TRƯỜNG THPT LÊ MINH XUÂN | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ THỜI GIAN 50 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Nhận định "Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta", được Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra trong bối cảnh
A. xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
B. cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra.
C. chủ nghĩa xã hội sụp đổ tại Liên Xô và Đông Âu.
D. Mĩ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Câu 2. Kế hoạch quân sự nào của Pháp đã chứng tỏ Mỹ bắt đầu "dính líu" và "can thiệp" vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương?
A. Kế hoạch Rơve
B. Kế hoạch Đờ lát đơ Tatxinhi.
C. Kế hoạch Bôlae.
D. Kế hoạch Na-va.
Câu 3. Điểm khác nhau cơ bản giữa khởi nghĩa Yên Thế và phong trào Cần vương là
A. mục tiêu đấu tranh.
B. lực lượng tham gia.
C.địa bàn đấu tranh.
D. thời gian bùng nổ.
Câu 4. Nhà lãnh đạo đi đầu trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ Apacthai ở Nam Phi là
A. N. Manđela.
B. Phiden Cátxtoro.
C. M. Ganđi.
D. Xucácno.
Câu 5. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam được Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) xác định là gì?
A. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Chỉ đấu tranh chính trị để thống nhất đất nước.
C. Giải phóng miền Nam trong năm 1975.
D. Tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất.
Câu 6. Thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam ứong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) chủ yếu là do
A. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
B. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu.
C.muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.
D. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.
Câu 7. Yếu tố chủ quan quyết định đến thắng lợi trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới là
A. ý thức dân tộc và sự trưởng thành của lực lượng xã hội ở các nước thuộc địa.
B. giai cấp tư sản dân tộc ngày càng đông về số lượng, ý thức được sứ mệnh của mình.
C. giai cấp công nhân xuất hiện và ngày càng trưởng thành, từng bước bước lên vũ đài chính trị.
D. sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 8. Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam xuất hiện từ khi
A. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
B. Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi Đồng minh vào Đông Dương.
C. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập đến khi Nhật đầu hàng.
D. Nhật đảo chính Pháp đến khi Nhật đầu hàng Đồng minh.
Câu 9: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là sự kết hợp của những yếu tố nào?
A. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
B. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào vô sản yêu nước
D. Chủ nghĩa Mác-Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh và phong trào yêu nước.
Câu 10: . Nội dung nào dưới đây không phải là tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Dẫn đến tình trạng đối đầu giữa các cường quốc về vấn đề thuộc địa.
B. Dẫn đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trên thế giới.
C. Góp phần làm xói mòn trật tự thế giới hai cực Ianta.
D. Sau khi độc lập, các nước tích cực tham gia đời sống chính trị thế giới.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động của Liên Hợp quốc
A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào
C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc)
Câu 2. Hiện nay, Việt Nam vận dụng nguyên tắccơ bản nào của Liên hợp quốc để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo?
A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, tự quyết các dân tộc.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
Câu 3: Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mỹ.
D. Liên Xô.
Câu 4: So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt gì?
A. Quá trình hợp tác, mở rộng thành viên diễn ra khá lâu dài.
B. Hạn chế sự can thiệp và chi phối của các cường quốc.
C. Hợp tác, giúp đỡ các nước trong khu vực phát triển kinh tế.
D. Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực.
Câu 5: Sự khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện
A. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995).
B. hiệp ước Bali được kí kết (1976).
C. Campuchia gia nhập ASEAN (1999).
D. Brunây gia nhập ASEAN (1984).
Câu 6: Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh (8 - 1945), những nước nào dưới đây đã giành được độc lập vào năm 1945?
A. Philippin, Việt Nam, Lào.
B.Việt Nam, Lào, Camphuchia.
C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
D.Việt Nam, Lào, Mianma
Câu7. Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai
A.Tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ.
B.Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
C.Thay đổi một cách căn bản các nhân tố sản xuất.
D.Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
Câu 8:Điểm chung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A. cùng có tham vọng muốn làm bá chủ trên thế giới.
B. tham gia tổ chức NATO – một liên minh về quân sự.
C. giúp đỡ nhau phát triển kinh tế - kế hoạch Mác-san.
D. liên kết chặt chẽ với nhau chống lại các nước XHCN
Câu 9. Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Mĩ, Liên Xô, Tây Âu.
B. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
C. Mĩ , Nhật Bản, Trung Quốc.
D. Mĩ, Nhật Bản, Liên xô
Câu 10.Trong quan hệ quốc tế hiện nay Việt Nam cần xây dựng chính sách đối ngoại dựa trên nền tảng cơ bản nào?
A.Kinh tế độc lập, tự chủ.
B.Quốc phòng vững chắc .
C.Nền chính trị độc lập.
D.An ninh vững mạnh.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | C | D | D | B | C | C | A | B | A | A | A | D | B | B | D | B | D | C | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
B | C | B | C | D | C | A | C | B | B | C | B | A | A | B | C | C | A | A | B |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Điểm mới trong phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam từ đầu XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Cứu nước phải gắn với duy tân, xây dựng xã hội tiến bộ hơn.
B. Dựa vào khối đoàn kết toàn dân.
C. Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh ngoại giao.
D. Thành lập các tổ chức chính trị và quân sự.
Câu 2: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân các nhà yêu nước tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX quyết định lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản?
A. Triều đình phong kiến Việt Nam muốn noi theo tấm gương Nhật Bản.
B. Cuộc duy tân Minh Trị đã củng cố niềm tin vào con đường cách mạng tư sản.
C. Do bế tắc về đường lối nên họ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài.
D. Tân báo, Tân thư của Trung Hoa được đưa vào Việt Nam.
Câu 3: Khuynh hướng dân chủ tư sản trở thành khuynh hướng chủ đạo của phong trào yêu nước Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là do
A. Sự chuyển biến của tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam và hoạt động tích cực của các sỹ phu tiến bộ.
B. Khuynh hướng yêu nước theo tư tưởng phong kiến đã chấm dứt hoàn toàn.
C. Xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp mới, tiến bộ hơn.
D. Khuynh hướng dân chủ tư sản giải quyết được mọi mâu thuẫn.
Câu 4. Trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là
A. phát triển kinh tế.
B. cải tổ chính trị.
C. phát triển kinh tế, chính trị
D. phát triển văn hóa, giáo dục.
Câu 5. Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, Trung Quốc đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào
A. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế.
B. Bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô.
C. Gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam.
D. Thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.
Câu 6. Sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước sáng lập asean thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội với mục tiêu.
A. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ .
B. khôi phục sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng ở các nước.
C. nhanh chóng vươn lên trở thành nước công nghiệp mới (NICS).
D. thúc đẩy tốc đọ tăng trưởng của các ngành công nghiệp nhẹ trong nước.
Câu 7. Từ giữa những năm 70 thế kỉ XX, Ấn Độ tự túc được lương thực là nhờ cuộc cách mạng nào dưới đây?
A. Cách mạng xanh.
B. Cách mạng công nghiệp.
C. Cách mạng công nghệ
D. Cách mạng chất xám.
Câu 8. Hình thức đấu tranh chủ yếu của các nước Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. vũ trang.
B. nghị trường.
C. ngoại giao.
D. bất hợp tác.
Câu 9:Trong giai đoạn 1973 – 1982, kinh tế Mĩ
A. khủng hoảng và suy thoái kéo dài.
B. phát triển mạnh mẽ.
C. phát triển xen kẽ suy thoái.
D. phục hồi và phát triển.
Câu 10: Từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản
A. có bước phát triển nhanh.
B. phát triển xen lẫn suy thoái.
C. bước đầu suy thoái.
D. cơ bản được phục hồi.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
1. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất làm cho Hộ đồng tương trợ kinh tế ( SEV) chấm dứt hoạt động ?
A. Hoạt động khép kín
B. Sự hợp tác không toàn diện
C. Sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu
D. Bị MĨ và Tây Âu chèn ép
2. Biến đổi tích cực đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập
B. ngày càng mở rộng mối quan hệ với các nước Đông Á, EU
C. sự ra đời của khối ASEAN
D. nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế khá cao
3. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn tới việc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
A. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
B. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng trì trệ.
C. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu.
D. Sự suy giảm về thế và lực do chạy đua vũ trang.
4. Bảy triều đại phong kiến tồn tại trên đất nước ta từ thế kỷ X đến thế kỷ XV. Hãy nêu triều đại mở đầu và kết thúc
A. mở đầu là nhà Đinh kết thúc là nhà Lê Sơ
B. mở đầu là nhà Ngô kết thúc là nhà Hồ
C. mở đầu là nhà Ngô kết thúc là nhà Lê Sơ
D. mở đầu là nhà Đinh kết thúc là nhà Trần
5. Từ cuối những năm 70 - TKXX, chủ nghĩa thực dân chỉ tồn tại đưới hình thức
A. chế độ thực dân
B. chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai
C. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ
D. chủ nghĩa thực dân kiểu mới
6. Nguyên nhân cơ bản làm cho CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ ?
A. Chậm sửa chữa sai lầm.
B. Xây dựng mô hình CNXH không phù hợp.
C. Nhà nước và Nhân dân Xô viết nhận thấy CNXH không tiến bộ nên muốn tay đổi chế độ.
D. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá
7. Hội nghị Diên Hồng do triều Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc ?
A. Các vương hầu quý tộc .(1)
B. Đại biểu cho mọi tầng lớp nhân dân.(2)
C. Các bậc phụ lão có uy tín.(3)
D.(1),(2),(3) đúng .
8. Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. những thành tựu về khoa học kĩ thuật
B. tài nguyên thiên nhiên phong phú
C. tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao
D. quân sự hóa nền kinh tế
9. Để kết thúc nhanh chiến tranh ở Châu Âu và Châu Á-Thái Bình Dương,, ba cường quốc đã thống nhất mục đích gì?
A.(1),(2),(3) đúng
B. Tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và quân phiệt Nhật(1)
C. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật(2)
D. Hống quân nhanh chóng tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức ở Bec- lin(3)
10. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là gì?
A. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
B. Độc lập dân tộc và tự do.
C. Độc lập dân tộc và dân chủ.
D. Độc lập dân tộc và mọi người sống sung sướng tự do.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A. cách mạng tư sản.
B. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
D. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 2: Khó khăn nào đe dọa trực tiếp đến nền độc lập của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Chính quyền cách mạng non trẻ.
B. Kinh tế kiệt quệ và nạn đói hoành hành.
C. Hơn 90% dân số không biết chữ.
D. Các thế lực đế quốc và phản động bao vây, chống phá.
Câu 3: Yếu tố nào tạo thời cơ thuận lợi để Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu?
A. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.
B. Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
C. Nhân dân đã sẵn sàng nổi dậy.
D. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
Câu 4: Sự kiện nào trực tiếp dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ vào ngày 19/12/1946?
A. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng.
B. Hội nghị Phông-ten nơ-blô thất bại.
C. Nhân dân tự phát nổi dậy đánh Pháp.
D. Quân ta khiêu khích Pháp.
Câu 5: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến các nhà yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX ở nước ta quyết định lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản?
A. Triều đình phong kiến Việt Nam đã ngả theo hướng quân chủ lập hiến.
B. Họ thấy được tính ưu việt của cách mạng dân chủ tư sản.
C. Có sự hậu thuẫn đắc lực của giai cấp tư sản dân tộc.
D. Khi bế tắc về đường lối nên họ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài.
Câu 6: Đối với việc bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa gì?
A. Là điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
B. Là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam.
C. Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí thống nhất đất nước.
D. Thể hiện quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và đi lên CNXH.
Câu 7: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
A. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
B. Tăng cường đẩy mạnh hợp tác với các nước khác.
C. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.
D. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
Câu 8: Điều kiện quan trọng để Nhật Bản có thể tiến hành được cải cách Minh Trị?
A. Tầng lớp quý tộc có ưu thế chính trị lớn và có vai trò quyết định.
B. Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản.
C. Chế độ Mạc Phủ bị lật đổ, Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền.
D. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.
Câu 9: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về nội dung Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) được kí kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp?
A. Việt Nam và Pháp đều ngừng bắn để tạo điều kiện thuận lợi cho một cuộc đàm phán.
B. Pháp được phép đem 15.000 quân vào miền Bắc nước ta làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật thay cho quân Trung Hoa Dân quốc.
C. Việt Nam được Pháp công nhận là một quốc gia tự do, có chính phủ và nghị viện riêng.
D. Việt Nam được Pháp công nhận là một quốc gia độc lập, có chính phủ, nghị viện riêng.
Câu 10: Tính chất cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc (1946 - 1949) là
A. cách mạng tư sản.
B. chiến tranh giải phóng dân tộc.
C. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. cách mạng dân tộc dân chủ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | D | A | A | A | A | C | C | D | D | B | A | C | D | C | A | D | B | C | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
C | A | B | A | D | B | C | B | C | D | B | C | D | B | A | C | B | A | B | C |
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Lê Minh Xuân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo tài liệu liên quan khác:
- Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Trãi
- Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Lương Thế Vinh
- Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Tất Thành
Chúc các em học tập tốt!