TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: GDCD (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
1. Đề số 1
Câu 81: Tuyên bố nào sau đây của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề tôn giáo ngay sau ngày độc lập?
A. Tự do tín ngưỡng
B. Bình đẳng tôn giáo
C. Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết
D. Đoàn kết lương giáo
Câu 82: Để phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, năm 1998, Chính phủ đã thông qua chương trình nào?
A. Chương trình 134
B. Chương trình 135
C. Chương trình 136
D. Chương trình 30A
Câu 83: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa tôn giáo và tín ngưỡng:
A. Thể hiện niềm tin tuyệt đối vào thần thánh, chúa trời
B. Tôn giáo có tổ chức, giáo lý, giáo luật
C. Có hệ thống chức sắc tôn giáo đông đảo
D. Có hệ thống cơ sở tôn giáo khang trang
Câu 84: Mọi công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học là
thể hiện
A. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân
B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. quyền học tập không hạn chế.
Câu 85: Cậu bé Hoàng Thân quê ở Tuyên Quang, khi mới 5 tuổi đã đoạt giải trong cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh – thiếu niên, nhi đồng toàn quốc nên đã được đặt cách vào lớp 1, rồi đặc cách vào lớp 2. Điều này thể hiện:
A. quyền học tập và quyền được phát triển của công dân.
B. quyền học tập tự do của công dân.
C. quyền học tập và sáng tạo của công dân.
D. quyền học tập không hạn chế của công dân.
Câu 86: Chị A sáng tác nhiều bài thơ và đưa lên facebook. Hành vi của chị A thể hiện quyền:
A. học tập của công dân.
B. sáng tạo của công dân.
C. phát triển của công dân.
D. tự do của công dân.
Câu 87: Loại văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật:
A. Hiến pháp.
B. Pháp lệnh xử phạt hành chính.
C. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
D. Luật Hôn nhân và gia đình.
Câu 88: Tình trạng bạo lực trong gia đình mà nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em là vấn đề đang được quan tâm ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là biểu hiện của bất bình đẳng trong
A. quan hệ giữa vợ và chồng.
B. quan hệ nhân thân
C. quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng
D. quan hệ tài sản.
Câu 89: Điều 65 Hiến pháp 1992 nước ta quy định: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.”. Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.”. Em hãy chỉ ra điểm giống nhau giữa Điều 65 Hiến pháp 1992 và Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004?
A. Quy định cụ thể chi tiết về quyền trẻ em.
B. Nêu khái quát chung về quyền trẻ em.
C. Đều là những điều các em cần có.
D. Đều là những quy định về quyền trẻ em.
Câu 90: Điều 115 Bộ Luật Lao động 2006 quy đinh: “Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa”. Qua thông tin trên đặc trưng của pháp luật được thể hiện là:
A. tính quy phạm phổ biến.
B. tính quyền lực bắt buộc chung
C. tính thống nhất của pháp luật.
D. tính chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 91: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật là bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
A. Từ 11% trở lên.
B. Từ 10% trở lên.
C. Từ 20% trở lên.
D. Từ 21% trở lên
Câu 92: Chị T có thu nhập cao hơn chồng về kinh tế nên trong cuộc sống hằng ngày chị thường có những lời lẽ thiếu tôn trọng, xúc phạm chồng. Hành động của chị T đã vi phạm:
A. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình
B. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản
C. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân
D. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
Câu 93: Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 khẳng định: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự truyền thống tốt đẹp của gia đình”. Điều này phù hợp với A. nguyện vọng của mọi người trong xã hội.
B. quy tắc xử sự trong đời sống.
C. chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.
D. Hiến pháp và luật.
Câu 94: Không áp dụng hình phạt tử hình, tù chung thân đối với
A. người chưa thành niên
B. người từ đủ 12 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi
C. người dưới 16 tuổi
D. người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi
Câu 95: ngày môi trường thế giới là ngày
A. Ngày 6 tháng 5
B. Ngày 8 tháng 6
C. Ngày 9 tháng 11
D. Ngày 5 tháng 6
Câu 96: Vấn đề nào sau đây được Đảng và Nhà nước ta quan tâm nhất?
A. Kiềm chế sự gia tăng dân số
B. Xóa đói, giảm nghèo.
C. Giải quyết việc làm.
D. Phòng, chống tệ nạn xã hội.
Câu 97: Luật chống “bạo lực gia đình” của nước ta có hiệu lực thi hành từ thời gian nào?
A. 02/08/2008. B. 02/07/2008.
C. 01/08/2008. D. 01/07/2008.
Câu 98: Tính đến thời điểm này, pháp luật Việt Nam đã công nhận hôn nhân đồng giới hay chưa?
A. Những người đồng giới có thể chung sống với nhau nhưng Pháp luật sẽ không xử lý khi có tranh chấp xảy ra giữa họ.
B. Nghiêm cấm kết hôn đồng giới và kỳ thị những người đồng giới.
C. Nghiêm cấm kết hôn đồng giới. D. Nhà nước đã thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới và bảo vệ họ trước pháp luật khi có tranh chấp xảy ra.
Câu 99: Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện:
A. quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân.
B. quyền học không hạn chế của công dân.
C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 100: Trong quá trình tổ chức kinh doanh, ông H đã cùng với bạn bè của mình góp vốn để mở công ty cổ phần. Việc làm của ông H thể hiện nội dung nào trong bình đẳng về kinh doanh?
A. Tự do mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh
B. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh
C. Tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
D. Tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
81. C 82. B 83. B 84. D 85. A 86. B 87. C 88. B 89. D 90. B 91. A 92. C 93. C 94. A 95. D 96. A 97. D 98. A 99. C 100. B
101. D 102. D 103. A 104. A 105. A 106. C 107. D 108. C 109. A 110. B 111. B 112. C 113. D 114. C 115. D 116. D 117. C 118. A 119. B 120. B
2. Đề số 2
Câu 1. Chuẩn mực nào của xã hội là quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm?
A. Pháp luật. B. Đạo đức. C. Kinh tế. D. Chính trị.
Câu 3. Những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là
A. vi phạm hình sự. B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm hành chính. D. vi phạm kỷ luật.
Câu 4. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạ như nh
trong một hoàn cảnh như nh hì đều phải chịu trách nhiệm pháp lý
A. như nh . B. ngang nhau.
C. bằng nhau. D. có thể khác nhau.
Câu 5. Các cá nhân, t chức không đ ều mà pháp luật cấm là hình thức thực hiện pháp luậ nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 6. Hành vi trái pháp luậ o ngườ có năng ực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý ho c vô ý, xâm hạ đến các quan hệ xã hộ được pháp luật bảo vệ là
A. thực hiện pháp luật B. vi phạm pháp luật
C. tuân thủ pháp luật. D. trách nhiệm pháp lý.
Câu 7. Hình thức thực hiện pháp luậ n o ướ đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 8. Ph b ể n o ướ đây không đúng?
A. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ phải chịu một hình thức trách nhiệm pháp lý.
B. Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại trách nhiệm pháp lý.
C. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu hai hình thức trách nhiệm pháp lý.
D. Tất cả các hành vi trái pháp luậ đều có lỗi và phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 9. Dấu hiệ n o ướ đây không phải là căn cứ để c định một hành vi vi phạm pháp luật?
A. Hành vi chứ đựng lỗi của chủ thể thực hiện.
B. Hành vi do ngườii có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. Hành vi do người không đủ năng ực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
D. Hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hộ được pháp luật bảo vệ.
Câu 10. Phát biể n o ướ đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền nghĩa vụ của mình?
A. Tạo đ ều kiện để đảm bảo cho công dân có khả năng hực hiện được quyền và nghĩ ụ của mình.
B. Xử lý công bằng, nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Thường y n đ i mới hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kỳ nhất định.
D. Có ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, chủ động tìm hiểu về quyền nghĩ ụ của mình.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1. A 2. D 3. A 4. A 5. C 6. B 7. A 8. A 9. C 10. D 11. C 12. C 13. C 14. A 15. C 16. C 17. B 18. D 19. D 20. D
21. A 22. B 23. B 24. B 25. C 26. A 27. C 28. D 29. A 30. D 31. B 32. D 33. D 34. D 35. C 36. D 37. B 38. A 39. C 40. A
3. Đề số 3
Câu 1: Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Nội dung này thể hiện quyền
A. phát triển của công dân. B. học tập của công dân.
C. sáng tạo của công dân. D. dân chủ của công dân.
Câu 2: Phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân là mục đích của việc thực hiện quyền
A. được phát triển. B. khiếu nại.
C. tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. tố cáo.
Câu 3: Ở phạm vi cơ sở, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội được thực hiện tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về các chủ trương và mức đóng góp bằng cách
A. không đồng tình với quyết định của chính quyền.
B. biểu quyết công khai và bỏ phiếu kín.
C. không có biểu hiện gì.
D. tự do phát biểu ý kiến.
Câu 4: Trong quan hệ cụ thể giữa người lao động và người sử dụng lao động, quyền bình đẳng trong lao động của công dân được thực hiện thông qua
A. hợp đồng mua bán. B. hợp đồng lao động.
C. phân công lao động. D. hợp đồng kinh doanh.
Câu 5: Xóa đói giảm nghèo là một nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực
A. kinh tế. B. văn hóa. C. xã hội. D. việc làm.
Câu 6: Việc phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội đã thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Dân tộc. B. Tôn giáo. C. Xã hội. D. Giai cấp.
Câu 7: Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học - công nghệ, sáng tạo văn học nghệ thuật, đó là quyền gì của công dân?
A. Phát triển. B. Sáng tạo. C. Tự do. D. Học tập.
Câu 8: Pháp luật Việt Nam về quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xác định trong phạm vi nào dưới đây?
A. Một cộng đồng dân cư. B. Một dân tộc.
C. Một vùng, miền. D. Một quốc gia.
Câu 9: Pháp luật quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân nhằm đảm bảo cuộc sống
A. tự do trong xã hội dân giàu nước mạnh.
B. tự do trong xã hội dân chủ văn minh.
C. tự chủ trong xã hội dân chủ văn minh.
D. hạnh phúc trong xã hội dân chủ văn minh.
Câu 10: Để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức, pháp luật là một phương tiện
A. đặc thù. B. quan trọng.
C. quyết định. D. chủ yếu.
Câu 11: Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập, quyền này thể hiện các dân tộc được bình đẳng về
A. xã hội. B. giáo dục.
C. văn hóa. D. kinh tế.
Câu 12: Lỗi vi phạm pháp luật là lỗi
A. cố ý. B. cố ý hoặc vô ý.
C. vô ý. D. cố ý và vô ý.
Câu 13: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử gọi là
A. bị kết án. B. bị can. C. bị cáo. D. bị hại.
Câu 14: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra, theo qui định của pháp luật có độ tuổi là
A. từ đủ 18 tuổi trở lên. B. từ đủ 16 tuổi trở lên.C. từ đủ 15 tuổi trở lên. D. từ đủ 17 tuổi trở lên.
Câu 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc
A. giới tính, tuổi tác, tôn giáo. B. địa vị, độ tuổi, tôn giáo.
C. địa vị, giới tính, tôn giáo. D. tuổi tác, địa vị, tôn giáo.
Câu 16: Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau là thực hiện quyền bình đẳng trong quan hệ
A. riêng tư. B. tình cảm. C. nhân thân. D. xã hội.
Câu 17: Pháp luật quy định thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được vượt quá
A. 10 giờ. B. 8 giờ. C. 6 giờ. D. 12 giờ.
Câu 18: Việc làm nào sao đây là biểu hiện cho việc Nhà nước sử dụng pháp luật là phương tiện quản lí xã hội?
A. Phổ biến, giáo dục pháp luật qua phương tiện truyền thông.
B. Chủ động tìm hiểu, cập nhật các thông tin pháp luật.
C. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.
D. Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của cá nhân.
Câu 19: Cơ quan nào dưới đây có trách nhiệm bảo vệ công lí và quyền con người?
A. Tòa án . B. Ủy ban nhân dân.
C. Quốc hội. D. Chính phủ .
Câu 20: Một người chỉ coi là có tội khi bị
A. cơ quan công an bắt theo lệnh bắt của Viện kiểm sát.
B. tòa án đưa ra xét xử công khai.
C. tòa án ra bản án kết tội có hiệu lực pháp luật.
D. cơ quan công an khởi tố, điều tra về hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 21: Ý kiến nào dưới đây là không đúng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Các dân tộc là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Các dân tộc là bình đẳng về vai trò làm chủ.
C. Các dân tộc là bình đẳng cho các dân tộc thiểu số.
D. Các dân tộc là bình đẳng trước pháp luật.
Câu 22: Bất kỳ người nào vi phạm pháp luật, không kể giới tính, độ tuổi, địa vị, trình độ đều bị xử lý bằng luật là thể hiện pháp luật mang tính
A. giai cấp sâu sắc.
B. quy phạm phổ biến.
C. quyền lực bắt buộc chung.
D. xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 23: Trong sử dụng lao động, những ưu đãi đối với người có trình độ chuyên
môn, kỹ thuật cao
A. bị coi là bất bình đẳng.
B. không bị coi là bất bình đẳng nhưng có điều gì đó chưa hợp lý.
C. là sự bất bình đẳng nhưng cần thiết phải áp dụng.
D. không bị coi là bất bình đẳng.
Câu 24: Hiến pháp năm 2013 của Nhà nước ta quy định: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội
A. quả tang. B. đặc biệt nghiêm trọng.
C. nghiêm trọng. D. đặc biệt nguy hiểm.
Câu 25: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào
A. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
B. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
C. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
D. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.
Câu 26: Khi nhận được đơn tố cáo, cơ quan có thẩm quyền
A. chuyển hồ sơ đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp.
B. xác minh và ra quyết định về nội dung tố cáo.
C. chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.
D. chuyển hồ sơ đến Tòa án theo quy định của pháp luật.
Câu 27: Nội dung nào dưới dây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền học tập của công dân?
A. Cấp học bổng cho học sinh học giỏi.
B. Giúp đỡ cho học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
C. Ưu tiên chọn trường đại học cho tất cả mọi người.
D. Miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện chính sách.
Câu 28: Công dân có quyền học từ bậc học Tiểu học đến Đại học và Sau Đại học.
Điều này thể hiện nội dung nào về quyền học tập của công dân?
A. Học bằng nhiều hình thức. B. Học thường xuyên.
C. Học không hạn chế. D. Học bất cứ ngành nghề nào.
Câu 29: Ở phạm vi cơ sở, những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước
A. giám sát, kiểm tra. B. thông tin đầy đủ.
C. trực tiếp quyết định. D. trực tiếp bàn bạc, quyết định.
Câu 30: Việc Ủy ban nhân dân xã M ra quyết định xử phạt ông V, vì lý do xây nhà trái phép đã thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1. B 2. D 3. B 4. B 5. C 6. C 7. B 8. D 9. B 10. A 11. B 12. B 13. C 14. B 15. C 16. C 17. D 18. A 19. A 20. C
21. C 22. C 23. D 24. A 25. C 26. B 27. C 28. C 29. B 30. A 31. A 32. A 33. C 34. D 35. D 36. A 37. B 38. B 39. C 40. A
4. Đề số 4
Câu 1. Mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật là biểu hiện của quyền
A. lao động. B. học tập. C. sáng tạo. D. phát triển.
Câu 2. Hành vi nào dưới đây không xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân?
A. Xúc phạm người khác để hạ uy tín.
B. Phản bác ý kiến của người khác.
C. Đặt điều, nói xấu người khác.
D. Tung tin xấu về người khác.
Câu 3. Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào
A. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người.
B. khả năng và hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người.
C. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người.
D. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người.
Câu 4. Tài sản nào dưới đây phải đăng kí quyền sở hữu của cả vợ và chồng?
A. Tất cả tài sản chung mà pháp luật quy định.
B. Tất cả tài sản được thừa kế chung và riêng.
C. Tất cả tài sản trong gia đình.
D. Tất cả tài sản do vợ hoặc chồng làm ra.
Câu 5. Dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước là nội dung hình thức dân chủ
A. xã hội chủ nghĩa. B. trực tiếp. C. gián tiếp. D. tập trung.
Câu 6. Tính mạng, sức khỏe của công dân được pháp luật
A. bao bọc. B. bảo đảm. C. bảo hộ. D. bảo vệ.
Câu 7. Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo đúng
A. tuần tự, thủ tục. B. trình tự, thủ tục.
C. quy trình, thủ tục. D. quy cách, thủ tục.
Câu 8. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản của con người và
A. quyền tự do, dân chủ của công dân.
B. quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
C. quyền dân chủ của công dân.
D. quyền tự do công dân.
Câu 9. Một trong các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động?
A. Công bằng, tự nguyện, bình đẳng.
B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
C. Dân chủ, công bằng, bình đẳng.
D. Trách nhiệm, tự nguyện, bình đẳng.
Câu 10. Việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì
pháp luật cho phép làm thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thử pháp luật.
Câu 11. Bình đẳng giữa cha mẹ và con được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Không tôn trọng ý kiến của con.
B. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.
C. Đánh đập ngược đãi con.
D. Lạm dụng sức lao động của con.
Câu 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.
B. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo.
C. dân tộc, độ tuổi, giới tính.
D. thu nhập, tuổi tác, địa vị.
Câu 13. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dấn ý, như vậy công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền kiểm tra giám sát.
B. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
C. Quyền đóng góp ý kiến.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 14. Pháp luật quy định về điều kiện tự ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân
các cấp như thế nào?
A. Mọi công dân đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật.
B. Mọi công dân đủ 21 tuổi không vi phạm pháp luật.
C. Mọi công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
D. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
Câu 15. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. quan hệ lao động và quan hệ xã hội.
B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.
D. quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
Câu 16. Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây ban hành?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Quốc hội.
D. Tổ chức Công đoàn.
Câu 17. Bình đẳng trong kinh doanh là công dân được tự do lựa chọn hình thức kinh
doanh
A. mong muốn của gia đình.
B. nhu cầu của xã hội.
C. tùy theo điều kiện và khả năng của mình.
D. đặc điểm của địa phương.
Câu 18. Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền khiếu nại, tố cáo.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 19. Công dân có thể học bằng nhiều hình thức, loại hình trường lớp khác nhau thể
hiện nội dung nào của quyền học tập?
A. Bình đẳng về cơ hội học tập.
B. Học thường xuyên, suốt đời.
C. Học bất cứ ngành nghề nào.
D. Học không hạn chế.
Câu 20. Bạn A được miễn học phí do có hoàn cảnh khó khăn là biểu hiện của quyền
bình đẳng nào dưới đây?
A. Nghĩa vụ và trách nhiệm. B. Quyền và nghĩa vụ
C. Quyền và lợi ích. D. Trách nhiệm pháp lý.
Câu 21. Bạn H đang học lớp 10. Do có thành tích học tập và rèn luyện tốt nên bạn đã viết đơn xin gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và được chấp nhận. Điều này thể hiện
A. quyền học tập của công dân.
B. quyền phát triển của công dân.
C. quyền tự do của công dân.
D. quyền sáng tạo của công dân.
Câu 22. Bạn T, người dân tộc Mông, có hộ khẩu thường trú trong thời gian học Trung học phổ thông trên 18 tháng tại khu vực 1 khi tham gia xét tuyển đại học bạn được ưu tiên cộng 2 điểm. Điều này phù hợp với
A. quyền thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
B. quyền phát huy sự tìm tòi, sáng tạo của công dân.
C. quyền học tập của công dân.
D. quyền được phát triển của công dân.
Câu 23. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư
tín, điện thoại, điện tín?
A. Đọc trộm tin nhắn của người khác.
B. Nhờ bạn viết hộ thư.
C. Cho bạn đọc tin nhắn của mình.
D. Cho bạn bè số điện thoại của người thân.
Câu 24. Ông A mua hàng của ông B nhưng không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa thuận với ông B. Ông A vi phạm
A. pháp luật hành chính.
B. pháp luật kỉ luật.
C. pháp luật hình sự.
D. pháp luật dân sự.
Câu 25. Học sinh lớp 12A đang thảo luận kế hoạch tổ chức liên hoan chia tay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Bạn nào cũng hăng hái phát biểu ý kiến. Đây là việc các bạn đang thực hiện
A. quyền bình đẳng trong hội họp.
B. quyền dân chủ gián tiếp.
C. quyền tự do của học sinh trong lớp học.
D. quyền dân chủ trực tiếp.
Câu 26. Sau khi tiễn người hàng xóm ra về, bà N thấy mất chiếc điện thoại iphone 7s mới mua, bà N nghi cho người hàng xóm lấy trộm. Bà N cùng mấy người con sang lục soát nhà người hàng xóm. Hành vi này của mẹ con bà N đã xâm phạm tới quyền nào?
A. Quyền bất khả xâm phạn về chỗ ở.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tài sản.
C. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự.
Câu 27. Ở nước ta trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được chăm sóc sức khỏe, được khám chữa bệnh miễn phí. Theo em, trẻ em đã được hưởng quyền nào dưới đây?
A. Tự do. B. Bảo vệ trẻ em. C. Phát triển. D. Học tập.
Câu 28. Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực
A. Xã hội. B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Kinh tế.
Câu 29. Việc các cơ quan có thẩm quyền xử lí hành vi khai thác rừng trái phép là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 30. Năm nay A học lớp 12, nhưng lại ham chơi game ảnh hưởng đến kết quả học tập. Anh H là anh trai của A đã khuyên bảo nhiều lần mà không nghe nên rất bực. Khi phát hiện A bỏ học đi chơi game nên H đã xông vào mắng mạt sát, xúc phạm chủ quán.
Em sẽ xử sự như thế nào trong trường hợp này?
A. Giúp chủ quán đánh lại anh H.
B. Báo cho A biết và bỏ trốn.
C. Cứ để anh H xông vào và đứng ở ngoài xem.
D. Khuyên Anh H đừng làm như vậy sẽ vi phạm pháp luật.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
01. C 02. B
03. D 04. A
05. B 06. C
07. B 08. B
09. B 10. B
11. B 12. A
13. B 14. C
15. B 16. C
17. C 18. C
19. B 20. B
21. B 22. A
23. A 24. D
25. D 26. A
27. C 28. C
29. D 30. D
31. A 32. D
33. A 34. D
35. B 36. D
37. A 38. D
39. C 40. D
5. Đề số 5
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây, bất kỳ ai bắt người không bị coi là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Một nhóm thanh niên cãi nhau nơi công cộng.
B. Một người tung tin đồn không đúng về người khác.
C. Một người đang móc túi lấy ví tiền của người khác.
D. Một người tự ý vào nơi ở của người khác.
Câu 2: Đặc trưng nào dưới đây làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính chặt chẽ về nội dung, hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính quyền lực bắt buộc.
Câu 3: Chủ tịch UBND huyện trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo là thực hiện
hình thức
A. thi hành pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
Câu 4: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với
A. ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
B. nguyện vọng của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
C. ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
D. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện.
Câu 5: Việc công dân có thể học hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên là nội dung của
A. quyền được học thường xuyên, học suốt đời.
B. quyền được học bất cứ ngành nghề nào.
C. quyền được học tập không hạn chế.
D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 6: Việc làm nào dưới đây có tầm quan trọng đặc biệt để bảo vệ môi trường?
A. Bảo vệ rừng. B. Bảo vệ đất.
C. Bảo vệ nước. D. Bảo vệ không khí.
Câu 7: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của
A. công dân từ đủ 16 tuổi trở lên.
B. công dân từ đủ 17 tuổi trở lên.
C. công dân từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. mọi công dân Việt Nam.
Câu 8: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là
A. cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân.
B. cơ sở để thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
C. cơ sở để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
D. cơ sở, nguyên tắc chống diễn biến hòa bình.
Câu 9: Để bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà nước không ngừng
A. kiểm tra giám sát hoạt động của pháp luật.
B. xây dựng bộ máy bảo vệ, thực thi pháp luật.
C. ban hành nhiều chính sách, chủ trương.
D. đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Câu 10: Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo
quy định của pháp luật là nội dung bình đẳng trong
A. sản xuất. B. kinh doanh. C. đầu tư. D. lao động.
Câu 11: Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm làA. từ đủ 18 tuổi trở lên. B. từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. từ đủ 16 tuổi trở lên. D. từ đủ 17 tuổi trở lên.
Câu 12: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào dưới đây?
A. Dân chủ, công bằng, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
B. Dân chủ, công bằng, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối ử.
C. Dân chủ, tự do, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
D. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
Câu 13: Bất kỳ ai cũng có quyền bắt người khi người đó đang
A. chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. B. bị nghi ngờ phạm tội.
C. thực hiện hành vi phạm tội. D. có dấu hiệu phạm tội.
Câu 14: Ở nước ta, bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu để
A. giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
B. nâng cao dân trí giữa các dân tộc.
C. hợp tác giao lưu giữa các vùng miền.
D. hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc.
Câu 15: Sự phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất chính trị. B. Bản chất xã hội.
C. Bản chất kinh tế. D. Bản chất giai cấp.
Câu 16: Ông A điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm là
A. không áp dụng pháp luật. B. không tuân thủ pháp luật.
C. không sử dụng pháp luật. D. không thi hành pháp luật.
Câu 17: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt đối xử bởi
A. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo.
B. dân tộc, độ tuổi, giới tính, địa vị.
C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.
D. dân tộc, thu nhập, tuổi tác, đơn vị.
Câu 18: Học Đại học hệ không tập trung là quyền của
A. mọi công dân Việt Nam. B. người đã có bằng Cao đẳng.C. người đang công tác. D. người có sổ hộ nghèo.
Câu 19: Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền đi bỏ phiếu là thực hiện theo
nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng. B. Phổ thông. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín.
Câu 20: Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là mọi người đều có quyền
A. xin việc, giao kết hợp đồng và làm việc ở mọi nơi.
B. chuyển đổi bất cứ công việc nào mà mình thích.
C. tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp.
D. được làm mọi việc không phân biệt lứa tuổi.
Câu 21: Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của
A. công dân đủ 18 tuổi trở lên. B. mọi công dân.
C. cán bộ công chức. D. công dân đủ 21 tuổi trở lên.
Câu 22: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân”, là nội dung được quy định tại
A. Hiến pháp 2013. B. Luật giáo dục 2005.
C. Luật dân sự. D. Luật lao động.
Câu 23: Giả mạo Facebook của người khác để đăng tin không đúng sự thật là hành vi vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm.
B. Quyền sở hữu thông tin cá nhân.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần.
Câu 24: Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người mất năng lực hành vi dân sự.
B. Người đã được xóa án tích.
C. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
D. Người đang đi công tác a.
Câu 25: Ông P là người có thu nhập cao đã chủ động kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân là thực hiện hình thứcA. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1. C 2. C 3. B 4. C 5. A 6. A 7. D 8. A 9. D 10. B 11. C 12. D 13. C 14. D 15. B 16. D 17. C 18. A 19. B 20. C
21. B 22. B 23. A 24. A 25. B 26. D 27. B 28. D 29. D 30. C 31. C 32. A 33. B 34. B 35. D 36. A 37. D 38. A 39. C 40. A
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh - Đồng Nai. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Phan Đình Phùng
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Yên Phong 1 - Bắc Ninh
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Liên trường THPT Nghệ An
Chúc các em học tập tốt!