Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Gia Lộc II

TRƯỜNG THPT GIA LỘC II

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 4

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Cấu hình electron nguyên tử của ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s23p64s1;  1s22s22p63s23p1. Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì cách sắp xếp nào sau đây đúng:

A. Z < X < Y.                       B. Y < Z < X.             C. Z < Y < X.            D. X< Y< Z.

Câu 2: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là

A. HBr (t0), Na, CuO (t0) , CH3COOH (t0, xt).                

B. Ca, CuO (t0), C6H5OH, HOCH2-CH2OH.

C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xt).                              

D. Na2CO3, CuO (t0), CH3COOH (xt), CH3CHO.

Câu 3: Cho dãy các chất và ion: F2, SO2, Ca2+, Fe2+, Mn2+, S2-, Cl -. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là

A. 2.                                    B. 3.                                C. 5.                                   D. 4.

Câu 4: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dd NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. X có thể là chất nào sau đây?

A. HCHO.                 B. CH3CHO.               C. OHC-CHO                        D. CH3CH(OH)CHO.

Câu 5: Thể tích dd Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100ml dung dịch HCl có pH = 1 để thu được dung dịch có pH =2 là     

A. 0,224 lít.                 B. 0,15 lít.                   C.0,336 lít.                  D. 0,448 lít.

Câu 6.  Đề loại hết khí Cl2 chẳng may bị thoát ra phòng thí nghiệm trong khi điều chế Cl2 thì người ta làm cách nào sau đây ?

A. Phun dung dịch NaOH vào phòng.                       B. Thổi khí NH3 dư vào phòng.      

C. Thổi khí hiđroclorua vào phòng                             D. Mở tất cả các cửa để khí clo bay ra.

Câu 7: Cho 10,90 gam hỗn hợp gồm axit acrylic và axit propionic phản ứng hoàn toàn với Na thoát ra 1,68 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tham gia phản ứng cộng H2 hoàn toàn thì khối lượng sản phẩm cuối cùng là           

A. 11,1 gam.                        B. 7,4 gam.                  C. 11,2 gam.               D. 11,0 gam.

Câu 8:  Chọn phát biểu sai:

A. Axit clohiđric vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.

B. Dung dịch axit clohiđric có tính axit mạnh.

C. Cu không tác dụng với dung dịch axit clohidric.

D. Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric tạo muối FeCl3.

Câu 9:  Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí N2O (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Kim loại M là 

A. Fe.                                B. Cu.                               C. Al.                              D. Mg.

Câu 10. Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml).

A. 6,0 kg.                               B. 4,5 kg.                       C. 5,4 kg.                         D. 5,0 kg.

Câu 11:  Hỗn hợp A gồm 3 kim loại X, Y, Z có tỷ lệ mol tương ứng là 1: 2: 3 và tỷ lệ khối lượng nguyên tử tương ứng là 10: 11: 23. Khi cho lượng kim loại X bằng lượng X có trong 24,582 gam A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít H2(đktc). Kim loại Y là

A. Mg.                             B. Al.                            C. Zn.                              D. Fe.

Câu 12: Trường hợp nào sau đây không thu được kết tủa khi các phản ứng kết thúc?

A. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.              B. Cho dung dịch Na2S vào dung dịch CuSO4.   

C. Cho AgNO3 vào dung dịch CuCl2.            D. Nhỏ từ từ tới dư dd Ba(OH)2 vào dd Al2(SO4)3.

Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 2,81 g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO và ZnO trong 500 ml dung dịch H2SO4 0,1M (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là

A. 6,81 g.                         B. 4,81 g.                          C. 3,81 g.                        D. 5,81 g.

Câu 14: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH và Na2CO3 trong dung dịch axít H2SO4 40% (vừa đủ) thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỷ khối đối với H2 bằng 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%. Cô cạn Y thu được 170,4 gam muối. Giá trị của m là

A. 37,2 gam.                      B. 50,4 gam.                    C. 23,8 gam.                    D. 50,6 gam.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất hữu cơ A thu được 4,62 g CO2; 1,215g H2O và 168ml N2 (đktc). Tỷ khối hơi của A so với không khí  không vượt quá 4. Công thức phân tử của A là

A. C7H9N.                   B. C6H7N.                          C. C5H5N.                   D. C6H9N.

Câu 16: Trong tự nhiên bạc có hai đồng vị bền là 107Ag và 109Ag. Nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,87. Phần trăm khối lượng của 107Ag có trong AgNO3 ( cho N=14; O=16) là:

A. 35,56%.                      B. 43,12%.                     C. 35,59%.                       D. 64,44%.

Câu 17: Trong bình kín chứa hiđrocacbon X và hiđro. Nung nóng bình đến khi phản ứng hoàn toàn thu được khí Y duy nhất. Ở cùng nhiệt độ, áp suất trong bình trước khi nung nóng gấp 3 lần áp suất trong bình sau khi nung. Đốt cháy một lượng Y thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam nước. Công thức phân tử của X là

A. C2H2.                           B. C2H4.                         C. C4H6.                        D. C2H6.

Câu 18: Hợp chất hữu cơ X có vòng benzen, công thức phân tử là C7H8O2. 0,5a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác 0,1 mol X phản ứng với Na (dư) thu được 2,24 lít H2 (đktc). Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                              D. 6.

Câu 19: Cho cân bằng hoá học: 2SO2 (k) + O2 (k)   ⇄  2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng là:

A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.

C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.

D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3. 

Câu 20: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ C7H8O vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với NaOH?

A. 1.                        B. 2.                                C. 3.                           D. 4.

Câu 21: Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 là 19. Giá trị của m là

A. 25,6 gam.                       B. 16 gam.                   C. 2,56 gam.               D. 8 gam.

Câu 22: Cho 178kg chất béo trung tính phản ứng vừa đủ với 120kg dung dịch NaOH 20%. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng xà phòng thu được là:

A. 183,6 kg                             B. 61,2 kg                      C. 112,4 kg                     D. 115,9 kg

Câu 23: Một số chất mạch hở đều có công thức phân tử C3H6O2. Hỏi trong đó có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. 5.                                 B. 4.                                C. 3.                                   D. 2.

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là

A. 8,96.                        B. 6,72.                           C. 4,48.                              D. 11,2

Câu 25. Có 2 nguyên tố X (Z = 19); Y (X = 17) hợp chất tạo bởi X và Y có công thức và kiểu liên kết là:

A. XY, liên kết ion.                                                B. X2Y, liên kết ion.

C. XY, liên kết cọng hóa trị có cực.                      D. XY2, liên kết cộng hóa trị có cực.

Câu 26: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ có đặc điểm là

A. Nhất thiết phải có C, th­ường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...

B. Gồm có C, H và các nguyên tố khác.

C. Gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

D. Th­ường có C, H hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P.

Câu 28: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.                 B. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.

C. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.    D. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.

Câu 29: Thực hiện hiện thí nghiệm điều chế khí B từ hỗn hợp chất rắn A như hình vẽ

B có thể là chất nào sau đây?

A. O2                                B. H2                                    C. Cl2                          D. NH3

Câu 30: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây?      

A. Bếp than đang cháy trong nhà cho ra ngoài trời sẽ cháy chậm hơn

B. Sục CO2 vào dung dịch Na2CO3 trong điều kiện áp suất thấp khiến phản ứng nhanh hơn

C. Nghiền nhỏ vừa phải CaCO3 giúp phản ứng nung vôi diễn ra dễ dàng hơn

D. thêm MnO2 vào quá trình nhiệt phân KClO­3 sẽ làm giảm lượng O2 thu được

Câu 31: Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH­4 có trong X là

A. 40%.                              B. 20%.                          C. 25%.                            D. 50%.

Câu 32: Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch ?

A. NH4+ ; Na+; HCO3-; OH-.                                             B. Fe2+; NH4+; NO3- ; SO42-.  

C. Na+; HCO3-; H+ ;NO3-.                                     D. Cu2+  ; K+ ;OH- ;NO3-.

Câu 33: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là

A. m = 2a - V/22,4.   

B. m = 2a - V/11,2.    

C. m = a + V/5,6.       

D. m = a - V/5,6.

Câu 35: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là:

A. CH3COOH, C2H2, C2H4.                                       B. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H3.

C. C2H5OH, CH3COOC2H5, C2H4.                            D. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH.

Câu 36: Thực hiện phản ứng nào sau tạo ra được đơn chất khí ?

A. Cho khí H2S tác dụng với dung dịch FeCl3.            B. Cho SiO2 vào dung dịch HF.   

C. Cho ozon tác dụng với kim loại Ag.                         D. Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.

Câu 37: A là axit no hở có công thức CxHyO2. Chỉ ra mối liên hệ đúng

A. y = 2x.                      B. y = 2x -2.                    C. y = 2x +2.                     D. y = x-2.

Câu 38: Hai bình kín A, B đều có dung tích không đổi V lít chứa không khí (21% oxi và 79% nitơ về thể tích). Cho vào cả hai bình những lượng như nhau hỗn hợp ZnS và FeS2. Trong bình B còn thêm một ít bột S (không dư). Sau khi đốt cháy hết hỗn hợp sunfua và lưu huỳnh, lúc đó trong bình A oxi chiếm 3,68% thể tích, trong bình B nitơ chiếm 83,16% thể tích. % thể tích của SO2 trong bình A là

A. 13,16%.                        B. 3,68%.                    C. 83,16%.                      D. 21%.

Câu 39: Chất khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng không sinh ra ancol là

A. phenyl axetat.              B. iso amylaxetat.           C. etyl fomat.                    D. tripanmitin.

Câu 40: Thủy phân 8,8g este X có công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 4,6g ancol Y và

A. 8,2g muối                           B. 4,2g muối                  C. 4,1g muối                   D. 3,4g muối

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Hỗn hợp M gồm một peptit X và một peptit Y (chúng cấu tạo từ 1 loại aminoaxit, tổng số nhóm  -CO-NH- trong 2 phân tử là 5) với tỉ lệ số mol nX:nY = 1:3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glixin và 42,72 gam alanin. Giá trị của m là:

A. 109,5.                              B. 104,28.                        C. 116,28.                        D. 110,28.

Câu 2: Cho ankan X tác dụng với clo (ánh sáng) thu được 26,5 gam hỗn hợp các dẫn xuất clo (mono và điclo). Khí HCl bay ra được hấp thụ hoàn toàn bằng nước sau đó trung hòa bằng dung dịch NaOH thấy tốn hết 500 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử của X là:

A. C2H6.                               B. C4H10.                         C. C3H8.                          D. CH4.

Câu 3 : Chất khi tác dụng với HBr theo tỷ lệ mol 1 : 1 cho 2 sản phẩm là:

A. Stiren.                              B. Etilen.                         C. Buta-1,3- đien.            D. But - 2- en.

Câu 4: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:

A.  Si, Mg, K.                       B. K, Mg, Si.                   C. Mg, K, Si.                   D. K, Mg, Si.

Câu 5: Triolein phản ứng với nhóm chất nào sau sau đây:

A. dd Br2, dd NaOH, Khí H2.                                      B. CH3OH, Na, NaOH.

C. ddBr2, NaOH, Na.                                                   D. H2O, CaCO3, dd Br2.

Câu 6: Dung dịch X chứa 0,1 mol ; 0,3 mol ; 0,4 mol  và a mol . Giá trị của a là:   

A. 0,3                                   B. 0,1                               C. 0,4                               D. 0,2

Câu 7: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác:

A. Dung dịch metylamin, anilin đổi màu quỳ tím sang xanh.

B. Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin đều là chất khí ở điều kiện thường.

C. Trong các phân tử amin đơn chức, số nguyên tử H luôn là số lẻ.

D.  Tripeptit phản ứng  với Cu(OH)2  trong môi trường kiềm tạo ra dung dịch màu tím. 

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glucozơ, axit axetic, anđehit fomic và glixerol. Sản phẩm thu được sau phản ứng đem hấp thụ vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 (dư). Sau thí nghiệm xuất hiện 187,15 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 62,5 gam. Thành phần % theo khối lượng của glixerol trong hỗn hợp X là:

A. 47,75%.                           B. 98,91%.                       C. 63,67%.                      D. 31,83%.

Câu 9: Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây?

A. Na                                   B. NaOH                         C. NaHCO3                     D. Br2

Câu 10: Thủy phân 37 gam este cùng công thức phân tử C3H6O2 bằng dung dịch NaOH dư. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong Z là

A. 40,0 gam                         B. 42,2 gam                     C. 38,2 gam                     D. 34,2 gam

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---  

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là

A. 53,85%.                         B. 76,70%.                     C. 51,72%.                     D. 56,36%.

Câu 2: Cho các nguyên tố: X(Z = 19);  Y(Z = 37);  R(Z = 20);  T(Z = 12). Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần từ trái sang phải:

A. Y, R, X, T                      B. Y, X, R, T.                C. T, X, R, Y.                D. T, R, X, Y.

Câu 3: Hoà tan 14,5 gam hỗn hợp gồm ba kim loại Mg, Fe, và Zn vừa đủ trong dung dịch HCl, kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch X.Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối clorua khan ?

A. 28,5g                              B. 38,5g                         C. 35,8g                         D. 25,8g

Câu 4: Hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1), hỗn hợp Y gồm CH3OH, C2H5OH (tỉ lệ mol 2:3). Lấy 16,96 gam hỗn hợp X tác dụng với 8,08 gam hỗn hợp Y (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam este (hiệu suất các phản ứng este hóa đều bằng 80%). Giá trị của m là:

A. 12,064 gam                    B. 22,736 gam               C. 17,728 gam               D. 20,4352 gam

Câu 5: Thí nghiệm nào sau đây xảy ra sự ăn mòn điện hóa?

A. Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

B. Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch HCl.

C. Nhúng thanh Fe vào Zn nóng chảy.

D. Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch CuCl2.

Câu 6: Cho các nhận xét sau:

(a) Tất cả các ankin đều tác dụng với AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa vàng.

(b) Etilen bị khử bởi KMnO4 ở nhiệt độ thường, tạo etilen glicol.

(c) Benzen làm mất màu dung dịch brom.

(d) Đun nóng benzen với dung dịch KMnO4, sau một thời gian, màu tím nhạt dần.

Số nhận xét đúng là

A. 3.                                     B. 0.                               C. 2.                               D. 1.

Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam kết tủa . Giá trị của m là

A. 19,70.                             B. 39,40.                        C. 9,85.                          D. 29,55.

Câu 8: Trong số các dung dịch có cùng nồng độ 0,1M dưới đây, dung dịch chất nào có giá trị pH nhỏ nhất?

A. Ba(OH)2.                       B. H2SO4.                      C. NaOH.                      D. HCl.

Câu 9: Cho 7,2 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 34,9.                               B. 44,4.                          C. 25,4.                          D. 28,5

Câu 10: Ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

A. Na kim loại.                                                          B. dung dịch NaOH.

C. H2  (Ni, nung nóng).                                             D. nước Br2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---  

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1 A

11B

21B

31C

2D

12A

22A

32B

3C

13A

23B

33A

4A

14D

24C

34A

5D

15B

25C

35C

6B

16B

26D

36B

7A

17D

27C

37B

8B

18C

28B

38D

9D

19D

29C

39C

10D

20C

30A

40B

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Nung m gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ. Sau một thời gian thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu thêm 3,36 lít CO2 (đktc). Phần dung dịch đem cô cạn thu được 32,5 gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 38,5 gam                          B. 22,9 gam                     C. 29,2 gam                     D. 35,8 gam

Câu 2: Chia 0,16 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức A và hai chức B (MA< MB) thành hai phần bằng nhau. Hiđro hóa phần 1 cần vừa đúng 3,584 lít H2 (đktc). Cho phần 2 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/ NH3 thu được 25,92 g Ag và 8,52 g hỗn hợp hai muối amoni của hai axit hữu cơ. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % khối lượng của A trong hỗn hợp X là:

A. 34,09%                            B. 65,91%                        C. 49,12%                       D. 50,88%

Câu 3: Cho đồ phản ứng sau X + H2SO4 (đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Trong số các chất: FeO, Fe2O3, Fe3O4, FeCO3, FeSO4, FeS, FeS2, số chất thoả mãn X là

A. 6. B. 4.                             C. 7.                                 D. 5.

Câu 4: Số thứ tự nguyên tử Z của O, F, Na, Mg, Al lần lượt là: 8, 9, 11, 12, 13. Các ion được sắp xếp theo bán kính tăng dần là:

A. Al , Mg , Na , O , F                                                B. F , O , Na , Mg , Al

C. O2‑, F , Na+, Mg2+, Al3+                                         D. Al3+, Mg2+, Na+, F , O2-

Câu 5: Hỗn hợp X gồm Al, FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần.

- Phần 1 cho tác dụng với dd NaOH dư thu được 1,26 lít H2 (đktc) và còn lại 6,3 g chất rắn không tan.

- Phần 2 có khối lượng 37,2375 gam, cho tác dụng với dd HNO3 loãng dư thu được 10,08 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và công thức của oxit sắt là:

A. 39,72 gam và Fe3O4        B. 39,72  gam và FeO     C. 49,65 gam và FeO      D. 49,65 gam và Fe3O4

Câu 6: Peptit X được cấu tạo bởi một amino axit trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch NaOH (được lấy dư 20% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng nhiều hơn X là 75 g. Số liên kết peptit trong phân tử X là

A. 16.                                   B. 17.                               C. 15.                              D. 14.

Câu 7: Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat đều cho sản phẩm gồm: kim loại, NO2 và O2 là:

A. Hg(NO3)2, AgNO3                                                  B. KNO3, Mg(NO3)2, AgNO3

C. Cu(NO3)2, Hg(NO3)2                                               D. Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, Hg(NO3)2

Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít H2 (đkc). Phần  % khối lượng của Al trong hỗn hợp là

A. 30%.                                B. 80%.                            C. 40%.                           D. 60%.

Câu 9: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không thể tạo 2 muối?

A. Ca(HCO3)2+NaOH dư                                            B. CO2 + NaOH dư

C. NO2 + NaOH dư                                                     D. Fe3O4 + HCl dư

Câu 10: Nhúng một thanh Al vào dung dịch hỗn hợp FeSO4 và Fe2(SO4)3, sau một thời gian lấy thanh Al ra thấy khối lượng của thanh Al không đổi, thu được dung dịch A. Vậy dung dịch A có chứa

A. Al2(SO4)3; FeSO4                                                     B. Al2(SO4)3; Fe2(SO4)3

C. Al2(SO4)3; FeSO4; Fe2(SO4)3                                  D. FeSO4; Fe2(SO4)3

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---  

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Cho Fe(NO3)2 tác dụng với các chất sau: dung dịch HCl, NaCl, KOH, AgNO3, số trường hợp xảy ra phản ứng là

A.  2.                                     B.  4.                                  C.  3.                             D.  1.

Câu 2. Câu nào đúng khi nói về: thép?

A.  Là hợp kim của Fe có từ 0,01% ® 2% C và một ít S, Mn, P, Si.

B.  Là hợp kim của Fe có từ 6 ® 10% C và một ít S, Mn, P, Si.

C.  Là hợp kim của Fe có từ 6% ® 10% C và một lượng rất ít S, Mn, P, Si.

D.  Là hợp kim của Fe có từ 2% ® 5% C và một ít S, Mn, P, Si.

Câu 3. Cho m gam bột Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư, thu được 9,6 gam kim loại Cu. Giá trị của m là

A.  11,2.                                B.  8,4.                               C.  6,50.                             D.  13,00.

Câu 4. Thuốc thử nào sau đây được dùng để nhận biết các dd muối NH4Cl , FeCl2, FeCl3, MgCl2, AlCl3 ?

A.  dd H2SO4.                       B.  dd HCl.                        C.  dd NaCl.                     D.  dd NaOH.            

Câu 5. Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4

A.  H2SO4 loãng.             B.  HCl loãng.                         C.  HNO3 loãng.                           D.  HCl đặc.   

Câu 6. Fe không tác dụng được với chất nào sau đây:

A.  H2SO4 loãng.                  B.  HNO3 đặc nguội.         C.  CuCl2.                     D.  HCl.

Câu 7. Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?

A.  3FeO + 2Al  →  3Fe + Al2O3.                          

B.  2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu.

C.  2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.                         

D.  2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2.

Câu 8. Hỗn hợp X gồm các chất Fe3O4, Al2O3, CuO và MgO có cùng số mol. Dẫn khí H2 dư qua X nung nóng,  thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, thu được m gam muối và 3,36 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A.  43,90.                              B.  42,475.                         C.  37,15.                           D.  40,70.

Câu 9. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư, chất tan đó là

A.  HNO3.                             B.  Fe(NO3)3.                     C.  Fe(NO3)2.                     D.  Cu(NO3)2.            

Câu 10. Quặng hêmatit đỏ có thành phần chính là

A.  Fe3O4.                             B.  Fe2O3.                          C.  Fe2O3nH2O.            D.  FeCO3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---  

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Gia Lộc II. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?