TRƯỜNG THPT LONG HỮU | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1:Tính chất hoá học cơ bản của halogen là
A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Có tính oxi hóa mạnh.
C. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. D. Tác dụng mạnh với nước.
Câu 2:Cấu hình electrong lớp ngoài cùng của các nguyên tử halogen là
A.ns1np5 B.ns4np4 C.ns2np5 D.ns2np6
Câu 3:Theo chiều từ F → Cl → Br →I, giá trị độ âm điện của các đơn chất:
A. không đổi. B. tăng dần.
C. giảm dần. D. không có quy luật chung.
Câu 4:Trong tự nhiên,nguyên tố Cl tồn tại dạng hợp chất có số oxi hoá
A. +1. B. +3. C. +5 D. -1.
Câu 5:Cl2 phản ứng với chất nào sau đây tao nước Gia-Ven?
A. H2O. B. H2. C. Cu D. NaOH
Câu 6:Phương pháp điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm là
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. phân huỷ khí HCl.
D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2; KMnO4…
Câu 7:Thể tích khí Cl2(đktc) để đốt chất hoàn toàn 5,4 gam Al là
A. 6,72lit B. 4,48lit C. 3,36lit D. 0,56lit
Câu 8: Cho 2,24 lit halogen X2 (đktc)tác dụng vừa đủ với kim loại Mg thu được 9,5g MgX2. Nguyên tố halogen đó là:
A. flo. B. clo. C. brom. D. iot.
Câu 9:Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng với axit HCl dư, đun nóng. Thể tích khí thoát ra (đktc) là:
A. 2,57 lit. B. 5,2 lit. C. 4,48 lit. D. 3,75 lit.
Câu 10:Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế khí HCl bằng cách
A. clo hoá các hợp chất hữu cơ.
B. cho clo tác dụng với hiđro.
C. đun nóng dung dịch HCl đặc.
D. cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc.
Câu 11:Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các lọ chứa các dung dịch sau đây HCl, NaCl, MgCl2, NaF, KBr.Có bao nhiêu lọ có kết tủa màu trắng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 12:Dung dịch axit HCl tác dụng được với nhóm chất nào sau đây?
A. Al,CuO,NaOH B. MnO2,CO2,Cu
C. HNO3,CaCO3,AgNO3 D. MnO2,NaOH,Ag
Câu 13:Tính chất hoá học của axit HCl là
A.Tính axit và tính oxi hoá B.Tính axit và tính khử
C.chỉ có tính axit D.Chỉ có tính khử
Câu 14:Có thể phân biệt 3 dung dịch HCl,NaCl,KNO3 bằng thuốc thử
A.Dung dịch AgNO3 B.Quì tím
C.Dung dịch AgNO3,quì tím D.Dung dịch AgNO3,HNO3
Câu 15:Trong các phản ứng sau phản ứng nào sai:
A. FeO + 2 HCl = FeCl2 + H2O B.2 Fe + 6 HCl = FeCl3 + 3 H2
C. Fe2O3 + 6 HCl = 2 FeCl3+ 3 H2O D. Fe(OH)3 + 3HCl = FeCl3 + 3 H2O
Câu 16:Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử ?
A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 +2H2O
B. 2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O
C. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
D. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
Câu 17:Cho 11,2 gam sắt tác dụng với dung dịch axít HCl. Khối lượng muối sinh ra là
A. 32,5 g B. 162,5 g C. 24,5 g D. 25,4 g
Câu 18:Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,12 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là:
A. 10,8 gam. B. 14,35 gam. C. 17,22 gam. D. 27,05 gam.
Câu 19:Cho 10 gam dung dịch HCl tác dụng với dung dịch AgNO3 thì thu được 14.35 gam kết tủa. Nồng độ (C%) của dung dịch HCl phản ứng là:
A. 35.0 B. 50.0 C. 15.0 D. 36.5
Câu 20:Cho 44,5 gam hỗn hợp bột Zn và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 22,4 lit khí H2 bay ra (đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là:
A. 80 gam. B. 97,75 gam. C. 115,5 gam. D. Kết quả khác.
Câu 21:Cho 13,92 gam hỗn hợp bột FeO và Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thấy thoát ra 2,688 lít khí H2(đktc).Khối lượng HCl tham gia phản ứng là
A.4,38 g B. 8,03 g C. 3,65 g D. 7,3 g
Câu 22:Trong 4 hổn hợp sau đây, hổn hợp nào là nước gia-ven
A.NaCl + NaClO + H2O
B.NaCl + NaClO2 + H2O
C.NaCl + NaClO3 + H2O
D.NaCl + HClO + H2O
Câu 23:Khi nung nóng, iot biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là:
A. sự chuyển trạng thái. B. sự bay hơi. C. sự thăng hoa D. sự phân hủy.
Câu 24:Có 4 dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI đựng trong các lọ bị mất nhãn. Nếu dùng dung dịch AgNO3 thì có thể nhận được
A. 1 dung dịch. B. 2 dung dịch. C. 3 dung dịch. D. 4 dung dịch.
Câu 25:Cho 0,2mol AgNO3 tác dụng vừa đủ với 13,925 gam hỗn hợp NaCl và NaBr.Khối lượng kết tủa tạo thành là:
A. 30,925 gam. B. 21,525 gam. C. 9,4 gam. D. 27,05 gam.
Câu 26:Cho phản ứng: Mg + H2SO4 → MgSO4 + S + H2O .Hệ số các chất trong phương trình hoá học lần lượt là
A.3;4;3;1;4 B.1;2;1;1;2 C.4;3;3;1;4 D.3;4;1;3;4
Câu 27:Để phân biệt hai axit H2SO4 loãng và axit HCl có thể dùng chất nào sau đây?
A.BaSO3 B.BaSO4 C.BaCl2 D.Na2SO4
Câu 28:Chất khí có thể làm mất màu dung dịch brom là
A.SO2 B.CO2 C.H2 D.O2
Câu 29:Cho 2,24 lít khí SO2 vào 200ml dung dịch NaOH 0,7M,sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng muối thu được là
A.11,28 gam B.12,60 gam C.10,40 gam D.14,56 gam
Câu 30:Hỗn hợp khí X gồm H2S và H2.Cho 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X vào bình có chứa khí SO2 dư,sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 5,76 gam chất rắn màu vàng.Thể tích khí H2S(đktc) trong hỗn hợp X là
A.2,688 lít B.2,24 lít C.4,032 lít D.6,72 lít
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | C | C | D | D | D | A | B | C | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | A | B | C | B | A | D | C | D | A |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | A | C | D | A | A | C | A | A | A |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Trong các phương pháp sau đây, phương pháp nào được dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Điện phân dung dịch CuSO4.
C. Điện phân H2O. D. Phân hủy H2O2 với xúc tác MnO2.
Câu 2: Cho 8,7 g MnO2 tác dụng với HCl đậm đặc sinh ra V lít khí clo (đktc). V có giá trị là:
A. 2,24 lit B. 4,48 lít C. 1,904 lít D. 3,36 lít
Câu 3: Hằng số cân bằng của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Áp suất B. Chất xúc tác
C. Nhiệt độ D. Nồng độ các chất phản ứng
Câu 4: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng: N2 (k) + 3H2 (k) → 2NH3 (k) < 0. Những thay đổi nào sau đây làm cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận?
A. Tăng nồng độ các chất N2 và H2 B. Tăng nhiệt độ
C. Giảm áp suất. D. Tăng nồng độ NH3
Câu 5: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào dưới đây?
A. cho nhanh axit vào nước và khuấy đều. B. cho từ từ nước vào axit và khuấy đều.
C. cho từ từ axit vào nước và khuấy đều. D. cho nhanh nước vào axit và khuấy đều.
Câu 6: Chất khí được dùng để diệt trùng nước sinh hoạt, nước bể bơi... là :
A. F2 B. Cl2 C. N2 D. CO2
Câu 7: Chỉ ra phương trình hóa học của phản ứng sản xuất clo trong công nghiệp :
A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
B. NaCl → Na + 1/2Cl2
C. 2NaCl + 2H2O → Cl2 + H2 + 2NaOH
D. 16HCl + 2KMnO4 → 2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O
Câu 8: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây :
A. chất xúc tác, diện tích bề mặt . B. Nồng độ, áp suất.
C. Nhiệt độ. D. Tất cả các yếu tố.
Câu 9: Phản ứng được dùng để sản xuất HCl trong công nghiệp :
A. 2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl
B. Cl2 + H2 → 2HCl
C. NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl
D. CH4 + 4Cl2 → CCl4 + 4HCl
Câu 10: Chất nào được dùng để khắc chữ lên thủy tinh ?
A. Dung dịch H2SO4 đặc. B. Dung dịch HF
C. Dung dịch HClO4. D. Dung dịch NaOH.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | D | 11 | B | 21 | D | 31 | B |
2 | A | 12 | C | 22 | D | 32 | C |
3 | C | 13 | A | 23 | A | 33 | C |
4 | A | 14 | C | 24 | D | 34 | B |
5 | C | 15 | C | 25 | C | 35 | B |
6 | B | 16 | A | 26 | A | 36 | A |
7 | C | 17 | B | 27 | C | 37 | D |
8 | D | 18 | D | 28 | B | 38 | D |
9 | B | 19 | A | 29 | D | 39 | A |
10 | B | 20 | A | 30 | D | 40 | B |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1:C4H11N có số đồng phân amin là
A. 7 B. 8 C. 6 D. 5
Câu 2:PVC được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ: CH4 C2H2 CH2=CH-Cl PVC. Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình là 80% thì thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy để điều chế ra 5 tấn PVC là (xem khí thiên nhiên chứa 100% metan về thể tích)
A. 4480 m3 B. 2560 m3 C. 2240 m3 D. 1280 m3
Câu 3:Cho các polime sau: (-CH2- CH2-)n ; (- CH2- CH=CH- CH2-)n ; Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là
A. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2. B. CH2=CHCl, CH3- CH=CH- CH3.
C. CH2=CH2, CH2=CH-CH= CH2. D. CH2=CH2, CH3- CH=CH- CH3.
Câu 4 :Tơ nilon -6,6 có công thức là
A. [-NH-(CH2-)7NH-CO(CH2)4-CO-]n B. [-NH-(CH2-)6NH-CO(CH2)5-CO-]n
C. [-NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-]n D. [-NH-(CH2)5NH-CO-(CH2)4-CO-]n
Câu 5 : Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE là
A. 15.000 B. 13.000 C. 12.000 D. 17.000
Câu 6 : Cho các chất sau: axit glutamic; valin, lysin, alanin, trimetylamin, anilin. Số chất làm quỳ tím chuyển màu hồng, màu xanh, không đổi màu lần lượt là
A. 2, 1,3. B. 1, 2, 3. C. 3, 1, 2. D. 1, 1, 4.
Câu 7 : Công thức của dãy đồng đẳng amin no đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n-3N ( n≥1) B. CnH2n+1N ( n≥1) C. CnH2n+3N ( n≥1) D. CnH2n-1N ( n≥1)
Câu 8 : Chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ?
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH.
C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Câu 9 : Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím :
A. Glyxin (CH2NH2-COOH)
B. Lysin (H2N[CH2]4CH(NH2)-COOH)
C. Axit glutamic (HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH)
D. Natriphenolat (C6H5ONa)
Câu 10 Hợp chất nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ ?
A. Xenlulozơ B. Glixerol C. Glucozơ D. Peptit
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
0001: Hợp chất chiếm thành phần chủ yếu trong cây mía có tên là:
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Săcarozơ. D. Mantozơ.
0002: Chọn định nghĩa đúng
A. Glucôzơ là hợp chất hữu cơ tạp chức của ancol và andehit
B. Glucôzơ là hợp chất hydrat cacbon
C. Glucôzơ là hợp chất hữu cơ tạp chức thuộc loại ancol đa chức và andehit đơn chức (phân tử chứa 5 nhóm hydroxyl và 1 nhóm andehit)
D. Glucôzơ là hợp chất thuộc loại monosaccarit
0003: Số nhóm hydroxyl trong hợp chất glucozơ là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
0004: Xác định công thức cấu tạo thu gọn đúng của hợp chất xenlulôzơ:
A. ( C6H7O3(OH)3)n B. (C6H5O2(OH)3)n C. (C6H8O2(OH)2)n D. [C6H7O2(OH)3 ]n
0005: Tính số gốc glucôzơ trong đại phân tử xenlulôzơ của sợi đay ,gai có khối lượng phân tử 5900000 dvc:
A. 30768 B. 36419 C. 39112 D. 43207
0006: Este đựơc tạo thành từ axit no, đơn chức mạch hở và ancol no, đơn chức mạch hở có công thức cấu tạo là :
A. CnH2n - 1COOCmH2m + 1 B. CnH2n -1COOCmH2m -1
C. CnH2n + 1COOCmH2m + 1 D. CnH2n+1COOCmH2m -
0007: Đốt cháy a(g) C2H5OH được 0,2 mol CO2.Đốt b(g) CH3COOH được 0,2 mol CO2. Cho a(g) C2H5OH tác dụng với b(g) CH3COOH (có H2SO4đ,giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) được c(g) este. c có giá trị là:
A. 4,4 g B. 8,8 g C. 13,2 g D. 17,6 g
0008: Một este đơn chức A có phân tử lượng 88.Cho 17,6g A tác dụng với 300 ml dd NaOH 1M, đun nóng.Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng được 23,2g rắn khan.Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.CTCT A là:
A. HCOOCH(CH3)2 B. CH3CH2COOCH3 C. C2H3COOC2H5 D. HCOOCH2CH2CH3
0009: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc , nóng . Để có 29,7 kg Xenlulozơ trinitrat , cần dùng dd chứa m kg axit nitric ( hiệu suất phản ứng đạt 90%).
A. 30 kg B. 21 kg C. 42 kg D. 10 kg .
0010: Thủy phân 324 g tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75% , khối lượng glucozơ thu được là :
A. 360 g B. 270 g C. 250 g D. 300 g .
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
0001: Hợp chất X có công thức cấu tạo : CH3OOCCH2CH3. Tên gọi của X là:
A. Etyl axetat. B. Metyl propionat. C. Metyl axetat. D. Propylaxetat
0002: Hãy chọn nhận định đúng
A. Lipit là chất béo.
B. Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động vật, thực vật.
C. Lipit là este của glixerol với các axit béo.
D. Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit bao gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit.
0003: Các axit panmitic và stearic trộn với parafin để làm nến. Công thức phân tử 2 axit trên là:
A. C17H29COOH và C15H31COOH B. C15H31COOH và C17H35COOH
C. C17H29COOH và C17H25COOH D. C15H31COOH và C17H33COOH
0004: Dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì:
A. Chứa chủ yếu các gốc axit béo không no B. Không chứa gốc axit
C. Chứa chủ yếu các gốc axit thơm D. Chứa chủ yếu các gốc axit béo no
0005: Tính chất hoá học quan trọng nhất của este là
A. Phản ứng trùng hợp. B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng thuỷ phân. D. Tất cả các phản ứng trên
0006: Đun nóng xenlulozơ trong dung dich axit vô cơ loãng, thu được sản phẩm là:
A. saccarozơ B. glucozơ C. fructozơ D. mantozơ
0007: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hoà tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng. C. tráng gương. D. thủy phân.
0008: Cacbohidrat (gluxit, saccarit) là:
A. hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.
B. hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m.
C. hợp chất chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacboxyl.
D. hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật.
0009: Phát biểu nào dưới đây về ứng dụng của xenlulozơ là không đúng?
A. Xenlulozơ dưới dạng tre, gỗ,nứa, ... làm vật liệu xây, đồ dùng gia đình, sản xuất giấy, ...
B. Xenlulozơ được dùng làm một số tơ tự nhiên và nhân tạo.
C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic
D. Thực phẩm cho con người.
0010: Một phân tử saccaroz ơ có:
A. một gốc - glucozơ và một gốc – fructozơ.
B. một gốc - glucozơ và một gốc – fructozơ.
C. hai gốc - glucozơ
D. một gốc - glucozơ và một gốc – fructozơ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Long Hữu. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!