TRƯỜNG THPT QUANG THÀNH | ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ 1
Câu 1: Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Na, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 2: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây ?
A. Giấm ăn. B. Muối ăn. C. Xút. D. Cồn.
Câu 3: Một este có CTPT là C3H6O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc với dung dịch AgNO3/NH3. CTCT thu gọn của este đó là :
A. C2H5COOCH3 B. HCOOC2H5 C. HCOOC3H7 D. CH3COOCH3
Câu 4: Cho phản ứng Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Phát biểu đúng là
A. Fe có tính khử mạnh hơn Cu. B. Cu có tính khử mạnh hơn Fe.
C. Fe là chất oxi hóa. D. Cu là chất oxi hóa.
Câu 5: Bệnh loãng xương là một bệnh lí được đặc trưng bởi sự giảm sụt khối lượng xương, làm cho xương trở nên xốp, giòn và dễ gãy. Nguyên nhân của người bệnh bị loãng xương là do
A. Thiếu vitamin. B. Thiếu canxi C. Thiếu sắt D. Thiếu kẽm
Câu 6: Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
(a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.
(b) Cho đinh Fe vào dung dịch ZnSO4.
(c) Rắc bột S lên kim loại thủy ngân.
(d) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2.
(e) Trộn bột Al với bột oxit sắt
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 7: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 2,98 gam MCln, thu được 0,448l (đktc) Cl2. Kim loại M là:
A. Mg B. Na C. Ca D. K
Câu 8: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?
A. Metyl axetat. B. Benzyl axetat. C. Triolein. D. Metyl fomat.
Câu 9: Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được sản phẩm chứa 12, 96 gam frucozơ. Giá trị của m là
A. 22,8. B. 18,5. C. 20,5. D. 27,36.
Câu 10: Một hợp kim gồm: Ag, Zn, Fe, Cu, hóa chất nào hòa tan hoàn toàn hợp kim trên
A. dd HNO3 đặc, nóng B. dd NaOH
C. dd H2SO4 đặc nguội D. dd HCl
Câu 11: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe2+(Z=26)?
A. [Ar]3d3. B. [Ar]3d6. C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d5.
Câu 12: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là
A. poli(vinyl clorua). B. poliacrilonitrin.
C. poli(metyl metacrylat). D. polietilen.
Câu 13: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
D. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
Câu 14: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất
A. glucozơ và glixerol. B. glucozơ và ancol etylic.
C. xà phòng và ancol etylic. D. xà phòng và glixerol.
Câu 15: Este nào sau đây có công thức phân tử C2H4O2 ?
A. Propyl axetat. B. Vinyl axetat. C. Metyl fomat. D. Etyl axetat.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 40 đề thi thử số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ 2
Câu 1: Trong các ion sau: K+, Cu2+ Fe2+ Au3+ Ion có tính oxi hóa yếu nhất là
A. Au3+. B. K+. C. Fe2+. D. Cu2+.
Câu 2: Sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự tính bazơ giảm dần :
C6H5NH2 (1) , C2H5NH2 (2) , (C6H5)2NH (3) , (C2H5)2NH (4) , NaOH (5) , NH3 (6) .
A. 5, 4, 2, 6, 1, 3 B. 3, 4, 6, 2, 1, 5 C. 3, 1, 6 , 2 , 4 , 5 D. 3, 1, 5, 4, 2, 6
Câu 3: Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3
Câu 4: Cho các ứng dụng sau đây ?
(1) dùng trong ngành công nghiệp thuộc da. (2) dùng công nghiệp giấy.
(3) chất làm trong nước. (4) chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.
(5) khử chua đất trồng, sát trùng chuồng trại, ao nuôi.
Số ứng dụng của phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 5: Nhóm các chất tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam là
A. ancol etylic, glucozơ, fructozơ, glixerol. B. glixerol, glucozơ, frutozơ, saccarozơ.
C. saccarozơ, glucozơ, etyl axetat, glixerol. D. glixerol, glucozơ, etyl axetat, etilenglicol.
Câu 6: Chất lỏng nào sau đây không hòa tan hoặc không phá hủy được xenlulozơ ?
A. Benzen B. Nước Svayde (dung dịch [Cu (NH3)4](OH)2 .
C. Dung dịch H2SO4 80%. D. Dung dịch NaOH + CS2.
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.
(b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(d) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, không thu được Fe.
(e) Cho dung dịch KOH vào dung dịch K2Cr2O7 màu da cam chuyển sang màu vàng.
(f) điếu chế bạc bằng cách đốt Ag2S trong không khí.
(g) Muối FeSO4 được dùng làm chất diệt sâu bọ có hại cho thực vật.Số phát biểu sai là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 8: Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca, K. Số kim loại kiềm trong dãy là:
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 9: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây ?
A. Mg. B. Al. C. Cu. D. Na.
Câu 10: Phản ứng hóa học nào sau đây sai?
A. Cu + O2 + H2SO4 loãng CuSO4 + H2O
B. Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2
C. Fe(NO3)2 + AgNO3 Fe(NO3)3 + Ag
D. H2 + MgO Mg + H2O
Câu 11: Chất không có khả năng phản ứng tạo ra polime là
A. buta-1,3-đien B. acrilonitrin C. Etyl axetat D. metyl metacrylat
Câu 12: Este có công thức phân tử C2H4O2 có tên gọi nào sau đây?
A. metyl axetat. B. metyl propionat. C. etyl fomat. D. metyl fomat.
Câu 13: Chất thơm X thuộc loại este có công thức phân tử C8H8O2. Chất X không được điều chế từ ancol và axit tương ứng và có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo thu gọn của X là :
A. H-COO-CH2-C6H5 B. CH3COO-C6H5 C. H-COO-C6H4-CH3 D. C6H5-COO-CH3
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo rắn thường không tan trong nước và nặng hơn nước.
(2) Dầu thực vật là một loại chất béo trong đó có chứa chủ yếu các gốc axit béo không no.
(3) Dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch axit.
(4) Các chất béo đều tan trong dung dịch kiềm đun nóng.
(5) Tripeptit glyxylglyxylalanin có 3 gốc a-amino axit và 2 liên kết peptit.
(6) Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân. Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
(1) NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit.
(2) Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm đều tác dụng được với nước.
(3) Công thức hóa học của thạch cao nung là CaSO2.H2O.
(4) Al(OH)3, NaHCO3, Al2O3 là các chất có tính chất lưỡng tính.
(5) Có thể dùng dung dịch NaOH để làm mềm nước cứng tạm thời. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 40 đề thi thử số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ 3
Câu 1: Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch
A. giấm ăn. B. Ancol. C. kiềm. D. muối ăn.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai:
A. Thiếu iot gây kém trí nhớ.
B. Thiếu vitamin A gây bệnh khô mắt dẫn đến mù lòa.
C. Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu thu hoạch để sử dụng bảo đảm an toàn là 10 ngày.
D. Dung dịch CuSO4 có tác dụng diệt nấm bệnh bảo vệ cây lương thực tránh được dịch bệnh.
Câu 3: Ngâm một lá Zn vào cốc đựng dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X vào cốc thì thấy bọt khí thoát ra rất nhanh. Chất tan trong dung dịch X là:
A. NaOH B. MgSO4 C. H2SO4 D. CuSO4
Câu 4: Có các nhận định sau đây:
1)Nguyên tắc sản xuất gang là khử sắt bằng CO ở nhiệt độ cao.
2)Nguyên tắc sản xuất thép là khử các tạp chất trong gang.
3)Tính chất hóa học chung của hợp chất Fe(II) là tính khử.
4)Nước cứng là nước có chứa ion Ca2+, Mg2+ dưới dạng muối Cl-, HCO3-, SO42-.
5) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2 thu được kết tủa
6) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF thu được kết tủa
7) Bạc là kim loại được con người dùng phổ biến để chế tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khoẻ
Số nhận định đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tơ tằm thuộc poliamit
B. Một mol tripeptit của glixin, alanin, valin và 3 mol hỗn hợp gồm glixin, alanin, valin ( cùng số mol) khi đốt cháy cần lượng không khí như nhau.
C. Công thức tổng quát dãy đồng đẳng của glixin là CnH2n+1O2N(n 2)
D. Este no đơn hở cháy cho số mol nước và khí cacbonic bằng nhau
Câu 6: Hiện nay, mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy nhiều công trình xây dựng bằng kim loại, tượng đài bằng đá,… ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái nhiều hồ làm chết nhiều cá và các sinh vật khác. Chính các hoạt động của con người đã ảnh trực tiếp vào hiện tượng mưa axit như; các khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong(ô tô, xe máy),… . Hãy cho biết nhóm khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra mưa axit?
A. CO2, CO B. H2S, CH4 C. SO2, CO2 D. SO2, NO2
Câu 7: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). B. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
C. Vôi sống (CaO). D. Đá vôi (CaCO3)
Câu 8: Liên kết hoá học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion?
A. Cl2. B. HCl. C. NaCl. D. H2O.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim
B. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.
C. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
D. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
Câu 10: Một mẫu khí thải được sục vào dd CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do trong khí thải có
A. SO2. B. H2S. C. NO2. D. CO2.
Câu 11: Xà phòng hóa tristearin bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và chất X. Chất X là:
A. CH3[CH2]14COONa B. CH3[CH2]16COONa
C. CH3[CH2]16(COONa)3 D. CH3[CH2]16COOH
Câu 12: Trong điều kiện thường, chất ở trạng thái rắn là
A. metylamin. B. etyl axetat. C. etanol. D. glyxin.
Câu 13: Chất không thuỷ phân trong môi trường axit là
A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. tinh bột.
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
(d) Amilopectin trong tinh bột có mạch phân nhánh.
(e) Saccarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai:
A. Dung dịch K2Cr2O7 có màu vàng.
B. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6.
C. CrO3 là oxit axit.
D. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH đặc.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 40 đề thi thử số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ 4
Câu 1 : X và Y ( MX < MY) là hai peptit mạch hở, đều tạo bởi alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y cần dùng 44,352 lít khí O2 ( đktc) thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 92,96 gam và khí thoát ra có thể tích 4,928 lít
( đktc). Thủy phân hoàn toàn E thu được a mol alanin và b mol valin. Tỉ lệ giữa a và b la
A.2:3 B.3:1 C.1:3 D.3:2.
Câu 2: X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ y mol/l. Nhỏ từ từ 100ml X vào 100 ml Y thu được V1 lít CO2 ( đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100ml X thu được V2 lít CO2 ( đktc). Biết tỉ lệ V1 : V2 = 4 :7. ( Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Tỉ lệ x : y bằng
A.7:5 B.11: 4 C.11:7 D.7:3.
Câu 3: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A.Fe và Cu B.Na và Cu C.Mg và Zn D.Ca và Fe.
Câu 4: Cấu tạo thu gọn của hợp chất X là CH=CHCOOCH3. Tên gọi của X là
A.metyl acrylat. B.etyl axetat. C.etyl acrylat D.vinyl axetat.
Câu 5 : Cho 31,9 gam hỗn hợp Al2O3, ZnO, FeO, CaO tác dụng hết với CO dư, đun nóng thu được 28,7 gam hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít H2 ( đktc). V có giá trị là
A.5,6 B.4,48 C.6,72 D.11,2.
Câu 6: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào để phản ứng vừa đủ với các chất trong X. Giá trị của V là
A.300 B.325 C.175 D.250
Câu 7: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2 ?
A.CH3OH B.NaCl C.NaOH D.HCl.
Câu 8: Trung hòa hoàn toàn 7,5 gam một amin bậc 1, mạch không phân nhánh bằng axit HCl tạo ra 16,625 gam muối. Amin có công thức là
A. CH3CH2CH2NH2 . B.H2NCH2CH2CH2NH2.
C. CH3CH2CH2CH2 NH2 D. H2NCH2CH2NH2.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A.Sục khí Cl2 vào dung dịch CrO trong môi trường kiềm tạo dung dịch có màu da cam.
B.Một số chất vô cơ và hữu cơ như : C, P, S, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc CrO3.
C.Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CrO4 làm dung dịch chuyển từ da cam sang vàng.
D.Trong môi trường axit, Zn có thể khử được Cr3+ thành Cr.
Câu 10: Ứng dụng nào sau đây không phải của chất béo?
A.Nguyên liệu sản xuất xà phòng. B.Nguyên liệu sản xuất glixerol.
C.Nguyên liệu sản xuất gluco zơ. D.Lamg lương thực , thực phẩm.
Câu 11: Có 4 dung dịch chứa các lọ mất nhãn : AlCl3, NH4NO3, K2CO3, NH4HCO3. Có thể dùng một thuốc thử duy nhất để phân biết bốn dung dịch trên. Dung dịch thuốc thử đó là :
A.AgNO3. B.HCl C.Ba(OH)2 D.H2SO4.
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân nóng chảy là phương pháp có thể điều chế kim loại mạnh.
(b) Phản ứng hóa học giữa Hg và S xảy ra ngay ở điều kiện thường.
(c) Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển từ cực âm đến cực dương.
(d) Kim loại Cu chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của nó.
Số phát biểu đúng là
A.4 B.3 C.2 D.1.
Câu 13 : Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-) là
A.polietilen. B.polistiren. C.poli(vinylclrua). D.poli(metylmetacrylat).
Câu 14 : Thực hiện phản ứng este hóa 12 gam axit axetic với 6,2 gam gồm ancol metylic và ancol etylic ( tỉ lệ mol theo thứ tự là 1 :2). Giả sử cả hai phản ứng este hóa đều có hiệu suất 60%, khối lượng este thu được là
A.9,44 gam B.15,74 gam C.12,50 gam D.7,5 gam.
Câu 15: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 ( trong đó Al2O3 chiếm 40% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây ?
A.1,5 B.3,0 C.2,5 D.1,0.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 40 đề thi thử số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ 5
Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure?
A. Triolein B. Gly – Ala C. Glyxin D. Anbumin
Câu 2: Chất được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa là :
A. polietilen (PE) B. Poli(vinyl clorua) (PVC)
C. nilon – 6,6 D. Cao su thiên nhiên
Câu 3: Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng ?
A. Etyl axetat B. Phenylamoniclorua C. Alanin D. Anilin
Câu 4: Tính chất hóa học chung của kim loại là:
A. Tính khử B. Tính oxi hóa C. Tính axit D. Tính bazơ
Câu 5: Vinyl axetat là chất nào sau đây
A. HCOOCH=CH2 B. CH3COOCH=CH2
C. CH2=CHCOOCH3 D. CH3COOC2H5
Câu 6: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây là ở trạng thái rắn?
A. CH3COOC2H5 B. (C17H33COO)3C3H5
C. (C17H35COO)3C3H5 D. (C17H31COO)3C3H5
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài B. Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín
C. Các este rất ít tan trong nước D. Một số este được dùng làm chất dẻo
Câu 8: Chất nào sau đây có nhiều trong thân cây mía?
A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Saccarin
Câu 9: Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) chủ yếu do chất nào sau đây?
A. Etyl amin B. Metyl amin C. Trimetyl amin D. Đimetyl amin
Câu 10: Chất nào sau đây thuộc loại amino axit ?
A. Etyl amin B. Anilin C. Protein D. Glyxin
Câu 11: Kim loại tan trong nước ở nhiệt độ thường là :
A. Cu B. Ag C. Fe D. K
Câu 12: Dung dịch nào sau đây làm quì tím đổi thành màu xanh?
A. Dung dịch glyxin B. Dung dịch lysin
C. Dung dịch alanin D. Dung dịch axit glutamic
Câu 13: Cho các chất: glixerol; triolein; dung dịch glucozơ; lòng trắng trứng; metylfomiat. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất dẻo là những vật liệu có tính dẻo.
B. Tơ visco, xenlulozơ axetat là tơ bán tổng hợp.
C. Cao su thiên nhiên là polime của isopen.
D. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.
Câu 15: Cho m gam triolein ((C17H33COO)3C3H5 ) tác dụng hoàn toàn với H2 dư thu được (m + 0,3) gam chất X. Nếu cho toàn bộ X tác dụng hết với dung dịch KOH dư, đun nóng, thu được a gam muối. Giá trị của a là :
A. 45,6 B. 45,9 C. 48,3 D. 48,0
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 40 đề thi thử số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2020 Trường THPT Quang Thành. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề kiểm tra các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.