SỞ GD & ĐT NGHỆ AN LIÊN TRƯỜNG THPT
| KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 – NĂM 2020 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có đoạn: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập…”. Đoạn trích trên khẳng định
A. quyền dân tộc ta trên phương diện pháp lý và thực tiễn.
B. quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
C. quyết tâm bảo vệ chủ quyền của nhân dân Việt Nam.
D. quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Câu 2: Việc ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6 -3 -1946 đã để lại bài học kinh nghiệm nào trong cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta hiện nay?
A. Đa phương hóa trong quan hệ quốc tế. B. Đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế.
C. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù. D. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước.
Câu 3: Vì sao khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng cộng sản Đông Dương không phát động nhân dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền?
A. Vì Pháp chưa rút khỏi Việt Nam. B. Vì Nhật còn rất mạnh.
C. Vì nhân dân chưa sẵn sàng. D. Vì điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi.
Câu 4: Trong cuộc tiến công chiến lược Đông xuân 1953 – 1954, ta mở những chiến dịch nào?
A. Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào, Việt Bắc.
B. Tây Bắc, Trung Lào, Thượng Lào, Tây Nguyên.
C. Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ.
D. Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh - Nghệ - Tĩnh.
Câu 5: Sau chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại của Mỹ và Liên bang Nga có điểm gì giống nhau?
A. Nỗ lực vươn lên thiết lập thế giới “đơn cực”.
B. Khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.
C. Điều chỉnh chính sách đối ngoại để nâng cao vị thế của mình.
D. Trở thành đồng minh của các nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Câu 6: Đặc điểm nổi bật tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là
A. Mĩ thay chân Pháp, thành lập chính quyền tay sai ở miền Nam.
B. miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
C. miền Bắc được giải phóng, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa .
D. đất nước bị chia cắt thành 2 miền với 2 nhiệm vụ khác nhau.
Câu 7: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, thắng lợi nào của quân và dân ta tác động trực tiếp buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari năm 1973?
A. Cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
B. Cuộc tiến công chiến lược 1972.
C. Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1965-1968).
D. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
Câu 8: Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) ở nước ta khi đã
A. hoàn thành bình định Việt Nam bằng quân sự. B. cơ bản bình định Việt Nam bằng quân sự.
C. chuẩn bị đầy đủ tiềm lực kinh tế. D. mua chuộc được giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 9: Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. sự chống phá của bọn phản cách mạng . B. các thế lực ngoại xâm.
C. khó khăn về tài chính. D. nạn đói, nạn dốt.
Câu 10: Trong xu thế toàn cầu hóa, thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt là
A. trình độ quản lý còn thấp.
B. sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.
C. chưa tận dụng tốt nguồn vốn nước ngoài.
D. chưa khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, khoáng sản.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Sau cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đã diễn ra trong phạm vi:
A. cả nước. B. Trung bộ và Nam bộ.
C. Bắc bộ và Nam bộ. D. Bắc bộ và Trung bộ.
Câu 2: Vì sao Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chấp nhận nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc?
A. Chính quyền cách mạng chưa đủ sức đánh 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc.
B. Tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
C. Kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng.
D. Hạn chế việc Pháp và Trung Hoa Dân quốc cấu kết với nhau.
Câu 3: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc ta, đó là kỉ nguyên:
A. độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội.
B. độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.
D. chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người.
Câu 4: Với kế hoạch Rơve, vai trò của Mĩ đối với cuộc chiến tranh ở Đông Dương được thể hiện như thế nào?
A. Mĩ hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương.
B. Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
C. Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
D. Mĩ đã can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
Câu 5: Nhật Bản vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới trong giai đoạn nào?
A. 1973-1991. B. 1991-2000. C. 1952-1973. D. 1945-1952.
Câu 6: Ngày 1/11/1968, đế quốc Mĩ đã tuyên bố
A. ngừng ném bom phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
B. “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
C. chấp nhận đến đàm phán tại Pari.
D. “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
Câu 7: Việc đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), nhưng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” đã khẳng định
A. tính quyết liệt, mạo hiểm của Đảng. B. tính đúng đắn, sáng tạo và linh hoạt của Đảng.
C. tính khoa học, linh hoạt của Đảng. D. tính nhạy bén, sáng tạo của Đảng.
Câu 8: Sự biến đổi về mặt xã hội của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã
A. làm xuất hiện những tầng lớp xã hội mới đầu thế kỉ XX: công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
B. tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới đầu thế kỉ XX.
C. làm nảy sinh những quan hệ bóc lột mới và những mâu thuẫn xã hội mới.
D. làm phân hóa sâu sắc các tầng lớp xã hội cũ, sự ra đời quan hệ sản xuất mới.
Câu 9: Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp tại Phôngtennơblô thất bại vì
A. Pháp tiếp tục đưa ra những yêu sách về quyền lợi kinh tế, văn hóa của người Pháp ở Đông Dương.
B. lập trường của các bên không thống nhất.
C. chính phủ Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao, đàm phán.
D. Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập, thống nhất của Việt Nam.
Câu 10: Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”?
A. Tạo môi trường hòa bình để các dân tộc phát triển và cơ hội để các nước tăng cường hợp tác về mọi mặt.
B. Không bị chiến tranh đe dọa, tập trung phát triển đất nước.
C. Có điều kiện ổn định về chính trị để phát triển.
D. Có điều kiện để tăng cường mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực và hợp tác giữa các nước, các khu vực.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Đầu thế kỷ XX, để biến Mỹ latinh thành “sân sau” của mình, Mỹ đã áp dụng chính sách nào?
A. Ngoại giao đồng đô la. B. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
C. Chiếc gậy và củ cà rốt . D. Chiếc gậy lớn và ngoại giao đồng đô la.
Câu 2: Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 là
A. tham gia vào đời sống chính trị của thế giới. B. gia nhập tổ chức ASEAN.
C. có nền kinh tế phát triển. D. sự thành lập các quốc gia độc lập.
Câu 3: Vì sao khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng cộng sản Đông Dương không phát động nhân dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền?
A. Vì nhân dân chưa sẵn sàng. B. Vì Nhật còn rất mạnh.
C. Vì Pháp chưa rút khỏi Việt Nam. D. Vì điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi.
Câu 4: Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành giai đoạn (1911-1917) có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
A. Là cơ sở để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.
B. Tìm ra con đường đúng đắn cho dân tộc Việt Nam đó là con đường cách mạng vô sản.
C. Đặt nền móng cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
D. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 5: Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930 là gì?
A. Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.
B. Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
C. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
D. Hình thức đấu tranh phong phú.
Câu 6: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, thắng lợi nào của quân và dân ta tác động trực tiếp buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari năm 1973?
A. Cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
C. Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1965-1968).
D. Cuộc tiến công chiến lược 1972.
Câu 7: Việc ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6 -3 -1946 đã để lại bài học kinh nghiệm nào trong cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta hiện nay?
A. Đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế. B. Đa phương hóa trong quan hệ quốc tế.
C. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù. D. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước.
Câu 8: Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. sự chống phá của bọn phản cách mạng . B. các thế lực ngoại xâm.
C. khó khăn về tài chính. D. nạn đói, nạn dốt.
Câu 9: Nội dung nào trong Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp đối với cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam?
A. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, phá hết các căn cứ quân sự, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
B. Hoa Kỳ cam kết hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.
C. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
D. Các bên để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai của họ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do.
Câu 10: Trong những tổ chức yêu nước và cách mạng được thành lập ở Trung Quốc dưới đây, tổ chức nào không phải do Nguyễn Ái Quốc sáng lập?
A. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. B. Tâm tâm xã.
C. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông. D. Hội liên hiệp thuộc địa.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã dẫn tới sự xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại đó là
A. chính phủ tư sản lâm thời và chính quyền Nga hoàng.
B. chính quyền Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính và chính quyền Nga hoàng.
C. chính quyền Nga hoàng và chính quyền của giai cấp vô sản.
D. chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.
Câu 2: Các nước sáng lập khối thị trường chung châu Âu gồm:
A. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Bồ Đào Nha .
B. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua .
C. Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan,Italia .
D. Anh, Pháp, CHLB Đức, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha .
Câu 3: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc ta, đó là kỉ nguyên:
A. giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.
B. độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội.
D. chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người.
Câu 4: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam” là tôn chỉ của tổ chức nào?
A. Việt Nam quốc dân đảng. B. Việt Nam quang phục hội.
C. Duy tân hội. D. Tân Việt cách mạng đảng.
Câu 5: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự phát triển của phong trào cách mạng 1930-1931?
A. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.
B. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo phong trào đấu tranh.
C. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
D. Đời sống nhân dân Việt Nam khổ cực do sự bóc lột của thực dân Pháp và địa chủ phong kiến.
Câu 6: Việc đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), nhưng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” đã khẳng định
A. tính quyết liệt, mạo hiểm của Đảng. B. tính đúng đắn, sáng tạo và linh hoạt của Đảng.
C. tính khoa học, linh hoạt của Đảng. D. tính nhạy bén, sáng tạo của Đảng.
Câu 7: Vì sao Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chấp nhận nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc?
A. Tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
B. Chính quyền cách mạng chưa đủ sức đánh 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc.
C. Kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng.
D. Hạn chế việc Pháp và Trung Hoa Dân quốc cấu kết với nhau.
Câu 8: Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp tại Phôngtennơblô thất bại vì
A. Pháp tiếp tục đưa ra những yêu sách về quyền lợi kinh tế, văn hóa của người Pháp ở Đông Dương.
B. Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập, thống nhất của Việt Nam.
C. chính phủ Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao, đàm phán.
D. lập trường của các bên không thống nhất.
Câu 9: Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã làm phá sản về cơ bản chiến lược chiến tranh đặc biệt?
A. Ba Gia (Quảng Ngãi). B. Đồng Xoài (Bình Phước).
C. Bình Giã (Bà Rịa). D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
Câu 10: Trong quá trình hoạt động, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã truyền bá lí luận gì vào Việt Nam?
A. Lí luận chủ nghĩa Mac- Lênin. B. Lí luận đấu tranh giai cấp.
C. Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc. D. Lí luận cách mạng vô sản.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5:
Câu 1: Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có đoạn: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập…”. Đoạn trích trên khẳng định
A. quyết tâm bảo vệ chủ quyền của nhân dân Việt Nam.
B. quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
C. quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
D. quyền dân tộc ta trên phương diện pháp lý và thực tiễn.
Câu 2: Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã làm thay đổi cục diện thế giới vì
A. làm cho chủ nghĩa đế quốc suy yếu và đứng trước nguy cơ sụp đổ.
B. dẫn tới sự ra đời của một loạt nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu và châu Á
C. làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
D. làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
Câu 3: Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là
A. kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy.
B. kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao.
C. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
D. kết đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.
Câu 4: Nội dung nào trong Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp đối với cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam?
A. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
B. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, phá hết các căn cứ quân sự, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
C. Hoa Kỳ cam kết hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.
D. Các bên để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai của họ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do.
Câu 5: Vì sao trong phong trào 1930 – 1931, Nghệ An - Hà Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất ?
A. Là nơi giàu truyền thống đấu tranh, có chi bộ Đảng hoạt động mạnh.
B. Là nơi thực dân Pháp khủng bố tàn khốc nhất sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
C. Là quê hương của Nguyễn Ái Quốc và nhiều chiến sỹ cách mạng.
D. Là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
Câu 6: Trong những tổ chức yêu nước và cách mạng được thành lập ở Trung Quốc dưới đây, tổ chức nào không phải do Nguyễn Ái Quốc sáng lập?
A. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
C. Tâm tâm xã. D. Hội liên hiệp thuộc địa.
Câu 7: Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. nạn đói, nạn dốt. B. các thế lực ngoại xâm.
C. sự chống phá của bọn phản cách mạng . D. khó khăn về tài chính.
Câu 8: Dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2(1919-1929) của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp mới nào?
A. Công nhân, nông dân. B. Tư sản, Tiểu tư sản
C. Công nhân, tư sản. D. Công nhân, tiểu tư sản.
Câu 9: Sự kiện nào mở đầu cho kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Đưa nhà du hành vũ trụ Amstrong lên mặt trăng.
B. Đưa con người lên sao hỏa.
C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D. Phóng thành công con tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vòng quanh trái đất.
Câu 10: Điểm khác biệt cơ bản giữa “chiến tranh lạnh” với các cuộc chiến tranh đã diễn ra trong lịch sử nhân loại là gì?
A. Chỉ diễn ra trên chiến trường châu Âu và châu Á.
B. Diễn ra các cuộc xung đột quân sự đẫm máu giữa 2 siêu cường Xô-Mỹ.
C. Không diễn ra cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mỹ.
D. Các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử lần 1 năm 2019-2020 Sở GD&ĐT Nghệ An. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net và tải về máy tính.
Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!