TRƯỜNG THCS ĐOÀN KẾT | ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 150 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. (1,75 điểm)
a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
b. Sự rối loạn trong hoạt ñộng nội tiết của tuyến tụy dẫn tới bệnh lí gì ở người? Giải thích?
Câu 2. (2,0 điểm)
Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST (kí hiệu I, II, III, IV, V). Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 3 thể đột biến (kí hiệu a, b, c). Phân tích bộ NST của 3 thể đột biến đó thu được kết quả sau:
Thể đột biến | Số lượng NST đếm được ở từng cặp | ||||
I | II | III | IV | V | |
a | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
b | 3 | 2 | 2 | 2 | 2 |
c | 1 | 2 | 2 | 2 | 2 |
a. Xác định tên gọi của các thể đột biến trên? Cho biết đặc điểm của thể đột biến a?
b. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến c?
Câu 3. (1,75 điểm)
a. Vì sao ruồi giấm (Drosophila melanogaster) được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong các thí nghiệm về di truyền học?
b. Xét một cặp NST tương đồng trong một tế bào sinh tinh có ký hiệu
Khi tế bào đó giảm phân bình thường (có thể xảy ra trao đổi chéo tại
một điểm giữa A và a) thì hai tế bào tạo thành sau giảm phân I (tinh bào bậc II) được ký hiệu như thế nào? Viết các giao tử có thể có khi tế bào trên hoàn thành giảm phân.
Câu 4. (2 điểm)
Một quần thể cây ăn quả ở thế hệ xuất phát (P) có 1/3 số cây có kiểu gen AA, 2/3 số cây có kiểu gen Aa. Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ tiếp theo (F1) trong hai trường hợp sau:
a. Tự thụ phấn bắt buộc.
b. Giao phấn ngẫu nhiên.
Câu 5. (2,5 điểm)
a. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?
b. Muốn xác định kiểu gen của một cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử người ta cần phải làm gì? Giải thích?
c. Ở một loài thực vật, cho một cá thể F1 lai với hai cá thể khác cùng loài:
- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài.
- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài.
Biết tính trạng chiều cao cây được quy định bởi gen A và a, tính trạng hình dạng hạt được quy định bởi gen B và b, hai cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau và không có đột biến xảy ra. Tương phản với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn.
Hãy biện luận và cho biết kiểu gen, kiểu hình của F1 và hai cá thể nêu trên?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung trả lời |
Câu 1 (1,75 điểm) | a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử như sau: - Cơ chế nhân đôi của ADN : Các nuclêôtit ở mỗi mạch khuôn của ADN liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung ( A -T, G - X) và ngược lại. - Cơ chế tổng hợp ARN: Các nuclêôtit ở mạch mã gốc của gen liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (U của môi trường chỉ liên kết với A của mạch gốc, A của môi trường liên kết với T của mạch gốc ; G của môi trường liên kết với X mạch gốc và ngược lại). - Trong cơ chế tổng hợp chuỗi axit amin: Các nuclêôtit ở bộ ba đối mã của tARN khớp bổ sung với các nuclêôtit của bộ ba mã sao trên mARN ( A -U, G -X) và ngược lại. |
b. - Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy dẫn tới bệnh lí ở người là: Bệnh tiểu đường và chứng hạ ñường huyết. - Giải thích: Trong đảo tụy có 2 loại tế bào, tế bào β tiết Insulin và tế bào α tiết glucagôn. + Ở người bình thường, lượng đường huyết tăng quá mức sẽ kích thích các tế bào β tiết Insulin để chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan, cơ, làm đường huyết trở lại mức bình thường. Nên nếu rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy dẫn đến tuyến tụy không tiết hoocmon Insulin sẽ gây bệnh tiểu đường ở người. + Khi đường huyết thấp hơn mức bình thường sẽ kích thích các tế bào α tiết ra glucagôn, có tác dụng ngược với Insulin, biến glicôgen thành glucôzơ làm lượng đường huyết trở lại mức bình thường. Nên nếu rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy dẫn đến tuyến tụy không tiết hoocmon glucagon sẽ gây chứng hạ đường huyết ở người. (Nếu HS trả lời theo cách khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa) |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (1,0 điểm)
Tương quan trội - lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất? Trình bày phương pháp xác định tính trạng trội, lặn.
Câu 2 (1,5 điểm)
Ở ruồi giấm, alen V quy định tính trạng cánh dài, alen v quy định tính trạng cánh cụt. Cho ruồi cánh dài và cánh cụt giao phối với nhau được F1 có tỉ lệ: 50% ruồi cánh dài: 50% ruồi cánh cụt. Tiếp tục cho ruồi F1 giao phối với nhau được F2, thống kê kết quả ở cả quần thể có tỉ lệ 9 ruồi cánh cụt: 7 ruồi cánh dài.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Muốn xác định được kiểu gen của bất kỳ cá thể ruồi cánh dài nào ở F2 thì phải thực hiện phép lai gì?
Câu 3 (1,0 điểm)
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của động vật? Điều đó có ứng dụng gì trong thực tiễn? Cho ví dụ minh họa.
Câu 4 (1,0 điểm)
a. Một loài thực vật có 2n = 20 NST. Xác định số lượng NST, trạng thái NST trong một tế bào ở kì sau nguyên phân, kì giữa giảm phân I, kì sau giảm phân I và kì cuối của giảm phân II.
b. Một tinh bào bậc 1 của ruồi giấm kí hiệu AaBbDdXY. Khi phân bào, tế bào sẽ ở kì nào trong trường hợp tế bào đó mang các NST có kí hiệu sau:
1 - AAaaBBbbDDddXXYY.
2 - \(\frac{{A{\text{A}}}}{{aa}}\frac{{BB}}{{bb}}\frac{{{\text{dd}}}}{{{\text{DD}}}}\frac{{YY}}{{XX}}\)
3 - AABBddYY.
4 - abDX.
Câu 5 (1,0 điểm)
Vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu?
Câu 6 (1,0 điểm)
Cho các ví dụ sau:
1 - Cây mạ bị mất khả năng tổng hợp diệp lục nên có màu trắng.
2 - Con tắc kè hoa biến đổi màu sắc theo nền môi trường.
Các ví dụ trên thuộc loại biến dị nào? Phân biệt các loại biến dị đó về đặc điểm biểu hiện và khả năng di truyền.
Câu 7 (1,0 điểm)
Nêu quy trình của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng. Các cá thể được tạo ra bằng phương pháp này có đặc điểm gì? Giải thích?
Câu 8 (1,0 điểm)
Căn cứ vào ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật, người ta chia sinh vật thành những nhóm nào? Mỗi nhóm cho ít nhất 2 ví dụ và nêu đặc điểm.
Câu 9 (1,5 điểm)
Quan sát một cây bưởi đang thời kỳ ra hoa, phát hiện bọ xít đang hút nhựa cây, nhện chăng tơ bắt bọ xít, tò vò đang bay săn nhện.
a. Hãy viết sơ đồ biểu diễn chuỗi thức ăn trên.
b. Trên ngọn cây bưởi, có nhiều rệp đang bám, quanh vùng rệp bám lại có nhiều kiến đen. Hãy cho biết mối quan hệ sinh thái giữa các loài: cây bưởi, bọ xít, nhện, tò vò, rệp và kiến đen. Cho biết rệp tiết dịch cho kiến đen, kiến đen bảo vệ rệp.
ĐÁP ÁN
Câu | Ý | Nội dung trả lời |
1 (1,0 điểm)
|
| - Ý nghĩa của tương quang trội lặn trong thực tiễn sản xuất: + Tương quan trội, lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể sinh vật. Thông thường, các tính trạng trội thường là tính trạng tốt, còn tính trạng lặn là những tính trạng xấu. Ví dụ: Ở cà chua các tính trạng quả đỏ, nhẵn và thân cao là trội còn quả vàng, có lông tơ và thân lùn là các tính trạng lặn. Vì vậy trong chọn giống cần phát hiện tính trạng trội để tập hợp các gen trội quý vào 1 kiểu gen, tạo giống có ý nghĩa kinh tế cao. + Không sử dụng F1 để làm giống vì đời sau sẽ phân tính. Trong chọn giống, để tránh sự phân li tính trạng, xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất vật nuôi, cây trồng người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống. - Phương pháp xác định tính trạng trội, lặn: + Để xác định được tương quan trội - lặn của 1cặp tính trạng tương phản ở vật nuôi, cây trồng người ta dùng phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. + Nếu cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở P có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 3:1 thì kiểu hình chiếm tỉ lệ 3/4 là tính trạng trội, còn kiểu hình có tỉ lệ 1/4 là tính trạng lặn. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (1,5 điểm)
a) Di truyền liên kết là gì? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống?
b) Tương quan trội lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
Câu 2 (1,0 điểm) Một chuỗi pôlipeptit gồm 499 axit amin được tổng hợp từ một phân tử mARN có tổng số nuclêôtit loại ađênin (Am) và loại uraxin (Um) bằng 600. Xác định chiều dài và số lượng nuclêôtit từng loại của gen đã tổng hợp phân tử mARN trên? Biết trên mARN bộ ba cuối cùng không quy định axit amin.
Câu 3 (1,5 điểm)
a) Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Tại sao những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể lại gây hại cho sinh vật?
b) Trong một quần thể ruồi giấm, người ta phát hiện các thể đột biến mắt dẹt do đột biến lặp đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính X. Xét 100 tế bào sinh tinh ở một thể đột biến tiến hành giảm phân bình thường. Xác định tỉ lệ giao tử mang nhiễm sắc thể X đột biến được tạo ra.
Câu 4 (1,5 điểm) Quá trình tổng hợp ADN và mARN có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 5 (1,0 điểm).
a) Nêu các phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng?
b) Lai kinh tế là gì? Tại sao người ta không dùng con lai kinh tế để nhân giống?
Câu 6 (1,0 điểm) Quần thể người khác quần thể sinh vật khác ở những đặc trưng nào? Vì sao lại có điểm khác nhau đó?
Câu 7 (1,0 điểm) Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là kết quả của mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật diễn ra mạnh mẽ? Từ mối quan hệ trên, trong trồng trọt và chăn nuôi ta cần lưu ý điều gì để đạt năng suất cao?
Câu 8 (1,5 điểm) Người ta đã tiến hành các phép lai trên loài cà chua như sau:
Phép lai 1: Cho lai giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả đỏ, dài thu được kết quả ở đời con lai với tỉ lệ trung bình 3 cây quả đỏ, tròn : 1 cây quả vàng, tròn.
Phép lai 2: Cho lai giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả vàng, tròn thu được kết quả ở đời con lai với tỉ lệ trung bình 3 quả đỏ, tròn : 1 quả đỏ, dài : 3 quả vàng, tròn : 1 quả vàng, dài.
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau.
ĐÁP ÁN
Câu | Ý | Nội dung trả lời |
1 (1,5) | a | - Di truyền liên kết: là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một nhiễm sắc thể cùng phân li trong quá trình phân bào. - Ý nghĩa của di truyền liên kết: trong chọn giống, người ta có thể chọn được những giống mang nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền cùng nhau. |
b | Ý nghĩa của tương quan trội - lặn trong sản xuất: - Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. - Trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (2.25 điểm)
a. Trình bày các hàng rào bảo vệ của bạch cầu đối với cơ thể. Tại sao virut HIV lại gây suy giảm miễn dịch ở người?
b. Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn.
1. Ở người, tất cả các loại động mạch chứa máu đỏ tươi.
2. Mọi tế bào đều có nhân.
3. Mọi sinh vật lớn lên là do sự tăng trưởng của tế bào.
c. Sự tạo thành nước tiểu ở người diễn ra như thế nào? Nêu nguyên nhân dẫn đến sỏi thận và hậu quả của nó?
Câu 2 (1.0 điểm) Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài (D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập. Cho thứ lúa dị hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về chín muộn, hạt tròn. Không viết sơ đồ lai (hoặc kẻ bảng), hãy xác định:
- Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1?
- Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1?
Câu 3 (1.25 điểm)
a. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao?
b. Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Tại sao?
c. Cơ thể có kiểu nhiễm sắc thể AaXY, ở một số tế bào, có hiện tượng không phân li của cặp NST XY tại giai đoạn giảm phân II. Theo lí thuyết, hãy viết các loại giao tử có thể được tạo ra.
Câu 4 (2.5 điểm)
a. Mối quan hệ giữa giống, kỹ thuật sản xuất và năng suất?
b. Hãy nêu tóm tắt các bước tiến hành để tạo ra chủng vi khuẩn E.coli sản xuất hoocmôn Insulin dùng làm thuốc chữa bệnh đái tháo đường ở người. Tại sao muốn sản xuất một lượng lớn hoocmôn Insulin ở người, người ta lại chuyển gen mã hoá hoocmôn Insulin ở người vào tế bào vi khuẩn đường ruột (E.coli)?
Câu 5 (1.0 điểm) Hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp: 1. Chim ăn sâu; 2. Dây tơ hồng bám trên cây; 3. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ cây họ đậu; 4. Giun kí sinh trong ruột của động vật và người; 5. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; 6. Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn; 7. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông; 8. Địa y; 9. Loài cây cọ mọc quần tụ thành từng nhóm; 10. Cáo ăn thỏ.
Câu 6 (1.0 điểm) Một gen có số liên kết hyđrô là 2805. Hiệu số giữa A và G bằng 30% tổng số nuclêôtít của gen.
a. Tính số nuclêôtít mỗi loại của gen.
b. Tính chiều dài của gen.
c. Tính số liên kết hyđrô trong các gen con được tạo ra khi gen ban đầu tự nhân đôi 2 lần.
Câu 7 (1.0 điểm) Một tế bào sinh dục cái sơ khai 2n = 44, trong quá trình phân bào liên tiếp môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo nên 11176 NST đơn mới hoàn toàn, các tế bào này bước vào vùng chín giảm phân tạo ra trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng 50%, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng 6,25%.
a. Tính số đợt phân bào của tế bào sinh dục cái sơ khai nói trên.
b. Tính số hợp tử tạo thành.
c. Tính số tế bào sinh tinh cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung trả lời |
Câu 1 2.25 đ | a. Các hàng rào bảo vệ của bạch cầu: + Đại thực bào: bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa + Tế bào limpho B: Tiết kháng thể vô hiệu hóa vi khuẩn. + Tế bào limphoT: phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng. - Vì vi rút HIV khi vào cơ thể sẽ phá hủy các tế bào bạch cầu làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
(HS trả lời đồng nghĩa cũng được điểm) c - Quá trình tạo thành nước tiểu: gồm 3 quá trình. + Quá trình lọc máu ở nang cầu thận: tạo nước tiểu đầu. + Quá trình hấp thụ lại ở ống thận (lấy các chất cần thiết, dinh dưỡng, nước, Na+....). + Quá trình bài tiết tiếp: Thải các chất cặn bã, chất không cần thiết.....tạo thành nước tiểu chính thức - Nguyên nhân tạo sỏi thận: do khẩu phần ăn không hợp lí quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. Khi bị sỏi thận làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, nguy hiểm đến tính mạng con người. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1.
a) Hãy trình bày chức năng của 3 loại ARN chính ở trong tế bào.
b) Một cặp gen Dd cùng tự nhân đôi một số lần liên tiếp đã tổng hợp được 60 mạch đơn mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Hỏi cặp gen Dd trên đã tự nhân đôi bao nhiêu lần?
Câu 2.
a) Tại sao các loài sinh sản hữu tính lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn so với các loài sinh sản vô tính?
b) Phân biệt thể tam bội với thể lưỡng bội.
Câu 3.
a) Từ các cây có kiểu gen AabbDd, nếu cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ thì có thể thu được tối đa bao nhiêu dòng thuần? Viết kiểu gen của các dòng thuần đó.
b) Một quần thể cây trồng gồm 200 cây có kiểu gen AA và 800 cây có kiểu gen Aa. Cho các cây này tự thụ phấn liên tục sau hai thế hệ thu được F2. Hãy tính tỉ lệ các cây có kiểu gen dị hợp tử và tỉ lệ các cây có kiểu gen đồng hợp tử trội ở F2.
Câu 4.
Trình bày cấu trúc của nhiễm sắc thể kép và những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể kép trong giảm phân I.
Câu 5.
Ở một loài thực vật giao phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Biết rằng trong quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi chéo và cây chỉ ra hoa, kết quả một lần rồi chết. Từ nguyên liệu ban đầu là một cây hoa đỏ, quả dài và một cây hoa trắng, quả tròn, một bạn học sinh chỉ cần thực hiện 2 phép lai đã phát hiện ra được các gen trên phân li độc lập hoặc di truyền liên kết. Em hãy trình bày và giải thích cách làm của bạn.
Câu 6.
Ở một loài thực vật, khi cho hai cây thân cao, chín sớm giao phấn với nhau, người ta thu được F1 phân li theo tỉ lệ: 1 cây thân cao, chín muộn : 2 cây thân cao, chín sớm : 1 cây thân thấp, chín sớm. Cho các cây thân cao, chín muộn ở F1 tự thụ phấn, người ta thu được đời con gồm cả cây thân cao, chín muộn và cả cây thân thấp, chín muộn. Biết rằng không xảy ra đột biến. Hãy xác định kiểu gen của các cây bố mẹ.
Câu 7.
Phả hệ ở hình bên ghi lại sự di truyền một bệnh ở người. Biết rằng bệnh do một gen quy định và không xảy ra đột biến. Hỏi:
a) Một cặp vợ chồng đều không mắc bệnh có thể sinh ra con mắc bệnh không? Giải thích.
b) Môt cặp vợ chồng đều mắc bệnh có thể sinh ra con gái không mắc bệnh không? Giải thích.
ĐÁP ÁN
Câu | Ý | Nội dung trả lời |
Câu 1 | a | - mARN: có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp. - tARN: có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein. - rARN: là thành phần cấu tạo nên riboxom – nơi tổng hợp protein. |
b | Gọi số đợt nhân đôi là x. Tổng số gen thu được sau quá trình nhân đôi là 2.2x →Tổng số mạch đơn thu được sau quá trình nhân đôi là: 2.2x.2 = 4+60 → x = 4. Vậy cặp gen Dd đã tự nhân đôi 4 đợt. |
-----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Đoàn Kết. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: