TRƯỜNG THPT MAI SƠN | ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ THỜI GIAN 50 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Từ năm 1919 đến năm 1930, sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam?
A. Gửi đến Hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam.
B. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
C. Lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
D. Tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước.
Câu 2: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc luận cương chính trị tháng 10/1930?
A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Lực lượng cách mạng là công nhân và nông dân, tiểu tư sản, tri thức. Còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.
C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
D. Cách mạng do giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng cộng sản lãnh đạo.
Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam chuyển hoàn toàn từ tự phát sang tự giác?
A. Tháng 2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập.
B. Tháng 8/1925, cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son, Sài Gòn.
C. Tháng 6/1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập.
D. Năm 1920, tổ chức Công hội được thành lập ở Sài Gòn.
Câu 4: Sau "chiến tranh lạnh", hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển với việc:
A. Lấy chính trị làm trọng điểm
B. Lấy quân sự làm trọng điểm
C. Lấy kinh tế làm trọng điểm
D. Lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm.
Câu 5: Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng là?
A. Báo Đỏ. B. Báo Búa liềm.
C. Báo Người nhà quê. D. Báo Nhành lúa.
Câu 6: Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản tri thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 – 1926) là:
A. Tiếng dân, Búa liềm, Đông Pháp thời báo
B. Chuông rè, An Nam trẻ, Thanh niên
C. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê
D. Chuông rè, An Nam trẻ, Búa liềm
Câu 7: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương được tiến hành trong khoảng thời gian:
A. 1897 – 1914 B. 1919 – 1929
C. 1914 – 1929 D. 1918 - 1929
Câu 8: Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu?
A. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất
B. Tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép
C. Giai cấp tư sản bị phá sản
D. Thợ thủ công bị thất nghiệp
Câu 9: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10 – 1930) quyết định đổi tên Đảng là gì?
A. Đảng Cộng Sản Đông Dương B. Đảng Lao Động Việt Nam
C. Đảng Cộng Sản Việt Nam D. Đảng Lập hiến
Câu 10: Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức cách mạng do:
A. Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai...lãnh đạo.
B. Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long.. lãnh đạo.
C. Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính... sáng lập.
D. Nguyễn Ái Quốc sáng lập.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1. B 2. B 3. A 4. C 5. B 6. C 7. B 8. A 9. A 10. C | 11. A 12. D 13. A 14. D 15. B 16. A 17. B 18. D 19. C 20. A | 21. A 22. D 23. D 24. C 25. B 26. A 27. C 28. D 29. C 30. A | 31. C 32. D 33. D 34. B 35. D 36. B 37. C 38. D 39. B 40. C |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: "Không! chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ." Câu văn trên trích trong văn bản nào?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
B. Tuyên ngôn độc lập.
C. Kháng chiến nhất định thắng lợi.
D. Toàn quốc kháng chiến.
Câu 2: Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là gì?
A. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
B. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
C. Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
D. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Câu 3: Cho dữ liệu sau:
1). 10 năm đầu xây dựng chế độ mới;
2). 20 năm không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội;
3). Đặng Tiểu Bình khởi xướng công cuộc cải cách – mở cửa;
4). Nội chiến Quốc – Cộng và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời;
Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự các giai đoạn lịch sử của Trung Quốc sau năm 1945.
A. 2, 4, 3, 1. B. 4, 1, 2, 3. C. 4, 1, 3, 2. D. 1, 4, 3, 2.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không thuộc Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946?
A. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ.
B. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận cho Pháp đưa 15.000 quân ra Bắc và rút dần trong 5 năm.
C. Ta tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế và văn hóa.
D. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia tự do.
Câu 5: Nhiệm vụ cách mạng nước ta sau năm 1954 là
A. tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới hoàn thành thống nhất nước nhà.
B. tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C. đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam.
D. đấu tranh thực hiện Hiệp định Giơnevơ, tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Câu 6: Tổ chức cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có tên là gì?
A. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
B. Tân Việt cách mạng đảng.
C. Việt Nam Quốc dân đảng.
D. Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 7: Cho dữ liệu sau: "Thống nhất............... vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật ............... của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam"
Chọn dữ liệu cho sẵn để điền vào chỗ trống.
A. đất nước, khách quan B. hai miền, tất yếu
C. hai miền, khách quan D. đất nước, tất yếu
Câu 8: Bức tranh dưới đây phản ánh sự kiện nào của lịch sử Việt Nam?
A. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).
B. Phong trào "Phá kho thóc của Nhật, giải quyết nạn đói" (3/1945).
C. Đấu tranh trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931).
D. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940).
Câu 9: Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta là gì?
A. Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài.
B. Kháng chiến toàn diện.
C. Toàn dân, toàn diện, trường kì và dựa vào sức mình là chính.
D. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia.
Câu 10: Nguồn gốc chủ yếu dẫn đến tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Xô – Mĩ là gì?
A. Do cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới.
B. Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới đơn cực.
C. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược phát triển.
D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1. A 2. B 3. B 4. A 5. A 6. C 7. A 8. C 9. C 10. C | 11. D 12. B 13. B 14. B 15. C 16. D 17. D 18. D 19. D 20. A | 21. A 22. C 23. B 24. B 25. D 26. C 27. C 28. B 29. A 30. A | 31. A 32. D 33. B 34. D 35. A 36. B 37. C 38. D 39. D 40. D |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam được rút trong việc lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng.
B. Xây dựng khối liên minh công – nông và mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng nhiều hình thức.
D. Phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù để thực hiện các giải pháp cụ thể.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây trong Tuyên ngôn độc lập khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta trên phương diện pháp lý và thực tiễn?
A. "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm... dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập"
B. "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập".
C. "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".
D. "Tất cả các dân tộc sinh ra đều có quyền bình đẳng".
Câu 3: Thời cơ "ngàn năm có một" của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 được Đảng ta xác định từ sau ngày:
A. Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
B. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
C. Nhật vào Đông Dương đến trước ngày Nhật đảo chính Pháp.
D. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.
Câu 4: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ Quốc hiện nay?
A. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có được môi trường hòa bình.
B. Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược.
C. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược.
D. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh.
Câu 5: Thánh thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là gì?
A. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới.
B. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
C. Sự chênh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập.
D. Sử dụng chưa hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không đúng với ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954?
A. Đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi.
B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
D. Đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự Nava.
Câu 7: Đế quốc Pháp – Mỹ thực hiện kế hoạch Na – va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là:
A. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B. xoay chuyển cục diện chiến tranh.
C. đẩy quân ta vào tình thế đối phó bị động.
D. dọn đường cho Mỹ từng bước thay thế quân Pháp
Câu 8: Từ sau khi giành được độc lập, Ấn Độ luôn thi hành chính sách đối ngoại là:
A. ngả về phe xã hội chủ nghĩa.
B. hòa bình, trung lập, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc
C. thân với các nước phương Tây, là đồng minh của Mĩ
D. hòa bình, trung lập, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Á
Câu 9: Khó khăn nào đe dọa trực tiếp đến nền độc lập của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Các thế lực đế quốc và phản động bao vây, chống phá
B. Hơn 90% dân số không biết chữ
C. Kinh tế kiệt quệ và nạn đói hoành hành
D. Chính quyền cách mạng non trẻ.
Câu 10: Chủ trương "vô sản hóa" của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm:
A. tăng cường công tác vận động quần chúng.
B. phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
C. kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
D. tăng thêm số lượng hội viên, mở rộng tổ chức.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1. A 2. B 3. B 4. D 5. A 6. A 7. A 8. B 9. A 10. C | 11. C 12. D 13. D 14. C 15. B 16. B 17. B 18. B 19. D 20. A | 21. C 22. D 23. A 24. B 25. C 26. C 27. D 28. D 29. D 30. A | 31. C 32. A 33. D 34. B 35. C 36. A 37. C 38. D 39. C 40. B |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:
(1). Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thành lập;
(2). Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn;
(3). Thành lập uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc.
A. 1, 3, 2 B. 2, 1, 3 C. 1, 2, 3 D. 2, 3, 1
Câu 2: Điểm kế thừa và phát triển của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung Ương đảng (5/1941) so với các hội nghị trước đó là
A. đề cao giải phóng dân tộc, chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. đề cao giải phóng dân tộc, chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. đề cao giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng nước Đông Dương, chủ trương thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương.
D. đề cao giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng nước Ðông Dương, chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam Ðộc lập đồng minh.
Câu 3: "Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập" là chủ trương của Đảng tại
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Ðảng cộng sản Ðông Dương (11/1939).
B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7/1936).
C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (11/1940).
D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5/1941).
Câu 4: Khó khăn lớn nhất đưa chính quyền nước ta đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" sau ngày 2/9/1945 là
A. ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng.
B. nạn đói, nạn dốt đe dọa nghiêm trọng.
C. lực lượng vũ trang còn non yếu, trang bị thiếu thốn.
D. thù trong, giặc ngoài chống phá cách mạng.
Câu 5: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2 được gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ vì
A. tìm ra được những nguồn năng lượng mới và công nghệ sinh học.
B. cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ.
C. cuộc cách mạng ra đời bắt đầu từ sự ra đời của máy tính diện tử.
D. cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học kĩ thuật.
Câu 6: Ý nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược 1945 - 1954?
A. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị gần một thế kỷ của Pháp.
B. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, tạo điều kiện đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. Đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Câu 7: Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Trong 10 năm qua, miền Bắc đã tiến những bươc dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới" để nhấn mạnh những thành tựu của miền Bắc trong
A. 10 năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ.
B. 10 năm đầu sau ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công .
C. 10 năm đầu xây dựng sau ngày giải phóng miền Nam 1975.
D. tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc 1930 - 1945.
Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô thay đổi ra sao?
A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
B. Từng là đồng minh chuyển sang đối đầu đi tới tình trạng chiến tranh lạnh.
C. Mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi.
D. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.
Câu 9: Bài học kinh nghiệm nào của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng trong công cuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc?
A. Phải linh hoạt kết hợp các hình thức đấu tranh.
B. Kết hợp giữa đấu tranh với xây dựng để ngày càng vững mạnh.
C. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước.
D. Có đường lối đúng đắn, phù hợp.
Câu 10: Điểm nổi bật trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là gì?
A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
B. Bôn ba khắp nơi trên thế giới để tìm đường cứu nước.
C. Ði từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
D. Đi theo con đường của cách mạng tháng Mười Nga, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | D | A | D | D | D | A | B | C | C | A | B | A | B | D | C | B | C | A | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
C | D | B | A | C | B | D | A | D | A | C | C | D | A | D | B | A | C | B | B |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Ý nghĩa to lớn nhất của phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960)?
A. Đưa đến Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời.
B. Làm lay chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
C. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
Câu 2. Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam?
A. Trong năm 1976.
B. Trong năm 1975.
C. Trong hai năm 1975 và 1976
D. Trong năm 1974 và đầu năm 1975
Câu 3. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo?
A. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc
B. Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để
C. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản
D. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa.
Câu 4. Sự khác biệt rõ nhất giữa chiến lược "Chiến tranh cục bộ" với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là gì?
A. Có sự tham gia trực tiếp của lực lượng quân Mĩ và quân một số nước đồng minh của Mĩ.
B. Có sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ.
C. Sử dụng vũ khí, phương tiện chiến tranh do Mĩ cung cấp.
D. Có sự tham gia của quân đội sài Gòn.
Câu 5. Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?
A. Những hành động ngang ngược củaTưởng và tay sai.
B. Quân Pháp được quân che chở nên đã nổ súng xâm lược nước ta.
C. Mĩ giúp sức, thực dân Pháp đả nổ súng xâm lược nước ta.
D. Những hành động phá hoại Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt - Pháp (4/9/1946) của thực dân Pháp.
Câu 6. Ý nghĩa quan trọng nhất của cao trào dân chủ 1936 - 1939 đối với cách mạng Việt Nam?
A. Tập hợp được một lực lượng công- nông hùng mạnh.
B. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng.
C. Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945.
D. Đã tập hợp được đội quân chính trị đông đảo từ thành thị đến nông thôn.
Câu 7. Tổ chức ASEAN ra đời trong bối cảnh lịch sử nào?
A. Nửa sau những năm 60, sau khi nhiều nước giành được độc lập
B. Nửa sau những năm 80, sau khi 10 nước giành được độc lập
C. Nửa sau những năm 90, sau khi tất cả các nước giành được độc lập
D. Nửa sau những năm 70, sau khi 5 nước giành được độc lập
Câu 8. Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành chính quyền từ tay Nhật diễn ra trong khoảng thời gian?
A. Từ 28/8 đến 15/9/1945.
B. Từ 9/3 đến 14/8/1945.
C. Từ 14/8 đến 2/9/1945.
D. Từ 14/8 đến 28/8/1945
Câu 9. Với thắng nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp quân dân ta đã giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ?
A. Chiến dịch Quang Trung 1951.
B. Chiến dịch Hoà Bình 1952
C. Chiến dịch Việt Bắc1947.
D. Chiến dịch Biên giới 1950
Câu 10. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (1952) đã bầu được bảy anh hùng tiêu biểu, trong đó có?
A. Cù Chính Lan.
B. Tô Vĩnh Diện.
C. La Văn Cầu
D. Phan Đình Giót.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1. C 2. C 3. C 4. A 5. D 6. C 7. A 8. D 9. D 10. A | 11. A 12. A 13. A 14. D 15. C 16. A 17. D 18. A 19. A 20. A | 21. C 22. A 23. C 24. A 25. B 26. C 27. A 28. D 29. A 30. C | 31. D 32. A 33. D 34. A 35. B 36. D 37. B 38. C 39. D 40. A |
…
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Mai Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Bình Hưng Hòa
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Củ Chi
Chúc các em học tốt!