TRƯỜNG THPT BÌNH THẠNH ĐÔNG | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Cho hốn hợp gồm Na và Mg lấy dư vào 100 gam dung dịch H2SO4 20% thì thể tích H2 (ĐKC) thu được là:
A. 49,78 lít B. 54,35 lít C. 4,57 lít D. 9,14 lít
Câu 2: Để sản xuất nhôm, nội dung nào sau đây không đúng:
A. cần lượng điện năng lớn B. điện phân nóng chảy AlCl3
C. cần thêm criolit D. dùng nguyên liệu là quặng boxit
Câu 3: Nhiệt phân hoàn toàn 4,65 gam hốn hợp A gồm Na2CO3 và KHCO3 ta thu được 4,03 gam hốn hợp chất rắn. Tính phần trăm khối lượng Na2CO3 trong A?
A. 29,78% B. 70,88% C. 56,99% D. 36,56%
Câu 4: Cho 1,5 gam hỗn hợp gồm Na và kim loại kiềm A tác dụng với nước, thu được 1,12 lít H2(ĐKC). A là:
A. Li B. Na C. Rb D. K
Câu 5: Cho các kim loại: Cu, Ag, Fe, Ni, Zn và các dung dịch: Fe(NO3)2,Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, AgNO3, Ni(NO3)2. Hãy sắp xếp theo chiều tăng tính oxy hóa và giảm tính khử
A. Ag+/Ag; Cu2+/Cu; Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Ni2+/Ni
B. Zn2+/Zn; Ni2+/Ni; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Ag+/Ag
C. Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Ag+/Ag
D. Ag+/Ag; Cu2+/Cu; Ni2+/Ni;Fe2+/Fe;Zn2+/Zn
Câu 6: Chọn nội dung không chính xác khi nói về các nguyên tố nhóm IIA:
A. đều phản ứng với dd axit B. đều phản ứng với oxy
C. đều có tính khử mạnh D. đều phản ứng với nước
Câu 7: Cho các kim loại: Fe, Ni, Cu, Ag, Zn và các dung dịch: Cu(NO3)2, Ni(NO3)2, Fe(NO3)2, Zn(NO3)2, AgNO3. Số cặp phản ứng oxy hóa-khử xảy ra là:
A. 8 B. 6 C. 5 D. 10
Câu 8: Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại kiềm A thu được 0,896 lít khí (ĐKC) ở anot và 1,84 g kim loại ở catot. Công thức hóa học của muối là:
A. KCl B. NaCl C. LiCl D. RbCl
Câu 9: Nội dung nào sai trong các nội dung sau khi nói về nhôm:
A. ZAl = 13 B. thuộc nguyên tố s C. chu kỳ 3 D. nhóm IIIA
Câu 10: Từ đá vôi (CaCO3), điều chế Ca bằng cách:
A. dùng kali đẩy canxi ra khỏi CaCO3
B. điện phân nóng chảy CaCO3
C. Nhiệt phân CaCO3
D. hòa tan với dd HCl rồi điện phân nóng chảy sản phẩm
Câu 11: Chọn nội dung đúng khi xét kim loại kiềm thổ:
A. đa số đều nhẹ hơn nhôm B. có thể dùng để mạ kim loại
C. màu xám đen D. thuộc kim loại nặng
Câu 12: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là:
A. 2e B. 3e C. 1e D. 4e
Câu 13: Anion gốc axit nào có thể làm mềm nước cứng:
A. PO43- B. SO42- C. Cl- D. HCO32-
Câu 14: Cation M3+ có cấu hình electron giống [10Ne]. Nguyên tử M là:
A. Mg B. Fe C. Al D. Cr
Câu 15: Trộn 24 gam Fe2O3 với 10,8 gam nhôm rồi nung (không có không khí). Hỗn hợp thu được sau phản ứng cho tan vào dd NaOH dư có 5,376 lít khí bay ra (ĐKC). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 60% B. 90% C. 12,5% D. 80%
Câu 16: Các dụng cụ, đồ dùng bằng nhôm như sợi dây điện, móc treo quần áo, xô, thau… có đặc điểm chung là:
A. dễ kéo sợi, cứng, bền B. mềm, màu xám tro, dẫn điện tốt
C. màu trắng xám, mềm, dễ dát mỏng D. màu trắng bạc, mềm, nhẹ
Câu 17: Ion Na+ bị khử trong phản ứng nào sau đây:
A. điện phân NaI nóng chảy B. NaCl + AgNO3
C. điện phân dung dịch NaCl D. Na2SO4 + BaCl2
Câu 18: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại M là [Ar]4s1. M ứng với kim loại nào sau đây:
A. Na B. Li C. K D. Rb
Câu 19: Cho 5,4 gam Al vào 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thì thể tích H2 (ĐKC) thu được là:
A. 4,48 lít B. 6,72 lít C. 0,672 lít D. 0,448 lít
Câu 20: Nội dung ứng dụng nào của Mg dưới đây không đúng ?
A. chế tạo dây dẫn điện B. dùng trong quá trình tổng hợp hữu cơ
C. chế tạo hợp kim nhẹ D. tạo chất chiếu sáng
Câu 21: Hiện tượng tạo thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi được giải thích theo phản ứng nào sau đây:
A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO2)2 B. Ca(HCO2)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
C. CaO + CO2 → CaCO3 D. CaCO3 → CaO + CO2
Câu 22: Có các thông tin về kim loại kiềm: (1)dẫn điện tốt, (2)nhiệt độ sôi thấp, (3)màu trắng xám, (4)mềm.
Thông tin chính xác là:
A. 2, 3, 4 B. 1, 2, 4 C. 2,4 D. 1, 2, 3, 4
Câu 23: Ứng dụng nào sau đây không phải của nhôm:
A. hàn kim loại B. làm dụng cụ nấu ăn
C. làm thân máy bay, ô tô D. làm dây đẫn điện thay cho đồng
Câu 24: Chỉ dùng dung dịch hóa chất nào sau đây để phân biệt 3 chất rắn là Mg, Al, Al2O3
A. NaCl B. HCl C. CuCl2 D. KOH
Câu 25: Nung hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau ở nhóm IIA đến khối lượng không đổi, thu được 2,24 lít CO2 và 4,64 g hỗn hợp 2 oxit. Hai kim loại đó là:
A. Sr và Ba B. Ca và Sr C. Mg và Ca D. Be và Mg
Câu 26: Cho 8 gam một kim loại kiềm thổ X và oxit của nó phản ứng hết với 1 lít dd HCl 0,5M. Xác định X?
A. Ca B. Ba C. Sr D. Mg
Câu 27: Các nguyên tố trong nhóm IA được xếp từ trên xuống theo thứ tự tăng dần:
A. điện tích hạt nhân B. khối lượng riêng C. số oxy hóa D. nhiệt độ sôi
Câu 28: Thứ tự vị trí các nguyên tố kim loại kiềm thổ theo chiều giảm điện tích hạt nhân như sau:
A. Be, Mg, Ca, Sr, Ba B. Ba, Sr, Ca, Mg, Be C. Be, Mg, Sr, Ca, Ba D. Ba, Sr, Ca, Be, Mg
Câu 29: Nội dung nào sau đây không chính xác khi nói về kim loại kiềm:
A. các nguyên tố ở nhóm IA đều là kim loại kiềm
B. các kim loại kiềm đều tác dụng được với nước
C. các nguyên tố kim loại kiềm đều ở nhóm IA
D. cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1
Câu 30: Nhôm hyđroxit thu được từ cách làm nào sau đây:
A. cho Al2O3 tác dụng với nước B. cho dư dd HCl vào dung dịch natri aluminat
C. cho dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat D. cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | B | 11 | A | 21 | B |
2 | B | 12 | A | 22 | B |
3 | C | 13 | A | 23 | C |
4 | A | 14 | C | 24 | D |
5 | C | 15 | D | 25 | C |
6 | D | 16 | D | 26 | D |
7 | D | 17 | A | 27 | A |
8 | B | 18 | C | 28 | B |
9 | B | 19 | C | 29 | A |
10 | D | 20 | A | 30 | C |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Thứ tự vị trí các nguyên tố kim loại kiềm thổ theo chiều giảm điện tích hạt nhân như sau:
A. Be, Mg, Ca, Sr, Ba B. Ba, Sr, Ca, Be, Mg C. Be, Mg, Sr, Ca, Ba D. Ba, Sr, Ca, Mg, Be
Câu 2: Nội dung nào sau đây không chính xác khi nói về kim loại kiềm:
A. các nguyên tố ở nhóm IA đều là kim loại kiềm
B. cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1
C. các nguyên tố kim loại kiềm đều ở nhóm IA
D. các kim loại kiềm đều tác dụng được với nước
Câu 3: Anion gốc axit nào có thể làm mềm nước cứng:
A. SO42- B. Cl- C. PO43- D. HCO32-
Câu 4: Nhôm hyđroxit thu được từ cách làm nào sau đây:
A. cho dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat B. cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
C. cho dư dd HCl vào dung dịch natri aluminat D. cho Al2O3 tác dụng với nước
Câu 5: Nội dung nào sai trong các nội dung sau khi nói về nhôm:
A. thuộc nguyên tố s B. chu kỳ 3 C. ZAl = 13 D. nhóm IIIA
Câu 6: Chỉ dùng dung dịch hóa chất nào sau đây để phân biệt 3 chất rắn là Mg, Al, Al2O3
A. HCl B. KOH C. CuCl2 D. NaCl
Câu 7: Trộn 24 gam Fe2O3 với 10,8 gam nhôm rồi nung (không có không khí). Hỗn hợp thu được sau phản ứng cho tan vào dd NaOH dư có 5,376 lít khí bay ra (ĐKC). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 90% B. 60% C. 80% D. 12,5%
Câu 8: Có các thông tin về kim loại kiềm: (1)dẫn điện tốt, (2)nhiệt độ sôi thấp, (3)màu trắng xám, (4)mềm.
Thông tin chính xác là:
A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4 C. 2,4 D. 1, 2, 4
Câu 9: Chọn nội dung đúng khi xét kim loại kiềm thổ:
A. thuộc kim loại nặng B. có thể mạ kim loại
C. màu xám đen D. đa số đều nhẹ hơn nhôm
Câu 10: Để sản xuất nhôm, nội dung nào sau đây không đúng:
A. cần thêm criolit B. cần lượng điện năng lớn
C. dùng nguyên liệu là quặng boxit D. điện phân nóng chảy AlCl3
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | D | 11 | B | 21 | A |
2 | A | 12 | A | 22 | C |
3 | C | 13 | D | 23 | D |
4 | A | 14 | B | 24 | C |
5 | A | 15 | A | 25 | C |
6 | B | 16 | D | 26 | A |
7 | C | 17 | A | 27 | A |
8 | D | 18 | D | 28 | B |
9 | D | 19 | B | 29 | D |
10 | D | 20 | B | 30 | C |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Chọn nội dung đúng khi xét kim loại kiềm thổ:
A. đa số đều nhẹ hơn nhôm B. có thể dùng để mạ kim loại
C. màu xám đen D. thuộc kim loại nặng
Câu 2: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là:
A. 2e B. 3e C. 1e D. 4e
Câu 3: Anion gốc axit nào có thể làm mềm nước cứng:
A. PO43- B. SO42- C. Cl- D. HCO32-
Câu 4: Cation M3+ có cấu hình electron giống [10Ne]. Nguyên tử M là:
A. Mg B. Fe C. Al D. Cr
Câu 5: Trộn 24 gam Fe2O3 với 10,8 gam nhôm rồi nung (không có không khí). Hỗn hợp thu được sau phản ứng cho tan vào dd NaOH dư có 5,376 lít khí bay ra (ĐKC). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 60% B. 90% C. 12,5% D. 80%
Câu 6: Cho 8 gam một kim loại kiềm thổ X và oxit của nó phản ứng hết với 1 lít dd HCl 0,5M. Xác định X?
A. Ca B. Ba C. Sr D. Mg
Câu 7: Các nguyên tố trong nhóm IA được xếp từ trên xuống theo thứ tự tăng dần:
A. điện tích hạt nhân B. khối lượng riêng C. số oxy hóa D. nhiệt độ sôi
Câu 8: Thứ tự vị trí các nguyên tố kim loại kiềm thổ theo chiều giảm điện tích hạt nhân như sau:
A. Be, Mg, Ca, Sr, Ba B. Ba, Sr, Ca, Mg, Be C. Be, Mg, Sr, Ca, Ba D. Ba, Sr, Ca, Be, Mg
Câu 9: Nội dung nào sau đây không chính xác khi nói về kim loại kiềm:
A. các nguyên tố ở nhóm IA đều là kim loại kiềm
B. các kim loại kiềm đều tác dụng được với nước
C. các nguyên tố kim loại kiềm đều ở nhóm IA
D. cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1
Câu 10: Nhôm hyđroxit thu được từ cách làm nào sau đây:
A. cho Al2O3 tác dụng với nước B. cho dư dd HCl vào dung dịch natri aluminat
C. cho dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat D. cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | A | 11 | B | 21 | D |
2 | A | 12 | B | 22 | A |
3 | A | 13 | C | 23 | C |
4 | C | 14 | A | 24 | C |
5 | D | 15 | C | 25 | A |
6 | D | 16 | B | 26 | D |
7 | A | 17 | B | 27 | D |
8 | B | 18 | C | 28 | B |
9 | A | 19 | D | 29 | B |
10 | C | 20 | C | 30 | D |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Cấu hình eletron lớp ngoài cùng của Cr3+ là:
A. [Ar]3d2 B. [Ar]3d3 C. [Ar]3d5 D. [Ar]3d4
Câu 2: Để tách ion Fe3+ ra khỏi dung dịch X có chứa Fe3+, Na+, Ba2+, ta dùng dung dịch:
A. NaCl B. NaOH C. AgNO3 D. HCl
Câu 3: Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là:
A. tính oxy hóa B. tính bazơ
C. tính khử D. tính khử và tính oxy hóa
Câu 4: Theo định nghĩa: Gang là hợp kim của sắt …
A. có từ 0,01% → 2% C và một ít S, Mn, P, Si.
B. có từ 2% → 5% C và một ít S, Mn, P, Si.
C. có từ 6% → 10% C và một lượng rất ít S, Mn, P, Si.
D. có từ 6 → 10% C và một ít S, Mn, P, Si.
Câu 5: Tính chất nào đúng với crom(III)oxit (Cr2O3)
A. chỉ có tính bazơ B. kém bền với không khí
C. màu xanh thẫm, không tan trong nước D. không tan trong dung dịch NaOH đặc
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam Fe trong khí O2 cần vừa đủ 4,48 lít O2 (đktc) tạo thành một oxit sắt. Công thức phân tử của oxit đó là công thức nào sau đây?
A. Fe3O4 B. Không xác định được
C. FeO D. Fe2O3
Câu 7: Kim loại hoặc ion nào sau đây có số eletron lớp ngoài cùng lớn nhất:
A. Cr3+ B. Cr C. Fe3+ D. Fe2+
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p, e,n) bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. X là kim loại nào ?
A. Al B. Fe C. Ca D. Mg
Câu 9: Lý tính nào sau đây không phải của sắt:
A. kim loại nặng , khó nóng chảy B. dẫn điện và nhiệt tốt
C. có tính nhiễm từ D. màu trắng xanh, dẻo, dễ rèn
Câu 10: Chọn nội dung không đúng khi xét tính chất của crom(VI) oxit (CrO3)
A. có thể tạo axit tương ứng B. là một oxit axit
C. là một oxit bazơ D. có tính oxy hóa mạnh
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | B | 11 | D | 21 | D |
2 | B | 12 | A | 22 | A |
3 | C | 13 | C | 23 | A |
4 | B | 14 | A | 24 | D |
5 | C | 15 | A | 25 | B |
6 | A | 16 | A | 26 | D |
7 | D | 17 | C | 27 | B |
8 | B | 18 | D | 28 | A |
9 | D | 19 | C | 29 | B |
10 | C | 20 | C | 30 | A |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng:
A. dd Fe2(SO4)3 có tính oxy hóa B. Fe(OH)3 vừa có tính bazơ vừa có tính khử
C. Fe2O3 có tính khử D. dd FeCl3 có tính bazơ
Câu 2: Lý tính nào sau đây không phải của sắt:
A. kim loại nặng , khó nóng chảy B. dẫn điện và nhiệt tốt
C. màu trắng xanh, dẻo, dễ rèn D. có tính nhiễm từ
Câu 3: Nguyên tắc sản xuất gang là:
A. khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao
B. thêm hàm lượng C, S, Si, Mn …vào thép
C. giảm hàm lượng C, S, Si, Mn... trong quặng
D. oxy hóa quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao
Câu 4: Sắt phản ứng với chất nào sau đây tạo được hợp chất trong đó sắt có hóa trị (III)?
A. dd HNO3 loãng. B. dd H2SO4 loãng C. dd CuSO4 D. dd HCl đậm đặc
Câu 5: Chọn phát biểu sai khi nói về crom:
A. do tính khử mạnh hơn sắt nên không thể mạ crom lên sắt
B. trong các hợp chất, các số oxy hóa thường gặp của Cr là +2, +3, +6
C. crom không tan trong dung dịch HCl nguội do có màng oxit bảo vệ
D. dùng crom để cắt thủy tinh do crom có độ cứng cao
Câu 6: Để tinh chế Fe2O3 có lẫn tạp chất là Al2O3 chỉ cần dùng một lượng dư:
A. H2O B. dd HCl C. dd NH3 D. dd NaOH
Câu 7: Cặp kim loại nào sau đây có lớp màng oxit rất mỏng bền vững bảo vệ kim loại trong môi trường nước và không khí?
A. Ca và Cr B. Al và Cr C. Fe và Al D. Mg và Al
Câu 8: Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là:
A. tính khử và tính oxy hóa B. tính oxy hóa
C. tính khử D. tính bazơ
Câu 9: Phát biểu nào sau đây về crom là không đúng?
A. thuộc kim loại nặng B. Có tính khử mạnh hơn sắt.
C. Có những tính chất hóa học tương tự nhôm. D. Chỉ tạo được oxit bazơ
Câu 10: Kim loại hoặc ion nào sau đây có số eletron lớp ngoài cùng lớn nhất:
A. Cr3+ B. Cr C. Fe2+ D. Fe3+
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 | A | 11 | A | 21 | B |
2 | C | 12 | A | 22 | D |
3 | A | 13 | B | 23 | D |
4 | A | 14 | A | 24 | D |
5 | A | 15 | D | 25 | B |
6 | D | 16 | D | 26 | B |
7 | B | 17 | B | 27 | B |
8 | C | 18 | C | 28 | A |
9 | D | 19 | C | 29 | C |
10 | C | 20 | C | 30 | D |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Bình Thạnh Đông. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!