TRƯỜNG THPT NINH GIANG | ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ THỜI GIAN 60 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (7 – 1945), lực lượng Đồng minh nào có nhiệm vụ giải giáp quân đội phát xít Nhật ở Việt Nam?
A. Hồng quân Liên Xô và quân đội Mĩ.
B. Quân đội Anh và quân đội Trung Hoa Dân quốc.
C. Hồng quân Liên Xô và quân đội Trung Hoa Dân quốc.
D. Quân đội Trung Hoa Dân quốc và quân đội Pháp.
Câu 2: Nguyên nhân thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân châu Phi từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là do
A. chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân.
B. giai cấp địa chủ phong kiến đầu hàng.
C. sự cấu kết giữa thực dân Pháp và Anh.
D. sự giúp đỡ của lực lượng cách mạng thế giới.
Câu 3: Việc kí văn kiện nào đánh dấu nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp?
A. Hiệp ước Hắcmăng. B. Hiệp ước Nhâm Tuất.
C. Hiệp ước Patơnốt. D. Hiệp ước Giáp Tuất.
Câu 4: Thái độ nhượng bộ phát xít của chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ (trong những năm 30 của thế kỉ XX) là do
A. lo sợ sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn có thời gian tiến công Liên Xô.
B. cần thời gian để chuẩn bị lực lượng chống chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản.
C. sợ các nước phát xít tấn công nước mình trước và muốn liên minh với phe phát xít.
D. sự thù ghét chủ nghĩa cộng sản nên muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
Câu 5: Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954, nhân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng ra những địa bàn nào?
A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sê Nô, Luông Phabang – Mường Sài.
B. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plâyku, Luông Phabang – Sầm Nưa
C. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâyku, Luông Phabang – Mường Sài.
D. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâyku, Luông Phabang – Sầm Nưa
Câu 6: Ý nghĩa lớn nhất của việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 là gì?
A. Thể hiện sự cân bằng về sức mạnh quân sự giữa Liên Xô và Mĩ.
B. Phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
C. Mĩ không còn đe doạ nhân dân thế giới bằng vũ khí hạt nhân.
D. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của nền khoa học - kĩ thuật Xô viết.
Câu 7: Quốc gia nào ở châu Á đã giữ được độc lập hoàn toàn (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)?
A. Nhật Bản. B. Trung Quốc C. Xiêm (Thái Lan). D. Ấn Độ.
Câu 8: Cuộc mít tinh ở Việt Nam có sự tham gia của 2,5 vạn người tại khu Đấu Xảo (Hà Nội) năm 1938 diễn ra nhân dịp kỉ niệm
A. ngày thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
B. ngày Quốc tế Lao động.
C. ngày Quốc tế Chống chiến tranh.
D. ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
Câu 9: Trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1960 được ghi nhận là
A. “Năm châu Á”. B. “Năm châu Phi”. C. “Năm Mĩ Latinh”. D. “Năm châu Mĩ”.
Câu 10: Mục tiêu của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
A. tổ chức, đoàn kết nhân dân thế giới đánh đổ đế quốc và phong kiến.
B. tổ chức, lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh đánh đổ đế quốc, tay sai.
C. tổ chức giai cấp công nhân đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.
D. tổ chức nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp và tư sản phản cách mạng.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | B | 11 | D | 21 | D | 31 | B |
2 | A | 12 | A | 22 | C | 32 | D |
3 | C | 13 | A | 23 | A | 33 | C |
4 | D | 14 | A | 24 | A | 34 | D |
5 | C | 15 | A | 25 | D | 35 | D |
6 | B | 16 | A | 26 | D | 36 | D |
7 | A | 17 | C | 27 | D | 37 | B |
8 | B | 18 | C | 28 | C | 38 | C |
9 | B | 19 | C | 29 | B | 39 | C |
10 | B | 20 | D | 30 | A | 40 | B |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Điểm mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 là
A. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.
B. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.
C. thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống đế quốc.
D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.
Câu 2: Việt Nam giải phóng quân ra đời (5/1945) đó là sự hợp nhất của các tổ chức nào?
A. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn.
B. Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với du kích Ba Tơ.
D. Việt Nam Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyên.
Câu 3: Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất cho dân cày” được giải quyết như thế nào trong thời kì 1939 - 1945?
A. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng giải phóng dân tộc.
B. Tiếp tục thực hiện hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc ” và “ Ruộng đất cho dân cày”.
C. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
D. Chỉ thực hiện khẩu hiệu cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 4: Đâu không là kết quả của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?
A. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
B. Buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
C. Cơ quan đầu não kháng chiến của ta được bảo vệ an toàn.
D. Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 tên.
Câu 5: Cho các dữ kiện sau:
1. Học thuyết Miyadaoa
2. Học thuyết Kaiphu
3. Học thuyết Phucưđa
4. Học thuyết Hasimôtô
Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian các Học thuyết thể hiện chính sách hướng về châu Á của Nhật Bản.
A. 1,2,4,3
B. 4,2,1,3
C. 3,2,1,4
D. 1,3,4,2
Câu 6: Điểm độc đáo và sáng tạo về nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 do Đảng Lao động Việt Nam đề ra và thực hiện thành công là:
A. tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng ruộng đất ở miền Nam.
B. làm cách mạng ruộng đất ở miền Bắc và cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam.
C. tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng XHCN ở miền Bắc và tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
D. Cả nước cùng kháng chiến chống Mĩ cứu nước để thống nhất đất nước về mặt nhà nước
Câu 7: Tư tưởng cốt lõi xuyên suốt của Đảng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam là:
A. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
B. Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
C. Hòa bình, độc lập thống nhất.
D. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 8: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là
A. khởi nghĩa Ba Đình
B. khởi nghĩa Yên Thế
C. khởi nghĩa Hương Khê
D. khởi nghĩa Bãi Sậy
Câu 9: Vì sao chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946?
A. Vì Pháp và Trung Hoa dân quốc đã câu kết với nhau kí Hiệp ước Hoa - Pháp.
B. Vì tình thế cách mạng không thể trì hoãn được.
C. Vì quân Trung Hoa dân quốc đã rút lui.
D. Vì quân Pháp đã tấn công ra miền Bắc.
Câu 10: Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
A.Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
B. đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ.
C. sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng.
D. tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ xộ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | B | 11 | D | 21 | B | 31 | B |
2 | B | 12 | A | 22 | C | 32 | C |
3 | C | 13 | C | 23 | D | 33 | B |
4 | B | 14 | A | 24 | A | 34 | B |
5 | C | 15 | D | 25 | D | 35 | C |
6 | C | 16 | C | 26 | B | 36 | A |
7 | A | 17 | A | 27 | D | 37 | D |
8 | C | 18 | D | 28 | C | 38 | D |
9 | A | 19 | A | 29 | D | 39 | B |
10 | A | 20 | D | 30 | A | 40 | B |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mỹ, nền kinh tế của các nước Tây Âu
A. cơ bản được phục hồi. B. cơ bản có sự tăng trưởng.
C. phát triển nhanh chóng. D. phát triển chậm chạp.
Câu 2. Khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc: Đả đảo phong kiến!” của nhân dân Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930-1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về
A. xã hội.
B. kinh tế.
C. văn hóa.
D. chính trị.
Câu 3. Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam những năm 1950-1953 là
A. “đại chúng hóa”.
B. “dân tộc hóa”.
C. “phục vụ kháng chiến”.
D. phục vụ nhân dân”.
Câu 4. Một trong những thuận lợi của Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là gì?
A. Quân Anh vào miền Nam giải giáp quân Nhật.
B. Quân Trung Hoa Dân quốc vào miền Bắc giải giáp quân Nhật.
C. Nhân dân giành được quyền làm chủ đất nước.
D. Chính phủ Việt Nam đã nắm giữ được Ngân hàng Đông Dương.
Câu 5. Từ năm 1965 đến năm 1968, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A. Việt Nam hóa chiến tranh.
B. Chiến tranh cục bộ.
C. Đông Dương hóa chiến tranh.
D. Chiến tranh đặc biệt.
Câu 6. Năm 1929, những tổ chức cộng sản nào xuất hiện ở Việt Nam?
A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
B. Tân Việt Cách mạng đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản đảng.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản đảng.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 7. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào?
A. Nông nghiệp.
B. Thủ công nghiệp.
C. Thương nghiệp.
D. Công nghiệp.
Câu 8. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là
A. Tổ chức Y tế Thế giới.
B. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
C. Tòa án Quốc tế.
D. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa.
Câu 9. Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936-1939 là
A. đòi độc lập dân tộc và tự do dân chủ.
B. đánh đổ đế quốc để giành độc lập tự do.
C. đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
D. giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân.
Câu 10. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia là một trong những biểu hiện của xu thế
A. toàn cầu hóa.
B. hòa hoãn tạm thời
C. hợp tác và đấu tranh
D. đa phương hóa.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | B | 11 | A | 21 | A | 31 | B |
2 | A | 12 | D | 22 | C | 32 | C |
3 | A | 13 | A | 23 | C | 33 | C |
4 | D | 14 | B | 24 | D | 34 | D |
5 | A | 15 | C | 25 | D | 35 | D |
6 | C | 16 | D | 26 | A | 36 | C |
7 | D | 17 | A | 27 | B | 37 | B |
8 | D | 18 | D | 28 | C | 38 | D |
9 | C | 19 | B | 29 | C | 39 | C |
10 | A | 20 | B | 30 | B | 40 | B |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) vì:
A. không tham gia khối Đồng minh chống phát xít.
B. ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít.
C. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.
D. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập.
Câu 2: Ý nào sau đây là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. chi phí cho quốc phòng thấp.
B. áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất
C. lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
D. yếu tố con người được coi là vốn quý nhất.
Câu 3: Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/1/1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây ?
A. Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.
B. Phải biết phân hóa, cô lập kẻ thù.
C. Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc.
D. Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh.
Câu 4: Sai lầm cơ bản cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của cuộc vận động Duy tân (do Phan Châu Trinh lãnh đạo) là:
A. Không nhận thức đúng về bản chất của chủ nghĩa đế quốc
B. Chưa có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
C. Không xác định được kẻ thù chủ yếu của dân tộc là Pháp
D. Nội dung cải cách không gần với nhân dân
Câu 5: Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc Việt Nam có viết: “Hỡi quốc dân đồng bào! …Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục …”. Đoạn trích trên cho biết:
A. thời cơ cách mạng đã chín muồi.
B. Cách mạng tháng Tám đã thành công.
C. thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu.
D. thời cơ cách mạng đang đến gần.
Câu 6: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975) đã buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pari?
A. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.
B. Chiến thắng trong mùa khô 1966 - 1967.
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.
D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
Câu 7: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tôc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ Quốc”. Đoạn trích trên đây trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện nội dung nào của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta?
A. Toàn diện kháng chiến.
B. Toàn dân kháng chiến.
C. Trường kì kháng chiến.
D. Tự lực cánh sinh.
Câu 8: Cố gắng cao nhất của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương được thể hiện qua kế hoạch quân sự nào?
A. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
B. Kế hoạch Nava.
C. Kế hoạch Rơve.
D. Kế hoạch Bôlae.
Câu 9: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
A. Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược.
B. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có được môi trường hòa bình.
C. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh.
D. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược.
Câu 10: Sự khác nhau cơ bản nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên so với Việt Nam Quốc dân đảng là
A. đối tượng cách mạng đánh đổ.
B. khuynh hướng cách mạng.
C. thành phần tham gia.
D. địa bàn hoạt động.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | C | 11 | B | 21 | D | 31 | D |
2 | B | 12 | D | 22 | B | 32 | A |
3 | A | 13 | C | 23 | A | 33 | B |
4 | A | 14 | C | 24 | D | 34 | C |
5 | A | 15 | D | 25 | A | 35 | B |
6 | C | 16 | A | 26 | D | 36 | A |
7 | B | 17 | B | 27 | D | 37 | A |
8 | B | 18 | C | 28 | D | 38 | C |
9 | C | 19 | A | 29 | C | 39 | C |
10 | B | 20 | D | 30 | B | 40 | D |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
B. Phe Hiệp ước thắng trận trong chiến tranh.
C. Nước Pháp tham dự Hội nghị Vécxai.
D. Sự thiết lập của một trật tự thế giới mới.
Câu 2. Cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại có nguồn gốc sâu xa từ
A. nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các quốc gia.
B. những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và sản xuất.
C. yêu cầu giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới.
D. sự mất cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
Câu 3. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là
A. Quỹ Nhi đồng.
B. Tổ chức Y tế Thế giới.
C. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa.
D. Hội đồng Quản thác.
Câu 4. Trong thời gian 1945-1950, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là
A. mở rộng quan hệ đối ngoại.
B. khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
C. phá thế bị bao vây, cấm vận.
D. xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật.
Câu 5. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam Việt Nam trong đông - xuân 1964 - 1965 góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ?
A. Bình Giã (Bà Rịa).
B. Vạn Tường (Quảng Ngãi).
C. Núi Thành (Quảng Nam).
D. Ấp Bắc (Mỹ Tho).
Câu 6. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, ở Việt Nam tổ chức nào dưới đây ra đời muộn nhất?
A. Việt Nam Quốc dân đảng.
B. Đông Dương Cộng sản đảng
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. An Nam Cộng sản đảng.
Câu 7. “Chiến tranh phá hoại của Mỹ đã phá hủy hầu hết những cái mà nhân dân ta đã tốn biết bao công sức để xây dựng nên, làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1977, trang 37-38).
Nhận định trên đề cập đến hậu quả chiến tranh ở nơi nào của Việt Nam?
A. Tây Nguyên.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Miền Bắc.
D. Miền Nam.
Câu 8. Ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công, để giải quyết nạn mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào nào?
A. Thi đua “Dạy tốt, học tốt”. B. Bổ túc văn hóa. C. Bình dân học vụ. D. Cải cách giáo dục.
Câu 9. Ở Việt Nam, đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Cuộc đấu tranh của công nhận Vinh-Bến Thủy.
B. Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1-5-1930.
C. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định.
D. Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Câu 10. “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc” là những câu trích từ tài liệu nào dưới đây?
A. “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
B. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. “Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh.
D. “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 | A | 11 | D | 21 | D | 31 | B |
2 | B | 12 | C | 22 | A | 32 | A |
3 | D | 13 | A | 23 | D | 33 | B |
4 | B | 14 | A | 24 | B | 34 | C |
5 | A | 15 | B | 25 | A | 35 | C |
6 | C | 16 | C | 26 | A | 36 | D |
7 | C | 17 | A | 27 | B | 37 | D |
8 | C | 18 | C | 28 | D | 38 | C |
9 | D | 19 | D | 29 | C | 39 | B |
10 | B | 20 | A | 30 | C | 40 | D |
…
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Ninh Giang. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Bình Hưng Hòa
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Củ Chi
Chúc các em học tốt!