TRƯỜNG THPT BÌNH MỸ | ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ THỜI GIAN 60 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo là
A. Mỹ.
B. Liên Xô.
C. Nhật Bản.
D. Ấn Độ.
Câu 2. Từ năm 1952 đến năm 1973, khoa học - kỹ thuật và công nghệ của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
A. sản xuất ứng dụng dân dụng.
B. công nghiệp quốc phòng.
C. khoa học cơ bản.
D. chinh phục vũ trụ.
Câu 3. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn (từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX) là biểu hiện của xu thế nào?
A. Đa dạng hóa.
B. Toàn cầu hóa.
C. Đa phương hóa.
D. Nhất thể hóa.
Câu 4. An Nam Cộng sản đảng ra đời (8 - 1929) từ sự phân hóa của
A. Việt Nam Quốc dân đảng.
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Đảng Lập hiến.
D. Tân Việt Cách mạng đảng.
Câu 5. “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12 - 3 - 1945) là bản chỉ thị của
A. Tổng bộ Việt Minh.
B. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
Câu 6. Trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước những khó khăn, thử thách nào?
A. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, giặc ngoại xâm và nội phản.
B. Khối đoàn kết dân tộc bị chia rẽ sâu sắc, lực lượng chính trị suy yếu.
C. Các đảng phái trong nước đều câu kết với quân Trung Hoa Dân quốc.
D. Quân Pháp trở lại Đông Dương theo quy định của Hội nghị Pốtxđam.
Câu 7. Thực hiện kế hoạch Nava, từ thu - đông 1953 thực dân Pháp tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đâu?
A. Tây Bắc.
B. Đồng bằng Bắc Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Nam Đông Dương.
Câu 8. Năm 1963, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong trận
A. Bình Giã (Bà Rịa).
B. Đồng Xoài (Bình Phước).
C. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
D. Ba Gia (Quảng Ngãi).
Câu 9. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 - 1986), Đảng Côṇ g sản Viêṭ Nam chủ trương thực hiện chính sách đối ngoaị
A. hòa bình, hữu nghi,̣ hơp̣ tác.
B. hòa bình, hữu nghi,̣ trung lập.
C. hữu nghi,̣ coi trọng hợp tác kinh tế.
D. hòa bình, mở rộng hợp tác về văn hóa.
Câu 10. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã
A. lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.
B. đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước.
C. giải phóng người lao động khỏi mọi sự áp bức.
D. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | B | 11 | C | 21 | B | 31 | A |
2 | A | 12 | A | 22 | A | 32 | A |
3 | B | 13 | D | 23 | B | 33 | D |
4 | B | 14 | C | 24 | B | 34 | D |
5 | C | 15 | B | 25 | C | 35 | B |
6 | A | 16 | D | 26 | A | 36 | D |
7 | B | 17 | A | 27 | C | 37 | B |
8 | C | 18 | A | 28 | A | 38 | C |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã có sự chuyển biến như thế nào?
A. Từng là đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh.
B. Từ hợp tác với nhau trong chiến tranh chuyển sang đối đầu.
C. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
D. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.
Câu 2: Nhân vật tiêu biểu cho khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX là
A. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.
B. Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế.
C. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.
D. Thái Phiên, Trần Cao Vân.
Câu 3. Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?
A. Quốc hội khoá I (2/3/1946) chủ trương cho Tưởng một số ghế trong Quốc hội.
B. Hiệp ước Hoa-Pháp (28/2/1946).
C. Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6/3/1946).
D. Tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946).
Câu 4. Nội dung nào dưới đây là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì.
B. Nhiều đảng phái ra đời.
C. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến.
D. Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị.
Câu 5: Một trong những dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản là siêu cường tài chính số 1 thế giới trong nửa sau những năm 80 là:
A. Là chủ nợ của thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2,5 lần CHLB Đức, gấp 3 lần của Mĩ.
B. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2 lần Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, là chủ nợ của thế giới.
C. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, là chủ nợ lớn nhất thế giới.
D. Là chủ nợ lớn nhất thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 1,5 lần CHDC Đức, gấp 3 lần của Mĩ.
Câu 6: Mâu thuẫn chủ yếu hàng đầu của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là :
A. Giữa nông dân với địa chủ.
B. Giữa công nhân với tư sản.
C. Giữa tư sản Việt Nam với tư sản Pháp.
D. Giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai.
Câu 7. Sự khác biệt căn bản của phong trào đấu tranh cách mạng ờ châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ II là:
A. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.
B. Lãnh đạo cách mạng ở châu Phi là giai cấp vô sản, Mĩ Latinh là giai cấp tư sản dân tộc.
C. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
D. Hình thức đấu tranh chủ yếu ở châu Phi là khởi nghĩa vũ trang, ở Mĩ Latinh là đấu tranh chính trị.
Câu 8: Nội dung nào của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta?
A. Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia.
B. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.
C. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ.
D. Các nước đế quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước Đông Dương.
Câu 9. Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đối với thế giới sau chiến tranh?
A. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
B. Là sự kiện đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ
C. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945- 1947.
D. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc.
Câu 10. “Cô Ba dũng sĩ quê ở........., chị Hai năm tấn quê ở........ hai chị em trên hai trận tuyến anh hùng bất khuất - trung hậu đảm đang. Trang sử vàng chống Mỹ cứu nước, sáng ngời tên những cô gái Việt Nam”. Đó là những câu hát trong ca khúc “Hai chị em” của nhạc sĩ Hoàng Vân. Hãy chọn từ đúng điền vào dấu..... ?
A. Cà Mau, Thái Bình.
B. Trà Vinh, Thái Bình.
C. Vĩnh Linh, Quảng Bình.
D. Hậu Giang, Quảng Bình
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | A | 11 | C | 21 | D | 31 | A |
2 | A | 12 | B | 22 | B | 32 | C |
3 | B | 13 | B | 23 | D | 33 | D |
4 | A | 14 | A | 24 | D | 34 | C |
5 | C | 15 | C | 25 | B | 35 | C |
6 | D | 16 | B | 26 | D | 36 | D |
7 | C | 17 | D | 27 | A | 37 | B |
8 | A | 18 | D | 28 | D | 38 | A |
9 | C | 19 | B | 29 | C | 39 | B |
10 | B | 20 | A | 30 | C | 40 | A |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, một quyết định được đánh giá là sáng suốt, kịp thời, quyết định này mang đến thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của tướng Võ Nguyên Giáp, đó là
A. Chuyển từ “đánh lâu dài” sang “đánh nhanh, thẳng nhanh”.
B. Chuyên từ “đảnh nhanh, thẳng nhanh” sang “đánh lâu dài”
C. Chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”
D. Chuyển từ “đánh chắc, tiến chắc” sang “đánh lâu dài”.
Câu 2. Trọng tâm của đường lối đối ngoại được đề ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986) là gì?
A. Đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN.
B. Mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
D. Mở rộng quan hệ với Mỹ.
Câu 3. Đạo luật quan trọng nhất nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế Mĩ sau khủng hoảng là
A. Đạo luật về ngân hàng.
B. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.
D. Cả ba đạo luật về ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp.
Câu 4. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất được tồ chức vào năm nào?
A. Năm 1953.
B. Năm 1951.
C. Năm 1950
D. Năm 1952.
Câu 5. Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929?
A. Vai trò của hội viên Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, đặc biệt phong trào “vô sản hóa”.
B. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thể giới.
C. Giai cấp công nhân giác ngộ về chính trị.
D. Tác động và ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc.
Câu 6. Kế hoạch Giônxơn - Mác Namara là một bước thụt lùi trong chiến lược chiến tranh đặc biệt vì:
A. Quy mô và thời gian thực hiện kế hoạch có sự thay đổi.
B. Mĩ chấp nhận ngừng đánh phá miền Bắc.
C. Lực lượng quân đội Sài Gòn không thể đảm nhiệm được vai trò chủ lực.
D. Quân Mĩ và đồng minh chuẩn bị vào miền Nam Việt Nam.
Câu 7. Điểm khác biệt lớn nhất giữa cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Thực dân Pháp ở Việt Nam so với lần thứ nhất là:
A. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào giao thông vận tải của Việt Nam.
B. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam.
C. Đầu tư vào phát triển văn hóa và ổn định chính trị ở Việt Nam.
D. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô nhỏ vào tất cả các ngành kinh tế Việt Nam.
Câu 8. Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương đã đánh dấu bước chuyền hướng quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).
B. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).
C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
D. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941).
Câu 9. Hãy chọn phương án phù hợp đế hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: Âm mưu của Pháp là chiếm ... làm căn cứ, rồi tấn công ra ... nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
A. Đà Nẵng ... Huế.
B. Đà Nẵng ... Hà Nội.
C. Lăng Cô ... Huế.
D. Huế ... Hà Nội.
Câu 10. Điểm giống nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì?
A. Cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng.
B. Đập tan hoàn toàn đầu não và sào huyệt cuối cùng của địch.
C. Cuộc tiến công của lực lượng vũ trang.
D. Những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | C | 11 | C | 21 | B | 31 | A |
2 | C | 12 | D | 22 | D | 32 | A |
3 | B | 13 | D | 23 | D | 33 | B |
4 | D | 14 | D | 24 | C | 34 | A |
5 | A | 15 | D | 25 | A | 35 | C |
6 | A | 16 | B | 26 | C | 36 | D |
7 | B | 17 | B | 27 | B | 37 | B |
8 | B | 18 | D | 28 | A | 38 | C |
9 | A | 19 | A | 29 | D | 39 | C |
10 | D | 20 | C | 30 | A | 40 | D |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ở Châu Á, phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất và giành thắng lợi ở các nước nào?
A. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.
B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào
C. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.
D. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
Câu 2. Nhận xét nào dưới đây đúng về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
A. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp quan tâm đầu tư phát triển kinh tế.
B. Thực dân Pháp không chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp nặng
C. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp xây dựng nhiều trường học để đào tạo lao động.
D. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp tăng cường đàn áp các phong trào đấu tranh yêu nước.
Câu 3. Điểm giống nhau của cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười?
A. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa.
B. Đưa nước Nga phát triển lên con đường xã hội chủ nghĩa.
C. Cách mạng do Đảng Bônsêvich và Lê nin lãnh đạo.
D. Giành được chính quyền về tay nhân dân lao động.
Câu 4. Thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta đã tác động trực tiếp buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari năm 1973?
A. Cuộc Tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968 và miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ.
B. Cuộc Tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968 và cuộc tiến công chiến lược 1972.
C. Cuộc tiến công chiến lược và trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
D. Cuộc tiến công chiến lược 1972 và miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.
Câu 5. Nét nổi bật của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là:
A. Uy tín của Đảng ta được nâng cao và cán bộ được rèn luyện trưởng thành
B. Đảng ta đã tập hợp đông đảo quần chúng và dùng phương pháp đấu tranh phong phú
C. Buộc Pháp phải nhượng bộ cho nhân dân các quyền về dân sinh, dân chủ
D. Chủ trương của Đảng ta được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ
Câu 6: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?
A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
C. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không có trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 1 và là đặc trưng của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 2?
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản.
D. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.
Câu 8: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là:
A. Chưa xác định đúng kẻ thù của dân tộc.
B. Chính quyền thực dân phong kiến còn quá mạnh
C. Chưa có sự ủng hộ của đông đảo quân chúng nhân dân.
D. Chưa có tổ chức lãnh đạo sáng suốt và phương pháp cách mạng đúng đắn.
Câu 9. Trước sự bội ước của thực dân Pháp sau khi đã ký với ta Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), nhân dân ta đã làm gì để tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp?
A. Xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tốt phục vụ cuộc kháng chiên lâu dài.
B. Tiến hành tiêu thổ để cho tiện kháng chiến lâu dài.
C. Thực hiện một cuộc tổng di chuyển các cơ quan quan trọng, nhà máy, xí nghiệp....
D. Xây dựng lực lượng về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa.
Câu 10. Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng?
A. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.
B. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.
C. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.
D. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | D | 11 | A | 21 | A | 31 | D |
2 | D | 12 | A | 22 | A | 32 | C |
3 | C | 13 | A | 23 | A | 33 | B |
4 | C | 14 | D | 24 | B | 34 | B |
5 | B | 15 | C | 25 | C | 35 | C |
6 | C | 16 | D | 26 | A | 36 | A |
7 | B | 17 | D | 27 | B | 37 | A |
8 | D | 18 | B | 28 | B | 38 | C |
9 | D | 19 | B | 29 | B | 39 | A |
10 | C | 20 | C | 30 | D | 40 | D |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Hạn chế của cách mạng Tân Hợi năm 1911 là gì?
A. Chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, chưa giải quyết ruộng đất cho nông dân.
B. Chưa tạo điều kiện cho CNTB phát triển, chưa giải quyết ruộng đất cho nông dân.
C. Chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, chưa giải quyết ruộng đất cho nông dân.
D. Chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, giai cấp tư sản chưa thực sự nắm quyền.
Câu 2. Lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là lực lượng nào?
A. Công nhân, nông dân
B. Công nhân, nông dân, tư sản và tiểu tư sản.
C. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản.
D. Công nhân, nông dân và trí thức.
Câu 3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) đã tạo bước ngoặt căn bản cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên mặt trận ngoại giao vì:
A. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
B. Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. Giáng một đòn mạnh mẽ vào chính quyền Sài Gòn, khả năng can thiệp của Mĩ rất hạn chế.
D. Buộc Mĩ phải đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Câu 4. Từ sự thắng lợi của cách mạng chống Mỹ cứu nước. Ngày nay, thế hệ thanh niên cần duy trì và phát huy truyền thống nào của dân tộc?
A. Truyền thống đấu tranh bất khuất.
B. Truyền thống cần cù.
C. Truyền thống anh hùng.
D. Truyền thống yêu nước, đoàn kết.
Câu 5. Khó khăn nào là lớn nhất, cơ bản nhất của cách mạng nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945?
A. Bọn nội phản.
B. Giặc ngoại xâm.
C. Giặc dốt.
D. Giặc đói.
Câu 6. Điểm chung trong nguyên nhân làm cho kinh tế phát triển giữa Tây Âu với Mỹ và Nhật Bản là gì?
A. Tài năng của giới lãnh đạo và kinh doanh.
B. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
C. Người lao động có tay nghề cao.
D. Gây chiến tranh xâm lược Việt Nam và Triều Tiên.
Câu 7. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:
A. Sự lãnh đạo tài tình cua Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất.
C. Khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước ở mọi mặt trận thống nhất.
D. Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức - Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 8. Tại mặt trận Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương đã sử dụng chiến thuật gì để chống Pháp?
A. Tạm thời rút toàn bộ lực lượng về bảo vệ kinh thành Huế.
B. Tích cực thực hiện “vườn không nhà trống”.
C. Cử người sang thương thuyết, nghị hòa với thực dân Pháp.
D. Tập trung lực lượng tấn công Pháp.
Câu 9. Thắng lợi này chứng minh sự trưởng thành của quân đội ta và chuyển cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển từ phòng ngự sang thế tiến công. Đó là ý nghĩa cuộc chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
B. Cuộc tiến công Đông-Xuân 1953-1954.
C. Chiến dịch biên giới Thu Đông 1950.
D. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
Câu 10. Cho dữ liệu sau: Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải thay đổi... mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Đổi mới phải ...., từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Chọn các dữ liệu cho sẵn để điền vào chồ trống.
A. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội... toàn diện về chính trị.
B. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội... đồng bộ về kinh tế.
C. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội... toàn diện về kinh tế.
D. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ... toàn diện và đồng bộ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 | C | 11 | D | 21 | A | 31 | A |
2 | A | 12 | B | 22 | B | 32 | A |
3 | D | 13 | D | 23 | C | 33 | B |
4 | D | 14 | B | 24 | D | 34 | C |
5 | B | 15 | D | 25 | C | 35 | D |
6 | B | 16 | A | 26 | B | 36 | C |
7 | A | 17 | A | 27 | D | 37 | D |
8 | B | 18 | C | 28 | D | 38 | C |
9 | C | 19 | A | 29 | C | 39 | B |
10 | D | 20 | A | 30 | C | 40 | B |
…
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Bình Mỹ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Bình Hưng Hòa
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Củ Chi
Chúc các em học tốt!