Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Hàm Giang

TRƯỜNG THPT HÀM GIANG

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 4

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Một loại đồng thau chứa 59,63% Cu và 40,37% Zn. Hợp kim này có cấu tạo tinh thể của hợp chất hóa học giữa Cu và Zn. CT hóa học của hợp chất là

A. Cu2Zn.                            B. CuZn2.                        C. Cu2Zn3.                       D. Cu3Zn2.

Câu 2: Dãy các ion kim loại đều phản ứng với Zn là

A. Cu2+ , Mg2+, Pb2+             B. Pb2+, Ag+, Al3+.           C. Ni2+, Pb2+, Cu2+          D. Cu2+, Ag+, Na+

Câu 3: Nhận định nào dưới đây không phù hợp với các nguyên tố nhóm IIA ?

A. Đều tan trong nước ở nhiệt độ phòng

B. Có tính khử yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kỳ

C. Mức oxi hóa đặc trưng trong các hợp chất là +2

D. Cấu hình electron nguyên tử là: (khí hiếm)ns2

Câu 4: Ngâm một đinh sắt trong 100 ml dung dịch CuCl2 1M, giả thiết Cu tạo ra bám hết vào đinh sắt. Sau khi phản ứng xong lấy đinh sắt ra, sấy khô, khối lượng đinh sắt tăng thêm

A. 2,7 g.                               B. 15,5 g.                         C. 0,8 g.                           D. 2,4 g.

Câu 5: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm

A. Ô số 13, chu kỳ 3, nhóm IIA

B. Số oxi hoá đặc trưng trong hợp chất là +3

C. Kiểu tinh thể lập phương tâm diện

D. Chế tạo hỗn hợp Tecmit được dùng để hàn gắn đường ray

Câu 6: Dung dịch chứa muối X không làm đổi màu quỳ tím, dung dịch chứa muối Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn chung hai dung dịch trên tạo kết tủa. Vậy X và Y có thể là cặp chất nào trong các cặp chất dưới đây?

A. Na2SO4 và BaCl2             B. Ba(NO3)2 và Na2CO3  C. KNO3 và Na2CO3      D. Ba(NO3)2 và K2SO4

Câu 7: Một dung dịch chứa a mol NaOH tác dụng với dung dịch chứa b mol AlCl3. Để thu được kết tủa thì

A. a ≤ 4b                              B. a > 4b                          C. a< 4b                           D. a ≤ 3b

Câu 8: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, Cl. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là

A. Na2CO3.                          B. HCl.                            C. H2SO4.                        D. NaHCO3.

Câu 9: Có 3 cốc nước: nước nguyên chất, nước cứng tạm thời, nuớc cứng vĩnh cữu. Phương pháp nhận biết 3 cốc là:

A. Đun sôi rồi sục CO2 vào.                                         B. Đun sôi rồi dùng Na2CO3

C. Dùng Ca(OH)2                                                        D. Dùng Na3PO4

Câu 10: Chất được sử dụng bó bột khi xương bị gãy trong y học là

A. CaSO4.2H2O                   B. CaSO4.H2O                 C. CaSO4 khan                D. MgSO4.7H2O

Câu 11: Điện phân dd NaOH với cường độ dòng điện không đổi là 10A trong thời gian 268 giờ. Dung dịch còn lại sau điện phân có khối lượng 100g và nồng độ 24%. Nồng độ % của dung dịch ban đầu là

A. 2,4%                                B. 1,2%                            C. 4,8%                           D. 9,6%

Câu 12: Sục x mol CO2 vào nước vôi trong chứa 0,15 mol Ca(OH)2 thu được 10g kết tủa. Giá trị của x:

A. 0,1                                   B. 0,1 hay 0,2                  C. 0,15                             D. 0,1 hay 0,15

Câu 13: Nhiệt phân 50g CaCO3 chứa 20% tạp chất rồi dẫn khí sinh ra qua bình chứa 300ml dd NaOH 2M. Sau phản ứng thu được:

A. 31,8g Na2CO3                                                          B. 33,6g NaHCO3 và 31,8g Na2CO3

C. 33,6g NaHCO3                                                        D. 16,8g NaHCO3 và 21,2g Na2CO3

Câu 14: Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn

A. Sục CO2 đến dư vào dd Ca(OH)2                           B. Thêm dư HCl vào dd Na[Al (OH)4]

C. Thêm dư NaOH vào dd AlCl3                                D. Thêm dư dd NH3 vào dd AlCl3

Câu 15: Muốn bảo quản kim loại kiềm người ta ngâm kín chúng trong:

A. Dầu hỏa                           B. Rượu.                          C. Phenol                         D. A,B,C đúng

Câu 16: Chất nào không có tính lưỡng tính?

A. Al(OH)3                           B. Al2O3                          C. AlCl3                           D. NaHCO3

Câu 17: Điện phân muối clorua của một kim loại kiềm nóng chảy thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 1,84 g kim loại ở catot. Công thức hóa học của muối là

A. RbCl.                               B. KCl.                            C. LiCl.                           D. NaCl.

Câu 18: Chỉ dùng 2 chất nào sau đây để nhận biết 4 chất rắn Na2CO3, CaSO4, CaCO3, Na2SO4 đựng trong 4 lọ riêng biệt:

A. Nước, dung dịch AgNO3                                        B. Dung dịch H2SO4, phenolphtalein

C. Nước, dung dịch HCl                                             D. Dung dịch HCl, quì tím

Câu 19: Nung nóng hỗn hợp gồm 10,8 g bột Al với 16 g bột Fe2O3 (không có không khí), nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì lượng Al2O3 thu được là

A. 10,20 g.                           B. 8,16 g.                         C. 20,40 g.                       D. 16,32 g.

Câu 20: Cho 4,8 g một kim loại R hóa trị II tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim loại R là

A. Mg.                                  B. Fe.                               C. Zn.                              D. Cu

Câu 21: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây?

A. Ngâm trong dung dịch HCl.

B. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt d.dịch CuSO4.

C. Ngâm trong dung dịch HgSO4.

D. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 22: Đun nóng 6,96g MnO2 với HCl dư, khí thu được cho tác dụng hết với kim loại kiềm thổ tạo ra 7,6g muối. Kim loại kiềm thổ là:

A. Mg                                   B. Ca                               C. Ba                               D. Sr

Câu 23: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:

A. Cu, Al, MgO                   B. Cu, Al, Mg                  C. Cu, Al2O3, MgO         D. Cu, Al2O3, Mg

Câu 24: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở catôt xảy ra:

A. Sự khử ion Na+               B. Sự khử H2O                C. Sự oxi hoá ion Na+     D. Sự oxi hoá H2O

Câu 25: Cô cạn dung dịch X chứa các ion Mg2+, Ca2+ và , thu được chất rắn Y. Nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z gồm:

A. MgO và CaCO3               B. MgCO3 và CaCO3      C. MgO và CaO              D. MgCO3 và CaO

Câu 26: Khi sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3, người ta cho thêm criolit vào Al2O3 không nhằm mục đích:

A. Tạo ra chất lỏng có tỉ khối nhỏ hơn Al lỏng            B. Tiết kiệm năng lượng

C. Tăng độ dẫn điện của chất nóng chảy.                    D. Tạo hợp kim với Al lỏng sinh ra

Câu 27: Từ AgNO3 người ta có thể điều chế trực tiếp được Ag bằng phương pháp nào sau đây:  

1) Thủy luyện                

2) Nhiệt luyện

3) Điện phân dung dịch                       

4) Điện phân nóng chảy

A. 1                                      B. 1,2,3,4                         C. 1,2,3                           D. 1,3

Câu 28: Dãy các chất tác dụng được với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl là

A. Be, Al2O3, Al                  B. Zn, Al, Fe                   C. Al2O3, Fe3O3, CuO     D. Al2O3, Fe3O3, Al

Câu 29: So với nguyên tử phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại

A. Thường có năng lượng ion hóa nhỏ hơn.

B. Thường dễ nhận electron trong các phản ứng hóa học.

C. Thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn.

D. Thường có số electron ở các phân lớp ngoài cùng nhiều hơn.

Câu 30: Cho 0,2 mol NaOH vào dung dịch AlC3 a mol. Thu được 7,8 gam kết tủa.Tìm a?

A. 0,075                               B. 0,15                             C. 0,2                              D. Đáp án khác

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

D

11

A

21

B

2

C

12

B

22

A

3

A

13

D

23

C

4

C

14

D

24

B

5

A

15

A

25

C

6

B

16

C

26

D

7

C

17

D

27

D

8

A

18

C

28

A

9

B

19

B

29

A

10

B

20

D

30

A

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Có các kim loại Zn, Ni, Cu, Sn. Kim loại có thể dùng để bảo vệ điện hóa vỏ tàu biển bằng thép là :

A. Cu                                    B. Ni                                C. Zn                               D. Sn

Câu 2: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là

A. Na2CO3 và Na3PO4.                                             B. Na2CO3 và Ca(OH)2.

C. Na2CO3 và HCl.                                                    D. Na3PO4 và Ca(OH)2.

Câu 3: Hòa tan hết 7,2 gam Mg vào dung dịch HNO3 đặc, dư, thu được V lít NO2 (là sản phẩm khử duy nhất ở điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị của V là:

A. 13,44                               B. 6,72                             C. 4,48                             D. 8,96

Câu 4: Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là:

A. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại

B. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử

C. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử

D. oxi hóa ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại

Câu 5: Trong nhöõng chaát sau, chaát naøo khoâng phải là chất lưỡng tính?

A. KHCO3                           B. Al(OH)3                      C. Al2O3                          D. K2CO3

Câu 6: Nguyên liệu sản xuất nhôm là:

A. Quặng pirit                      B. Quặng đolomit            C. quặng boxit                 D. Quặng apatic

Câu 7: Hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ ở hai chu kì liên tiếp. Cho 7,65 gam X vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thì thu được 8,75 gam muối khan. Hai kim loại đó là:

A. Mg và Ca                                                                 B. Ca và Sr

C. Be và Mg                                                                D. Sr và Ba

Câu 8: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:

C. FeO, MgO, CuO       

D. FeO, CuO, PbO

Câu 9: Cho 8,1 gam hỗn hợp X gồm (Al, Fe) vào dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít H2 (đkc) và m gam rắn không tan. Giá trị của m là:

A. 3,6                                   B. 5,4                               C. 2,7                               D. 1,8

Câu 10: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là:

A. Cu và Fe.                         B. Mg và Zn.                   C. Al và Mg.                   D. Na và Fe.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1:  Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là

A. Phản ứng tách.      

B. Phản ứng thế.                    

C. Phản ứng cộng.     

D. Cả A, B và C.

Câu 2: Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là:

A. CnH2n, n ≥ 2.     

B. CnH2n+2, n ≥1 (các giá trị n đều nguyên). 

C. CnH2n-2, n≥ 2.  

D. Tất cả đều sai.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là:

A. CH4 và C2H6.                     B. C2H6 và C3H8.                    C. C3H8 và C4H10.       D. C4H10 và C5H12

Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ?

A. 3 đồng phân.                      B. 4 đồng phân.                       C. 5 đồng phân.                      D. 6 đồng phân

Câu 5: Các hidrocacbon no được dùng làm nguyên liệu là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Có pư thế                                                  

B. Có nhiều trong tự nhiên                

C. Là chất nhẹ hơn nước                               

D. Cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên.

Câu 6: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH­2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

A. isohexan.               

B. 3-metylpent-3-en.  

C. 3-metylpent-2-en.  

D. 2-etylbut-2-en.

Câu 7: Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?

A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.             

B. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.

C. Phản ứng trùng hợp của anken.                       

D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Câu 8: Cho các chất: 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, to), cho cùng một sản phẩm là:

A. cis-but-2-en và but-1-en.               

B. but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.

C. 2-metylbut-2-en và but-1-en.        

D. 2-metylpropen, cis -but-2-en.

Câu 9: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 0,05 và 0,1.                        B. 0,1 và 0,05.             C. 0,12 và 0,03.                      D. 0,03 và 0,12.

Câu 10: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là:

A. 25% và 75%.                      B. 33,33% và 66,67%.       C. 40% và 60%.               D. 35% và 65%.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Dãy ion nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính khử ?

A. Cl->F->Br->I-                   B. I->Br->Cl->F-               C. Br->I->Cl->F-              D. F->Cl->Br->I-

Câu 2: Sự chuyển dịch cân bằng là:

A. Phản ứng trực tiếp theo chiều thuận.

B. Chuyển từ trạng thái cân bằng này thành trạng thái cân bằng khác.

C. Phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và chiều nghịch.

D. Phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch.

Câu 3: Hoà tan 33,8 gam oleum H2SO4.nSO3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư BaCl2 thấy có 93,2 gam kết tủa. Công thức đúng của oleum là:

A. H2SO4.3SO3                    B. H2SO4.4SO3                C. H2SO4.2SO3               D. H2SO4.SO3

Câu 4: Trong công nghiệp, để sản xuất H2SO4 đặc, người ta thu khí SO3 trong tháp hấp thụ bằng:

A. H2SO4 loãng.                   B. H2O.                            C. H2SO4 98%.                D. BaCl2 loãng.

Câu 5: Cho cân bằng: 2NO2 (k) →  N2O4 (k)

                                    (nâu đỏ)         (không màu)

Khi nhúng bình đựng hỗn hợp NO2 và N2O4 vào nước đá thì:

A. Màu của hỗn hợp không đổi.                                   B. Màu nâu đậm dần.

C. Hỗn hợp có màu khác.                                            D. Màu nâu nhạt dần.

Câu 6: Cho lượng dư MnO2 vào 25ml dung dịch HCl 8M. Thể tích khí Cl2 sinh ra (đktc) là:

A. 1,34 lít                             B. 1,45 lít                         C. 1,12 lít                        D. 1,4 lít

Câu 7: Cho phương trình phản ứng sau: X + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O. Chất X là:

A. K2MnO4                          B. MnO2                          C. KMnO4                       D. KClO3

Câu 8: Cho một lượng dung dịch dư khí H2S sục vào 16 gam dung dịch CuSO4 thu được 1,92 gam kết tủa. Nồng độ % của dung dịch CuSO4 và thể tích khí H2S (đkc) đã phản ứng là:

A. 30% CuSO4 và 0,448 lít H2S.                                  B. 20% CuSO4 và 224 lít H2S.

C. 40% CuSO4 và 0,448 lít H2S.                                  D. 20% CuSO4 và 0,448 lít H2S.

Câu 9: Hấp thụ hoàn toàn 6,4 gam SO2  vào 100 ml dd NaOH 1M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là:

A. 4,10 gam.                         B. 10,4 gam.                    C. 0,14 gam.                    D. 0,41 gam.

Câu 10: Cho V lít khí oxi qua ống phóng điện êm dịu, thì thấy thể tích khí giảm 0,9 lít. Các khí đo ở cùng điều kiện.Vậy thể tích ozôn được tạo thành là:

A. 2,4 lít.                              B. 2 lít.                             C. 1,8 lít.                         D. 0,6 lít.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

B

11

C

21

A

2

B

12

C

22

C

3

A

13

A

23

D

4

C

14

D

24

D

5

D

15

D

25

C

6

C

16

A

26

D

7

B

17

C

27

A

8

D

18

A

28

A

9

B

19

B

29

C

10

C

20

B

30

B

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Cấu hình electron các phân lớp ngoài cùng của Fe và Fe2+ là :

A. 3d64s2 ; 3d6       

B. 3d64s1 ; 3d5        

C. 3d54s2 ; 3d5      

D. 3d64s2; 3d44s2

Câu 2: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Sắt tan được trong ddịch CuSO4.                                  B. Sắt tan được trong ddịch FeCl3.

C. Sắt tan được trong ddịch FeCl2.                                    D. Đồng tan được trong ddịch FeCl3.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng về sắt :

1) Là kim loại nặng, có màu đen          

2) Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

3) Dễ nóng chảy, dễ rèn                       

4) Là kim loại nặng, màu hơi xám

5) Khó nóng chảy, dẻo, dễ rèn, dễ đúc.

A. 1,2,3                   B. 2,4,5                 C. 1,2,5                 D. 2,3,4

Câu 4: Cho hai mẫu thử chứa Fe2O3 và Fe3O4, ta chỉ cần dùng dd nào sau đây để nhận diện hai chất trên.

A. HCl                    B. NaOH               C. HNO3               D. FeCl3

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là

A. 11,2.                   B. 1,12.                 C. 0,56.                 D. 5,60.

Câu 6: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ hợp chất Fe(II) có tính khử:

A. Fe(OH)2 →  FeO + H2O          

B. FeO + CO  → Fe + CO2

C. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl   

D. FeCl2  + Cl2 →  FeCl3

Câu 7: Kim loại nào sau đây khử được ion Fe3+ thành Fe kim loại:

A. Al, Ca                                               B. Fe, Cu                   C. Al, Zn                     D. Ni, Zn

Câu 8: Khử hỗn hợp gồm Al2O3; Fe3O4; CuO bằng luồng khí CO dư đun nóng, khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp rắn gồm các chất:

A. Al; Fe; Cu                                        B. Al; Fe; CuO                      C. Al2O3;Fe;CuO                    D. Al2O3; Fe; Cu

Câu 9: Hãy giải thích vì sao để bảo quản dd muối Fe2+ trong phòng thí nghiệm người ta thường ngâm vào đó một mẩu sắt kim loại:

A. Để Fe2+ không chuyển thành Fe(OH)2 kết tủa

B. Để Fe2+ không chuyển thành Fe(OH)3 kết tủa

C. Để Fe2+ không chuyển thành Fe3+    

D. Để Fe2+ không chuyển thành Fe

Câu 10: Có 4 lọ mất nhãn đựng các dd sau MgCl2, AlCl3, FeCl2 và FeCl3. Ta chỉ cần dùng dd nào sau đây để nhận diện các dd trên:

A. Mg(OH)2            B. AgNO3                 C. NaOH               D. Na2CO3

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Hàm Giang. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?