TRƯỜNG THPT BẮC HƯNG | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 41: Este CH3COOCH=CH2 có tên gọi là
A. vinyl axetat. B. metyl acrylat. C. metyl vinylat. D. etyl axetat.
Câu 42: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?
A. Tơ nitron. B. Tơ visco. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ tằm.
Câu 43: Kim loại có tính chất hóa học chung là
A. phản ứng với nước. B. dễ bị khử.
C. tính khử. D. tính oxi hóa.
Câu 44: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra mưa axit?
A. CO2 và O2. B. SO2 và NO2. C. H2S và N2. D. NH3 và HCl.
Câu 45: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Ba2+, Mg2+ B. Ca2+, Mg2+. C. Ca2+, Al3+. D. Na+, Ca2+ .
Câu 46: Chất nào sau đây không phải là chất điện li
A. C2H5OH. B. BaSO4. C. Ca(OH)2. D. CH3COOH.
Câu 47: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (–CH2–) được gọi là hiện tượng
A. đồng khối. B. đồng phân. C. đồng đẳng. D. đồng vị.
Câu 48: Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HNO3 đặc, nguội. B. H2SO4 loãng. C. HNO3 loãng. D. H2SO4 đặc, nóng.
Câu 49: Các số oxi hóa đặc trưng của crom trong hợp chất là
A. +3, +4 và +6. B. +2, +3 và +6. C. +2, +4 và +6. D. +1, +3 và +6.
Câu 50: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X2, X1 lần lượt là
A. H-COO-CH3, CH3-COOH. B. CH3-COOH, C3H7-OH.
C. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3. D. CH3-COOH, H-COO-CH3.
Câu 51: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: Ca(NO3)2, KOH, Na2CO3, KHSO4, Ba(OH)2, H2SO4, HNO3. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 52: Cho các chất sau: etyl axetat, tripanmitin, saccarozơ, tinh bột,glucozơ, Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 53: Cho các cặp oxi hóa - khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Sn2+/Sn; Cu2+/Cu. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat.
(b) Cho đồng vào dung dịch nhôm sunfat.
(c) Cho thiếc vào dung dịch đồng(II) sunfat.
(d) Cho thiếc vào dung dịch sắt(II) sunfat.
Trong các thí nghiệm trên, những thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. (a) và (c). B. (b) và (d). C. (b) và (c). D. (a) và (b).
Câu 54: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Nước brom | Kết tủa trắng |
Y | Dung dịch I2 | Có màu xanh tím |
Z | Cu(OH)2 | Dung dịch màu xanh lam |
T | Quỳ tím | Chuyển màu hồng |
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. phenol, hồ tinh bột, glixerol, axit axetic.
B. glixerol, axit axetic, phenol, hồ tinh bột.
C. axit axetic, hồ tinh bột, phenol, glixerol.
D. phenol, hồ tinh bột, axit axetic, glixerol.
Câu 55: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y:
Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?
A. Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2↑
B. K2SO3 (rắn) + H2SO4 → K2SO4 + SO2↑ + H2O
C. NaOH + NH4Cl (rắn) → NH3↑+ NaCl + H2O
D. CuO (rắn) + CO (khí) → Cu + CO2 ↑
Câu 56: Chọn câu đúng trong các câu sau
A. Ancol đa chức hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
B. Đun nóng ancol metylic với H2SO4 đặc ở 170°C thu được ete.
C. Điều chế ancol no, đơn chức bậc một là cho anken cộng nước.
D. Khi oxi hóa ancol no, đơn chức thu được anđehit.
Câu 57: Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?
A. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3. B. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3.
C. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3. D. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2.
Câu 58: Cho chuỗi phản ứng bên dưới. Vậy X, Y, Z, T lần lượt là
A. NaCl, KOH, HCl, NaOH. B. HCl, NaOH, Cl2, NaOH.
C. Cl2, NaOH, HCl, NaOH. D. Cl2, KOH, NaCl, NaOH.
Câu 59: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
A. CO + FeO CO2+ Fe. B. 2CO + O2 2CO2.
C. 3CO + Al2O3 2Al + 3CO2. D. CO + CuO CO2 + Cu.
Câu 60: Cho lần lượt các chất sau: FeS, Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeSO4, Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá - khử là
A. 7. B. 5. C. 6. D. 8.
Câu 61: Trong các chất: stiren, axit acrylic, axit axetic, vinylaxetilen và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 62: Cho 6,00 gam P2O5 vào 25,0 ml dung dịch H3PO4 6,00% (D = 1,03 g/ml). Nồng độ % của H3PO4 trong dung dịch tạo thành gần với giá trị nào sau đây nhất là
A. 32,85% B. 17,91%. C. 28,36% D. 30,94%.
Câu 63: Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 178,2 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %)
A. 162 lít. B. 98 lít. C. 110 lít. D. 140 lít.
Câu 64: Cho 1,29 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 tan trong dung dịch NaOH dư thu được 0,015 mol khí H2. Nếu cho lượng hỗn hợp trên tan hết trong dung dịch HCl thì cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,2M?
A. 450ml. B. 150ml. C. 900ml. D. 300ml.
Câu 65: Cho 2,15 gam este đơn chức mạch hở X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức phân tử của este X là
A. C4H8O2. B. C3H6O2. C. C2H4O2. D. C4H6O2.
Câu 66: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6, C3H8, C2H4 và C3H6, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Tổng thể tích của C2H4 và C3H6 (đktc) trong hỗn hợp A là
A. 4,48. B. 2,24. C. 5,60. D. 3,36.
Câu 67: Sục từ từ đến dư CO2 vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị. Nếu sục 0,85 mol CO2 vào dung dịch thì lượng kết tủa thu được là
A. 45 gam. B. 35 gam. C. 40 gam. D. 55 gam.
Câu 68: Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol một cste X (chứa C, H, O) đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc) thu được 4,032 lít khí CO2 (ở đktc) và 3,24 gam H2O. Giá trị của V là
A. 9,408 lít. B. 6,72 lít. C. 3,36 lít D. 4,704 lít.
Câu 69: Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 3,425. B. 2,550. C. 3,825. D. 4,725.
Câu 70: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X gồm Fe và FexOy, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 64 gam chất rắn Y trong ống sứ và 11,2 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với hiđro là 20,4. Giá trị của m là
A. 72,0. B. 65,6. C. 70,4. D. 66,5.
Câu 71: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng.
(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư.
(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4.
(e) Đốt FeS2 trong không khí.
(f) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với các điện cực trơ
Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 72: Cho 13,35 g hỗn hợp X gồm CH2(NH2)CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là.
A. 250 ml. B. 150 ml. C. 200 ml. D. 100 ml.
Câu 73: Thủy phân hết 0,05 mol hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X (CxHyOzN3) và Y (CnHmO6Nt), thu được hỗn hợp gồm 0,07 mol glyxin và 0,12 mol alanin. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,12 mol Y trong dung dịch HCl, thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 59,95. B. 71,94. C. 80,59. D. 11,99.
Câu 74: Cho X, Y là hai axit hữu cơ mạch hở (MX < MY); Z là ancol no; T là este hai chức mạch hở không phân nhánh tạo bởi X, T, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y Z, T với 400ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F chứa hai muối có số mol bằng nhau. Cho Z vào bình chứa Na dư thấy bình tăng 19,24 gam và thu được 5,824 lít H2 ở đktc. Đốt hoàn toàn hỗn hợp F cần 15,68 lít O2 (đktc) thu được khí CO2, Na2CO3 và 7,2 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của T trong E gần nhất với giá trị
A. 14. B. 51. C. 26. D. 9.
Câu 75: Nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al, FexOy (không có không khí) thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành hai phần:
Phần 1: Cho tác dụng với NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04 gam chất rắn không tan.
Phần 2: có khối lượng 29,79 gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất).
Giá trị của m và công thức của oxit sắt là
A. 36,48 gam và Fe3O4. B. 38,91 gam và FeO.
C. 39,72 gam và FeO. D. 39,72 gam và Fe3O4.
Câu 76: Điện phân 200 ml dung dịch gồm CuSO4 1,0 M và NaCl a M (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 2A trong thời gian 14475 giây. Dung dịch thu được có khối lượng giảm 14,75 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của a là
A. 1,50. B. 1,00. C. 0,75. D. 0,50.
Câu 77: X là một α – Aminioaxit no , chứa 1 nhóm – COOH và 1 nhóm –NH2. Từ 3m gam X điều chế được m1 gam dipeptit. Từ m gam X điều chế được m2 gam tripeptit. Đốt cháy m1 gam dipeptit thu được 1,35 mol nước. Đốt cháy m2 gam tripeptit thu được 0,425 mol H2O. Giá trị của m là
A. 13,35gam. B. 26,70gam. C. 11,25gam. D. 22,50gam.
Câu 78: Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều no, đơn chức, mạch hở) và este Z được tạo bởi X, Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 4,032 lít O2 (đktc), thu được 3,136 lít CO2 (đktc). Đun nóng m gam E với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 5,68 gam chất rắn khan. Công thức của X là
A. C3H7COOH. B. C2H5COOH. C. HCOOH. D. CH3COOH.
Câu 79: Cho từ từ x ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M và HNO3 0,2M vào 100ml dung dịch gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 aM, sau phản ứng thu được 0,672 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y thu được 23,64 gam kết tủa. Giá trị của a và x là
A. 0,5M và 0,2. B. 0,5M và 200. C. 0,3M và 0,2. D. 0,3M và 200.
Câu 80: Hòa tan hết 15,0 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,16 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 154,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn hợp X là
A. 48,80%. B. 33,60%. C. 29,87%. D. 37,33%.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
41 | A | 51 | C | 61 | B | 71 | C |
42 | D | 52 | C | 62 | D | 72 | D |
43 | C | 53 | A | 63 | D | 73 | B |
44 | B | 54 | A | 64 | A | 74 | B |
45 | B | 55 | A | 65 | D | 75 | D |
46 | A | 56 | C | 66 | B | 76 | D |
47 | C | 57 | D | 67 | A | 77 | A |
48 | A | 58 | C | 68 | D | 78 | B |
49 | B | 59 | C | 69 | C | 79 | B |
50 | A | 60 | B | 70 | C | 80 | D |
ĐỀ SỐ 2
Câu 41: Cho các chất: NaOH, HCl, Al(OH)3, CH3COONa, C6H6, CH3COOH, C12H22O11, SO2. Số chất điện ly là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 42: Chất nào sau đây là hiđrocacbon?
A. CH3CHO. B. C2H3Cl. C. C2H2. D. C2H5OH.
Câu 43: Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 44: Chất nào sau đây là polime thiên nhiên?
A. Nilon -6,6. B. Xenlulozơ. C. Cao su Buna. D. Polietilen.
Câu 45: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là
A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 46: Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong các kim loại là
A. W. B. Hg. C. Fe. D. Cr.
Câu 47: Để phân biệt khí CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. dung dịch NaOH. B. CaO.
C. dung dịch Ba(OH)2. D. nước brom.
Câu 48: Chất nào sau đây là este no đơn chức, mạch hở?
A. C6H5COOCH3. B. HCOOCH=CH2. C. CH3COOCH3. D. HCOOCH2COOCH3.
Câu 49: Tại những bãi đào vàng, nước sông đã nhiễm một loại hóa chất cực độc do thợ vàng sử dụng để tách vàng khỏi cát và tạp chất. Đất ở ven sông cũng bị nhiễm chất độc này. Chất độc này cũng có nhiều trong vỏ sắn. Chất độc đó là
A. thủy ngân. B. đioxin. C. xianua. D. nicôtin.
Câu 50: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là
A. Ag2O, NO2, O2. B. Ag, NO2, O2. C. Ag, NO, O2. D. Ag2O, NO, O2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
41 | A | 51 | B | 61 | C | 71 | A |
42 | C | 52 | A | 62 | B | 72 | B |
43 | A | 53 | C | 63 | D | 73 | D |
44 | B | 54 | D | 64 | D | 74 | B |
45 | D | 55 | B | 65 | D | 75 | B |
46 | B | 56 | A | 66 | D | 76 | A |
47 | D | 57 | A | 67 | C | 77 | C |
48 | C | 58 | B | 68 | A | 78 | C |
49 | C | 59 | C | 69 | A | 79 | D |
50 | B | 60 | A | 70 | D | 80 | C |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Loại polime nào sau đây khi đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O?
A. Polietilen B. Tơ olon C. Nilon-6,6 D. Tơ tằm
Câu 2: Chất khí nào sau đây rất độc được dùng để điều chế photgen sử dụng làm vũ khí hoá học trong chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A. CO B. CO2 C. H2S D. O3
Câu 3: Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường ?
A. Cu B. Fe C. Ca D. Ag
Câu 4: Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm thổ trong dãy là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 5: Để bảo quản các kim loại kiềm cần:
A. Ngâm chúng trong dầu hoả. B. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất.
C. Ngâm chúng vào nước. D. Giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín.
Câu 6: Công thức của ancol etylic là
A. C2H5COOC2H5 B. C2H5OH C. CH3COOH D. CH3CHO
Câu 7: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy:
A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Na.
Câu 8: Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc như gạo, ngô, khoai, sắn. Công thức phân tử của tinh bột là
A. C12H22O11 B. C6H12O6 C. (C6H10O5)n D. CH2O
Câu 9: Amin nào sau đây là amin bậc 1:
A. Trimetyl amin. B. đimetyl amin. C. Etyl metyl amin. D. Metyl amin.
Câu 10: Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm bột ngọt (mì chính)?
A. Axit glutamic. B. Lysin. C. Alanin. D. Axit amino axetic.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1-A | 2-A | 3-C | 4-A | 5-A | 6-B | 7-D | 8-C | 9-D | 10-A |
11-C | 12-D | 13-B | 14-A | 15-A | 16-B | 17-A | 18-D | 19-C | 20-D |
21-C | 22-C | 23-C | 24-B | 25-D | 26-B | 27-D | 28-B | 29-D | 30-C |
31-A | 32-C | 33-B | 34-B | 35-D | 36-B | 37-D | 38-A | 39-B | 40-C |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Các chất trong dãy nào sau đây đều có thể làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A. NaOH, K2CO3, K3PO4. B. NaHCO3, CaCl2, Ca(OH)2.
C. Ca(OH)2, HCl, Na2CO3. D. Na3PO4, H2SO4.
Câu 2: Kim loại nào dưới đây không tan trong nước ở điều kiện thường?
A. Al. B. K. C. Na. D. Ca
Câu3: Có 4 dung dịch: Al(NO3)3, NaNO3, Na2CO3, NH4NO3. Chỉ dùng một dung dịch nào sau đây để phân biệt các chất trong các dung dịch trên?
A. H2SO4. B. NaCl. C. K2SO4. D. Ba(OH)2.
Câu 4: Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là
A. 3. B. 1. C. 2 D. 4.
Câu 5: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Poli(etilen terephtalat). B. Poli(phenol fomanđehit).
C. Poli(metyl metacrilat). D. Poli(hexametilen ađipamit).
Câu 6: Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ trong môi trường axit, thu được chất nào sau đây?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Mantozơ. D. Fructozơ
Câu 7: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là:
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 8: Xà phòng hóa tristearin bằng NaOH, thu được glixerol và chất X. Chất X là
A. CH3[CH2]16COOH. B. CH3[CH2]16(COOH)3
C. CH3[CH2]16COONa. D. CH3[CH2]16(COONa)3.
Câu 9: Chất nào dưới đây khi tác dụng với dung dịch HCl thu được hai muối?
A. Fe B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. FeO
Câu 10: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là
A. Cs. B. Os. C. Ca. D. Li.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli (etilen terephtalat). B. Polipropilen.
C. Polibutađien. D. Poli metyl metacrylat.
Câu 2. Trong số các kim loại sau, kim loại cứng nhất là
A. Al. B. Fe. C. Cr. D. Cu.
Câu 3. Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. H , Fe , NO , SO . B. Ag , Na , NO , Cl .
C. Mg , K , SO , PO . D. Al , NH , Br , OH .
Câu 4. Người hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là
A. cafein. B. mophin. C. heroin. D. nicotin.
Câu 5. Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành este có tên gọi là
A. metyl axetat. B. etyl axetat. C. axyl etylat. D. axetyl etylat.
Câu 6. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng boxit. B. quặng pirit. C. quặng manhetit. D. quặng đôlômit.
Câu 7. Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng:
A. với axit H2SO4. B. với kiềm. C. với dung dịch iôt. D. thủy phân.
Câu 8. Cho dãy các chất: Na, Na2O, NaOH, NaHCO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl sinh ra chất khí là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4
Câu 9. Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :
A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.
B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.
C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.
D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.
Câu 10. Phân kali clorua đuợc sản xuất từ quặng sinvinit có chứa 47% K2O về khối lượng. Phần trăm khối lượng KCl có trong phân bón đó bằng
A. 75,0%. B. 74,5%. C. 67,8%. D. 91,2%.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Bắc Hưng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!