TRƯỜNG THPT VỌNG THÊ | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về crom là không đúng?
A. thuộc kim loại nặng B. Có tính khử mạnh hơn sắt.
C. Chỉ tạo được oxit bazơ D. Có những tính chất hóa học tương tự nhôm.
Câu 2: Để chứng tỏ sắt có tính khử yếu hơn nhôm, người ta lần lượt cho sắt và nhôm tác dụng với:
A. dd ZnSO4 B. dd CuCl2 C. HNO3 D. H2O
Câu 3: Chọn phát biểu sai khi nói về crom:
A. dùng crom để cắt thủy tinh do crom có độ cứng cao
B. trong các hợp chất, các số oxy hóa thường gặp của Cr là +2, +3, +6
C. do tính khử mạnh hơn sắt nên không thể mạ crom lên sắt
D. crom không tan trong dung dịch HCl nguội do có màng oxit bảo vệ
Câu 4: Kim loại hoặc ion nào sau đây có số eletron lớp ngoài cùng lớn nhất:
A. Cr3+ B. Cr C. Fe3+ D. Fe2+
Câu 5: Cặp kim loại nào sau đây có lớp màng oxit rất mỏng bền vững bảo vệ kim loại trong môi trường nước và không khí?
A. Mg và Al B. Al và Cr C. Fe và Al D. Ca và Cr
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. crom(III) oxit (Cr2O3) không tan trong nước B. crom có màu trắng bạc
C. crom phản ứng với F2 ở nhiệt độ thường. D. crom (VI) oxit(CrO3) là oxit lưỡng tính.
Câu 7: Lý tính nào sau đây không phải của sắt:
A. kim loại nặng , khó nóng chảy B. có tính nhiễm từ
C. màu trắng xanh, dẻo, dễ rèn D. dẫn điện và nhiệt tốt
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p, e,n) bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. X là kim loại nào ?
A. Ca B. Al C. Fe D. Mg
Câu 9: Phản ứng nào sau đây không sử dụng để điều chế muối Fe(II):
A. Fe + Fe2(SO4)3 B. Fe(OH)2 + HCl
C. FeO + CH3COOH D. FeCO3 + HNO3 loãng
Câu 10: Dãy các kim loại nào sau đây không tác dụng với các dd HNO3 và H2SO4 đặc nguội?
A. Cr, Fe, Sn B. Al, Fe, Cu C. Cr, Ni, Zn D. Al, Fe, Cr
Câu 11: Để tách ion Fe3+ ra khỏi dung dịch X có chứa Fe3+, Na+, Ba2+, ta dùng dung dịch:
A. HCl B. AgNO3 C. NaCl D. NaOH
Câu 12: Kim loại có độ cứng lớn nhất là:
A. Fe B. Cr C. Al D. Ni
Câu 13: Nguyên tắc sản xuất gang là:
A. thêm hàm lượng C, S, Si, Mn …vào thép
B. khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao
C. giảm hàm lượng C, S, Si, Mn... trong quặng
D. oxy hóa quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao
Câu 14: Dãy kim loại không phản ứng với H2SO4 và HNO3 đặc, nguội là:
A. Al, Fe, Cr B. Ag, Cu, Hg C. Zn, Al, Cr D. Fe, Ni, Mg
Câu 15: Ứng dụng nào sau đây không phải của crom?
A. mạ crom lên sắt B. làm nam châm điện
C. chế tạo thép không gỉ D. làm dao cắt thủy tinh
Câu 16: Để tinh chế Fe2O3 có lẫn tạp chất là Al2O3 chỉ cần dùng một lượng dư:
A. H2O B. dd HCl C. dd NaOH D. dd NH3
Câu 17: Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên là:
A. Xiđerit B. Pirit. C. Manhetit D. Hematit
Câu 18: Trong quá trình sản xuất gang, phản ứng : Fe3O4 + CO → 3FeO + CO2 xảy ra ở nhiệt độ:
A. 8000C B. 4000C C. 6000C D. 10000C
Câu 19: Nhận xét nào sau đây đúng:
A. dd FeCl3 có tính bazơ B. Fe2O3 có tính khử
C. Fe(OH)3 vừa có tính bazơ vừa có tính khử D. dd Fe2(SO4)3 có tính oxy hóa
Câu 20: Theo định nghĩa: Gang là hợp kim của sắt …
A. có từ 2% → 5% C và một ít S, Mn, P, Si.
B. có từ 6% → 10% C và một lượng rất ít S, Mn, P, Si.
C. có từ 0,01% → 2% C và một ít S, Mn, P, Si.
D. có từ 6 → 10% C và một ít S, Mn, P, Si.
Câu 21: Tính chất nào đúng với crom(III)oxit (Cr2O3)
A. màu xanh thẫm, không tan trong nước B. kém bền với không khí
C. không tan trong dung dịch NaOH đặc D. chỉ có tính bazơ
Câu 22: Cặp chất nào sau đây không khử được sắt trong các hợp chất của sắt:
A. H2, Al B. Cu, Ag C. Mg, Al D. CO, H2
Câu 23: Có phản ứng: K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của phương trình là:
A. 20 B. 26 C. 22 D. 24
Câu 24: Cấu hình eletron lớp ngoài cùng của Cr3+ là:
A. [Ar]3d3 B. [Ar]3d4 C. [Ar]3d2 D. [Ar]3d5
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam Fe trong khí O2 cần vừa đủ 4,48 lít O2 (đktc) tạo thành một oxit sắt. Công thức phân tử của oxit đó là công thức nào sau đây?
A. Fe3O4 B. FeO
C. Fe2O3 D. Không xác định được
Câu 26: Chọn nội dung không đúng khi xét tính chất của crom(VI) oxit (CrO3)
A. có thể tạo axit tương ứng B. là một oxit axit
C. có tính oxy hóa mạnh D. là một oxit bazơ
Câu 27: Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là:
A. tính khử và tính oxy hóa B. tính khử
C. tính oxy hóa D. tính bazơ
Câu 28: Dãy gồm các kim loại có tính khử tăng dần là:
A. Fe < Cr < Zn B. Fe < Zn < Cr C. Zn < Cr < Fe D. Cr < Fe < Zn
Câu 29: Chọn phát biểu đúng: Trong dung dịch, ion đicromat (Cr2O72-)
A. có màu vàng trong môi trường axit
B. không tham gia phản ứng oxy hóa-khử
C. có tính oxy hóa mạnh trong môi trường bazơ
D. có tính oxy hóa mạnh trong môi trường axit
Câu 30: Sắt phản ứng với chất nào sau đây tạo được hợp chất trong đó sắt có hóa trị (III)?
A. dd CuSO4 B. dd HCl đậm đặc C. dd H2SO4 loãng D. dd HNO3 loãng.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | C | 11 | D | 21 | A |
2 | A | 12 | B | 22 | B |
3 | C | 13 | B | 23 | B |
4 | D | 14 | A | 24 | A |
5 | B | 15 | B | 25 | A |
6 | D | 16 | C | 26 | D |
7 | C | 17 | C | 27 | B |
8 | C | 18 | C | 28 | A |
9 | D | 19 | D | 29 | D |
10 | D | 20 | A | 30 | D |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: m gam phenyl axetat phản ứng tối đa với 250 ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của m là:
A. 34,0 B. 51,0 C. 17,0 D. 42,5
Câu 2: Dãy các axit béo là :
A. axit fomic, axit panmitic, axit oxalic B. axit axetic, axit fomic, axit oleic
C. Axit oxalic, axit oleic, axit stearic D. Axit oleic, axit stearic, axit panmitic
Câu 3: Các chất CH3CH2COOH (1), CH3COOCH3 (2), CH3CH2CH2OH (3), so sánh đúng về nhiệt độ sôi của các chất là:
A. (2)<(1)<(3) B. (2)<(3)<(1) C. (3)<(2)<(1) D. (1)<(2)<(3)
Câu 4: Đun nóng 9,0 gam axit axetic với 7,36 gam ancol etylic (có H2SO4 làm xúc tác, hiệu suất phản ứng este hoá bằng 75%). Khối lượng este tạo thành là:
A. 14,90 gam. B. 10,56 gam. C. 11,0 gam. D. 9,90 gam.
Câu 5: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 15 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 6,2 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là:
A. 15,0 B. 30,0 C. 20,0 D. 25,0
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
B. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm hoặc dung dịch axit và sinh ra glixerol.
C. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
D. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.
Câu 7: Cho các este sau: (1) HCOOC2H5; (2) CH3COOC(CH3)=CH2; (3) HCOOCH=CHCH3; (4) CH3COOCH=CH2. Este nào khi thuỷ phân trong dung dịch axit tạo ra sản phẩm có tham gia phản ứng tráng bạc?
A. 2,3,4 B. 1,2,4 C. 1, 4 D. 1,3,4
Câu 8: Xà phòng hóa hoàn toàn 2,96 gam hỗn hợp các este có số mol bằng nhau và đều có CTPT C3H6O2 bằng dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 3,28 B. 3,0 C. 6,0 D. 2,72
Câu 9: Cho 200 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,05M. B. 0,01M. C. 0,10M. D. 0,02M.
Câu 10: Xà phòng hoá hoàn toàn 35,36 gam chất béo cần vừa đủ 120 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối là :
A. 28,38 gam. B. 36,48 gam. C. 38,40 gam. D. 36,80 gam.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Hợp chất nào sau đây là este ?
A. HOOCCH3. B. HCOOC6H5. C. C2H5COOH. D. (HOOC)2CH2
Câu 2. Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo ?
A. (CH3COO)3C3H5. B. (C17H35COO)2C2H4. C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C2H3COO)3C3H5.
Câu 3. Sắp xếp các chất sau theo trật tự tăng dần nhiệt độ sôi: CH3COOH, CH3COOCH3, HCOOCH3, C2H5COOH, C3H7OH. Trường hợp nào sau đây đúng?
A. HCOOCH3
B. CH3COOCH3
C. HCOOCH3
D. HCOOCH3
Câu 4. Có thể chuyển hóa trực tiếp từ chất béo lỏng sang chất béo rắn bằng phản ứng:
A. tách nước. B. hiđro hóa. C. dehiđro hóa. D. xà phòng hóa.
Câu 5. Đun nóng axit acrylic với ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được este có công thức cấu tạo là.
A. CH2=CHCOOC2H5 B. CH3COOCH=CH2 C. C2H5COOC2H5 D. C2H5COOCH3
Câu 6. Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol. D. C17H33COONa và glixerol.
Câu 7.Cho các chất sau: (1) H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng), (2) Cu(OH)2, ở điều kiện thường, (3) dung dịch NaOH, đun nóng, (4) H2 (xúc tác Ni, đun nóng). Triolein tác dụng được với những chất nào sau?
A. (1), (3), (4) B. (1), (2), (3) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4)
Câu 8. Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C3H6O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOH. D. CH3COOC2H5.
Câu 9. Chất nào sau đây không có khả năng tráng bạc?
A. HCHO B. HCOOCH3 C. HCOOC2H5 D. CH3COOC2H5
Câu 10. Đun nóng este HCOO-CH2-CH2-OOCCH3 với lượng dư dung dịch NaOH, thu được muối có CTCT nào sau đây?
A. CH3COONa và (CH2CH2COONa)2. B. HCOONa và (CH2CH2COONa)2.
C. CH3COOH và C2H4(COONa)2. D. CH3COONa và HCOONa.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Biện pháp để bảo vệ kim loại kiềm là :
A. Giữ chúng trong lọ B. Ngâm chúng vào nứơc
C. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất D. Ngâm chúng trong dầu hỏa
Câu 2: Nhỏ từ từ cho đến dư NaOH vào dung dịch AlCl3.Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa trắng và có khí bay lên. B. Có kết tủa trắng,sau đó kết tủa tan.
C. không có kết tủa,có khí bay lên. D. chỉ có kết tủa keo trắng.
Câu 3: Thuốc thử để nhận ra Mg, Al, Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn là
A. dung dịch HCl B. dung dịch NH3 C. dung dịch NaOH D. H2O
Câu 4: Tính chất không phải của kim loại kiềm là
A. nhiệt độ nóng chảy thấp B. có số oxi hóa +1 trong hợp chất
C. độ cứng cao D. màu trắng bạc và có ánh kim
Câu 5: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do :
A. Nhôm thụ động trong không khí và nước B. Nhôm là kim loại kém hoạt động
C. Có màng Al(OH)3 bảo vệ D. Có màng Al2O3 bảo vệ
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn m (g) bột Al trong dd NaOH dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít H2(đktc). Giá trị của m là
A. 5,4g B. 1,35g C. 4,05g D. 2,7g
Câu 7: Cho 10g hỗn hợp Mg và Cu tác dụng đủ dd HCl thu được 3,808 lít H2(đktc). Thành phần % của Mg trong hỗn hợp là:
A. 40,8% B. 50,8% C. 20,8% D. 35,5%
Câu 8: Để làm mềm cả nước cứng tạm thời lẫn vĩnh cửu ta dùng:
A. H2SO4 B. HCl C. Na2CO3 D. Ca(OH)2
Câu 9: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Thạch cao nung B. Thạch cao khan C. Thạch cao sống D. Đá vôi
Câu 10: Nước cứng là nước có chứa nhiều ion:
A. Ca2+ và Fe2+ B. Na+ và K+ C. Ca2+ và Na+ D. Ca2+ và Mg2+
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Nguyên liệu dùng trong luyện gang bao gồm:
A. Quặng sắt,chất chảy,khí hidro B. Quặng sắt,chất chảy,bột nhôm
C. Quặng sắt,chất chảy,khí CO D. Quặng sắt,chất chảy,than cốc
Câu 2: Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 → cFe2(SO4)3 + dSO2 + eH2O, tỉ lệ a:b là
A. 2:6 B. 2:9 C. 2:3 D. 1:2
Câu 3: Khối lượng của Fe trong vỏ Trái Đất chiếm khoảng
A. 8% B. 2% C. 11% D. 5%
Câu 4: Tìm phát biểu đúng:
A. Hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hoá
B. Tính chất đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính oxi hóa
C. Tính chất đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính khử
D. hợp chất sắt (II) và hợp chất sắt (III) chỉ có tính khử
Câu 5: Xét phản ứng sau: 2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 +12NaCl + 8H2O vai trò của CrCl3 và Cl2 lần lượt là:
A. Chất oxi hoá,chất khử B. Cả hai là chất khử
C. Cả hai là chất oxi hoá D. Chất khử,chất oxi hoá
Câu 6: Oxit lưỡng tính là
A. Cr2O3 B. FeO C. CrO3 D. CaO
Câu 7: Phát biểu không đúng là
A. Thêm dung dịch axit vào muối cromat,muối này chuyển thành muối dicromat
B. Muối cromat có màu vàng,muối dicromat có màu da cam.
C. Muối cromat có màu da cam,muối dicromat có màu vàng.
D. Thêm dung dịch kiềm vào muối dicromat,muối này chuyển thành muối cromat
Câu 8 Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,2 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là
A. 233g B. 46,4g C. 92,8g. D. 232g.
Câu 9: Hoà tan 11,2g kim loại M hoá trị II vào dung dịch HCl thu được 4,48 lit H2(đktc).Tìm kim loại M:
A. Fe B. Zn C. Cr D. Ca
Câu 10: Sắt (II) hidroxit:
A. Là chất rắn ,màu trắng ,dễ tan trong nước.
B. Là chất rắn,màu trắng hơi xanh không tan trong nước
C. Để trong không khí bị oxi hoá thành Fe(OH)3 có màu xanh .
D. Bền và không bị nhiệt độ phân hủy.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Vọng Thê. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!