Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Hùng An

TRƯỜNG THPT HÙNG AN

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 4

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

0001: Công thức tổng quát của amin no, đơn chức là

A. CnH2n+3N                          B. CnH2n N                            C. CnH2n+1N                          D. CxHyN

0002: Chọn phát biểu đúng

A. Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều nhóm CH2 ta được amin

B. Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin

C. Tất cả các amin đều tan trong nước tạo thành dung dịch làm xanh giấy quì tím

D. Anilin là chất lỏng, rất dễ tan trong nước

0003: Chọn phát biểu sai:

A. Amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt.

B. Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức , phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)

C. Glyxin chỉ phản ứng với dung dịch NaOH  mà không phản ứng với dung dịch HCl

D. Amino axit có tính lưỡng tính

0004: Nguyên nhân nào gây ra tính bazo của C2H5NH2 :

A. Do phân tử bị phân cực về phía nguyên tử N                   

B. Do cặp electron giữa N và H bị hút về phía N.

C. Do tan nhiều trong nước                                                   

D. Do cặp electron tự do trên nguyên tử N

0005: Để lâu trong không khí, anilin bị chuyển dần sang màu

A. hồng.                                     B. nâu đen.                            C. vàng.                                D. cam.

0006: Phát biểu không đúng là:

A. Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit.

B. Etylamin tác dụng với HCl tạo ra etylamoniclorua.

C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

D. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.

0007: Một peptit có công thức: H2N-CH­2­-CO-NH- CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH .  Tên của tripeptit trên là

A. Gly-Ala-Ala                          B. Gly-Ala-Gly                     C. Ala-Gly-Val                     D. Gly-Ala-Val

0008: Số  đồng phân amino axit  ứng với công thức phân tử C3H7NO2

A. 1.                                           B. 2.                                      C. 5.                                      D. 4.

0009: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của amin có công thức phân tử C4H11N?

A. 7.                                           B. 8.                                      C. 9.                                      D. 10.

0010: Aminoaxit  CH3-CH(NH2)- COOH có tên là:

A. Glyxin                                                                                 B. axit 2- aminopropanoic

C. axit 2- metylaminoaxetic                                                    D. Valin

0011: Amin có công thức CH3 – CH2- NH – CH3 tên là:

A. etylmetylamin                       B. etylamin                            C. isopropylamin                   D. propylamin

0012: Tính bazo của các amin giảm dần:

A. (CH3)2NH>C2H5NH2>CH3NH2>C6H5NH2>NH3.

B. (CH3)2NH>C2H5NH2>CH3NH2>NH3>C6H5NH2.

C. C2H5NH2>CH3NH2>NH3>C6H5NH2>CH3CH2CH2NH2

D. C2H5NH2>(CH3)2NH>(CH3)3N> CH3NH2>NH3>C6H5-NH2.

0013: Dung dịch nào sau đây là quỳ tím chuyển sang màu xanh

A. Glyxin                                   B. Alanin                               C. Lysin                                D. Axit glutamic

0014: Dãy gồm các chất tác dụng với alanin là:

A. HCl, NaOH, Cu, Na2CO3                                                 B. C2H5OH, HCl, H2SO4, NaOH

C. HCl, NaOH, NaCl, KCl                                                     D. C2H5OH, NaOH, NaCl, K2SO4

0015: Để nhận biết các lọ không nhãn chứa các chất lỏng: glyxerol, glucozơ, ancol etylic, lòng trắng trứng. Ta dùng các hóa chất nào sau đây:

A. Cu(OH)2 / t0                                                                       B. Dung dịch Br2, dung dịch HCl.

C. Dung dịch [Ag( NH3)2]OH, dung dịch HCl                        D. dung dịch Br2, HNO3 đặc.

0016: Cho các chất sau đây:  (1) Metyl axetat.  (2)  Alanin.  (3) Glyxin   (4). Metylfomiat  (5) Axit Glutamic.

Có bao nhiêu chất vừa phản ứng dung dịch HCl vừa phản ứng dd NaOH

A. 3                                            B. 4                                       C. 5                                       D. 2

0017: Trong các chất dưới đây chất nào là amin bậc 2

A. CH3–CH(CH3)–NH2            B. CH3–NH–CH3                 C. H2N–[CH2]6–NH2            D. C6H5NH2

0018: Để trung hòa hoàn toàn 4,65 gam một amin no, đơn chức  cần dùng 150 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của amin đó là:

A. C2H7N                                 B. C3H9N                             C. CH5N                              D. C4H11N

0019: Tính thể tích dung dịch Brom 0,2M cần dùng để điều chế 6,6 gam 2,4,6- tri brom anilin (Phản ứng xảy ra hoàn toàn)

A. 0,1 lít                                     B. 0, 2 lít                               C. 0,3 lít                                D. 0,4 lít

0020: Đốt cháy một amin no, đơn chức X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol  . Tên gọi của X là

A. etylamin.                               B. etylmetylamin.                  C. trietylamin.                       D. kết quả khác.

0021: Đốt cháy hết a mol một amino axit được 2a mol CO2 và a/2 mol N2. Amino axit trên có công thức cấu tạo là

A. H2N-CH2-COOH                                                               B. H2N-[CH2]2-COOH.

C. H2N-[CH2]3-COOH.                                                           D. H2NCH(COOH)2.

0022: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là

A. 112,2.                                    B. 165,6.                               C. 123,8.                               D. 171,0.

0023: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là

A. 113 và 152                            B. 121 và 114                        C. 121 và 152                       D. 113 và 114

0024: Để điều chế được 2a (gam) Tơ Nilon-7 cần bao nhiêu gam axit 7- aminoheptanoic.Biết hiệu suất của phản ứng trùng ngưng là 63,5%

A. 3,967a                                   B. 3,596a                               C. 2,283a                              D. Đáp án khác

0025: Tơ nilon-6,6 thuộc loại:

A. tơ nhân tạo                            B. tơ bán tổng hợp                C. tơ thiên nhiên                   D. tơ tổng hợp

0026: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.                            B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.                                         D. CH2=CH-CH=CH2, CH2-CH=CH2.

0027: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là

A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.          B. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.      C. Gly-Ala-Val-Val-Phe.      D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

0028: Từ 4 tấn C2H4  có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)

A. 2,55.                                      B. 2,8.                                   C. 2,52.                                 D. 3,6.

0029: Cho các polime sau: (-CH2 – CH2-)n ; (- CH2- CH=CH- CH2-)n ; (- NH-CH2 -CO-)n

Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là

A. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH.

B. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH.

C. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, NH2- CH2- CH2- COOH.

D. CH2=CH2, CH2=CH-CH= CH2, NH2- CH2- COOH.

0030: Muốn tổng hợp 18kg poli(metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương ứng cần dùng là bao nhiêu? Biết hiệu suất quá trình este hóa và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%.

A. 21,5kg và 8kg                       B. 32,25kg và 12kg               C. 6,5kg và 4kg                    D. 17,5kg và 7kg

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Số đồng phân cấu tạo của este có công thức phân tử C4H8O2

  A. 2.                                 B. 3.                              C. 4.                                D. 5.

Câu 2: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  A. C2H5COOH.                 B. HO-C2H4-CHO.          C. CH3COOCH3.      D. HCOOC2H5.

Câu 3: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

  A. CH3COONa và CH3OH.                                  B. CH3COONa và C2H5OH.

  C. HCOONa và C2H5OH.                                    D. C2H5COONa và CH3OH.

Câu 4: Chất tham gia phản ứng tráng gương là

  A. xenlulozơ.                   B. tinh bột.                    C. fructozơ.                  D. saccarozơ

Câu 5: Chọn phát biểu đúng.

  A. Phản ứng giữa axit và ancol khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.

  B. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol.

  C. Khi thuỷ phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.

  D. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

Câu 6: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là

  A. 6.                                 B. 3.                              C. 5.                                D. 4.

Câu 7: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là

  A. C15H31COONa và etanol.                                 B. C17H35COOH và glixerol.

  C. C15H31COOH và glixerol.                                 D. C17H35COONa và glixerol.

Câu 8: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1 % trong môi trường axit được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào X và đun nhẹ được m gam Ag. Giá trị của m là

  A. 13,5.                            B. 7,5.                           C. 10,8.                         D. 6,75.

Câu 9: Saccarozơ và glucozơ đều có

  A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

  B. phản ứng với dung dịch NaCl.                        

  C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

  D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.

Câu 10: Đem 4,2 gam este hữu cơ đơn chức no X xà phòng bằng dung dịch NaOH dư thu được 4,76 gam muối. Công thức của X là

  A. HCOOCH3.                B.  CH3COOCH3.        C. CH3COOC2H5.          D. HCOOC2H5.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

C

11

C

21

B

31

A

2

C

12

B

22

C

32

B

3

B

13

B

23

A

33

C

4

C

14

A

24

D

34

D

5

D

15

A

25

D

35

C

6

A

16

D

26

A

36

B

7

D

17

B

27

B

37

B

8

D

18

B

28

A

38

C

9

C

19

B

29

Â

39

B

10

A

20

A

30

A

40

B

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

A. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.                                   B. CH3CH2OH và CH2=CH2.

C. CH3CH2OH và CH3CHO.                                              D. CH3CHO và CH3CH2OH.

Câu 2: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với Cu(OH)2 là:

A. fructozơ, xenlulozơ, saccarozơ, ancol etylic.                 

B. glucozơ, glixerol, anđehit fomic, natri axetat.

C. glucozơ, glixerol, mantozơ, axit axetic.                         

D. glucozơ, glixerol, natri axetat, tinh bột.

Câu 3: Thủy phân 1 kg sắn chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Với hiệu suất phản ứng 85%, lượng glucozơ thu được là

A. 200,8 gam                           B. 188,89 gam.                    C. 192,5 gam.                      D. 261,43 gam.

Câu 4: Este metyl acrilat có công thức là

A. CH2=CHCOOCH3.            B. CH3COOCH3.                C. CH3COOCH=CH2.        D. HCOOCH3

Câu 5: Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là

A. Đều có trong củ cải đường                 

C. Đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh

B. Đều tham gia phản ứng tráng gương                     

D. Đều được sử dụng trong y học làm “huyết thanh ngọt”

Câu 6: Để phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ, có thể dùng chất nào trong các thuốc thử sau?  (1) Nước; (2) Dung dịch AgNO3/NH3; (3) Dung dịch I2;         (4) Giấy quỳ.

A. 1, 3, 4.                                 B. 1, 2, 3.                             C. 2, 3, 4.                            D. 1, 2, 4.

Câu 7: Để phân biệt glucozơ và fructozơ, ta có thể dùng thuốc thử là

A. AgNO3/NH3                       B. dung dịch NaOH.           C. Nước brom                     D. Nước vôi trong

Câu 8: Cacbohidrat (gluxit, saccarit) là:

A. hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.

B. hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m.

C. hợp chất chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacboxyl.

D. hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật.

Câu 9: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là

A. C15H31COONa và etanol.                                                B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COONa và glixerol.                                             D. C17H33COONa và glixerol.

Câu 10: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là

A. C15H31COONa và etanol.                                                B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COOH và glixerol.                                               D. C17H35COONa và glixerol

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Dung dịch metylamin có thể tác dụng với dung dịch của chất nào sau đây?

A. NaCl.                                  B. NH3.                               C. NaOH.                            D. FeCl3.

Câu 2: Polime có thể điều chế được bao nhiêu kilogam PVC (coi hiệu suất là 100%)?

A. 31,25 kg.                             B. 31,5 kg.                           C. 45,5 kg.                          D. 62,5 kg.

Câu 4: Dãy gồm các chất đều có khả năng làm đổi màu quì tím là:

A. C6H5NH2 và CH3NH2, C2H5NH2.                            B. CH3NH2, C2H5NH2, CH3COOH.

C. C6H5OH, C2H5NH2 ,CH3COOH.                              D. (C6H5)2NH, (CH3)2NH, NH2CH2COOH.

Câu 5: Polime nào được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. tơ capron                             B. Xenlulozo trinitrat          C. nilon 6,6                         D. thuỷ tinh hữu cơ

Câu 6: Ngýời ta không giặt quần áo lụa tơ tằm bằng xà phòng có độ kiềm cao vì dễ mục quần áo, lí do là:

A. có phản ứng axit-bazo        B. có phản ứng phân huỷ    C. có phản ứng thuỷ phân   D. có phản ứng trung hoà

Câu 7: Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của cao su tự nhiên?

A. Không thấm khí và nước                                                B. Không tan trong xăng và benzen

C. Không dẫn điện và nhiệt                                                 D. Tính đàn hồi

Câu 8: Khi thủy phân tripeptit H2N – CH(CH3)CO – NH – CH2 – CO – NH – CH2 – COOH sẽ tạo ra các aminoaxit

A. H2NCH2COOH và CH3CH(NH2)COOH.                 

B. H2NCH2CH(CH3)COOH và H2NCH2COOH.

C. H2NCH(CH3)COOH và H2NCH(NH2)COOH.         

D. CH3CH(NH2)CH2COOH và H2NCH2COOH.

Câu 9: Cho 7,35 gam một α- aminoaxit X (có một nhóm NH2) tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 9,55 gam muối. Mặc khác, nếu cũng lượng X trên cho tác dụng với HCl dư tạo ra 9,175 gam muối. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3-CH(NH2)–COOH.                                                B. H2N-CH2-COOH.

C. H2N-(CH2)6-COOH.                                                     D. HOOC-(CH2)2-CH(NH2 )-COOH.

Câu 10: Có các dung dịch sau: C6H5-NH3Cl, H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH,

HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là

A. 2                                          B. 3                                      C. 5                                     D. 4

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Trong một bình kín chứa 6 lít N2 và 6 lít H2 ở điều kiện nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp phản ứng xảy ra thu được 1 lít khí NH3. Hiệu suất của phản ứng là:

A. 20%                                 B. 30%                             C. 15%                            D. 25%

Câu 2: Phân đạm urê thường chỉ chứa 46% N. Khối lượng (kg) urê đủ để cung cấp 70 kg N là:

A. 152,2.                              B. 200.                             C. 160,9.                          D. 145,5.

Câu 3: Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch HNO3 loãng?

A. Dung dịch có màu xanh, có khí mùi chuối chín bay ra.

B. Dung dịch màu xanh, có khí màu nâu bay ra.

C. Dung dịch có màu xanh, có khí không màu và hóa nâu trong không khí.

D. Không có hiện tượng xảy ra.

Câu 4: N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với:

A. Li                                     B. H2                                C. O2                               D. Mg

Câu 5: Hóa chất nào sau đây dùng để phân biệt các dung dịch: NaNO3, Na3PO4, NaCl ?

A. Dd AgNO3.                     B. Dd KOH.                    C. Dd NaOH.                  D. Quỳ tím.

Câu 6: Tìm phát biểu sai:

A. Urê là loại phân đạm tốt nhất.

B. Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion OHvà ion NH4+.

C. Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng ion K+.

D. Phân hỗn hợp là phân NPK.

Câu 7: Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp rắn X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí có thể tích 6,72 lít (đktc). Thành phần % khối lượng của NaNO3 trong hỗn hợp là:

A. 40%                                 B. 68,86%                        C. 35%                            D. 31,14%

Câu 8: Nồng độ ion  NO3- trong nước uống tối đa cho phép là 9 ppm. Nếu thừa ion NO3- sẽ gây một loại bệnh thiếu máu hoặc tạo thành nitrosamin, một hợp chất gây ung thư đường tiêu hóa. Để nhận biết ion NO3-, người ta dùng:

A. CuSO4 và NaOH.            B. Cu và H2SO4.              C. Cu và NaOH.             D. CuSO4 và H2SO4

Câu 9: Tính thể tích khí NH3 thu được (ở đktc) khi cho 6 mol N2 phản ứng với 6 mol H2 trong điều kiện nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp (hiệu suất phản ứng 25% ) là:

A. 2,24 l                               B. 22,4 l                           C. 11,2 l                           D. 1,12 l

Câu 10: Để  phân biệt khí NH3 với SO2 và CO2 có thể dùng dung dịch nào sau đây:

A. Dung dịch Ca(OH)2.       B. Dung dịch AgNO3      C. Dung dịch Na2SO4     D. Dung dịch NaCl

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

D

11

C

21

C

2

A

12

D

22

D

3

C

13

D

23

A

4

C

14

A

24

A

5

A

15

B

25

A

6

B

16

B

26

B

7

D

17

D

27

A

8

B

18

B

28

D

9

B

19

C

29

C

10

A

20

C

30

A

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Hùng An. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?