TRƯỜNG THPT QUẢN BẠ | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ X mạch hở cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4 gam và có 70,92 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của X là
A. C2H7O2N. B. C3H5O2N. C. C2H5O2N. D. C3H7O2N.
Câu 2: Dãy chất gồm các chất là hiđrocacbon:
A. CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br.
B. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH.
C. CH3-CH3, CH2=CH2, CH4, CH2 =CH2.
D. CH4, CH3-CH3, -CH2-, C2H4, CH3-CH=CH2.
Câu 3: Khi clo hóa C5H12 theo tỷ lệ mol 1:1, thu được 1 sản phẩm thế monoclo duy nhất. Danh pháp IUPAC của ankan đó là
A. pentan. B. 2,2-đimetylpropan. C. 2-đimetylpropan. D. 2-metylbutan.
Câu 4: Khi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế chứa 83,53% clo về khối lượng. Công thức của sản phẩm là
A. CH2Cl2. B. CHCl3. C. CH3Cl. D. CCl4.
Câu 5: Hợp chất X có thành phần phần trăm về khối lượng : C (81,82%) và H (18,18%). Hợp chất X là
A. CH4. B. C3H8. C. C4H10. D. C4H8.
Câu 6: Ankan nào sau đây cho sản phẩm thế monoclo duy nhất khi tác dụng với Cl2 có chiếu sáng? CH3CH2CH3 (1), CH4 (2), C(CH3)4 (3), CH3CH3 (4), CH3CH(CH3)CH3(5)
A. (3), (4), (5). B. (1), (5), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (5), (4)
Câu 7: Tên gọi của ankan (CH3)2CHCH2C(CH3)3là:
A. 2,2,4-trimetylpentan. B. 2,4-trimetylpentan.
C. 2-đimetyl-4-metylpentan. D. 2,4,4-trimetylpentan.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 5,376 lít CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là:
A. C2H6 và C3H8. B. C3H8 và C4H10. C. C4H10 và C5H12. D. CH4 và C2H6.
Câu 9: Crakinh m gam butan thu được hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị crakinh. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9 gam H2O và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là
A. 23,2. B. 5,8. C. 2,6. D. 11,6.
Câu 10: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau
A. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.
B. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.
C. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.
D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.
Câu 11: Số lượng đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C6H14 là
A. 5. B. 7. C. 4. D. 6.
Câu 12: Oxi hóa hoàn toàn 6,1 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,7 gam H2O ; 4,4gam CO2 và 1,12 lít N2(đktc). Phần trăm khối lượng của C, H, N và O trong X lần lượt là:
A. 49,5% ; 9,8% ; 15,5% ; 25,2%. B. 48,9% ; 15,8% ; 35,3% ; 0%.
C. 59,1 % ; 17,4% ; 23,5% ; 0%. D. 19,67% ; 4,92% ; 22,95% ; 52,46%.
Câu 13: Crakinh 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị craking. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của A là
A. 3,96. B. 2,315. C. 39,6. D. 23,16.
Câu 14: Chất hữu cơ X có khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ là: 72 : 11 : 32 : 14. Công thức đơn giản nhất của X là
A. C6H11O2N. B. C6H5O2N. C. C6H6ON2. D. C6H11ON.
Câu 15: Khi đốt 1 lít khí X cần 5,5 lít O2 thu được 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là
A. C4H8O2. B. C3H8O. C. C4H10O. D. C4H10O2.
Câu 16: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
A. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.
B. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
C. gồm có C, H và các nguyên tố khác.
D. nhất thiết phải có cacbon, hay gặp H, O, N sau đó đến halogen, S, P...
Câu 17: Hợp chất X có thành phần phần trăm về khối lượng: C (64,86%); H (13,51%), còn lại là oxi. Khối lượng phân tử của X bằng 74. Công thức phân tử của X là
A. C5H12O. B. C4H10O2. C. C4H10O. D. C4H8O2.
Câu 18: Cho chất etilen (C2H4) và propilen (C3H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau:
A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.
Câu 19: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?
A. C2H5CHO, CH3 - CO- CH3. B. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.
C. CH3OCH3, CH3CHO. D. C4H10, C6H6.
Câu 20: Chọn phát biểu sai
A. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
B. Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2- là đồng đẳng của nhau.
C. Liên kết ba gồm hai liên kết p và một liên kết s.
D. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
Câu 21: Cho các axit sau: CH3COOH (1), Cl2CH-COOH (2), Cl3C-COOH (3), F3C-COOH (4), ClCH2COOH (5). Thứ tự tính axit giảm dần là:
A. 4, 3, 5, 2, 1 B. 3, 4, 2, 5, 1 C. 4, 3, 2, 5, 1 D. 1, 5, 2, 3, 4
Câu 22: Cho các chất sau : CH2=CHC≡CH (1) ; CH2=CHCl (2) ; CH3CH=C(CH3)2 (3) ;
CH3CH=CHCH=CH2 (4) ; CH2=CHCH=CH2 (5) ; CH3CH=CHBr (6). Dãy chất nào sau đây chứa các chất có đồng phân hình học?
A. 2, 4, 6. B. 4, 6. C. 2, 4, 5, 6. D. 1, 3, 4.
Câu 23: Một hợp chất hữu cơ A có tỉ khối so với không khí bằng bằng 2. Đốt cháy hoàn toàn A bằng khí O2 thu được CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với A ?
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 24: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo dạng monoxicloankan ứng với công thức phân tử C6H12 làm mất màu dung dịch brom?
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Câu 25: Monoxicloankan A có tỉ khối so với nitơ bằng 3. A tác dụng với clo có chiếu sáng chỉ cho một dẫn xuất monoclo duy nhất, công thức cấu tạo của A là
Câu 26: Đặc điểm chung của các cacbocation và gốc tự do là:
A. có thể dễ dàng tách được ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
B. chúng đều rất bền vững và có khả năng phản ứng cao.
C. kém bền và có khả năng phản ứng rất kém.
D. kém bền và có khả năng phản ứng cao
Câu 27: Momoxicloankan X có tỉ khối hơi so với N2 bằng 3. Biết khi X phản ứng với clo có ánh sáng thì chỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất. Tên gọi của X là:
A. xiclohexan B. 1,3- đimetylxiclobutan.
C. xiclopentan D. 1,2- đimetylxiclobutan
Câu 28: Những chất nào sau đây là đồng phân hình học của nhau?
A. (I), (II). B. (II), (III). C. (I), (II), (III). D. (I), (III).
Câu 29: Cho các chất: etan, xiclpropan và khí cacbonic đựng trong các bình riêng biệt. Có thể dùng các chất nào sau đây để phân biệt được các chất khí trên?
A. Dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 B. Khí clo và Cu(OH)2
C. Dung dịch brom và dung dịch Ca(OH)2 D. Khí oxi và dung dịch Ca(OH)2
Câu 30: Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan, người ta chỉ thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của 2 ankan đó là:
A. etan và propan. B. propan và isobutan.
C. neopentan và etan. D. isobutan và pentan.
Câu 31: Tên của anken CH3–CH2–CH(CH3)-CH=CH2 là
A. 3-metylpent-1-en. B. 3-metylpent-3-en. C. isohexan. D. 3-metylpent-2-en.
Câu 32: Số đồng phân cấu tạo mạch hở (không kể đồng phân hình học) của hợp chất C5H10 là:
A. 6. B. 5. C. 10. D. 4.
Câu 33: Anken X có đặc điểm: Trong phân tử có 14 liên kết s. Công thức phân tử của X là
A. C3H6. B. C4H8. C. C5H10. D. C2H4.
Câu 34: Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2(biết các thể tích khí đều đo ở đktc). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là:
A. CH4 và C3H6. B. CH4 và C2H4. C. C2H6 và C3H6. D. CH4 và C3H4.
Câu 35: Cho dãy các chất sau : ?
CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl (II); CH3CH=C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5 (IV);
C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 (V).
Dãy chứa các chất có đồng phân hình học:
A. (I), (IV), (V). B. (III), (IV). C. (II), III, (IV), (V). D. (II), (IV), (V).
Câu 36: Anken X có đặc điểm: Trong phân tử có 5 liên kết s. Công thức phân tử của X là
A. C5H10. B. C4H8. C. C2H4. D. C3H6.
Câu 37: Trùng hợp etilen, sản phẩm thu được có cấu tạo là:
A. B. . C. . D.
Câu 38: Tên của anken: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3 là
A. 2-etylbut-2-en. B. 3-metylpent-3-en. C. isohexan. D. 3-metylpent-2-en.
Câu 39: Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (đktc), X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho X qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4 gam. Công thức phân tử và số mol mỗi anken trong hỗn hợp X là:
A. 0,3 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6. B. 0,4 mol C2H4 và 0,1 mol C3H6.
C. 0,2 mol C3H6 và 0,2 mol C4H8. D. 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol C3H6.
Câu 40: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?
A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br .
C. CH3-CH2-CHBr-CH3. D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | A | 11 | B | 21 | C | 31 | C |
2 | C | 12 | B | 22 | A | 32 | C |
3 | A | 13 | B | 23 | B | 33 | D |
4 | C | 14 | B | 24 | B | 34 | D |
5 | D | 15 | B | 25 | D | 35 | D |
6 | C | 16 | C | 26 | A | 36 | D |
7 | A | 17 | A | 27 | A | 37 | D |
8 | C | 18 | C | 28 | A | 38 | A |
9 | A | 19 | B | 29 | C | 39 | B |
10 | B | 20 | D | 30 | D | 40 | D |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Cho 4,36 gam hỗn hợp A gồm buta-1,3-đien và but-1-en vào bình chứa dung dịch nước brom dư thấy có 22,4 gam brom tham gia phản ứng. Phần trăm theo khối lượng của buta-1,3-đien trong hỗn hợp là
A. 74,31%. B. 86,7%. C. 80,01%. D. 25,69%.
Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng:
CH≡C-CH3 + H2 (dư) → X;
CH≡C-CH3 + H2 → Y
X, Y lần lượt là:
A. CH3CH2CH3. B. CH2=CHCH3 và CH3CH2CH3.
C. CH3CH2CH3 và CH2=CHCH3. D. CH3CH=CH2.
Câu 3: Cho 100 ml benzen (d = 0,879 g/ml) tác dụng với một lượng vừa đủ brom khan (xúc tác bột sắt, đun nóng) thu được 80 ml brombenzen (d = 1,495 g/ml). Hiệu suất brom hóa đạt là
A. 67,6%. B. 73,49%. C. 65,35% D. 85,3%.
Câu 4: X là một hiđrocacbon không no mạch hở, 1 mol X có thể làm mất màu tối đa 2 mol brom trong nước. X có % khối lượng C trong phân tử là 88,24%. Biết X tham gia phản ứng tạo ra cao su. Công thức cấu tạo đúng của X là:
A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH2=C=CH-CH3.
C. CH2=C(CH3)CH=CH2. D. C(CH3)2C≡CH.
Câu 5: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là:
A. CnH2n+6 ; n 6. B. CnH2n-6 ; n 3. C. CnH2n-6 ; n 5. D. CnH2n-6 ; n 6.
Câu 6: Số đồng phân cấu tạo có chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C8H10 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A thuộc dãy đồng đẳng của benzen thu được 19,8 gam CO2. Công thức phân tử của A là:
A. C9H12. B. C8H10. C. C7H8. D. C10H14.
Câu 8: Số đồng phân anken ứng với công thức phân tử C5H10 là
A. 4. B. 7. C. 6. D. 5.
Câu 9: Dẫn từ từ 0,448 lít (đktc) khí C2H4 vào bình đựng 100 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Hiện tượng quan sát đúng là:
A. Màu tím của dung dịch KMnO4 mất đi, có khí thoát ra.
B. Màu tím của dung dịch KMnO4 nhạt đi, không có khí thoát ra.
C. Màu tím của dung dịch KMnO4 không đổi, không có khí thoát ra.
D. Màu tím của dung dịch KMnO4 không đổi, không có khí thoát ra.
Câu 10: Dẫn 0,336 lít hỗn hợp axetilen và etilen qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thấy thoát ra 0,112 lít khí (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Phần trăm thể tích của axetilen trong hỗn hợp là
A. 33,33%. B. 66,67%. C. 70%. D. 30%.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | A | 11 | B | 21 | C | 31 | C |
2 | C | 12 | B | 22 | A | 32 | C |
3 | A | 13 | B | 23 | B | 33 | D |
4 | C | 14 | B | 24 | B | 34 | D |
5 | D | 15 | B | 25 | D | 35 | D |
6 | C | 16 | C | 26 | A | 36 | D |
7 | A | 17 | A | 27 | A | 37 | D |
8 | C | 18 | C | 28 | A | 38 | A |
9 | A | 19 | B | 29 | C | 39 | B |
10 | B | 20 | D | 30 | D | 40 | D |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Hợp chất hữu cơ X có công thức cấu tạo: CH3CH2CH(CH3)CH2CH(CH3)2. Tên gọi của X là
A. 2,4-đimetylhexan. B. 3,5-đimetylhexan.
C. 2-metyl-4-etylpentan. D. 2-etyl-4-metylpentan.
Câu 2: Công thức đơn giản nhất của hiđrocacbon X là CnH2n+1. X thuộc dãy đồng đẳng
A. ankan. B. không đủ dữ kiện để xác định.
C. anken. D. Ankađien.
Câu 3: Cho pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1 trong điều kiện có chiếu sáng, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 4: Hỗn hợp X gồm 2 ankan A và B ở thể khí, biết tỉ lệ số mol của A và B là nA : nB = 1 : 4. Tỉ khối của X so với H2 bằng 26,2. Công thức phân tử của A và B lần lượt là:
A. C2H6 và C4H10. B. C2H6 và C3H8. C. C2H6 và C5H12. D. C4H10 và C3H8
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X
tác dụng với khí clo có chiếu sáng thu được một sản phẩm monoclo duy nhất. Tên gọi của X là
A. 2-metylbutan. B. etan. C. 2,2-đimetylpropan. D. metan.
Câu 6: Anken X có công thức cấu tạo : CH3CH=C(CH3)CH(CH3)CH2CH3. Tên của X là
A. 3,4-đimetylhex-2-en. B. 3,4-đimetylhex-4-en.
C. 4-etyl-3-metylpent-2-en. D. 2-etyl-3-metylpent-3-en.
Câu 7: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH (có H2SO4 đặc, 170oC) thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Chất dùng để làm sạch etilen là
A. dung dịch brom dư. B. dung dịch Ca(OH)2 dư.
C. dung dịch Na2SO4 dư. D. dung dịch KMnO4 loãng dư.
Câu 8: Hiđrat hóa hỗn hợp X gồm 2 anken chỉ thu được 2 ancol. Hai anken trong X là:
A. CH2=CH2 và CH2=CHCH3. B. CH2=CH2 và CH3CH=CHCH3.
C. CH3CH=CHCH3 và CH2=CHCH3. D. CH3CH=CH2 và CH2=CHCH2CH3.
Câu 9: 0,05 mol hiđrocacbon X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom cho ra sản phẩm có hàm lượng brom đạt 74,074%. Công thức phân tử của X là
A. C3H6. B. C4H8. C. C5H10. D. C5H8.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗm hợp gồm CH4, C4H10 và C2H4 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23mol H2O. Số mol của ankan và anken trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 0,09 và 0,01. B. 0,01 và 0,09. C. 0,08 và 0,02. D. 0,02 và 0,08.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
0001: Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là:
A. CnH2n, n ≥ 2. B. CnH2n+2, n ≥1 (các giá trị n đều nguyên).
C. CnH2n-2, n≥ 2. D. CnH2n-6
0002: Chất CH3-CH(CH3)- CH2- C(CH3)3 có tên là gì?
A. 2,2,4-trimetyl pentan B. 2,4,4- trimetyl pentan C. 2,4-đimetylpentan D. 2,4-đimetyl butan
0003: Ankan không có loại phản ứng hóa học nào sau đây?
A. Phản ứng thế bởi halogen B. Phản ứng tách
C. Phản ứng oxi hóa D. Phản ứng cộng hiđro
0004: Tìm phát biểu sai?
A. Không thể điều chế metan bằng cách đun nóng natri axetat khan với hỗn hợp vôi tôi xút.
B. Butan có thể được khai thác từ khí thiên nhiên và khí mỏ dầu.
C. Metan trong khí quyển là một khí gây hiệu ứng nhà kính.
D. Trong nến thắp, khí gas, xăng dầu có ankan.
0005: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 17,6 g CO2 và 12,32 lít hơi H2O (ở đktc). Công thức phân tử hai ankan là:
A. CH4; C2H6 B. C2H6; C3H8 C. C2H6; C4H8 D. C3H8; C4H8
0006: Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu anken đồng phân cấu tạo?
A. 4 B. 5 C. 3 D. 7
0007: Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?
A. CH2=CH2 + Br2 B. CH2=CH2 + HBr C. CH2=CH-CH3 + HBr D. CH2=CH-CH3 + Br2
0008: Phản ứng nào không xảy ra giữa các cặp chất sau?
A. CH2=CH2 và dung dịch KMnO4 B. C2H2 và H2
C. C2H2 và O2 D. CH4 và AgNO3/NH3
0009: Phân biệt CH4; C2H2 và C2H4 có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Br2 B. AgNO3/NH3 C. Br2 và AgNO3/NH3 D. NaOH
0010: Hỗn hợp khí X gồm C2H6 và C3H6. Tỉ khối của X so với hiđro là 18. Thành phần phần trăm thể tích của C3H6 trong hỗn hợp X là:
A. 50% B. 60% C. 30% D. 70%
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Dung dịch X chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol . Chọn biểu thức đúng?
A. a + 2b = c + 2d B. a + b = c + d C. a + 2b = c + d D. 2a + b = 2c + d.
Câu 2: Câu nào dưới đây là đúng khi nói về sự điện li
A. Sự điện li là sự phân li 1 chất dưới tác dụng của dòng điện .
B. Sự điện li là sự phân li 1 chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước.
C. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước tạo ra dd .
D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa khử.
Câu 3: Trong 200 ml dd có chứa 20,2g KNO3. Hãy cho biết [K+] và [NO3-] trong dd lần lượt là:
A. 1M ; 1M B. 0,1M ; 0,1M C. 0,2M; 0,2 M D. 0,5M; 0,4 M
Câu 4: Trộn 100ml dd Ba(OH)2 0,5M với 100ml dd KOH 0,5M được dd A . Nồng độ mol/l của ion OH- trong dd A là
A. 0,75M B. 0,65M C. 1,5M D. 0,55M
Câu 5: Một dung dịch không thể chứa đồng thời các ion sau?
Câu 6: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung một dung dịch?
A. KOH và HCl B. HCl, AgNO3 C. NaCl, NH4NO3 D. NaHCO3 và NaOH
Câu 7: Theo Areniut phát biểu nào sau đây là đúng?
A. chất có chứa nhóm OH là hidroxit.
B. chất có khả năng phân li ra ion trong nước là axit.
C. chất có chứa hiđrô trong phân tử là axit.
D. chất có chứa 2 nhóm OH là hiđrôxit lưỡng tính.
Câu 8: dd H2SO4 0,005M có pH là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 9: Muối nào sau đây là muối axit?
A. CH3COOK B. Na2CO3 C. NH4NO3 D. Ca(HCO3)2
Câu 10: Trường hơp nào sau đây dẫn điện được:
A. Nước cất. B. Nước biển. C. Khí hiđroclorua. D. NaOH rắn khan.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 | A | 11 | D | 21 | D | 31 | B |
2 | B | 12 | C | 22 | A | 32 | A |
3 | A | 13 | C | 23 | A | 33 | A |
4 | A | 14 | D | 24 | B | 34 | C |
5 | C | 15 | C | 25 | A | 35 | B |
6 | C | 16 | D | 26 | C | 36 | B |
7 | B | 17 | B | 27 | D | 37 | D |
8 | A | 18 | B | 28 | A | 38 | C |
9 | D | 19 | D | 29 | C | 39 | D |
10 | B | 20 | C | 30 | C | 40 | A |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Quản Bạ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!