TRƯỜNG THPT UNG VĂN KHIÊM | ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ THỜI GIAN 60 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (NB): Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh theo xu hướng nào?
A. Cải cách.
B. Ôn hòa.
C. Bạo lực cách mạng.
D. Bạo động.
Câu 2 (NB): Hội nghị Ianta (2/1945) quyết định lực lượng chiếm đóng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là quân đội
A. Mĩ, Liên Xô.
B. Mĩ.
C. Anh, Pháp, Mĩ.
D. Liên Xô.
Câu 3 (NB): Đến năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền với những vùng lãnh thổ nào?
A. Hồng Kông, Ma Cao.
B. Hồng Kông, Đài Loan,
C. Đài Loan, Ma Cao.
D. Hồng Kông, Bành Hồ.
Câu 4 (TH): Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) đã có tác động như thế nào đến tình hình khu vực Đông Nam Á?
A. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh.
B. Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu.
C. Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
D. Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 5 (NB): Luận cương tháng Tư của Lênin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
B. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Chuyển từ đấu tranh chính trị sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
D. Chuyển từ cách mạng tư sản kiểu cũ sang cách mạng vô sản.
Câu 6 (TH): Mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân.
B. mâu thuẫn giữa tư sản và công nhân.
C. mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc Pháp.
D. mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.
Câu 7 (NB): Ngày 22 – 12 – 1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thành lập đội vũ trang nào?
A. Trung đội Cứu quốc quân I.
B. Quân đội quốc gia Việt Nam.
C. Việt Nam giải phóng quân.
D. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
Câu 8 (NB): Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tờ báo nào?
A. Lao động.
B. Thanh niên.
C. Búa liềm.
D. Người cùng khổ.
Câu 9 (NB): Sự kiện nào đã mở đầu cho kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.
B. Mĩ phóng tàu Apolo đưa người lên Mặt Trăng.
C. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại bùng nổ.
D. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên.
Câu 10 (NB): Trong thời kì 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương không thực hiện hình thức đấu tranh nào?
A. Chính trị.
B. Vũ trang.
C. Báo chí.
D. Hòa bình.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1-A 2-B 3-A 4-B 5-B 6-D 7-D 8-B 9-A 10-B
11-D 12-B 13-D 14-B 15-A 16-D 17-C 18-B 19-A 20-B
21-B 22-C 23-D 24-B 25-C 26-C 27-C 28-B 29-A 30-B
31-A 32-B 33-A 34-D 35-C 36-C 37-D 38-C 39-C 40-B
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (VD): Điểm giống nhau vể tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là
A. chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao, mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện.
B. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xâm nhập mạnh mẽ vào các ngành kinh tế.
C. chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, đất nước đứng trước cơ bị xâm lược.
D. đứng trước nguy cơ bị các nước đế quốc xâm lược và thống trị
Câu 2 (NB): Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Gia Định.
B. Hội An.
C. Thuận An.
D. Đà Nẵng.
Câu 3 (NB): Sự kiện nào đánh dấu chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi chính thức bị xóa bỏ?
A. Thực dân Anh rút khỏi Nam Phi.
B. Hiến pháp tháng 11/1993 được thông qua ở Nam Phi.
C. Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do.
D. Nhân dân Nam phi nổi dậy khởi nghĩa vũ trang.
Câu 4 (VD): Thách thức lớn nhất Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa là gì?
A. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.
B. Trình độ của người lao động còn thấp.
C. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài.
D. Trình độ quản lí còn thấp.
Câu 5 (NB): Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của
A. sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia
B. cách mạng khoa học - công nghệ.
C. sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
D. sự phát triển nhanh và xã hội hóa của lực lượng sản xuất.
Câu 6 (NB): Những nước nào gia nhập ASEAN năm 1997?
A. Lào, Mi-an-ma.
B. Cam-pu-chia, Lào
C. Cam-pu-chia, Việt Nam.
D. Mi-an-ma, Việt Nam.
Câu 7 (TH): Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới diễn ra đầu tiên ở khu vực nào?
A. Đông Bắc Á.
B. Bắc Phi.
C. Mĩ Latinh.
D. Đông Nam Á.
Câu 8 (NB): Đầu năm 1945, vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra trước các cường quốc Đồng minh là
A. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
B. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
D. Thành lập Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 9 (NB): Sự ra đời của “học thuyết Phucưđa” được coi như là mốc đánh dấu
A. sự xác lập liên minh Mĩ - Nhật.
B. sự trở về châu Á của Nhật Bản.
C. sự xác lập mối quan hệ Nhật Bản - Tây Âu.
D. Nhật Bản trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
Câu 10 (TH): Thành tựu quan trọng nhất Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
B. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giớí.
C. Là nước đầu tiên có tàu cùng con người bay vòng quanh Trái Đất.
D. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1-C 2-D 3-B 4-A 5-B 6-A 7-D 8-C 9-B 10-B
11-D 12-C 13-C 14-C 15-A 16-B 17-D 18-B 19-C 20-C
21-B 22-A 23-C 24-D 25-D 26-D 27-A 28-C 29-B 30-C
31-D 32-B 33-B 34-D 35-B 36-D 37-D 38-D 39-D 40-A
ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (NB). Người đầu tiên trên thế giới đặt chân lên Mặt Trăng (năm 1969) là
A. Gagarin.
B. Armstrong.
C. Collins.
D. Aldrin.
Câu 2 (NB). Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây?
A. Cách mạng xanh.
B. Cách mạng chất xám.
C. Cách mạng trắng.
D. Cách mạng công nghiệp.
Câu 3 (NB): Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu thông qua Kế hoạch Mácsan (1947) nhằm mục đích
A. lôi kéo đồng minh để củng cố trật tự thế giới “một cực”.
B. lôi kéo đồng minh để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
C. thúc đẩy tiến trình hình thành của Liên minh châu Âu.
D. giúp các nước Tây Âu phát triển kinh tế để cạnh tranh với Trung Quốc .
Câu 4 (TH): Nội dung cốt lõi của Chính sách kinh tế mới (NEP) do nước Nga thực hiện (1921) là
A. nhà nước kiểm soát kinh tế công - thương nghiệp trong nhân có.
B. nhà nước Xô viết nắm độc quyền về kinh tế.
C. thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân.
D. xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần do nhà nước quản lí.
Câu 5 (NB): Tháng 12/1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế:
A. Thủ tướng liên bang.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Tổng thống liên bang.
D. Cộng hòa đại nghị.
Câu 6 (NB): Tháng 10/1990, EU chính thức đặt quan hệ ngoại giao với quốc gia nào?
A. Thái Lan.
B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.
D. Việt Nam.
Câu 7 (NB): Năm 1945, những quốc gia ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là:
A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a.
B. Việt Nam, Campuchia, Thái Lan.
C. Thái Lan, Philippin, Xingapo.
D. Việt Nam, Lào, Campuchia.
Câu 8 (VD): Một điểm độc đáo về cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyến Tất Thành (1911 - 1920) so với các sĩ phu thức thời đầu thế kỉ XX là gì?
A. Nghiên cứu yêu cầu của lịch sử.
B. Quan tâm đến sức mạnh của dân
C. Quyết định lựa chọn hướng đi.
D. Mang theo truyền thống của dân tộc.
Câu 9(NB): Với việc ký Hiệp ước Hácmăng với thực dân Pháp (1883), triều đình Nguyễn đã chính thức biến Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập thành nước
A. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
B. thuộc địa, nửa phong kiến.
C. phong kiến nửa thuộc địa.
D. phong kiến bị phụ thuộc.
Câu 10 (TH): Nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động của Liên hợp quốc trong việc duy trì an ninh thế giới là:
A. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
C. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
D. chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm trước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc).
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1-B 2-A 3-B 4-D 5-C 6-D 7-A 8-C 9-B 10-D
11-A 12-D 13-C 14-C 15-A 16-D 17-C 18-A 19-A 20-C
21-A 22-C 23-B 24-C 25-D 26-B 27-D 28-A 29-B 30-C
31-D 32-B 33-A 34-D 35-D 36-D 37-A 38-B 39-D 40-B
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (NB): Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã
A. lật đổ chính phủ tư sản lâm thời mới ra đời ở Nga.
B. lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
C. xóa bỏ hết những tàn dư của chế độ cũ ở nước Nga.
D. cải tổ các Xô viết công nhân - nông dân - binh lính.
Câu 2 (VD): Điểm khác biệt căn bản trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là gì?
A. Hình thức và phương pháp đấu tranh. B. Giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia.
C. Tính chất và khuynh hướng cứu nước. D. Quy mô, địa bàn và kết quả phong trào.
Câu 3(TH): Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. có tốc độ phát triển mạnh mẽ và chiếm hơn 70% sản lượng công nghiệp thế giới.
B. phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn, duy nhất thế giới.
C. bị thiệt hại nặng nề về người và của do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. bị suy giảm nghiêm trọng do phải chi phí cho sản xuất vũ khí, chạy đua vũ trang.
Câu 4 (VD): Nhận định nào sau đây phản ánh quan hệ giữa Mĩ - Liên Xô (1945 – 1991) là không chính xác?
A. Hai bên luôn trong tình trạng bất đồng, căng thẳng.
B. Hai bên có nhiều cuộc tiếp xúc từ đầu những năm 70.
C. Từ đối đầu đến hòa dịu, chấm dứt Chiến tranh lạnh.
D. Hai nước không còn đủ khả năng chạy đua vũ trang.
Câu 5 (NB): Trong quá trình kháng chiến (1858-1862), quan quân triều đình nhà Nguyễn đã để lỡ mất cơ hội nào đánh thắng thực dân Pháp?
A. Từ 3-1960, Pháp rút quân đưa sang chiến trường Trung Quốc.
B. Sau khi đối phương chiếm được thành Gia Định (2-1959).
C. Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại (cuối 1859).
D. Khi Na-pô-nê-ông băng hà, nội bộ nước Pháp lục đục (1860).
Câu 6 (TH): Nhân tố chủ yếu nào quyết định đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây sau chiến tranh.
B. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
D. Ý thức giành độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng các dân tộc.
Câu 7 (TH): Trong năm 1945, các hội nghị nào của ba cường quốc Đồng minh có những quyết định liên quan đến quân phiệt Nhật ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam?
A. Hội nghị Ianta và Hội nghị Băngdung.
B. Hội nghị Ianta và Hội nghị Pốtxđam.
C. Hội nghị Pốtxđam và Hội nghị Hoóc-môn.
D. Hội nghị Pốtxđam về kí văn bản đầu hàng.
Câu 8 (VD): Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm giống nhau giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai- Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?
A. Chứng tỏ quan hệ quốc tế bị chi phối bởi các cường quốc.
B. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước cùng chế độ chính trị.
C. Bảo đảm việc thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.
D. Có sự phân cực rõ rệt giữa hai hệ thống chính trị xã hội khác nhau.
Câu 9 (NB): Nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là:
A. Mĩ.
B.Anh.
C. Liên Xô.
D. Pháp.
Câu 10 (NB): “Hòa bình, trung lập không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào; nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc” là đường lối đối ngoại của:
A. Ấn Độ (1950-1990)
B. Ấn Độ (1990-2000)
C. Campuchia (1954-1970)
D. Campuchia (1979-1991).
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1-A 2-C 3-B 4-D 5-A 6-D 7-B 8-A 9-A 10-C
11-D 12-C 13-B 14-C 15-B 16-C 17-B 18-D 19-A 20-C
21-A 22-A 23-C 24-B 25-D 26-D 27-A 28-C 29-D 30-A
31-D 32-A 33-C 34-C 35-B 36-D 37-A 38-C 39-A 40-C
ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (VD): Một chuyển biến to lớn ở Việt Nam dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914) là gì?
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn phong kiến.
B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập và phát triển.
C. Quan hệ sản xuất phong kiến đã nhường chỗ cho bóc lột của tư bản.
D. Khuynh hướng vô sản, tư sản là chủ đạo trong phong trào yêu nước.
Câu 2 (TH): Trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 - 1950), yếu tố nào sau đây quyết định sự thành công của Liên Xô?
A. Có lãnh thổ rộng lớn và tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Là nước thắng trận trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Nhân dân Liên Xô luôn có tinh thần tự lực và tự cường.
D. Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu.
Câu 3 (NB): Năm 1949, sản lượng nông nghiệp của quốc gia nào gấp hai lần tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước tư bản gộp lại (Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Nhật Bản)?
A. Hà Lan.
B. Trung Quốc.
C. Mĩ.
D. Tây Ban Nha.
Câu 4 (NB): Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) có ý nghĩa quan trọng nào sau đây?
A. Đưa Trung Quốc trở thành một nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á.
B. Đánh dấu cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Trung Quốc hoàn thành triệt để.
C. Lật đổ chế độ phong kiến và đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
D. Đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc.
Câu 5 (NB): Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản (từ năm 1952) là
A. quan hệ chặt chẽ với Đông Nam Á. B. hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc.
C. liên minh chặt chẽ với nước Mĩ. D. liên minh chặt chẽ với Tây Âu.
Câu 6 (TH): Sự kiện nào sau đây là biểu hiện hàng đầu về sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực Ianta?
A. Tổ chức Hiệp ước Vácsava không còn hoạt động.
B. Mĩ, Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
C. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đã tuyên bố giải thể.
D. chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.
Câu 7 (VD): Nhân tố chủ yếu nào quyết định đến sự phát triển và thắng lợi phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mỹ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây sau chiến tranh.
B. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
D. Ý thức về độc lập tự do và sự lớn mạnh của nội lực các nước.
Câu 8 (VDC):Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm giống nhau giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai- Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?
A. Phản ánh quá trình thỏa hiệp và đấu tranh giữa các cường quốc.
B. Giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tham gia chiến tranh thế giới.
C. Phản ánh tương quan lực lượng giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập.
D. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước có chế độ chính trị đối lập.
Câu 9 (NB): Hiệp ước Bali (2 - 1976) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã
A. thông qua quyết định kết nạp Brunây vào ASEAN.
B. tuyên bố xây dựng một Cộng đồng ASEAN thống nhất và vững mạnh.
C. thông qua quyết định kết nạp Mianma vào ASEAN.
D. xác định các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN.
Câu 10 (NB): Hiệp ước Patơnốt (1884) kí kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp đã
A. đánh dấu sự ra đời của nhà nước quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
B. chấm dứt sự tồn tại của nhà nước phong kiến độc lập ở Việt Nam.
C. chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1-B 2-C 3-C 4-D 5-C 6-D 7-D 8-A 9-D 10-B
11-A 12-C 13-C 14-C 15-D 16-A 17-D 18-D 19-A 20-C
21-B 22-C 23-A 24-B 25-D 26-A 27-B 28-C 29-D 30-C
31-A 32-B 33-C 34-C 35-C 36-A 37-A 38-B 39-B 40-C
…
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Ung Văn Khiêm. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Bình Hưng Hòa
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Củ Chi
Chúc các em học tốt!