TRƯỜNG THPT HƯỚNG PHÙNG | ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ THỜI GIAN 60 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất (1914), trong đó Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là những nhân vật tiêu biểu, theo khuynh hướng nào?
A. Dân chủ vô sản.
B. Cách mạng vô sản.
C. Phong kiến.
D. Dân chủ tư sản.
Câu 2: Hoàn cảnh lịch sử mới mang tính chủ quan để Đảng ta đề ra đường lối đổi mới?
A. Đất nước đạt nhiều thành tựu đáng kể song lại lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.
B. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã làm thay đổi tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước.
C. Cuộc khủng hoảng toàn diện ở Liên Xô và Đông Âu.
D. Đất nước đạt nhiều thành tựu vượt bậc nhưng vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của nhân dân.
Câu 3: Vì sao thắng lợi của quân và dân miền Bắc trong cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 từ 18 đến hết ngày 29/12/1972 là “Điện Biên Phủ trên không”?
A. Vì sau thắng lợi này, Pháp buộc phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ và trao trả độc lập cho Việt Nam.
B. Vì thắng lợi này diễn ra trên bầu trời Điện Biên Phủ và có ý nghĩa như trận Điện Biên Phủ năm 1954.
C. Vì thắng lợi này diễn ra trên bầu trời của Hà Nội và Hải phòng và có ý nghĩa như trận Điện Biên Phủ năm 1954.
D. Vì ta giành được thắng lợi quyết định trên bầu trời Điện Biên phủ.
Câu 4: . … ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Trong dấu … là
A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. An Nam cộng sản đảng.
C. Đông Dương cộng sản liên đoàn. D. Đông Dương cộng sản đảng.
Câu 5: Tại Hội nghị TW Đảng lần thứ 8 (5/1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?
A. Mặt trận Việt Minh. B. Mặt trận phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Liên Việt. D. Mặt trận Đồng minh.
Câu 6: Hoàn cảnh nào buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam ở Hội nghị Pa-ri?
A. Thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
B. Bị đánh bất ngờ trong cuộc tiến công chiến lược Mậu Thân năm 1968.
C. Thất bại trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai.
D. Thất bại trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng.
Câu 7: Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì?
A. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam. B. Dùng người Việt đánh người Việt.
C. Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam. D. Đưa cố vấn Mĩ ào ạt vào miền Nam.
Câu 8: Cờ đỏ sao vàng và bài hát “Tiến quân ca” được chọn làm Quốc kỳ và Quốc ca nước ta tại sự kiện lịch sử nào?
A. Tại kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI năm 1976.
B. Hội nghị lần thứ 24 của BCHTW Đảng tháng 9 năm 1975.
C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tháng 11 năm 1975.
D. Ngay sau khi đất nước được thống nhất.
Câu 9: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968?
A. Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B. Buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Pari.
C. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
D. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.
Câu 10: Trước ngày 6/3/1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?
A. Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa dân quốc.
B. Hòa với Trung Hoa dân quốc để đánh Pháp.
C. Hòa với Pháp và Trung Hoa dân quốc.
D. Đánh cả Pháp và Trung Hoa dân quốc.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1D | 2A | 3C | 4A | 5A | 6B | 7B | 8A | 9C | 10B |
11A | 12A | 13D | 14C | 15A | 16B | 17D | 18A | 19B | 20D |
21C | 22D | 23D | 24B | 25A | 26A | 27A | 28A | 29C | 30D |
31D | 32D | 33C | 34A | 35B | 36D | 37B | 38A | 39B | 40A |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1[NB]: Sau khi Cách mạng tháng Hai năm 1917 thắng lợi, Nga trở thành nước
A. quân chủ. B. quân chủ lập hiến
C. cộng hòa. D. xã hội chủ nghĩa.
Câu 2[NB]: Nước nào đã phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ?
A. Trung Quốc.
B. Liên bang Nga.
C. Liên Xô.
D. Nhật Bản.
Câu 3[NB]: Đến nửa sau thế kỉ XX, trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á thì ở Đông Bắc Á có ba, đó là
A. Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan.
B. Nhật Bản, Hồng Công và Đài Loan.
C. Hàn Quốc, Hồng Công và Nhật Bản.
D. Trung Quốc, Hàn Quốcvà Nhật Bản.
Câu 4[NB]: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ
A. xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
B. tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít, bảo vệ Tổ quốc.
C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
D. giúp đỡ các nước Đông Âu thành lập nhà nước.
Câu 5[NB]: Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả quan trọng của
A. cách mạng khoa học – công nghệ.
B. cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất.
C. chiến tranh lạnh.
D. cách mạng công nghiệp.
Câu 6[NB]: “Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực và quốc tế như giải quyết xung đột ở Campuchia, Ănggôla, Đông Timo,..” nói đến
A. vai trò của Liên hợp quốc.
B. hệ quả của việc kết thúc chiến tranh lạnh.
C. kết quả của xu thế toàn cầu hóa.
D. vai trò của cộng đồng ASEAN.
Câu 7[NB]: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp chú trọng vào các ngành
A. nông nghiệp và khai thác mỏ. B. công nghiệp dệt và luyện kim.
C. luyện kim và khai thác mỏ. D. nông nghiệp và chế tạo máy móc.
Câu 8[NB]: Các nhân vật như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu,… thuộc giai cấp nào trong xã hội Việt Nam?
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp tiểu tử sản.
D. Giai cấp tư sản.
Câu 9[NB]: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là
A. Độc lập và tự do.
B. Độc lập và dân chủ.
C. Tự do và bình đẳng.
D. Tự do và bác ái.
Câu 10[NB]: Từ cuối tháng 9 /1940 đến trước ngày 9/3/1945 nhân dân ta sống dưới ách thống trị của
A. phát xít Nhật và thực dân Anh. B. thực dân Pháp và Mĩ.
C. phát xít Nhật và Trung Hoa Dân quốc. D. thực dân Pháp và phát xít Nhật.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1- C | 2- C | 3- A | 4-A | 5-A |
6-A | 7- A | 8-D | 9- A | 10-D |
11-A | 12- D | 13-C | 14-D | 15-D |
16-C | 17-B | 18- A | 19-D | 20-D |
21-C | 22-B | 23-B | 24-B | 25-A |
26-B | 27-C | 28-A | 29-C | 30-D |
31-B | 32-B | 33-C | 34-C | 35-A |
36-C | 37-B | 38-A | 39-C | 40- D |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước vì
A. muốn tìm hiểu xem các nước phương Tây làm cách mạng thế nào.
B. muốn nhờ sự giúp đở của Pháp để khai hóa văn minh.
C. muốn nhờ sự giúp đở của các nước phương Tây
D. tìm liên lạc với những người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài.
Câu 2: Từ 1950 đến nửa đầu 1970 của thế kỉ XX thành tựu Liên Xô đạt được trong xây dựng CNXH có ý nghĩa quan trọng
A. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
B. Thể hiện tính ưu việt của CNXH
C. Đạt thế cân bằng chiến lược quân sự với Mĩ
D. Nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
Câu 3: Từ sự phát triển của Ấn Độ hiện nay, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm
A. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
B. Chú trọng phát triển công ngiệp nặng
C. Áp dụng triệt để thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại
D. Coi trọng việc khai thác các nguồn tài nguyên, thiên nhiên
Câu 4: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi là
A. Chủ nghĩa thực dân châu Âu suy yếu.
B. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân châu Phi.
C. Phong trào đấu tranh của người da đen phát triển mạnh mẽ
D. Giai cấp tư sản trưởng thành nhanh chống nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo
Câu 5: Sau chiến tranh thế giới hai, yếu tố nào phản ánh không đúng nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ?
A. Áp dụng thành tựu khoa học kỉ thuật.
B. Chi phí quốc phòng thấp
C. Vai trò điều tiết của nhà nước.
D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 6: Đến năm 1950,Tây Âu đạt được thành tựu cơ bản nào khi thực hiện kế hoạch Mác san?
A. Kinh tế Tây Âu phát triển cạnh tranh với Nhật Bản.
B. Làm cho Tây Âu ngày càng lệ thuộc Mĩ.
C. Kinh tế phục hồi đạt mức trước chiến tranh.
D. Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.
Câu 7: Mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Mâu thuẫn giữa giữa giai cấp tư sản với chính quyền thực dân Pháp.
B. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với thực dân Pháp và tư sản.
Câu 8: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu
A. giai cấp công nhân đã hoàn toàn tự giác.
B. phong trào công nhân bước đầu thắng thế.
C. giai cấp công nhân bước đầu chuyển sang tự giác.
D. giai cấp công nhân có tinh thần đoàn kết quốc tế.
Câu 9: Sự kiện đánh dấu thất bại của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam
A.Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.
B. Sự ra đời của Đảng Cộng sản .
C. Sự xuất hiện ba tổ chức Cộng sản.
D. Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng.
Câu 10: Phong trào cách mạng 1930-1931 nêu cao khẩu hiệu
A. “Tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình”.
B. “Chống đế quốc chống phát xít”.
C. “Tich thu ruộng đất của đế quốc việt gian”.
D. “ Độc lập dân tộc” , “ruộng đất cho dân cày”.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1A | 2D | 3C | 4D | 5B | 6C | 7B | 8A | 9A | 10D |
11B | 12C | 13B | 14C | 15D | 16A | 17A | 18D | 19C | 20B |
21C | 22C | 23B | 24D | 25D | 26A | 27B | 28C | 29D | 30A |
31B | 32B | 33D | 34C | 35A | 36C | 37D | 38B | 39A | 40C |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: “Thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chắc thắng” đó là tinh thần và khí thế của quân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh là câu nói của
A. Võ Nguyên Giáp. B. Văn Tiến Dũng. C. Lê Duẩn. D. Đồng Sỹ Nguyên.
Câu 2: Việc đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), nhưng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” đã khẳng định
A. tính đúng đắn, sáng tạo và linh hoạt của Đảng. B. tính quyết liệt, mạo hiểm của Đảng.
C. tính nhạy bén, sáng tạo của Đảng. D. tính khoa học, linh hoạt của Đảng.
Câu 3: Biện pháp được xem như “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt” là `
A. tăng cường viện trợ quân sự.
B. tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”.
C. tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
D. sử dụng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
Câu 4: Điều nào sau đây chứng tỏ chính quyền, quân đội Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pari?
A. Tiến hành chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ", mở những cuộc hành quân "bình định - lấn chiếm" vùng giải phóng.
B. Nhận viện trợ quân sự của Mĩ.
C. Lập Bộ chỉ huy quân sự.
D. Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ.
Câu 5: Cuối 1974 đầu 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự Đông - Xuân trọng tâm là đâu?
A. Mặt trận Trị - Thiên.
B. Trung bộ và Khu V.
C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ.
D. Đồng bằng Nam bộ.
Câu 6: Thắng lợi tiêu biểu nhất trong các hoạt động quân sự Đông - Xuân 1974 - 1975 là :
A. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long.
B. Đánh bại cuộc hành quân"Lam Sơn 719"của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C. Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào.
D. Chiến dịch Tây Nguyên.
Câu 7: Lực lượng chủ yếu tham gia chiến đấu trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ là:
A. quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ.
B. quân Mĩ.
C. quân đội Sài Gòn.
D. quân Mĩ, quân đội Sài Gòn.
Câu 8: So với chiến dịch ĐBP (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về kết quả và y nghĩa lịch sử?
A. Đã đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự của địch.
B. Là dấu mốc kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị thực dân…
C. giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
D. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi để giành thắng lợi cuối cùng.
Câu 9: Nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng nước ta sau 1954 là gì?
A. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam chống Mĩ-Ngụy.
B. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, hổ trợ cho cách mạng miền Nam.
C. Miền Bắc xây dựng CNXH, chi viện cho miền Nam, miền Nam tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc, thực hiện thống nhất nước nhà.
D. Miền Bắc xây dựng CNXH, miền Nam tiến hành cách mạng dán tộc dân chủ, tiến tới thống nhất nước nhà.
Câu 10: Điểm giống nhau giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" với "Việt Nam hoá chiến tranh" ?
A. Quân đội ngụy là lực lượng chủ lực.
B. Vai trò của quân Mĩ và hệ thống cố vấn Mĩ giảm dần.
C. Quân đội ngụy là một bộ phận của lực lượng chủ lực "tìm diệt".
D. Hệ thống cố vấn Mĩ được tăng cường tối đa, trong khi đó viện trợ Mĩ giảm dần.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 19 | 19 | 20 |
A | A | B | A | C | A | C | B | C | A | C | C | A | C | A | A | C | B | B | A |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
A | B | C | C | B | B | D | A | A | A | B | D | B | A | D | B | D | A | B | A |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Sau Chiến tranh thể giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới diễn ra đầu tiên ở khu vực nào?
A. Đông Bắc Á
B. Bắc Phi.
C. Mi Latinh.
D. Đông Nam Á.
Câu 2: Yếu tố khách quan thuận lợi để Nhật Bản phục hồi kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
B. Sự cố gắng nỗ lực của nhân dân.
C. Được Mỹ cử các cổ vấn sang giúp đỡ.
D. Được Mỹ viện trợ kinh tế.
Câu 3: Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thể giới thứ hai là gì?
A. Mĩ thu được lợi nhuận lớn từ việc buôn bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến.
B. Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, có trình độ kĩ thuật cao.
C. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
D. Chi phí quốc phòng thấp (dưới 1% ngân sách quốc gia).
Câu 4: “Cộng đồng Than - Thép châu Âu” thành lập năm 1951, bao gồm các bước
A. Anh, Pháp, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxembua
B. Anh, Pháp, CHLB Đức, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha.
C. Pháp, CHLB Đức. Bi, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua.
D. Pháp, CHLB Đức. Bi, Hà Lan, Italia, Bồ Đào Nha.
Câu 5: Xu thế toàn cầu hóa trên thế giới là hệ quả của
A. sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế.
B. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
C. sự ra đời của công ty xuyên quốc gia.
D. quá trình thống nhất thị trường thế giới.
Câu 6: Điểm khác biệt cơ bản giữa Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga và Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là gì?
A. Lực lượng tham gia,
B. Nguyên nhân bùng nổ.
C. Tinh chất cách mạng.
D. Phương pháp đấu tranh,
Câu 7: Ý nào sau đây không đúng về nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
A. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học-kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.
B. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
C. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, quan liêu.
D. Người dân không ủng hộ, không hào hứng với chế độ XHCN.
Câu 8: Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm quý báu nào từ sự sụp đổ mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
A. Cần tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế về mọi mặt, nhất là về văn hóa.
B. Kiên định con đường Chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C. Không cần thiết phải tiến hành cải tổ trước những biến động của tình hình thế giới.
D. Trở thành đồng minh của Mĩ và tăng cường giao lưu hợp tác với các nước về mọi mặt.
Câu 9: Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của PTĐTGPDT ở châu Á sau CTTG thứ 2:
A. Sự suy yếu của các nước ĐQCN ở châu Âu.
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
C.Thắng lợi của phe đồng minh trong chiến thắng phát xít.
D.Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển
Câu 10: Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Campuchia thực hiện chính sách ngoại giao như thế nào?
A. Liên minh chặt chẽ với Mi.
B. Mâu thuẫn gay gắt với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
C. Đoàn kết với Lào và Việt Nam trong mặt trận chung chống đế quốc Mĩ.
D. Hòa bình, trung lập.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
…
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Hướng Phùng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Bình Hưng Hòa
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Củ Chi
Chúc các em học tốt!