TRƯỜNG THPT LÊ THỊ PHA | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 3,36 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu, Mg trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 2,016 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối sunfat trung hòa. Giá trị của m là
A. 11,8 B. 12,0 C. 14,0 D. 13,0
Câu 2: Cho từ từ đến dự kim loại X vào dung dịch Fe(NO3)3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch Y thu lấy kết tủa đem nung trong không khi đến khối lượng không đổi thu được chất rắn gồm 2 oxit kim loại. X là kim loại nào sau đây?
A. Zn. B. Al. C. Na D. Cu.
Câu 3: Thủy phân m gam saccarozơ với hiệu suất 60%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,96 gam Ag. Giá trị của m là
A. 16,24. B. 20,52. C. 17,1. D. 10,26.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X (no, hai chức, mạch hở) thu được CO2, H2O và V lít khí N2 (đktc). Cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, số mol HCl đã phản ứng là 0,4 mol. Giá trị của V là?
A. 8,96 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 36,7 gam hỗn hợp (Al, Mg, Zn, Fe) trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 10,08 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 75,1. B. 85,5. C. 84,7. D. 79,9.
Câu 6: Cho các este sau: etyl axetat, vinyl axetat, metyl propionat, metyl acrylat. Có bao nhiêu este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime?
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm
A. 2 muối và 2 ancol. B. 2 muối và 1 ancol.
C. 1 muối và 2 ancol. D. 1 muối và 1 ancol.
Câu 8: Cho các tơ sau: tơ axetat, tơ nilon-6, tơ nitron, tơ nilon-6,6; tơ nilon-7, poli(etylen terephtalat). Số tơ thuộc loại tơ poliamit là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 9: Cho 5,4 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 9,05 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong X là
A. CH3NH2 và C2H5NH2. B. C2H3NH2 và C3H5NH2.
C. C3H7NH2 và C4H9NH2. D. C2H5NH2 và C3H7NH2.
Câu 10: Cho từ từ đến dư kim loại Cu vào dung dịch muối X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 2 muối. Dung dịch muối X là
A. Mg(NO3)2 B. FeCl3. C. FeCl2 D. AgNO3
Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng sau:
(1) Glucozơ (enzim) → X + CO2
(2) X + O2 (enzim) → Y + H2O
Các chất X, Y lần lượt là
A. ancol etylic, cacbon đioxit. B. ancol etylic, sobitol.
C. axit gluconic, axit axetic. D. ancol etylic, axit axetic.
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 1,53 gam hỗn hợp kim loại Mg, Fe, Zn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 672 ml khí H2 (đktc) thoát ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
A. 3,66 gam. B. 5,29 gam.
C. 2,59 gam. D. 4,41 gam.
Câu 13: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là
A. Rb. B. K. C. Na. D. Li.
Câu 14: Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol. Số gam xà phòng thu được là:
A. 98,2g B. 83,8g C. 91,8g D. 79,8g
Câu 15: Thủy phân m gam saccarozơ với hiệu suất 80%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 86,4 gam Ag. Giá trị của m là
A. 171,00. B. 68,40. C. 54,72. D. 85,50.
Câu 16: Cho hỗn hợp X gồm H2NCH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH. Lấy 17,8 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl 1M thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 25,10. B. 39,05. C. 42,65. D. 39,85.
Câu 17: Dẫn khí CO dư đi qua ống sử dụng m gam CuO nung nóng. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 16. B. 12. C. 8. D. 32.
Câu 18: Cho các este sau: etyl fomat, metyl axetat, etyl benzoat, phenyl fomat. Số este có thể tráng bạc là
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amino axit X no, mạch hở, phân tử có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl thu được 13,2 gam CO2 và 6,3 gam nước. Cho m gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được x gam muối. Giá trị của x là
A. 6,35 B. 12,70 C. 11,10 D. 5,55
Câu 20: Xà phòng hóa hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và phenyl fomat trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa
A. 3 muối và 1 ancol B. 1 muối và 2 ancol
C. 2 muối, 1 ancol và 1 phenol D. 2 muối và 2 ancol
Câu 21: Chất X màu trắng, vô định hình, không tan trong nước lạnh, trương phồng trong nước nóng tạo dung dịch keo. X có nhiều trong các loại hạt ngũ cốc, là nguồn dinh dưỡng cơ bản của con người và động vật. Thủy phân hoàn toàn X được chất Y sử dụng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em, người bệnh. X và Y lần lượt là
A. tinh bột và glucozơ B. xenlulozơ và fructozơ
C. xenlulozơ và glucozơ D. glucozơ và tinh bột
Câu 22: Để sản xuất 5 lít ancol etylic 46° bằng phương pháp lên men người ta cần dùng m kg gạo nếp (chứa 80% tinh bột, các tạp chất còn lại không tạo ancol). Biết hiệu suất mỗi giai đoạn trong quá trình lên men đều là 80%, ancol nguyên chất có khối lượng riêng bằng 0,8 gam/ml. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 5,0 B. 6,3 C. 7,5 D. 7,9
Câu 23: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M vào 30 ml dung dịch HCl 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được số mol CO2 là
A. 0,020 B. 0,030 C. 0,015 D. 0,010
Câu 24: Cho dãy các chất sau: Cr(OH)3, FeO, Al, ZnO. Số chất trong dãy tan được trong dung dịch NaOH là:
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 25: Hòa tan 5,4 gam Al vào dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X. Cho 300 ml dung dịch NaOH 2,2M vào X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 10,92 B. 14,04 C. 17,16 D. 15,60
Câu 26: Hợp kim Cu-Zn có tính dẻo, bền, đẹp, giá thành rẻ nên được sử dụng phổ biến trong đời sống. Để xác định phần trăm khối lượng từng kim loại trong hợp kim, người ta ngâm 10,00 gam hợp kim vào dung dịch HCl dư, khi phản ứng kết thúc thu được 1,12 lít hiđro (đktc). Phần trăm theo khối lượng của Cu trong 10,0 gam hợp kim trên là
A. 67,50%. B. 67,00%. C. 32,50%. D. 33,00%.
Câu 27: Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 21,60. B. 2,16. C. 4,32. D. 43,20.
Câu 28: Trong phòng thí nghiệm, khí Z (làm mất màu dung dịch thuốc tím) được điều chế từ chất X, dung dịch Y đặc, đun nóng và thu vào bình tam giác bằng phương pháp đẩy không khí như hình vẽ sau:
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. Fe, H2SO4, H2. B. Cu, H2SO4, SO2.
C. CaCO3, HCl, CO2. D. NaOH, NH4Cl, NH3.
Câu 29: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
A. metyl fomiat. B. etyl axetat. C. n-propyl axetat. D. metyl axetat.
Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 40 ml dung dịch HCl 2M. Công thức của oxit là
A. MgO. B. Fe2O3. C. CuO. D. Fe3O4.
Câu 31: Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Mg vào 1 lít dung dịch HNO3 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 0,672 lít N2 (đktc) và dung dịch Y. Nồng độ dung dịch HNO3 đã dùng là ?
A. 0,86 B. 0,76 C. 0,96 D. 0,78
Câu 32: X là α-amino axit trong phân tử chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Lấy 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch Y. Cho 400 ml dung dịch KOH 0,1M vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 2,995 gam rắn khan. Công thức cấu tạo của X là.
A. H2N-CH2-CH2-COOH B. (CH3)2-CH-CH(NH2)-COOH
C. H2N-CH2-COOH D. CH3-CH(NH2)2-COOH
Câu 33: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích.
1. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. Glucozơ và saccarozơ. B. Saccarozơ và sobitol.
C. Glucozơ và fructozơ. D. Saccarozơ và glucozơ.
2. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân tử khối của X là 342.
B. Y có phản ứng với H2 (Ni, t◦) tạo thành sobitol.
C. Y có độ ngọt cao hơn X.
D. X chuyển hóa thành Y bằng phản ứng thủy phân.
Câu 34: Cho 4,5 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, lượng muối thu được là
A. 8,10 gam. B. 0,85 gam. C. 8,15 gam. D. 7,65 gam.
Câu 35: Cho 0,345 gam Na vào nước, thu được 150 ml dung dịch X có pH = x. Giá trị của x là
A. 2. B. 13. C. 12. D. 1.
Câu 36: Quá trình quang hợp của cây xanh tạo ra 486 gam tinh bột thì cây xanh đã hấp thụ từ môi trường một lượng khí cacbonic có thể tích là
A. 362,88 lit. B. 403,20 lít.
C. 302,40 lít. D. 360,00 lit.
Câu 37: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và FexOy, thu được 24,15 gam hỗn hợp Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít H2 và còn lại 12,6 gam chất rắn không tan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng FexOy trong X là
A. 16,2 gam. B. 17,4 gam. C. 15,8 gam. D. 18,0 gam.
Câu 38: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M, thu được 1,94 gam muối. Amino axit X là
A. glyxin. B. alanin. C. axit glutamic. D. lysin.
Câu 39: Cho 3,24 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 32,04. B. 16,02. C. 11,76. D. 23,52.
Câu 40: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6.
Có bao nhiêu tơ thuộc loại poliamit?
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Cho các chất sau: FeO, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2. Số chất phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 2: Cho hỗn hợp gồm kim loại Zn và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa hai muối và một kim loại. Muối trong dung dịch X là
A. FeSO4, Fe2(SO4)3. B. ZnSO4, FeSO4.
C. ZnSO4. D. ZnSO4, Fe2(SO4)3.
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp CH3COOC6H5, CH3COOC2H5 trong lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm gồm
A. CH3COOH; C6H5ONa và C2H5OH.
B. CH3COONa; C6H5ONa và C2H5OH.
C. C6H5COONa; CH3OH và C2H5OH.
D. CH3COOH; C6H5OH và C2H5OH.
Câu 4: Cho các chất sau: metylamin, glyxin, metylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 5: Cho 0,672 gam kim loại R (hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 2,268 gam Ag. Kim loại R là
A. Zn. B. Fe. C. Mg. D. Cu.
Câu 6: Cho m gam hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và H2NCH2COOCH3 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 17,9 gam muối. Giá trị của m là
A. 16,6. B. 19,1. C. 16,3. D. 9,2.
Câu 7: Hòa tan Fe3O4 bằng lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch X có khí NO bay ra?
A. HCl. B. NaNO3. C. BaCl2. D. NaOH.
Câu 8: Cho 10,5 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,04 lít khí H2. Khối lượng MgO trong X là
A. 4,05. B. 6,35. C. 6,45. D. 6,0.
Câu 9: Thủy phân 1,71 gam saccarozơ thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,62 gam Ag. Hiệu suất của quá trình thủy phân saccarozơ là
A. 80%. B. 75%. C. 66,7%. D. 70%.
Câu 10: Nung hỗn hợp gồm 3,24 gam Al và 8,00 gam Fe2O3 một thời gian, thu được rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được 0,16 mol khí H2 và m gam muối. Giá trị của m là
A. 33, 55. B. 30,53. C. 30,85. D. 32,42.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
1: Nguyên tử Fe có cấu hình electron: 1s2 2s22p6 3s23p63d6 4s2. Vậy nguyên tố Fe thuộc họ nào?
A. họ s B. họ p C. họ d D. họ f
2: Ở nhiệt độ thường, trong kk ẩm, sắt bị oxi hóa tạo thành gỉ sắt màu nâu do có pứ:A. 3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2
B. 3Fe + 2O2 → Fe3O4 C. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3 D. 4Fe + 3O2 + 6H2O → 4Fe(OH)3
3: Hòa tan sắt kim loại trong dd HCl. Cấu hình electron của cation kim loại có trong dd thu được là:
A. [Ar]3d5 B. [Ar]3d6 C. [Ar]3d54s1 D. [Ar]3d44s2
4: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+?
A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d3.
5: Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình một lượng dd HCl để hòa tan hết chất rắn. a/Dd thu được có chứa muối gì?
A. FeCl2 B. FeCl3 C. FeCl2 và FeCl3 D. FeCl2 và HCl dư.
6: Có 3 lọ đựng 3 hh: Fe +FeO; Fe + Fe2O3; FeO + Fe2O3. Để nhận biết lọ đựng FeO + Fe2O3 ta dùng thuốc thử là:
A. ddHCl B. ddH2SO4 lg C. ddHNO3 đ D. Cả A, B.
7: Hh A gồm 3 kim loại Fe, Ag, Cu. Ngâm hh A trong dd chỉ chứa chất B. Sau khi Fe, Cu tan hết, lượng bạc còn lại đúng bằng lượng bạc có trong A. Chất B là:
A. AgNO3 B. Fe(NO3)3 C. Cu(NO3)2 D. HNO3
8: Hh A gồm Fe2O3, Al2O3 , SiO2. Để tách riêng Fe2O3 ra khổi hh A, hoá chất cần chọn:
A. dd NH3 B. dd HCl C. dd NaOH D. dd HNO3
9: Để phân biệt Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 đựng trong các lọ riêng biệt, ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. dd H2SO4 và dd NaOH B. dd H2SO4 và dd KMnO4 C. dd H2SO4 và dd NH3 D. dd NaOH và dd NH3
10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p,n,e) bằng 82. Trong đó số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện tích là 22. Cấu hình electron của X:A. [Ar]3d54s2 B. [Ar]4s23d6 C. [Ar]4s23d5 D. [Ar]3d64s2
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất ?
A. Metylamin. B. Amoniac. C. Phenylamin. D. Natri hidroxit.
Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 3: Chất thuộc loại amin thơm bậc 1 là
A. CH3-CH2-NH2 B. CH3-NH-CH3 C. (CH3)3N D. C6H5-NH2
Câu 4: Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ ?
A. Fructozơ. B. Saccarozơ. C. Amilozơ. D. Xenlulozơ.
Câu 5: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là
A. Cu(OH)2. B. dung dịch Br2.
C. dung dịch AgNO3/ NH3. D. dung dịch NaOH.
Câu 6: Chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A. H2N-CH2-CONH-CH2-CONH-CH2COOH.
B. H2NCH2CH2CONH-CH2COOH.
C. H2NCH2CH2CONH-CH2-CH2COOH.
D. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.
Câu 7: Thuỷ phân este C4H6O2 trong môi trường axit ta thu được một hỗn hợp các chất đều có phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của este có thể là
A. CH3–COO–CH=CH2. B. H–COO–CH2–CH=CH2.
C. H–COO–CH=CH– CH3. D. CH2=CH–COO–CH3.
Câu 8: Este X có M = 86. Thủy phân X trong môi trường kiềm thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương. CTCT của X là
A. CH3–COO–CH=CH2. B. CH3–COO–CH2–CH=CH2.
C. H–COO–CH=CH2. D. CH2=CH–COO–CH3.
Câu 9: Số đồng phân amin của C3H9N là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 10: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. phenol. B. este đơn chức.
C. ancol đơn chức. D. glixerol.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | C | 11 | B | 21 | B | 31 | A |
2 | B | 12 | C | 22 | A | 32 | A |
3 | D | 13 | A | 23 | A | 33 | D |
4 | A | 14 | B | 24 | A | 34 | B |
5 | B | 15 | C | 25 | D | 35 | D |
6 | D | 16 | B | 26 | C | 36 | A |
7 | C | 17 | B | 27 | C | 37 | C |
8 | A | 18 | D | 28 | B | 38 | C |
9 | A | 19 | D | 29 | C | 39 | B |
10 | D | 20 | D | 30 | C | 40 | D |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Thuỷ phân este C4H6O2 trong môi trường axit ta thu được một hỗn hợp các chất đều có phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của este có thể là
A. CH3–COO–CH=CH2. B. CH2=CH–COO–CH3.
C. H–COO–CH2–CH=CH2. D. H–COO–CH=CH– CH3.
Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.
B. H2NCH2CH2CONH-CH2-CH2COOH.
C. H2N-CH2-CONH-CH2-CONH-CH2COOH.
D. H2NCH2CH2CONH-CH2COOH.
Câu 3: Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ ?
A. Fructozơ. B. Xenlulozơ. C. Amilozơ. D. Saccarozơ.
Câu 4: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5: Este X có M = 86. Thủy phân X trong môi trường kiềm thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương. CTCT của X là
A. CH3–COO–CH=CH2. B. CH2=CH–COO–CH3.
C. CH3–COO–CH2–CH=CH2. D. H–COO–CH=CH2.
Câu 6: Cho các chất sau: NaOH, HCl, H2SO4, CH3OH (xt HCl), Na2CO3. Số chất tác dụng được với alanin là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 7: Số đồng phân amin của C3H9N là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 8: Este nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?
A. etyl axetat. B. metyl propionat.
C. metyl fomiat. D. propyl axetat.
Câu 9: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3COOCH2CH3. Tên gọi của X là
A. metyl axetat. B. etyl axetat.
C. propyl axetat. D. metyl propionat.
Câu 10: Số trieste tối đa có thể được tạo ra từ axit stearic và axit oleic với glixerol là
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 | D | 11 | C | 21 | A | 31 | C |
2 | A | 12 | D | 22 | A | 32 | C |
3 | A | 13 | B | 23 | D | 33 | C |
4 | C | 14 | A | 24 | B | 34 | D |
5 | A | 15 | A | 25 | B | 35 | B |
6 | D | 16 | B | 26 | C | 36 | B |
7 | A | 17 | D | 27 | A | 37 | A |
8 | C | 18 | C | 28 | C | 38 | B |
9 | B | 19 | B | 29 | B | 39 | D |
10 | C | 20 | D | 30 | D | 40 | D |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Lê Thị Pha. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!