Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Ninh Hải

TRƯỜNG THPT NINH HẢI

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ

THỜI GIAN 60 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự kiện thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam là

A. cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên.

B. thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.

C. bản Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội thông qua.

D. phát hành tiền Việt Nam thay cho tiền Đông Dương.

Câu 2. Những biện pháp đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai trước ngày 6/3/1946 của Đảng, Chính phủ có tác dụng như thế nào?

A. Chính quyền cách mạng vẫn giữ vững và ngày càng phát triển, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ, quyết tâm bảo vệ.

B. Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.

C. Làm thất bại âm mưu cấu kết với quân Anh, quân Pháp ở Miền Nam hòng bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ.

D. Làm thất bại âm mưu câu kết giữa quân Trung Hoa Dân quốc và Pháp, kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Câu 3. Chọn đáp án đúng để xác định mục tiêu của Việt Minh qua khổ thơ sau: “Việt Nam Độc lập Đồng minh Có bản chương trình đánh Nhật, đánh Tây. Quyết làm cho nước non này Cờ treo, độc lập, nền xây bình quyền.” (Mười chính sách của Việt Minh- Nguyễn Ái Quốc, 1941).

A. Đánh đuổi Nhật dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

B. Đánh đuổi Pháp làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.

C. Đánh đuổi Nhật-Pháp giành độc lập dân tộc.

D. Đánh đổ phong kiến giành quyền dân chủ.

Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau: “Cuộc kháng chiến rất lâu dài và đau khổ, dù phải hi sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất. . . ”. (Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các nước Đồng minh ngày 21-12-1946). Nội dung đoạn thư trên cho chúng ta biết thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là

A. dự đoán cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sẽ kéo dài và gặp nhiều gian khổ.

B. tố cáo sự bội ước của thực dân Pháp đối với Hiệp định Sơ bộ.

C. kêu gọi Việt kiều của ta ở Pháp và các nước Đồng minh ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

D. khẳng định niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Câu 5. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người.

B. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ.

C. hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

D. hòa bình, trung lập, giúp đỡ các nước trên thế giới.

Câu 6. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là do

A. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Giơnevơ.

B. các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.

C. đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh.

D. không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hoà bình được nữa.

Câu 7. Nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi mới vào năm 1986 là

A. tác động của cách mạng khoa học - công nghệ.

B. chủ nghĩa xã hội đang sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu.

C. yêu cầu của lịch sử dân tộc.

D. nguyện vọng của nhân dân.

Câu 8. Nét đáng chú ý trong đời sống văn hóa Nhật Bản mà Việt Nam cần học tập là gì?

A. Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống với hiện đại.

B. Sự phát triển hiện đại nền văn hóa cùng với những tiến bộ khoa học-kĩ thuật.

C. Sự giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

D. Hòa nhập mà không hòa tan.

Câu 9. Lý do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc?

A. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống 2 kẻ thù mạnh.

B. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng.

C. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của Anh.

D. Tưởng dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong.

Câu 10. Sự ra đời của các lực lượng xã hội mới ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ý nghĩa gì?

A. Làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

B. Làm cho những mâu thuẫn vốn có trong xã hội Việt Nam thêm sâu sắc.

C. Là điều kiện bên trong để tiếp thu các hệ tư tưởng cứu nước mới

D. Thúc đẩy sự phân hóa của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

A

11

C

21

A

31

B

2

B

12

D

22

A

32

B

3

C

13

D

23

D

33

B

4

D

14

B

24

C

34

B

5

C

15

B

25

A

35

A

6

D

16

B

26

A

36

A

7

C

17

C

27

D

37

C

8

A

18

C

28

A

38

A

9

A

19

D

29

D

39

B

10

C

20

A

30

C

40

D

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái chứng tỏ điều gì?

A. Giai cấp tư sản chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn, tổ chức lỏng lẻo, thành phần phức tạp. 

B. Cuộc khởi nghĩa chưa tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong xã hội tham gia.

C. Đường lối cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản không phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta.

D. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong tình thế bị động, chưa có đường lối đúng đắn, thực dân Pháp còn mạnh.

Câu 2: Mục tiêu của phong trào Cần vương là

A. đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập thể chế cộng hòa. 

B. lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

C. đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập nền quân chủ lập hiến.

D. đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến.

Câu 3: Sự khác biệt căn bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi với Mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, khu vực Mĩ la tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới. 

B. Lãnh đạo phong trào đấu tranh ở châu Phi là giai cấp vô sản, Mĩ la tinh là giai cấp tư sản dân tộc.

C. Hình thức đấu tranh ở Châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ tranh, Mĩ la tinh là đấu tranh chính trị.

D. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ la tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.

Câu 4: Các nước tham dự Hội nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương là

A. chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. 

B. độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

C. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

D. độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 5: Chiến tranh lạnh kết thúc đã dẫn tới sự thay đổi lớn nhất trong quan hệ quốc tế là gì?

A. Phong trào đòi tự do, dân chủ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới phát triển mạnh mẽ. 

B. Mĩ, Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại, ký các Hiệp định về hạn chế vũ khí tiến công chiến lược.

C. Xung đột, nội chiến, tranh chấp vẫn diễn ra ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.

D. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, trật tự thế giới mới hình thành theo xu hướng “đa cực”.

Câu 6: Sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đặt ra vấn đề gì cho cách mạng nước ta?

A. Đoàn kết với các dân tộc Đông Dương. 

B. Xây dựng khối liên minh công- nông.

C. Có đường lối cách mạng đúng đắn.

D. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

Câu 7: Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:

1. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam. 

2. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari.

3. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

4. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.

A. 2,3,4,1.

B. 1,4,2,3.

C. 1,2,3,4.

D. 1,3,2,4.

Câu 8: Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. giữa giai cấp công nhân với đế quốc Pháp và tay sai. 

B. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.

C. giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến và thực dân Pháp.

D. giữa giai cấp tư sản, tiểu tư sản với đế quốc Pháp và tay sai.

Câu 9: Điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ phán ánh thắng lợi chưa trọn vẹn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)?

A. Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.

B. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

C. Việt Nam tiến tới thống nhất đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7- 1956.

D. Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Nam - Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.

Câu 10: Đại hội lần thứ VII của quốc tế cộng sản (7-1935) đã xác định kẻ thù của nhân dân thế giới là

A. bọn phản động thuộc địa. 

B. chủ nghĩa đế quốc.

C. chủ nghĩa thực dân.

D. chủ nghĩa phát xít.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

C

11

A

21

B

31

D

2

D

12

B

22

B

32

C

3

A

13

A

23

C

33

A

4

C

14

B

24

D

34

A

5

D

15

D

25

A

35

A

6

C

16

D

26

D

36

C

7

B

17

B

27

B

37

B

8

B

18

C

28

C

38

A

9

D

19

B

29

A

39

C

10

D

20

C

30

A

40

D

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Nội dung nào dưới đây là tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

A. Chiến tranh phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước đế quốc. 

B. Chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.

C. Chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.

D. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.

Câu 2: Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ là

A. đồng minh. 

B. đối tác.

C. đối đầu.

D. hợp tác.

Câu 3: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức cách mạng theo khuynh hướng

A. vô sản. 

B. cải cách.

C. phong kiến.

D. dân chủ tư sản.

Câu 4: Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX với mục đích chủ yếu là

A. mở rộng thị trường. 

B. truyền đạo Thiên chúa.

C. khai hóa văn minh.

D. biến Việt Nam thành căn cứ quân sự.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945)?

A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. 

B. Thành lập khối Đồng minh chống phát xít.

C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

Câu 6: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện “Chiến lược toàn cầu” với tham vọng chủ yếu là

A. làm bá chủ thế giới.

B. đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

C. ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.

D. khống chế các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

Câu 7: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ chống

A. đế quốc và tư sản. 

B. phong kiến và tay sai.

C. phong kiến và tư sản.

D. đế quốc và phong kiến.

Câu 8: Trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược, Xiêm đã thực hiện biện pháp gì để bảo vệ nền độc lập?

A. Dựa vào thế lực của các nước láng giềng. 

B. Quân sự hóa nền kinh tế trong nước.

C. Chuẩn bị lực lượng quân sự hùng mạnh.

D. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

Câu 9: Sau Hiệp ước 1862, triều đình nhà Nguyễn đã hạ lệnh cho Trương Định phải

A. đầu hàng Pháp. 

B. bãi binh.

C. kiên quyết chống Pháp.

D. đàm phán với Pháp.

Câu 10: Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng là tờ báo

A. Thanh niên. 

B. Búa liềm.

C. An Nam trẻ.

D. Đỏ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

C

11

B

21

C

31

B

2

A

12

D

22

B

32

A

3

C

13

B

23

B

33

B

4

A

14

C

24

B

34

C

5

A

15

A

25

A

35

A

6

A

16

D

26

C

36

D

7

B

17

A

27

B

37

B

8

C

18

A

28

C

38

C

9

A

19

D

29

A

39

C

10

C

20

D

30

C

40

D

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.

C. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.

D. Đến thập kỉ 60 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.

Câu 2. Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ?

A. Mở rộng lãnh thổ.

B. Duy trì nền hòa bình thế giới.

C. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

D. Khống chế các nước khác.

Câu 3. Đâu là trở ngại chủ quan ảnh hưởng đến thắng lợi của xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?

A. Sự phá hoại của các thế lực phản động và thù địch.

B. Rập khuôn, giáo điều theo mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.

C. Chưa đảm bảo đầy đủ sự công bằng xã hội và quyền dân chủ của nhân dân.

D. Sự trì trệ, thiếu năng động trước những biến động của tình hình thế giới.

Câu 4. Thắng lợi to lớn và gây ảnh hưởng sâu rộng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi trong giai đoạn 1960 - 1975 là thắng lợi của nhân dân nước nào?

A. Thắng lợi của nhân dân An giê ri.

B. Thắng lợi của nhân dân Mô dăm bích.

C. Thắng lợi của nhân dân Ăng gô la.

D. Thắng lợi của nhân dân Nam Phi.

Câu 5. Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thắng lợi của cách mạng Mê hi cô.

B. Thắng lợi của cách mạng E cua đo.

C. Thắng lợi của cách mạng Cu ba.

D. Thắng lợi của cách mạng Vê nê xuê la.

Câu 6. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?

A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Chế độ thực dân.

Câu 7. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc mang tính chất gì?

A. Một cuộc cách mạng tư sản.

B. Một cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.

C. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Một cuộc nội chiến.

Câu 8. Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?

A. Hợp tác trên lĩnh vực chính trị.

B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.

C. Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa.

D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.

Câu 9. Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Mĩ giàu lên nhanh chóng và là chủ nợ thế giới.

B. Chi phí quá tốn kém cho cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô.

C. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định.

D. Bị các nước Nhật Bản và Tây Âu cạnh tranh quyết liệt.

Câu 10. Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là:

A. thắng lợi của phong trào giải phòng dân tộc.

B. ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.

C. Chiến tranh lạnh.

D. sự phát triển của khoa học kĩ thuật.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

D

11

C

21

A

31

B

2

B

12

A

22

A

32

D

3

B

13

B

23

A

33

A

4

A

14

D

24

A

34

C

5

C

15

B

25

A

35

C

6

C

16

C

26

A

36

B

7

B

17

C

27

A

37

C

8

B

18

C

28

A

38

D

9

C

19

D

29

A

39

D

10

C

20

A

30

C

40

A

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Ninh Hải. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?