TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Ancol no, đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 2: Hiđrat hóa 2-metyl but-2-en thu được sản phẩm chính là
A. 2-metyl butan-2-ol. B. 3-metyl butan-1-ol. C. 3-metyl butan-2-ol. D. 2-metyl butan-1-ol.
Câu 3: . Ứng với CTPT C3H8Ox có bao nhiêu chất là ancol?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Cũng m gam X trên cho tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36 B. 11,20 C. 5,60 D. 6,72
Câu 5: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3, là:
A. anđehit axetic, butin-1, etilen. B. anđehit axetic, axetilen, butin-2.
C. axit fomic, vinylaxetilen, propin. D. anđehit fomic, axetilen, etilen.
Câu 6: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là
A. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5. B. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH.
C. C2H5OH, C2H4, C2H2. D. CH3COOH, C2H2, C2H4.
Câu 7: Este tạo bởi ancol no đơn chức và axit không no đơn chức có 1 liên kết đôi có công thức tổng quát là:
A. Cn H2n-4 O2 (n 4) B. Cn H2n-2 O2 (n 4) C. Cn H2n-2 O2 (n 3) D. Cn H2n O2 (n 4)
Câu 8: Xà phòng hóa este C4H8O2 thu được rượu etylic. Axit tạo thành este đó là
A. axit axetic B. axit propionic C. axit fomic D. axit oxalic
Câu 9: Axit cacboxylic A có công thức đơn giản nhất là C3H4O3. A có công thức phân tử là
A. C3H4O3. B. C6H8O6. C. C18H24O18. D. C12H16O12.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic hai chức, mạch hở và đều có một liên kết đôi C=C trong phân tử, thu được V lít khí CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị x, y và V là
A. V = . B. V = C. V = D. V = .
Câu 11: Trung hoà 100ml dung dịch chứa một axit cacboxylic X nồng độ 0,1M cần vừa đủ 16 gam dung dịch NaOH 5%, thu được 1,48 gam muối. Công thức của X là
A. HOOC-CH2-COOH B. HOOC-COOH C. CH3COOH D. HOOC-CH2-CH2-COOH
Câu 12: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là
A. 1,62. B. 1,80. C. 3,60. D. 1,44
Câu 13. Cho 6 gam axit axetic tác dụng với 9,2 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng). Sau phản ứng thu được 4,4 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 75% B. 25% C. 50% D. 55%
Câu 14: Etyl fomat có công thức là
A. HCOOC2H5. B. HCOOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3.
Câu 15: Poly vinyl axetat là polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp :
A. C2H5COOCH=CH2 B. CH3COOCH=CH2 C.CH2=CHCOOC2H5 D. CH2=CHCOOCH3
Câu 16: đun nóng hỗn hợp etanol và propan-2-ol với axit oxalic(HOOC – COOH) có xúc tác H2SO4 đặc có thể thu được tối đa bao nhiêu este:
A. 2 B. 3 C.4 D. 5
Câu 17: Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là
A. CH3COOH và C6H5ONa. B. CH3COOH và C6H5OH.
C. CH3OH và C6H5ONa. D. CH3COONa và C6H5ONa.
Câu 18: Cho chất C4H6O2 tác dụng vơi dung dịch NaOH thu được sản phẩm đều có phản ứng tráng gương. CTCT của Y là:
A. CH3COOCH=CH2 B. C2H5COOCH=CH2 C. HCOOCH=CHCH3 D. HCOOC(CH3)=CH2
Câu 19: Cho 4,48 gam hổn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 (có tỷ lệ mol là 1:1) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,1 M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 5,6 gam B. 3,28 gam C. 6,4 gam D. 4,88 gam
Câu 20 : Cho các nhận định sau đây về este no, đơn chức, mạch hở:
Thủy phân trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch;
Đun với dd NaOH là phản ứng một chiều;
Đốt cháy hoàn toàn thu được CO2 và nước có số mol bằng nhau.
Công thức tổng quat là CnH2nO2 (n≥1)
Số nhận định luôn đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 21. Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là:
A. 13,0 B. 1,2 C. 1,0. D. 12,8.
Câu 22. Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 23. Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 24. Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là:
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 25. Cho các phản ứng sau:
(a) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
(b) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S
(c) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl
(d) KHSO4 + KHS → K2SO4 + H2S
(e) BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn S2- + 2H+ → H2S là: :
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 26. Cho 4 dung dịch: H2SO4 loãng, AgNO3, CuSO4, AgF. Chất không tác dụng được với cả 4 dung dịch trên là:
A. KOH. | B. BaCl2. | C. NH3. | D. NaNO3. |
Câu 27. Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. B. | C. D. |
Câu 28. Cho dãy các chất : NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3.
Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là:
A. 4. B. 5. C. 3. D. 1.
Câu 29. Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là:
A. 4. B. 6. C. 3. D. 2.
Câu 30. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. B. HNO3, NaCl, Na2SO4.
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2. D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Có bao nhiêu đồng phân có công thức phân tử là C4H10O ?
A. 6. B. 7. C. 4. D. 5.
Câu 2: Để phân biệt axit propionic và axit acrylic ta dùng
A. dung dịch Na2CO3. B. dung dịch Br2. C. dung dịch C2H5OH. D. dung dịch NaOH.
Câu 3: Cho hỗn hợp X (gồm CH3OH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3 có khối lưượng m gam. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 5,6 lít khí CO2 (ở đktc). Cũng m gam hỗn hợp X trên cho tác dụng với Na (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Gía trị của V là:
A. 2,8 B. 3,36 C. 11,2 D. 5,6
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm ba ancol cùng dãy đồng đẳng, thu được 9,408 lít khí CO2 (đktc) và 12,24 gam H2O. Giá trị của m là?
A. 10,96. B. 9,44. C. 10,56. D. 14,72.
Câu 5: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. CH3CHO. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. CH3NH2.
Câu 6: Có bao nhiêu chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C3HyO mà bằng một phản ứng tạo ra
propan-1-ol
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 7: Cho andehit no, mạch hở, có công thức CnHmO2. Mối quan hệ giữa n với m là :
A. m = 2n + 1 B. m = 2n – 2. C. m = 2n D. m = 2n + 2.
Câu 8: Chất C4H8O2 có số đồng phân este là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 9: Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-CH2-OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là
A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (4) C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4)
Câu 10: Chất X có công thức cấu tạo CH2 = CH – COOCH3. Tên gọi của X là
A. etyl axetat. B. metyl acrylat. C. propyl fomat. D. metyl axetat.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-CH2-OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là
A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (4) C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4)
Câu 2: Chất X có công thức cấu tạo CH2 = CH – COOCH3. Tên gọi của X là
A. etyl axetat. B. metyl acrylat. C. propyl fomat. D. metyl axetat.
Câu 3: Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch axit axetic?
A. Cu. B. Zn. C. NaOH. D. CaCO3.
Câu 4: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là
A. CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3. B. CH3CHO, C6H12O6 (glucozơ), CH3OH.
C. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO. D. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO.
Câu 5: C4H6O2 có số đồng phân mạch hở thuộc chức axit là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6
Câu 6: Để phân biệt 3 mẫu hóa chất riêng biệt : phenol, axit acrylic, axit axetic bằng một thuốc thử, người ta dùng thuốc thử
A. dung dịch Na2CO3. . CaCO3. C. dung dịch Br2. D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 7. Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là
A. C3H5COOH và 54,88%. B. C2H3COOH và 43,90%. C. C2H5COOH và 56,10%. D. HCOOH và 45,12%.
Câu 8 : Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm( dd KOH) khi đun nóng được gọi là:
A. Xà phòng hóa B. Crakinh C. Hydrat hóa D. Sự lên men
Câu 9 : Etyl propionat là tên gọi của hợp chất :
A. HCOOC3H7 B. C3H7COOH C. C2H5COOCH3 D. C2H5COOC2H5
Câu 10: Xà phòng hóa 4,4 (g) etylaxetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M thì vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:
A. 8,56g B. 3,28g C. 8,2g D. 1,64g
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:
A. CH3COONa và CH3OH. B. HCOONa và C2H5OH.
C. C2H5COONa và CH3OH. D. CH3COONa và C2H5OH.
Câu 2. Chất nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài?
A. isoamyl axetat. B. etyl axetat. C. etyl fomat. D. benzyl axetat.
Câu 3. Chất béo X có công thức (C17H35COO)3C3H5. Tên gọi của X là:
A. Tripanmitin. B. Trilinolein. C. Tristearin. D. Triolein.
Câu 4. Cho 17,6 gam một este đơn chức phản ứng hết với 200ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16,4 gam muối khan. Tên gọi của este đó là:
A. metyl fomat. B. metyl axetat. C. etyl axetat. D. propyl fomat.
Câu 5. Xà phòng hóa hoàn toàn 13,7 gam một loại chất béo trung tính cần vừa đủ 450 ml dung dịch NaOH 0,1M. Khối lượng muối natri thu được sau khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:
A. 14,12 g. B.17,80 g. C.16,64 g. D.16,88g.
Câu 6. Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo của nhau và đều chứa vòng benzen.Đốt cháy hoàn toàn 2,72 gam E cần vừa đủ 4,032 lítkhíO2(đktc),thuđượcCO2và1,44gamH2O. Mặt khác, cho 6,8gamE phản ứng tối đa vớidungdịch chứa 2,4 gam NaOH,thuđượcdungdịchTchứa7,74gam hỗn hợp bamuối. Khối lượngmuối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trongT là:
A.2,72 gam. B. 0,82 gam. C.5,76gam. D.3,40 gam.
Câu 7. Các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ. B. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. D. Tinh bột, xenlulozơ,fructozơ.
Câu 8. Đun nóng 100 gam dung dịch glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 10,8 gam. B. 16,2 gam. C. 21,6 gam. D. 32,4 gam.
Câu 9. Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?
A. CH3NHCH3. B. H2N(CH2)6NH2. B. C6H5NH2. D. CH3CH(CH3)NH2.
Câu 10. Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là:
A. 0,5 mol. B. 0,55 mol. C. 0,35 mol. D. 0,65 mol.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Bá Thước. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!