu hóa, tơ nilon-7. Số chất có cấu tạo mạch không phân nhánh là:

  A. 6                            B. 7                             C. 8                             D. 9.

Câu 10: Cho 5,34 gam hỗn hợp X chứa ba amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với HCl thu được 8,99 gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng X trên cần dùng vừa đủ a mol khí O2. Giá trị của a là

  A. 0,385                     B. 0,465                      C. 0,425                      D. 0,515

Câu 11: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

  A. NaOH.                        B. HF.                           C. CH3COOH.             D. C2H5OH.

Câu 12: Tìm phản ứng chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử:

A. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl.    

B. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O.

C. 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 5H2O + NO.

D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Câu 13: Chất hữu cơ X mạch không phân nhánh có CTPT C4H6O2. Biết : X → A → Etilen.   CTCT của X là

  A. CH2=CH–CH2–COOH.                           B. CH2=CH–COOCH3.         

  C. HCOOCH2–CH=CH2.                             D. CH3COOCH=CH2.

Câu 14: Nung hỗn hợp gồm a mol Al và b mol Fe3O4trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X gồm 3 chất. Cho chất rắn X vào dung dịch NaOH loãng dư thấy còn chất rắn Y gồm 1 chất duy nhất. Quan hệ đúng giữa a và b là:

A. a = 3b                     B. 3a = 8b                   C. 3a < 8b                   D. 8b < 3a

Câu 15: X là hỗn hợp gồm 2 anken (đều ở thể khí ở điều kiện thường). Hidrat hóa X thu được hỗn hợp Y gồm 4 ancol (không có ancol bậc III) . X gồm :

A. etilen và propen                                                     B. propen và but – 2 – en

C. propen và 2 – metylpropen                                    D. propen và but – 1 – en

Câu 16: Fe3+ bị khử trong phản ứng nào sau đây?

A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ­                                             B. 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2.

C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2­.                                                  D. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.

Câu 17: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,44 gam FeO bằng 300 ml dung dịch HCl 0,4 M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  A. 20,46                                 B. 21,54                      C. 18,3                                    D. 9,15

Câu 18: Cho Na dư vào V ml cồn 460 ( khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml) thu được 42,56 lit H2 (dktc). Giá trị của V là :

A. 237,5 ml                             B. 100 ml                    C. 475 ml                    D. 200 ml

Câu 19: Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây không thuộc phương pháp nhiệt luyện?

  A. 3CO + Fe2O→ 2Fe + 3CO2.                               B. 2Al + Cr2O3→ 2Cr + Al2O3.

  C. CuO + H→ Cu + H2O                                        D. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.

Câu 20: Thí nghiệm nào sau đây chứng minh nguyên tử H trong ank – 1 – in linh động hơn ankan ?

Câu 21: Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2 sẽ có hiện tượng gì xảy ra?

A. Dung dịch vẫn trong suốt.                         B. Có kết tủa trắng.

C. Có kết tủa sau đó kết tủa tan dần.             D. Có kết tủa xanh lam.

Câu 22: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

  A. 4.                           B. 1.                            C. 3.                            D. 2.

Câu 23: Cho ankan A có công thức cấu tạo : CH3 – (C2H5)CH – CH2 – CH(CH3)2. Tên thay thế của A là :

A. 4 – etyl – 2 – metylpentan                                     B. 2 – etyl – 4 - metylpentan

C. 2,4 – dimetylhexan                                    D. 3,5 – dimetylhexan

Câu 24: Hỗn hợp E gồm amin X có công thức dạng CnH2n+3N và aminoaxit Y có công thức dạng CnH2n+1O2N (trong đó số mol X gấp 1,5 lần số mol Y). Cho 14,2 gam hỗn hợp E tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 21,5 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cho 14,2 gam hỗn hợp E tác dụng với một lượng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là

  A. 11,64                     B. 13,32.                     C. 7,76.                                   D. 8,88.

Câu 25: Cho X là một aminoaxit (chứa 1 nhóm - NH2 và một nhóm -COOH), có các điều khẳng định nào sau:

  1. X không làm đổi màu quỳ tím                                

2. X cháy trong oxi tạo ra khí nitơ

  3. Khối lượng phân tử của X là một số lẻ                   

4. Hợp chất X phải có tính lưỡng tính

Số khẳng định đúng là:

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 1

Câu 26: Không thể dùng NaOH rắn để làm khô các khí ẩm nào dưới đây?

A. NH3; CO                B. CO2;SO2                      C.CH3NH2; N2               D. H2; O2

Câu 27: Để phân biệt hai chất rắn mất nhãn Fe3O4 và Fe2O3, ta có thể dùng hoá chất nào dưới đây:

A. Dung dịch NaOH.                                                 B. Dung dịch FeCl3.  

C. Dung dịch HCl.                                                    D. Dung dịch HNO3.

Câu 28: Cho các monome sau : stiren, toluen, metylaxetat, etilenoxit, vinylaxetat, caprolactam, metylmetacrylat, metylacrylat, propilen, benzen,  axít etanoic, axít ε-aminocaproic, acrilonitrin. Số monome tham gia phản ứng trùng hợp là

  A. 8.                           B. 7.                            C. 6.                            D. 9.

Câu 29:Hòa tan hết 2,42 gam hỗn hợp gồm Fe, Zn trong dung dịch chứa HNO3 và NaHSO4, thu được 784 ml (đktc) hỗn hợp khí Y có khối lượng bằng 0,63 gam và dung dịch Z chỉ chứa m gam muối trung hòa. Biết các khí được đo ở đktc, khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị m là :

A. 13,13                      B. 15,34                      C. 17,65                      D. 19,33

u 30: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau

Giá trị nào của mmax – mmin sau đây là đúng?

  A. 20,15                     B. 18,58                      C. 16,05                      D. 14,04

u31: NungbộtFe2O3với a gam bột Al trongkhí trơ, thu được 11,78 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào lươngdư NaOH, thu được 1,344 lít H2(dktc). Biết các phản ứng đều xảyrahoàn toàn.Giá trị củaalà:

  A. 1,95                                   B. 3,78                                    C. 2,56                                    D. 2,43

Câu 32:Cho các phát biểu sau:

(1) Glixerol, glucozơ và alanin là những hợp chất hữu cơ tạp chức.

(2) Đốt cháy bất kỳ một este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

(3) Polietilen, poli(vinyl clorua) và poli(metyl metacrylat) được dùng làm chất dẻo.

(4) Nhiệt phân polistiren thu được stiren.

(5) Các tơ như nilon-6; nilon-6,6; tơ enang đều bị thủy phân trong môi trường axit.

Số phát biểu đúng là.

A. 5                             B. 4                             C. 3                             D. 2

Câu 33: Hỗn hợp X chứa một axit đơn chức và một este hai chức (đều no, hở). Đốt cháy hoàn toàn 15,1 gam X bằng lượng O2 vừa đủ, sản phẩm cháy thu được có tổng số mol CO2 và H2O là 0,95 mol. Biết rằng phần trăm khối lượng của oxi có trong X là 52,98%. Phần trăm khối lượng của axit trong X là:

  A. 32,08%                 B. 42,52%                   C. 21,32%                   D. 18,91%

Câu 34: Hỗn hợp X gồm 0,2 mol axetilen, 0,1 mol but-1-in, 0,15 mol etilen, 0,1 mol etan và 0,85 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỷ khối so với H2 bằng x. Cho Y tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thu được kết tủa và 19,04 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Sục khí Z qua dung dịch Brom dư thấy có 8,0 gam brom phản ứng. Giá trị của gần nhất của x là 

  A. 9,0                                     B. 10,0                                    C. 10,5                                    D. 11,0 

Câu 35: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.                    

(2) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3.

(3) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.           

(4) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.

(5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.                 

(6) Cho dung dịch CrO3 vào dung dịch HCl.

(7) Cho dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch BaCl2.

Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là.

A. 6                             B. 4                             C. 5                             D. 3

Câu 36:Có hai bình điện phân, trong đó bình (1) đựng 20ml dung dịch NaOH 1,73M; bình (2) đựng dung dịch gồm 0,225 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol HCl. Mắc nối tiếp bình (1) và bình (2). Điện phân các dung dịch bằng dòng điện một chiều với cường độ dòng điện không đổi trong một thời gian. Khi dừng điện phân, tháo ngay catot ở các bình. Sau phản ứng, thấy nồng độ NaOH ở bình (1)  là 2M. Cho tiếp 14 gam bột Fe vào bình (2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn không tan. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị m là       

  A.10,4.                       B.9,8.                                      C. 8,3.                         D.9,4.

Câu 37: Trong các thí nghiệm sau:

(1). Cho kim loại Ba vào dung dịch chứa K2SO4 hoặc K2Cr2O7  đều thu được kết tủa.

(2). Trong tự kim loại kiềm có thể tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.

(3). Quặng nguyên liệu chính để sản xuất nhôm kim loại hiện

(4). Al(OH)và Cr(OH)đều các lưỡng tính.

(5). Nhôm là kim loại phổ nhất trong vỏ trái đất.

(6). Đồng kim loại có năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, chỉ kém vàng.

(7). Gang, thép loại kim phổ biến hiện

(8).Crom là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thuỷ tinh.

Số thí nghiệm đúng là?

A. 7                             B. 6                             C. 4                             D. 5

Câu 38:  X là este mạch hở có công thức phân tử C5H8O2; Y và Z là hai este (đều no, mạch hở, tối đa hai nhóm este, MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E gồm X, Y và Z, thu được 15,68 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp hai ancol có cùng số cacbon và hỗn hợp hai muối. Phân tử khối của Z là

  A. 74.             B. 118.                                    C. 88.                          D. 132.

Câu 39:X có công thức phân tử là C4H9NO2, Y, Z là hai peptit (MY< MZ ) có số nguyên tử nitơ liên tiếp nhau, X, Y, Z đều ở dạng mạch hở. Cho 58,57 gam hỗn hợp A gồm X, Y, Z tác dụng vừa đủ với 0,69 mol NaOH, sau phản ứng thu được 70,01 gam ba muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,13 mol muối của alanin) và  14,72 gam ancol. Phần trăm khối lượng của Y có trong A là:

  A. 22,14%.                B. 32,09%.                  C. 16,73%.                  D. 15,47%.

Câu 40:Hòa tan hoàn toàn 10,2 gam hỗn hợp gồm Al, FeO, Fe3O4, FeCO3 (0,02 mol) bằng 285,4 gam dung dịch 10% chứa H2SO4 và KNO3. Sau khi phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa 32,98 gam muối trung hòa (trong X không chứa muối Fe2+) và 1,344 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm H2, NO và CO2 có tỉ khối so với He bằng 7,5. Cho từ từ dung dịch V lít  NaOH 1M phản ứng tối đa với dung dịch X. Giá trị V là

A. 0,46                                    B. 0,50                                    C. 0,70                                    D. 0,48           

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1-B

2-D

3-C

4-D

5-A

6-C

7-B

8-B

9-C

10-B

11-A

12-C

13-B

14-D

15-D

16-B

17-C

18-B

19-D

20-C

21-C

22-A

23-C

24-D

25-C

26-B

27-D

28-A

29-A

30-D

31-B

32-B

33-C

34-B

35-A

36-C

37-B

38-B

39-D

40-B

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2.

(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.

(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2.

(6) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 3.                                      B. 5.                                  C. 4.                                  D. 6.

Câu 2: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 90%, hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào bình đựng 200 ml dung dịch NaOH 1M và Na2CO3 0,5M, thu được dung dịch chứa 19,9 gam chất tan. Giá trị của m là

A. 4,0.                                   B. 4,5.                               C. 9,0.                               D. 9,5.

Câu 3: Có hai amin bậc một: X là đồng đẳng của anilin và Y là đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam X thu được 336 cm3 N2 (đktc); đốt cháy hoàn toàn Y cho hỗn hợp khí và hơi trong đó tỉ lệ . Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là

A. CH3C6H4NH2  và CH3CH2 NHCH3.                         B. C2H5C6H5NH2  và CH3(CH2)2NH2.

C. CH3C6H4NH2  và CH3(CH2)2NH2.                            D. CH3C6H4NH2  và CH3(CH2)3NH2.

Câu 4: Cho dãy các chất sau: Etyl axetat, tristearin, protein, tơ capron, glucozơ, saccarozơ, tinh bột. Số chất trong dãy bị thủy phân trong môi trường axit là?

A. 5.                                      B. 6.                                  C. 7.                                  D. 4.

Câu 5: Chất nào sau đây là ancol etylic?

A. C2H5OH.                          B. HCHO.                        C. CH3OH.                       D. CH3COOH.

Câu 6: Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 39,04.                               B. 35,39.                           C. 37,215.                         D. 19,665.

Câu 7: X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 37,36 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam; đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,5 mol O2, thu được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E là

A. 40,47%.                            B. 56,56%.                        C. 48,56%.                        D. 39,08%.

Câu 8: Chất X tác dụng được với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là

A. Fe2O3.                               B. Ca(HCO3)2.                  C. CaCO3.                        D. Fe(OH)3.

Câu 9: Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau:

  (a) Fe3O4 và Cu (1:1)             (b) Sn và Zn (2:1)                    (c) Zn và Cu (1:1)

  (d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1)      (e) FeCl2 và Cu (2:1)               (g) FeCl3 và Cu (1:1)

Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là

A. 3.                                      B. 2.                                  C. 4.                                  D. 5.

Câu 10: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm về tính tan của NH3 (ban đầu trong bình chỉ có khí NH3, chậu thủy tinh chứa nước cất có nhỏ vài giọt phenolphtalein):

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 tan nhiều trong nước và có tính bazơ.

B. Nước phun vào bình do NH3 tan mạnh làm giảm áp suất trong bình.

C. Hiện tượng xảy ra tương tự khi thay NH3 bằng CH3NH2.

D. Nước phun vào trong bình chuyển từ không màu thành màu xanh.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Nước tự nhiên có chứa nhiều những ion nào dưới đây thì được gọi là nước cứng có tính cứng tạm thời?

A. Cl-, SO42-, HCO3-, Ca2.                                               B. Ca2+, Mg2+, SO42-.

C. Ca2+, Mg2+, Cl-.                                                          D. HCO3-, Ca2+, Mg2+.

Câu 2: Cho thí nghiệm như hình vẽ để phân tích hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết thí nghiệm trên dùng để xác định nguyên tố nào?

A. Xác định C và S.              B. Xác định C và H.         C. Xác định H và Cl.        D. Xác định C và N.

Câu 3: Có hai amin bậc một: X là đồng đẳng của anilin và Y là đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam X thu được 336 cm3 N2 (đktc); đốt cháy hoàn toàn Y cho hỗn hợp khí và hơi trong đó tỉ lệ . Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là

A. CH3C6H4NH2  và CH3(CH2)2NH2.                            B. C2H5C6H5NH2  và CH3(CH2)2NH2.

C. CH3C6H4NH2  và CH3CH2 NHCH3.                         D. CH3C6H4NH2  và CH3(CH2)3NH2.

Câu 4: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch

A. Na2CO3.                           B. CuSO4.                         C. KNO3.                          D. CaCl2.

Câu 5: Cho các phản ứng sau (ở điều kiện thích hợp):

(1) FeS2 + HCl →                                                                 

(2) SiO2 + Mg  

(3)  NH3 + O2                                                          

(4) CuO + NH3               

(5) Ca3(PO4)2 + C + SiO2                                 

(6) H2O(h) + C                                      

(7)NaCl + H2O                                       

(8) SiO2 + dung dịch HF →

Số phản ứng tạo ra đơn chất là

A. 5.                                      B. 8.                                  C. 7.                                  D. 6.

Câu 6: X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 37,36 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam; đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,5 mol O2, thu được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E là

A. 40,47%.                            B. 56,56%.                        C. 48,56%.                        D. 39,08%.

Câu 7: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 90%, hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào bình đựng 200 ml dung dịch NaOH 1M và Na2CO3 0,5M, thu được dung dịch chứa 19,9 gam chất tan. Giá trị của m là

A. 4,5.                                   B. 4,0.                               C. 9,0.                               D. 9,5.

Câu 8: Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau:

  (a) Fe3O4 và Cu (1:1)             (b) Sn và Zn (2:1)                    (c) Zn và Cu (1:1)

  (d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1)      (e) FeCl2 và Cu (2:1)               (g) FeCl3 và Cu (1:1)

Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là

A. 3.                                      B. 2.                                  C. 4.                                  D. 5.

Câu 9: Trộn m gam Ba và 8,1 gam bột kim loại Al, rồi cho vào lượng H2O (dư), sau phản ứng hoàn toàn có 2,7 gam chất rắn không tan. Khi trộn 2m gam Ba và 8,1 gam bột Al rồi cho vào H2O (dư), sau phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 14,56.                               B. 17,92.                           C. 11,20.                           D. 15,68.

Câu 10: Phân đạm urê thường chứa 46% N. Khối lượng ure đủ cung cấp 70 kg N là

A. 145,5 kg.                          B. 200,0 kg.                      C. 160,9 kg.                      D. 152,2 kg.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2.

(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.

(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2.

(6) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 4.                                      B. 5.                                  C. 6.                                  D. 3.

Câu 2: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra mưa axit?

A. H2S và N2.                        B. SO2 và NO2.                 C. CO2 và O2.                   D. NH3 và HCl.

Câu 3: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4. Khử m gam hỗn hợp X bằng khí CO dư (đun nóng), thu được 0,798m gam hỗn hợp kim loại. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl lấy dư, thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 427,44 gam kết tủa và V lít khí NO (đktc). Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,75V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị gần nhất của V là

A. 2,24.                                 B. 2,68.                             C. 2,82.                             D. 2,71.

Câu 4: Trộn m gam Ba và 8,1 gam bột kim loại Al, rồi cho vào lượng H2O (dư), sau phản ứng hoàn toàn có 2,7 gam chất rắn không tan. Khi trộn 2m gam Ba và 8,1 gam bột Al rồi cho vào H2O (dư), sau phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 11,20.                               B. 14,56.                           C. 17,92.                           D. 15,68.

Câu 5: Cho các chất sau: anilin, triolein, Gly-Ala-Gly, glucozơ, metylmetacrylat. Số chất tham gia thủy phân trong môi trường kiềm là

A. 4.                                      B. 5.                                  C. 3.                                  D. 2.

Câu 6: Phân đạm urê thường chứa 46% N. Khối lượng ure đủ cung cấp 70 kg N là

A. 145,5 kg.                          B. 200,0 kg.                      C. 160,9 kg.                      D. 152,2 kg.

Câu 7: Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau:

  (a) Fe3O4 và Cu (1:1)             (b) Sn và Zn (2:1)                    (c) Zn và Cu (1:1)

  (d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1)      (e) FeCl2 và Cu (2:1)               (g) FeCl3 và Cu (1:1)

Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là

A. 5.                                      B. 2.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 8: Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên là

A. 3.                                      B. 5.                                  C. 2.                                  D. 4.

Câu 9: Những chất nào dưới đây thuộc loại chất điện li yếu?

A. CH3COOH, HNO3.         B. H2O, CuSO4.                C. H2O, NaCl.                  D. H2O, CH3COOH.

Câu 10: Dung dịch X gồm Al2(SO4)3 0,75M và H2SO4 0,75M. Cho V1 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X, thu được 3,9 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho V2 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X cũng thu được 3,9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ V2: V1

A. 13 : 9.                               B. 4 : 3.                             C. 7 : 3.                             D. 25 : 9.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm về tính tan của NH3 (ban đầu trong bình chỉ có khí NH3, chậu thủy tinh chứa nước cất có nhỏ vài giọt phenolphtalein):

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nước phun vào bình do NH3 tan mạnh làm giảm áp suất trong bình.

B. Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 tan nhiều trong nước và có tính bazơ.

C. Nước phun vào trong bình chuyển từ không màu thành màu xanh.

D. Hiện tượng xảy ra tương tự khi thay NH3 bằng CH3NH2.

Câu 2: Cho hỗn hợp khí gồm C2H2, C3H4 và C2H6. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp khí X, ta thu được 3,360 lit khí CO2(ở đktc) và 2,610 gam nước. Khoảng giá trị của a là

A. từ 0,059 đến 0,075.          B. từ 0,060 đến 0,080.      C. từ 0,059 đến 0,075.      D. từ 0,060 đến 0,075.

Câu 3: Cho các chất sau: anilin, triolein, Gly-Ala-Gly, glucozơ, metylmetacrylat. Số chất tham gia thủy phân trong môi trường kiềm là

A. 4.                                      B. 5.                                  C. 3.                                  D. 2.

Câu 4: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

A. Al.                                    B. Fe.                                C. Cu.                               D. Ag.

Câu 5: Có hai amin bậc một: X là đồng đẳng của anilin và Y là đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam X thu được 336 cm3 N2 (đktc); đốt cháy hoàn toàn Y cho hỗn hợp khí và hơi trong đó tỉ lệ . Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là

A. CH3C6H4NH2  và CH3CH2 NHCH3.                         B. CH3C6H4NH2  và CH3(CH2)2NH2.

C. CH3C6H4NH2  và CH3(CH2)3NH2.                            D. C2H5C6H5NH2  và CH3(CH2)2NH2.

Câu 6: Dung dịch X gồm Al2(SO4)3 0,75M và H2SO4 0,75M. Cho V1 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X, thu được 3,9 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho V2 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X cũng thu được 3,9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ V2: V1

A. 25 : 9.                               B. 13 : 9.                           C. 7 : 3.                             D. 4 : 3.

Câu 7: Chất nào sau đây là ancol etylic?

A. CH3COOH.                      B. C2H5OH.                      C. CH3OH.                       D. HCHO.

Câu 8: Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 (đktc) vào V ml dung dịch chứa NaOH 2,75M và K2CO3 1M, thu được dung dịch X chứa 64,5 gam chất tan gồm 4 muối. giá trị của V là

A. 140.                                  B. 150.                              C. 180.                              D. 200.

Câu 9: Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất 100% dòng điện có cường độ không đổi) dung dịch X gồm 0,2 mol CuSO4 và 0,15 mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 14,125 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 15 gam bột Fe vào Y đến khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn. Biết các khi sinh ra hòa tan không đáng kể trong nước. Giá trị của m là

A. 8,0.                                   B. 8,6.                               C. 10,8.                             D. 15,3.

Câu 10: Phân đạm urê thường chứa 46% N. Khối lượng ure đủ cung cấp 70 kg N là

A. 145,5 kg.                          B. 200,0 kg.                      C. 152,2 kg.                      D. 160,9 kg.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 5 Trường THPT Bình Thạnh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?