Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THCS&THPT Đăng Hà

TRƯỜNG THCS&THPT ĐĂNG HÀ

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC LẦN 4

Thời gian 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch nào sau đây ?

A. dd brom dư.                                                            B. dd KMnO4 dư.

C. dd AgNO3 /NH3 dư.                                               D. Các cách trên đều đúng.

Câu 2: Một hỗn hợp gồm etilen và axetilen có thể tích 6,72 lít (đktc). Cho hỗn hợp đó qua dung dịch brom dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng brom phản ứng là 64 gam. Phần % về thể tích etilen trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 66%.                                B. 65,66%.                       C. 66,67%.                      D. 68,30%.

Câu 3: Biết 28,0 gam anken X tác dụng vừa đủ với 11,2 lít H2 (Ni, toC) (đktc). Hiđrat hóa X chỉ thu được một ancol duy nhất. X có tên là:

A. but - 2-en.                        B. etilen.                          C. hex- 2-en.                    D. propen.

Câu 4: Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,3 mol chất X, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là:

A. 60.                                   B. 40.                               C. 30.                               D. 20.

Câu 5: Phản ứng thủy phân canxi cacbua dùng để điều chế chất khí (X) trong phòng thí nghiệm.  Vậy X là:

A. Etan.                                B. Metan.                         C. Etilen.                         D. Axetilen.

Câu 6: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2 với xúc tác Ni đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp Y (có tỉ khối so với hiđrô bằng 8). Đốt cháy hoàn toàn cùng lượng hỗn hợp X trên, rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là :

A. 20 gam.                            B. 40 gam.                       C. 30 gam.                       D. 50 gam.

Câu 7: Hỗn hợp A gồm 3 chất X, Y, Z là 3 hiđrocacbon mạch hở có cùng CTĐGN (theo thứ tự tăng dần về số nguyên tử cacbon), trong đó C chiếm 92,31% về khối lượng. Khi đốt cháy 0,01 mol chất Z thu được không quá 2,75 gam CO2. Cho 3,12 gam hỗn hợp A (có số mol các chất bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được tối đa m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 13,82.                              B. 11,68.                          C. 15,96.                          D. 7,98.

Câu 8: Cho 8,4 gam một anken X phản ứng vừa đủ với dung dịch brom thu được 24,4 gam sản phẩm cộng. CTPT của X là:

A. C6H12.                              B. C5H10.                         C. C4H8.                          D. C3H6.

Câu 9: Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen:

A. Al4C3.                              B. CaC2.                          C. CH4.                            D. Ag2C2.

Câu 10: Propen không tác dụng với chất nào sau đây:

A. H2 (Ni, toC).                    B. dung dịch Br2.            C. H2O (H+, toC).            D. dd AgNO3/NH3.

Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm C2H6, C2H4 và C2H2. Lấy 11,4 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của C2H2 có trong X là:

A. 50%.                                B. 20%.                            C. 25%.                           D. 40%.

Câu 12: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan.

A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8.                                         B. CH4, C2H2, C3H4, C4H10.

C. CH4, C2H6, C4H10, C5H12.                                       D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12.

Câu 13: Chất CH3-CH(CH3)-C=CH2 có tên gọi quốc tế là:

A. 2 –metylbut-1-en.            B. 3-metylbut-3-en.         C. 3-metylbut-1-en.         D. 2-metylbut-3-en.

Câu 14: Cho 0,52 gam axetilen tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa màu vàng. Giá trị m là:

A. 10,4 gam.                         B. 24 gam.                       C. 0,48 gam.                    D. 4,8 gam.

Câu 15: Để phân biệt C2H2, C2H4, C2H6 ta dùng các thuốc thử?

A. Dung dịch Br2, quỳ tím.                                          B. Dung dịch AgNO3/NH3, quỳ tím.

C. Dung dịch Br2, dd KMnO4.                                    D. Dung dịch AgNO3/NH3, dd Br2.

Câu 16: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?

A. CH3COONa(rắn) + NaOH(rắn)  → Na2CO3 + CH4.

B. NH4Cl + NaOH  → NaCl + NH3 + H2O.

C. NaCl(rắn) + H2SO4(đặc) → NaHSO4 + HCl.

D. C2H5OH → C2H4 + H2O.

Câu 17: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với H2 là 7,5. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 4,6875. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là:

A. 25%.                                B. 40%.                            C. 20%.                           D. 50%.

Câu 18: Các ankan không tham gia

A. Phản ứng cộng.               B. Phản ứng cháy.           C. Phản ứng tách.            D. Phản ứng thế.

Câu 19: Dẫn propin vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thì:

A. xuất hiện kết tủa màu trắng.                                    B. xuất hiện kết tủa màu vàng.

C. dung dịch mất màu.                                                 D. xuất hiện kết tủa vàng và có khí thoát ra.

Câu 20: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Br2:

A. But-1-in.                          B. But-1-en.                     C. Butan.                         D. Butađien.

Câu 21: Đốt cháy hỗn hợp gồm 3 anken thu được 4,4 g CO2. Nếu dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong thì khối lượng bình  sẽ tăng thêm là:

A. 4,8 gam.                           B. 5,2 gam.                      C. 6,2 gam.                      D. 4,4 gam.

Câu 22: Chỉ dùng dung dịch AgNO3/NH3 có thể phân biệt được hai chất nào sau đây:

A. Propin và but-2-in.          B. Axetilen và propin.     C. Propan và propen.       D. Etan và etilen.

Câu 23: Chất nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường:

A. CH4.                                B. C5H12.                         C. C2H4.                          D. C3H8.

Câu 24: Cho 3 hidrocacbon sau: (1) CH3-CH2-CH=CH-CH2-CH3;  (2) CH3-C(CH3)=CH-CH2-CH3; (3) CH­3CH2C(CH3)=CH-CH2CH3. Hidrocacbon nào có đồng phân hình học:

A. 1, 2.                                 B. 1, 3                              C. 2, 3.                             D. 1, 2, 3.

Câu 25: Một hidrocacbon X đốt cháy cho ra số mol CO2 = số mol H2O. Vậy X có thể là:

A. Ankin.                             B. Anken.                        C. Ankađien.                   D. Ankan.

Câu 26: Công thức chung của ankin là:

A. CnH2n-2 (n≥2).                  B. CnH2n + 2 (n≥2).            C. CnH2n (n≥2)                 .     D. CnH2n-2 (n≥3).

Câu 27: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 55,039%. Công thức phân tử của X là:

A. C3H6.                               B. C3H4.                           C. C2H4.                          D. C4H8.

Câu 28: Số đồng phân ankin của C4H6 là:

A. 4.                                     B. 3.                                 C. 1.                                 D. 2.

Câu 29: Cho isobutan tác dụng với Cl2 (chiếu sáng, tỉ lệ mol 1:1) thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm thế monoclo:

A. 2.                                     B. 1.                                 C. 3.                                 D. 4.

Câu 30: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:

A. 37,20 g.                           B. 37,92 g.                       C. 40,80 g.                       D. 33,60 g.

Câu 31: Etilen là tên gọi thông thường của chất nào?

A. CH≡CH.                          B. CH3-C≡CH.                C. CH3-CH3.                   D. CH2=CH2.

Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm 2 ankin là đồng đẳng liên tiếp thu được 0,24 mol CO2 và 0,14 mol H2O. Công thức phân tử 2 ankin là:

A. CH4 và C2H6.                  B. C3H4 và C4H6.             C. C2H4 và C3H6.            D. C2H2 và C3H4.

Câu 33: Chất nào sau đây không phải là hợp chất hữu cơ:

A. CH3COOH.                     B. (NH4)2CO3.                 C. C4H8.                          D. CH4.

Câu 34: Crackinh 5,8 gam butan trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp X gồm 5 hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn hoàn lượng X trên thu được V(lít) CO2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 4,48.                                B. 2,24.                            C. 8,96.                            D. 6,72.

Câu 35: Ankin X có phần trăm khối lượng C là 90,00%. Công thức phân tử của X là:

A. C4H6.                               B. C2H2.                           C. C3H4.                          D. C5H10.

Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một ankan X thu được 0,3 mol khí CO2. Công thức phân tử X là:

A. C3H8.                               B. C3H4.                           C. C2H6.                          D. C3H6.

Câu 37: Cho 27,2 gam ankin X tác dụng với 15,68 lít khí H2 (đktc) có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp Y (không chứa H2). Biết Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Công thức phân tử của X là:

A. C2H2.                               B. C3H4.                           C. C4H6.                          D. C5H8.

Câu 38: Trùng hợp etilen thu được P.E có phân tử khối trung bình bằng 56000 đvC. Số mắt xích trung bình của PE là:

A. 20000.                             B. 15000.                         C. 1500.                           D. 2000.

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm C3H8, C4H6, C5H10 và C6H6 thu được 7,92g CO2 và 2,7g H2O. Giá trị của m là:

A. 2,31g.                              B. 2,46g.                          C. 2,67g.                          D. 2,82g.

Câu 40: Cao su buna được điều chế bằng phản ứng trùng hợp từ monome nào sau đây:

A. CH3-CH2-CH2-CH3.                                                B. CH2=CH-CH=CH2.

C. CH2=CH-CH2-CH3.                                                D. CH3CH=CHCH3.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Hãy chỉ ra nhận xét sai, khi nói về khả năng phản ứng của oxi:

A. O2 phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại.

B. O2 tham gia vào quá trình xảy ra sự cháy, sự gỉ, sự hô hấp.

C. O2 phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim.

D. Những phản ứng mà O2 tham gia đều là phản ứng oxi hoá – khử.

Câu 2: O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2

A. KOH.                             B. H2O.                          C. SO2.                           D. H2.

Câu 3: Lưu huỳnh có các mức oxi hóa là

A. -2, 0, +4, +6                                                          B. +1; +3; +5; +7

C. -1; 0; +1; +3; +5; +7                                             D. -2; 0; +6; +7

Câu 4: Tầng ozon có khả năng ngăn tia cực tím từ vũ trụ thâm nhập vào trái đất vì

A. Tầng ozon đã hấp thụ tia cực tím cho cân bằng chuyển hóa ozon và oxi.

B. Tầng ozon chứa khí CFC có tác dụng hấp thụ tia cực tím.

C. Tầng ozon rất dày, ngăn không cho tia cực tím đi qua

D. Tầng ozon có khả năng phản xạ ánh sáng tím.

Câu 5: Trong dãy axit: HF, HI, HCl, HBr, axit mạnh nhất là:

A. HCl                                B. HI                              C. HBr                           D. HF

Câu 6: Ag để trong không khí bị biến thành màu đen do không khí bị nhiễm bẩn chất nào dưới đây?

A. ozon hoặc hiđrosunfua                                         B. HCl hoặc Cl2.

C. H2 hoặc hơi nước                                                 D. SO2 và SO3.

Câu 7: Nồng độ C% của dd HCl được tạo nên sau khi cho 143ml dung dịch CuCl2 20% (d = 1,18 g/ml) tác dụng với 50g dung dịch H2S 20,4%.

A. 8,33%                            B. 18,25%                      C. 9,37%                        D. 4,17%

Câu 8: Trong pứ sau: Cl2 + H2O → HCl + HClO. Phát biểu nào sau đúng ?

A. Clo chỉ đóng vai trò chất oxi hóa

B. Nước đóng vai trò chất khử

C. Clo vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử

D. Clo chỉ đóng vai trò chất khử

Câu 9: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách

A. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.                    B. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

C. nhiệt phân Cu(NO3)2                                            D. điện phân nước

Câu 10: Cho 0,05 mol halogen X2 tác dụng với đồng, thu được 11,2 gam CuX2. Nguyên tố halogen đó là:

A. Iot                                  B. Brom                         C. Clo                            D. Flo

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

C

11

C

21

A

31

C

2

A

12

A

22

B

32

D

3

A

13

B

23

B

33

D

4

A

14

A

24

B

34

D

5

B

15

C

25

D

35

D

6

A

16

C

26

C

36

D

7

C

17

C

27

D

37

A

8

C

18

D

28

B

38

C

9

A

19

B

29

B

39

D

10

B

20

D

30

A

40

B

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là

A. khử.                               B. Tính oxi hóa .            C. oxi hóa và khử.         D. Tự oxi hóa khử.

Câu 2: Trong các phản ứng sau phản ứng nào không xảy ra?

A. KBr + I2 →                    B. F2 + H2O →              C. Br2 + NaI →             D. Cl2 + KBr →

Câu 3: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là:

A. ns2np3                             B. ns2np4                        C. ns2np5                        D. (n-1)d10ns2np4

Câu 4: Nước Gia-ven có tác dụng tẩy màu, là do:

A. Muối NaClO có tính khử rất mạnh                      B. Muối NaCl có tính oxi hóa mạnh.

C. Muối NaClO có tính oxi hóa rất mạnh                 D. Muối NaCl có tính khử mạnh

Câu 5: Cho hỗn hợp gồm 5,4g Al và 3,2g Cu, tác dụng với dung dịch HCl dư. Thể tích khí thu được ở đktc là:

A. 4,48 lít                           B. 6,72 lít                       C. 8,96 lít                       D. 3,36 lít

Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm Clo và Oxi tác dụng hết với 9,6 gam Mg và 16,2 gam Al tạo ra 74,1 gam hỗn hợp muối clorua và oxit. Tính % V của clo trong X?

A. 50%                               B. 44,44%                      C. 66,67%                      D. 55,56%

Câu 7: O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2

A. KOH.                             B. H2O.                          C. SO2.                           D. H2.

Câu 8:  Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?

A. (NH4)2SO4                     B. NaHCO3                   C. CaCO3                       D. KMnO4

Câu 9: Để thu hồi thủy ngân rơi vãi trong phòng thí nghiệm người ta dùng chất nào sau đây?

A. Bột S                             B. Bột Fe                       C. Bột gạo                     D. Tất cả đều được

Câu 10: Hòa tan 6,4 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO bằng dung dịch HCl 0,8M vừa đủ, thu được 2,24 lít khí (đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là ?

A. 0,2 lít                             B. 0,5 lít                         C. 0,4 lít                         D. 0,3 lít

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

B

11

D

21

A

31

C

2

A

12

D

22

D

32

C

3

B

13

D

23

C

33

A

4

C

14

A

24

B

34

C

5

B

15

D

25

B

35

C

6

D

16

D

26

D

36

C

7

A

17

B

27

A

37

C

8

D

18

C

28

B

38

B

9

A

19

A

29

C

39

A

10

B

20

A

30

D

40

B

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Hãy chỉ ra nhận xét sai, khi nói về khả năng phản ứng của oxi:

A. O2 phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại.

B. O2 tham gia vào quá trình xảy ra sự cháy, sự gỉ, sự hô hấp.

C. Những phản ứng mà O2 tham gia đều là phản ứng oxi hoá – khử.

D. O2 phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim.

Câu 2: Chất nào sau đây dùng để diệt khuẩn và tẩy màu:

A. cacbonđioxit                  B. clo                             C. nitơ                            D. oxi

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe2O3 bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lít H2 (ở đktc) và thu được dung dịch B . Thêm từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch B, kết thúc thí nghiệm, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 28 gam chất rắn. V có giá trị là:

A. 11,2 lít                           B. 22,4 lít                       C. 6,72 lít                       D. 33,6 lít

Câu 4: Để thu hồi thủy ngân rơi vãi trong phòng thí nghiệm người ta dùng chất nào sau đây?

A. Bột gạo                          B. Bột Fe                       C. Bột S                         D. Tất cả đều được

Câu 5: Để hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Zn và ZnO cần dùng 100,8ml dung dịch HCl 36% (d=1,19 g/ml) thì thu được 8,96 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng ZnO trong hỗn hợp đầu là:

A. 61,1%                            B. 86,52%                      C. 39,4%                        D. 37,4%

Câu 6: Hòa tan 10g hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3 vào dung dịch HCl vừa đủ được 1,12 lít hiđro (đktc). % khối lượng sắt trong A là

A. 28%.                              B. 19%.                          C. 27%.                          D. 72%.

Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách

A. điện phân nước                                                     B. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.                    D. nhiệt phân Cu(NO3)2

Câu 8: Hòa tan 2,24 lít khí HCl (đktc) vào 46,35g nước thu được dd HCl có nồng độ là:

A. 7,3%                              B. 5%                             C. 73%                           D. 7%

Câu 9: Axit HCl có thể tác dụng các chất sau đây có bao nhiêu phản ứng xảy ra: Al, Mg(OH)2, Na2SO4, FeS, Fe2O3, K2O, CaCO3, Mg(NO3)2 ?

A. 4                                     B. 7                                C. 6                                D. 5

Câu 10: Bao nhiêu gam Clo đủ tác dụng với kim loại nhôm tạo thành 26,7 gam AlCl3 ?

A. 21,3 gam                        B. 23,1 g                        C. 12,3 gam                   D. 13,2 gam

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

D

11

D

21

B

31

B

2

B

12

B

22

B

32

D

3

A

13

B

23

D

33

A

4

C

14

D

24

A

34

D

5

D

15

C

25

B

35

C

6

A

16

A

26

C

36

C

7

C

17

B

27

D

37

C

8

A

18

C

28

A

38

B

9

C

19

D

29

C

39

D

10

A

20

A

30

B

40

A

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Bao nhiêu gam Clo tác dụng với dung dịch KI dư để tạo nên 25,4 gam I2 ?

A. 14,2 g                             B. 7,1g                           C. 3,55g                         D. 10,65g

Câu 2: Hãy chọn phát biểu đúng về Oxi và ozon.

A. Oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh như nhau.

B. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi.

C. Oxi và ozon đều có số proton và nơtron giống nhau trong phân tử.

D. Cả oxi và ozon đều phản ứng đuợc với các chất như Ag, KI, PbS ở nhiệt độ thường.

Câu 3: Cần dùng bao nhiêu gam Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 1M thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc)?

A. 4,8 g                               B. 48 g                           C. 24 g                           D. 2,4 g

Câu 4: Các nguyên tố nhóm halogen đều có:

A. 7e lớp ngoài cùng          B. 6e lớp ngoài cùng      C. 3e lớp ngoài cùng      D. 1e lớp ngoài cùng

Câu 5: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là:

A. ns2np5                             B. ns2np3                        C. ns2np4                        D. (n-1)d10ns2np4

Câu 6: Cho 4,48 lít clo (đktc) vào dung dịch NaX dư, được 32g X2. X là

A. Br=80.                           B. Cl=35,5.                    C. F=19.                         D. I=127.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây không xẩy ra phản ứng?

A. NaCl + AgNO3 →         B. NaF + AgNO3 →      C. NaI + AgNO3 →      D. NaBr + AgNO3

Câu 8: Hãy chỉ ra phát biểu không chính xác .

A. Tính oxi hóa của halogen giảm dần từ Flo đến Iôt.

B. Trong tất cả các hợp chất, Flo chỉ có số oxi hóa -1

C. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa là -1

D. Trong hợp chất với hiđro và kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hóa là -1

Câu 9: Chọn câu trả lời sai về lưu huỳnh:

A. S là chất rắn màu vàng                                         B. S dẫn điện, dẫn nhiệt kém

C. S không tan trong các dung môi hữu cơ              D. S không tan trong nước

Câu 10: Hòa tan 6,4 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO bằng dung dịch HCl 0,8M vừa đủ, thu được 2,24 lít khí (đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là ?

A. 0,2 lít                             B. 0,5 lít                         C. 0,3 lít                         D. 0,4 lít

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

B

11

D

21

A

31

A

2

B

12

A

22

C

32

D

3

D

13

D

23

B

33

C

4

A

14

B

24

C

34

C

5

C

15

A

25

D

35

A

6

A

16

C

26

C

36

A

7

B

17

D

27

A

37

B

8

C

18

B

28

B

38

C

9

C

19

D

29

D

39

D

10

B

20

D

30

B

40

A

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THCS&THPT Đăng Hà. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?