Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ

THỜI GIAN 60 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Quân ta chọn Đông Khê làm cứ điểm tấn công đầu tiên trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là vì:

A. đây là nơi quan trọng mà địch tương đối yếu.

B. đây là nơi thuận lợi cho cách đánh du kích của ta.

C. đây là nơi án ngữ giữa Cao Bằng và Thất Khê.

D. đây là nơi có vị trí chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơ-ve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là

A. âm mưu tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam.

B. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

C. giành thế chủ động trên chiến trường.

D. đánh vào cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

Câu 3: Hai hệ thống phòng ngự Pháp thiết lập ở Việt Nam năm 1950 là

A. hệ thống phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung du

B. hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và hành lang Đông – Tây( Hải Phòng- Hà Nội – Hòa Bình- Sơn La)

C. hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và đồng bằng Bắc bộ.

D. phòng tuyến “boong ke” và “vành đai trắng” xung quanh Trung du và đồng bằng Bắc bộ.

Câu 4: Tháng 12 - 1953, Bộ chính trị Trung ương Đảng thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch nào?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

B. Chiến dịch Bắc Tây Nguyên.

C. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.

D. Chiến dịch Thượng Lào.

Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giành độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam?

A. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).

B. Đưa yêu sách đến Hội nghị Vécxai (1919).

C. Đọc được Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (1920).

D. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921).

Câu 6: Cả hai chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam đều

A. giữ vững thế chủ động chiến lược trên chiến trường.

B. phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của thực dân Pháp.

C. làm cho quân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó.

D. là những chiến dịch chủ động tiến công, đạt được mục tiêu.

Câu 7: Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là

A. kết hợp tiến công và khởi nghĩa của lực lượng vũ trang.

B. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng.

C. lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công.

D. kết hợp đánh thắng nhanh và đánh chắc, tiến chắc.

Câu 8: Lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phi với sự kiện

A. Châu Phi có Tổng thống người da đen đầu tiên.

B. 17 nước ở châu Phi được trao trả độc lập.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi bị xóa bỏ.

D. Châu Phi đã hoàn thành cuộc đấu tranh chống thực dân.

Câu 9: Chủ trương của Đảng và chính phủ ta trong đông – xuân 1953-1954 là

A. tấn công địch ở rừng núi – nơi lực lượng của chúng mỏng, dễ bị tiêu diệt.

B. tấn công địch ở những nơi chúng tập trung quân, buộc chúng phải phân tán lực lượng.

C. tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược ở các đô thị lớn.

D. tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

Câu 10: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta đã đề ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?

A. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.

B. “Tự do, dân chủ” và “Cơm áo, hòa bình”.

C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.

D. "Chống đế quốc” và "Chống phát xít".

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

D

11

C

21

B

31

D

2

B

12

C

22

A

32

C

3

D

13

C

23

A

33

C

4

A

14

A

24

C

34

D

5

C

15

D

25

A

35

A

6

D

16

D

26

D

36

B

7

C

17

A

27

B

37

B

8

B

18

A

28

B

38

A

9

D

19

B

29

A

39

B

10

A

20

C

30

B

40

D

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam, một chính sách tiến bộ về văn hóa – xã hội của chính quyền Xô viết ở Nghệ - Tĩnh là gì?

A. Dạy chữ Nôm.

B. Dạy chữ Hán.

C. Dạy chữ Quốc ngữ.

D. Dạy tiếng Pháp.

Câu 2: Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam thắng lợi dẫn đến sự ra đời của tổ chức nào dưới đây?

A. Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

C. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam.

D. Liên minh các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ.

Câu 3: Một trong những tác động của của cách mạng khoa hoc – kĩ thuật hiện đại đối với nhân loại là

A. sự phát triển và tác động của các công ty xuyên quốc gia.

B. đưa loài người bước sang một nền văn minh mới.

C. sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị quốc tế.

D. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ quốc tế.

Câu 4: Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa – Pháp được ký kết (28 – 2 – 1946), Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chủ trương gì?

A. Chiến đấu chống thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc.

B. Phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

C. Hòa hoãn và nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp.

D. Hòa hoãn với thực dân Pháp để đánh Trung Hoa Dân quốc.

Câu 5: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929), thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào

A. công nghiệp hóa chất.

B. công nghiệp luyện kim.

C. khai thác mỏ.

D. chế tạo máy.

Câu 6: Từ năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Quảng Nam (Việt Nam) đã

A. thực hiện cuộc vận động Duy tân.

B. thành lập tổ chức Duy tân hội.

C. phát động phong trào chống thuế.

D. lập ra Việt Nam Quang phục hội.

Câu 7: Vào tháng 6 – 1919, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động quan trọng nào dưới đây?

A. Đọc Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.

B. Gửi đến Hội nghị Vécxai (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam.

C. Tham gia sáng lập tổ chức Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari.

D. Dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp và sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Câu 8: Quân đội Anh và Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công với tư cách

A. đồng minh của Việt Nam.

B. đồng minh của phát xít.

C. quân Đồng minh.

D. các nước phát xít.

Câu 9: Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950), nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là

A. xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

B. mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước Đông Nam Á.

C. phá thế bao vây, cấm vận của Mĩ và các nước châu Âu.

D. hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp ở vùng nông thôn.

Câu 10: Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954), chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” của Đảng Cộng sản Đông Dương đem đến thắng lợi của chiến dịch nào?

A. Chiến dịch Tây Bắc đầu tháng 12 năm 1953.

B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.

C. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.

D. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

C

11

B

21

C

31

A

2

B

12

C

22

A

32

B

3

B

13

D

23

A

33

A

4

C

14

B

24

B

34

D

5

C

15

B

25

A

35

B

6

A

16

C

26

B

36

A

7

B

17

C

27

D

37

A

8

C

18

B

28

C

38

B

9

A

19

D

29

A

39

A

10

D

20

A

30

A

40

D

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Hiến pháp Liên bang Nga (12-1993) quy định thể chế chính trị của nước Nga là gì?

A. Dân chủ Cộng hòa.

C. Quân chủ Lập hiến.

B. Tổng thống Liên bang.

D. Dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Câu 2: Từ năm 1945-1952, nước nào chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh?

A. Liên Xô.

B. Pháp.

C. Anh.

D. Mĩ.

Câu 3: Xét về bản chất, toàn cầu hóa là

A. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.

B. sự tăng cường sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

C. sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước.

D. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Câu 4: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào?

A. Khai mỏ.

C. Giao thông vận tải.

B. Nông nghiệp.

D. Công nghiệp nhẹ.

Câu 5: Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) xác định là chống

A. đế quốc Pháp và tay sai.

C. đế quốc phát xít Pháp - Nhật.

B. đế quốc và phong kiến phản động.

D. chế độ phản động thuộc địa Pháp, phát xít.

Câu 6: Tháng 9-1945, Việt Nam Giải phóng quân được chấn chỉnh và đổi thành

A. Quân đội quốc gia Việt Nam.

C. Cứu quốc quân.

B. Vệ quốc đoàn.

D. Quân đội nhân dân Việt Nam.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) của thực dân Pháp?

A. Thiết lập hành lang Đông - Tây để cô lập căn cứ địa Việt Bắc.

B. Mở cuộc tiến công quy mô lớn nhằm tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc.

C. Thiết lập hệ thống phòng ngự để khóa chặt biên giới Việt - Trung.

D. Lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 8: Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là gì?

A. Dùng người Việt đánh người Việt.

C. Dùng người Mĩ và đồng minh đánh người Việt.

B. Dùng người Mĩ tiến hành chiến tranh.

D. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

Câu 9: Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước được đề ra trong

A. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975).

B. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973).

C. kì họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam khóa VI (6-1976).

D. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975).

Câu 10: Sự kiện mở đầu cho sự bùng nổ của cuộc Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga là

A. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pêtơrôgrát.

B. công nhân Nga chuyển từ tổng bãi công chính trị sang đấu tranh vũ trang.

C. các đội Cận vệ đỏ bao vây cung điện Mùa Đông.

D. Lênin thông qua “Luận cương tháng Tư”.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

B

11

D

21

B

31

A

2

D

12

C

22

C

32

A

3

C

13

C

23

D

33

D

4

B

14

D

24

A

34

C

5

D

15

A

25

C

35

A

6

B

16

B

26

B

36

B

7

D

17

B

27

B

37

A

8

A

18

D

28

B

38

C

9

A

19

D

29

C

39

D

10

A

20

D

30

A

40

C

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là

A. chủ trương thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, tích cực.

B. chủ trương chỉ thiết lập quan hệ với các nước phương Tây.

C. quan tâm khôi phục, phát triển quan hệ với các nước châu Á.

D. ngả về phương Tây, khôi phục quan hệ với các nước châu Á.

Câu 2: Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào

A. phát triển kinh tế.

B. hội nhập quốc tế.

C. phát triển quốc phòng.

D. ổn định chính trị.

Câu 3: Ý nào dưới đây là không đúng khi nói về phong trào Cần vương (1885 – 1896) chống Pháp của nhân dân Việt Nam?

A. Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.

B. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

C. Kết hợp đấu tranh vũ trang với hòa hoãn.

D. Là phong trào yêu nước chống Pháp.

Câu 4: Tổ chức này dưới đây không phải là cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (1945)?

A. Hội đồng kinh tế - xã hội.

B. Hội đồng quản thác.

C. Tòa án quốc tế.

D. Tổ chức Y tế thế giới.

Câu 5: Kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì thu được nhiều lợi nhuận từ

A. sản xuất, xuất khẩu lương thực.

B. xuất khẩu phần mềm tin học.

C. chế tạo, xuất khẩu vũ khí.

D. bán bằng phát minh, sáng chế.

Câu 6: Ngày 23 – 9 – 1946, Pháp nổ súng đánh chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn – là sự kiện đánh dấu

A. mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp.

B. sự nhận nhượng của nhân dân Việt Nam đối với Pháp đã đến giới hạn cuối cùng.

C. cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược chính thức bùng nổ.

D. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược toàn bộ Nam Bộ Việt Nam.

Câu 7: Sự kiện nào đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe và Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới?

A. Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập khối NATO (1952).

B. Liên Xô, Trung Quốc giúp đỡ ba nước Đông Dương chống Pháp.

C. Sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949).

D. Sự ra đời của khối NATO (1949) và Tổ chức Vácsava (1955).

Câu 8: Phong trào Đông Dương Đại hội trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam được mở đầu bằng sự kiện nào dưới đây?

A. Triệu tập và tổ chức thành công Đông Dương Đại hội.

B. Vận động thành lập Ủy ban trù bị Đông Dương Đại hội.

C. Thành lập các Ủy ban hành động ở nhiều địa phương.

D. Đón phái đoàn của Quốc hội Pháp sang Đông Dương.

Câu 9: Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải

A. tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc.

B. tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.

C. kết thúc chiến tranh Việt Nam, rút quân về nước.

D. tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược.

Câu 10: Tổ chức nào giữ vai trò tập hợp, đoàn kết toàn dân Việt Nam từ sau thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976)?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

B. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

D. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

D

2

A

3

C

4

D

5

C

6

A

7

D

8

C

9

D

10

A

11

B

12

C

13

A

14

C

15

D

16

B

17

B

18

B

19

B

20

A

21

C

22

C

23

D

24

D

25

A

26

A

27

C

28

C

29

C

30

A

31

B

32

A

33

B

34

A

35

A

36

C

37

A

38

C

39

A

40

C

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Một trong những ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ là

A. ta đã giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

B. buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh.

C. buộc Pháp phải thừa nhận thất bại và rút hết quân về nước.

D. làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch.

Câu 2: Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954 đã bị chi phối bởi

A. sự phát triển của hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

B. âm mưu của Mĩ từng bước thay thế Pháp ở Đông Dương.

C. phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á.

D. cuộc chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Xô - Mĩ.

Câu 3: Giai cấp nào có khả năng liên kết chặt chẽ với nông dân trong xã hội Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX?

A. Tư sản.

B. Nông dân.

C. Công nhân.

D. Tiểu tư sản.

Câu 4: Thắng lợi nào của ta buộc Mĩ phải chấp nhận rút hết quân đội Mĩ và quân đồng minh về nước?

A. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu thân 1968.

B. Kí kết Hiệp định Pa ri về Việt Nam (tháng 1/1973).

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh (ngày 30/4/1975).

D. Trận “Điện Biên Phủ trên không”(tháng 12/1972).

Câu 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Tây Âu và Nhật Bản đều có chính sách đối ngoại gắn liền với Mĩ vì

A. phải dựa vào viện trợ của Mĩ để khôi phục kinh tế.

B. thực hiện thỏa thuận giữa các nước tại Hội nghị Ianta.

C. dựa vào sức mạnh quân sự của Mĩ để đảm bảo an ninh quốc gia.

D. cùng chung kẻ thù với Mĩ là Liên Xô và các nước XHCN.

Câu 6: Sau khi giành độc lập, Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc hàng đầu thế giới về

A. phát triển nông nghiệp.

B. vũ khí nguyên tử.

C. khoa học kĩ thuật.

D. sản xuất phần mềm.

Câu 7: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không mang tính chất “Cần vương”?

A. Khởi nghĩa Hương Khê.

B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

C. Khởi nghãi Bãi Sậy.

D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 8: Tổ chức nào được xem là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Tần Việt Cách mạng đảng.

B. Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

D. Hội Liên hiệp thuộc địa.

Câu 9: Nền kinh tế Nhật Bản những năm 1960 - 1973 được đánh giá là

A. phát triển “thần kì”.

B. phát triển không đều.

C. phát triển chậm chạp.

D. phát triển mạnh mẽ.

Câu 10: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975 – 1976)?

A. Tạo cơ sở hoàn thành thống nhất đất nước các lĩnh vực khác.

B. Tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế.

C. Đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Đáp ứng nguyện vọng bức thiết của nhân dân cả nước.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

B

11

D

21

C

31

D

2

D

12

A

22

D

32

B

3

C

13

A

23

A

33

C

4

B

14

C

24

D

34

C

5

A

15

C

25

C

35

D

6

D

16

B

26

A

36

D

7

D

17

A

27

B

37

B

8

C

18

A

28

B

38

A

9

A

19

B

29

D

39

B

10

C

20

A

30

C

40

D

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?