TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẦN | ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC Thời gian: 150 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (4 điểm)
1.1: (2 điểm) Các gen qui định nhóm máu như sau:
Máu A do gen IA qui định
Máu B do gen IB qui định
Máu O do gen I0 qui định
Gen IA và gen IB trội hoàn toàn so với gen I0
a. Xác định kiểu gen, kiểu hình ở con cho mỗi gia đình sau:
- Bố máu AB Mẹ máu A dị hợp
- Bố máu O Mẹ máu B dị hợp
b. Để sinh ra các con có đầy đủ các nhóm máu thì kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ phải như thế nào? Biện luận và viết sơ đồ lai.
1.2: (2 điểm). Một cá thể F1 lai với 2 cá thể khác nhau:
- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài.
- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài.
Cho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng và đối lập với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của hai trường hợp nêu trên?
Câu 2: (4 điểm)
2.1: (2 điểm). Ở gà bộ NST 2n = 78. Quan sát các tế bào sinh dưỡng đang phân bào người ta đếm được tổng số NST kép trên mặt phẳng xích đạo và số NST đơn đang phân li về các cực tế bào là 6630 trong đó số NST đơn nhiều hơn số NST kép là 1170.
a. Xác định các tế bào đang nguyên phân ở kì nào?
b. Số lượng tế bào ở mỗi kì là bao nhiêu?
2.2: (2 điểm). Một gà mái đẻ được 20 trứng nhưng khi ấp chỉ có 75% số trứng được nở ra. Số hợp tử nở thành gà con chứa 1170 NST. Số tinh trùng tham gia thụ tinh với số trứng trên có chứa 265200 NST và hiệu suất thụ tinh của tinh trùng bằng 0,25%.
a. Xác định số NST 2n của loài.
b. Xác định số trứng được thụ tinh nhưng không nở và số NST có trong các trứng đó.
c. Xác định số trứng không được thụ tinh và số NST có trong các trứng đó.
Câu 3: (4 điểm)
Tế bào A mang cặp gen Bb. Tổng số liên kết hoá trị nối giữa các nuclêôtit của cả 2 gen là 5396 trong đó gen B nhiều hơn gen b là 600 liên kết hoá trị. Gen B có A + T = 60% số nuclêôtit của gen, gen b có X - A = 10 % số nuclêôtit của gen
a. Xác định chiều dài của mỗi gen.
b. Số nuclêôtit từng loại của môi trường nội bào cung cấp cần thiết cho quá trình tự nhân đôi liên tiếp 3 đợt từ cả 2 gen B và b là bao nhiêu?
Câu 4: (3 điểm)
Gen A có chiều dài 0,255µm, có số nuclêôtit loại G chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen đó bị đột biến mất đi 3 cặp nuclêôtit trở thành gen a và làm cho gen đột biến kém gen ban đầu 7 liên kết hiđrô.
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen A và gen a?
b. Cho cơ thể có kiểu gen Aa tự thụ phấn. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit có trong các hợp tử được tạo thành? (Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường) .
Câu 5: (3 điểm)
Theo dõi sự di truyền của bệnh loạn dưỡng cơ Duxen trong một dòng họ, người ta thấy :
Bố (1) và mẹ (2) đều không bị bệnh, sinh được đứa con gái (3) và một con trai (4) đều bình thường, riêng có 1 đứa con trai (5) bị bệnh. Khi trưởng thành người con gái (3) lấy chồng (6) không bị bệnh sinh được một gái (7) bình thường và một trai (8) bị bệnh. Còn người con trai (4) lấy vợ (9) không bệnh sinh được đứa con trai (10) bị bệnh loạn dưỡng cơ.
a. Dựa vào các dữ liệu của đề bài, hãy xác định tính chất di truyền của bệnh loạn dưỡng cơ nói trên.
b. Vẽ sơ đồ phả hệ về sự di truyền bệnh của dòng họ trên.
c. Biện luận để tìm kiểu gen của 10 người được nêu trong dòng họ trên.
Câu 6: (2 điểm)
- : (0,75đ điểm). Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn
6.2: (1,25đ điểm). Nhân tố sinh thái là gì? Có mấy nhóm nhân tố sinh thái? Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái sau đây vào từng nhóm nhân tố sinh thái thích hợp: khí hậu, sinh vật ký sinh, thổ nhưỡng, lai giống, lượng mưa, chăn nuôi, khai thác, nước biển, trồng trọt, sinh vật ăn thịt con mồi, cây xanh cạnh tranh ánh sáng với cây sống xung quanh.
ĐÁP ÁN
Câu 1 | 4 điểm |
1.1 2điểm |
a/ Xđ KG , KH của con * Ở gia đình thứ 1
* Ở gia đình thứ 2
b/ Để con sinh ra có đầy đủ các nhóm máu O , A, B, AB
- Sơ đồ lai:P : IAI0 X IBI0 G: IA, I0 IB, I0 F1: KG : 1 IAIB : 1 IAI0 : 1 IBI0 : 1 I0I0 KH : 1 máu AB : 1 máu A : 1máu B : 1 máu O |
1.2 2 điểm | * Xét phép lai 1: Theo điều kiện đề bài, các phép lai đều chịu sự chi phối của quy luật phân ly độc lập. Thế hệ lai (F2) có 6,25% cây thấp, hạt dài chiếm tỉ lệ 1/16 => thế hệ lai có 16 kiểu tổ hợp = 4 x 4 => Mỗi bên cho 4 loại giao tử =>F1 và cá thể thứ nhất dị hợp tử 2 cặp gen => thế hệ lai có sự phân tính về kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 với kiểu hình mang 2 tính trạng lặn có tỉ lệ bằng 1/16. Mà đề bài cho biết cây thấp, hạt dài bằng 1/16 => thấp, dài là 2 tính trạng lặn so với cao, tròn. Qui ước: A: cao B: tròn a: thấp b: dài => Kiểu gen của F1 và cá thể thứ nhất: AaBb (cao, tròn) Sơ đồ lai: F1: AaBb (cao,tròn) x AaBb (cao, tròn) * Xét phép lai Thế hệ lai (F2) có 12,5% cây thấp, hạt dài chiếm tỉ lệ 1/8 => F2 thu được 8 kiểu tổ hợp = 4 x 2. Vì F1 cho 4 loại giao tử => cá thể thứ hai cho 2 loại giao tử => Cá thể thứ hai phải dị hợp tử một cặp gen => Kiểu gen của cá thể thứ hai : Aabb hoặc aaBb (vì F2 xuất hiện cây thấp, hạt dài có kiểu gen aabb) Sơ đồ lai: TH1: F1: AaBb (cao, tròn) x Aabb (cao, dài) TH2: F1: AaBb (cao, tròn) x aaBb (thấp, tròn) |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (4,0 điểm)
1.1 (1,0 điểm) Dòng thuần chủng là gì? Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
1.2 (1,5 điểm). Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai AaBbDd × AaBbDD thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 2 cá thể có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn là bao nhiêu?
1.3 (1,5 điểm). Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh; gen B quy định hạt trơn là trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn. F1 thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn.
a. Hãy biện luận (không cần viết sơ đồ lai) để xác định kiểu gen có thể có của thế hệ P.
b. Cho biết kiểu hình hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng số hạt xanh, trơn ở F1?
Câu 2 (4,0 điểm)
2.1 (1,25 điểm)
a. Tại sao các nhiễm sắc thể lại phải co xoắn tối đa vào kì giữa của nguyên phân?
b. Bộ nhiễm sắc thể của ngô là 2n = 24. Một tế bào đang ở kỳ đầu của quá trình nguyên phân thì số lượng nhiễm sắc thể đơn, số tâm động, số crômatit trong tế bào là bao nhiêu?
2.2 (2,0 điểm). Có 32 tinh bào bậc I và 32 noãn bào bậc I của cùng một loài đều tiến hành giảm phân bình thường. Toàn bộ số trứng và tinh trùng được tạo ra đều tham gia thụ tinh tạo ra 6 hợp tử.
a. Xác định hiệu suất thụ tinh của tinh trùng và trứng.
b. Số nhiễm sắc thể trong các hợp tử bằng 480. Hãy xác định:
- Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài,
- Tổng số nhiễm sắc thể có trong các trứng và tinh trùng đã không được thụ tinh ở quá trình trên.
2.3 (0,75 điểm). Khi quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể trong tế bào của một cơ thể động vật có vú (2n) bình thường, thấy các nhiễm sắc thể như hình vẽ bên dưới. Cho biết tế bào trên đang tiến hành hình thức phân bào gì? Vào giai đoạn nào? Bộ nhiễm sắc thể (2n) của loài động vật trên là bao nhiêu?
Biết rằng không có đột biến phát sinh trong quá trình phân bào.
Câu 3 (4,0 điểm)
3.1 (1,5 điểm).
a. Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?
b. Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
3.2 (2,5 điểm). Một gen có 3800 liên kết hydro. Trên mạch 1 của gen có: số nuclêôtit loại T bằng số nuclêôtit loại A, số nuclêôtit loại X gấp 2 lần số nuclêôtit loại T, số nuclêôtit loại G gấp 3 lần số nuclêôtit loại A.
a. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen trên.
b. Gen trên có chiều dài và khối lượng là bao nhiêu?
c. Tính số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit của gen trên.
Câu 4. (3,0 điểm)
4.1 (1,0 điểm)
a. Đột biến gen là gì? Giải thích tại sao một gen đột biến ở thế hệ này là có hại nhưng ở thế hệ sau lại có thể trở thành có lợi?
b. Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dạng thể ba nhiễm khác nhau?
4.2 (2,0 điểm). Gen B của một loài vi khuẩn bị đột biến mất đi một đoạn (gồm hai mạch bằng nhau) và trở thành gen b. Đoạn gen mất đi dài 102A0 và có tỉ lệ nuclêôtit loại G bằng 10% số đơn phân của đoạn. Gen b có 2140 liên kết hiđrô. Khi cặp gen Bb tự nhân đôi 2 lần liên tiếp đã lấy từ môi trường nội bào 10620 nuclêôtit tự do. Xác định số nuclêôtit từng loại của gen B.
Câu 5. (3,0 điểm)
5.1 (0,5 điểm). Trong các bệnh và tật di truyền sau: bệnh Đao, bệnh bạch tạng, bệnh Tơcnơ, tật khe hở môi-hàm, bàn tay nhiều ngón, xương chi ngắn, bàn chân có nhiều ngón, bệnh câm điếc bẩm sinh. Bệnh và tật di truyền nào do đột biến gen gây nên?
5.2 (0,75 điểm). Một loài lan rừng có giá trị kinh tế cao đang có nguy cơ tuyệt chủng. Để bảo tồn nguồn gen loài lan này và tạo được số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn mà vẫn giữ được đặc tính của cây giống gốc, người ta thường sử dụng phương pháp công nghệ sinh học nào? Nêu ưu điểm và triển vọng của phương pháp này.
5.3 (1,75 điểm). Cho phả hệ sau:
Dựa vào phả hệ trên, hãy cho biết:
a. Bệnh mù màu do gen trội hay gen lặn quy định? Có liên kết với giới tính hay không?
b. Hãy xác định kiểu gen của những người trong phả hệ.
c. Người con gái số 8 lấy chồng không bị bệnh mù màu thì xác suất sinh đứa con đầu lòng không bị bệnh là bao nhiêu %?
Câu 6. (2.0 điểm)
6.1 (0,75 điểm). Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng ?
6.2 (1.25 điểm). Hãy sắp xếp các ví dụ sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp.
(1) Cỏ dại và lúa (2) Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu
(3) Cáo với gà (4) Nấm với tảo hình thành địa y
(5) Dê và bò trên một đồng cỏ (6) Sán lá sống trong gan động vật
(7) Đại bàng và thỏ (8) Cá ép sống bám vào rùa biển
(9) Rận bám trên da trâu (10) Hổ và hươu.
ĐÁP ÁN
Câu 1 | 4,0 điểm | Điểm |
1.1 (1,0 điểm)
| Dòng thuần chủng là dòng có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. | 0,25
|
Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội (đối tượng) cần phải thực hiện phép lai phân tích, nghĩa là lai nó với cá thể mang tính trạng lặn. | 0,25
| |
Nếu kết quả của phép lai là: - 100% cá thể mang tính trạng trội thì đối tượng có kiểu gen đồng hợp trội. - 1 trội : 1 lặn thì đối tượng có kiểu gen dị hợp. |
0,25 0,25 |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (4,0 điểm)
1.1 (1,25 điểm). Biến dị tổ hợp là gì? Vì sao ở những loài sinh sản hữu tính biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?
1.2 (1,5 điểm). Như Menđen đã phát hiện màu hạt xám(A) ở đậu Hà Lan là trội so với hạt trắng(a). Trong các thực nghiệm sau, bố mẹ có kiểu hình đã biết nhưng chưa biết kiểu gen đã sinh ra đời con được thống kê như sau:
Phép lai 1- P: Xám × Trắng → F1: 82 xám: 78 trắng
Phép lai 2- P: Xám × Xám → F1: 117 xám: 38 trắng
Phép lai 3- P: Xám × Trắng → F1: 74 xám
Phép lai 4- P: Xám × Xám → F1: 90 xám
a. Hãy viết kiểu gen có thể có ở mỗi cặp cha mẹ trên.
b. Trong các phép lai 2,3,4 có thể dự đoán bao nhiêu hạt xám mà những cây sinh ra từ chúng sẽ cho hạt xám và hạt trắng.
1.3 (1,25 điểm). Ở chó màu lông đen (A) là trội so với màu lông trắng (a), lông ngắn (B) là trội so với lông dài (b). Hai tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Hãy biện luận (không cần viết sơ đồ lai) để xác định kiểu gen có thể có ở các cặp cha mẹ của mỗi phép lai sau:
Kiểu hình cha mẹ | Đen, ngắn | Đen, dài | Trắng, ngắn | Trắng, dài |
a. Đen, ngắn × Đen, ngắn b. Đen, ngắn × Đen, dài | 89 18 | 31 19 | 29 0 | 11 0 |
Câu 2: (4,0 điểm)
2.1 (3,25 điểm) Một tế bào lưỡng bội của 1 loài nguyên phân liên tiếp 8 lần đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo ra 20400 nhiễm sắc thể đơn.
a. Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.
b. Xác định số nhiễm sắc thể và trạng thái của nó ở các tế bào mới được tạo thành ở thế hệ cuối cùng khi chúng ở kì giữa và kì sau của nguyên phân.
c. 1/8 số tế bào của nhóm tế bào trên lại tiếp tục nguyên phân một số lần bằng nhau tạo ra các tế bào mới. Các tế bào này đều giảm phân và đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào tạo ra 40960 nhiễm sắc thể đơn. Hãy xác định:
- Số lần nguyên phân của nhóm tế bào trên.
- Số nhiễm sắc thể và trạng thái của chúng của nhóm tế bào khi ở kì sau lần phân bào 1 và ở lần phân bào 2.
- Số tinh trùng hoặc số trứng được tạo thành và số nhiễm sắc thể của chúng.
2.2 (0,75 điểm). Một tế bào gồm các nhiễm sắc thể được kí hiệu là A tương đồng với a, B tương đồng với b, tiến hành phân bào.
a. Hãy cho biết bộ nhiễm sắc thể của tế bào nói trên là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội hay đơn bội? Giải thích?
b. Viết kí hiệu bộ nhiễm thể của tế bào vào kì giữa của nguyên phân.
c. Cho biết hình vẽ này chỉ cho thấy tế bào trên đang tiến hành hình thức phân bào gì? Vào giai đoạn nào?
Câu 3: (4,0 điểm)
3.1 (1,25 điểm). Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi giống nhau và giống hệt ADN mẹ? Có trường hợp nào qua tự nhân đôi ADN con khác ADN mẹ không?
3.2 (2,75 điểm) Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nuclêôtit
- A-T-G-T-A-X-X-G-T-A-T-G-G-X-X-X-
Hãy xác định:
a. Trình tự các nuclêôtit của đoạn mạch thứ hai.
b. Số nuclêôtit mỗi loại của của đoạn gen này.
c. Tỉ lệ \(\frac{{A + G}}{{T + X}}\) ở đoạn mạch thứ nhất, ở đoạn mạch thứ hai và của cả gen.
d. Số liên kết hydrô của đoạn gen này.
e. Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit ở đoạn gen này.
Câu 4: (3,0 điểm)
4.1 (0,75 điểm) Mức phản ứng là gì? Có di truyền được không?Tại sao?
4.2 (2,25 điểm) Một gen có chứa 2398 liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit. Gen bị đột biến thêm 1 đoạn. Đoạn gắn thêm có chứa 185 liên kết hydrô và 40 ađênin. Sau đột biến tỉ lệ loại guanin của gen bằng 30%.
a. Tính chiều dài của đoạn gen sau khi đột biến?
b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen trước khi đột biến xảy ra?
c. Sau đột biến gen tự nhân đôi một số lần và đã sử dụng của môi trường nội bào là 1530 ađênin.
Xác định số liên kết hydrô bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi của gen?
Câu 5: (3,0 điểm)
5.1 (1,0 điểm). Sơ đồ phả hệ dưới đây cho biết một bệnh ở người do một gen (A, a) quy định và không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ.
Hãy xác định:
a. Bệnh là do gen trội hay gen lặn quy định.
b. Sự di truyền của bệnh này có liên quan với giới tính hay không? Tại sao?
c. Xác suất sinh một đứa con bình thường của cặp vợ chồng II1 và II2.
5.2 (2,0 điểm). Cho các giống có kiểu gen như sau:
- Giống số 1: AABbDdEe - Giống số 2: AAbbDDEE
- Giống số 3: aaBBddee - Giống số 4: AabbDdEe
a. Những giống nào có tính di truyền ổn định? Giải thích.
b. Muốn tạo giống lai có ưu thế lai cao thì phải cho những giống nào lai với nhau.
c. Vì sao không dùng những giống có ưu thế lai cao để nhân giống?
d. Tại sao các giống cây như đậu Hà Lan thường sản sinh bằng cách tự thụ phấn lại không bị thoái hóa?
Câu 6: (2,0 điểm)
6.1 (1,25 điểm). Trong một ao nuôi cá, nguồn thức ăn sơ cấp chính là Phytoplankton (thực vật phiêu sinh), sinh vật tiêu thụ trực tiếp nó là các loài giáp xác và mè trắng. Mè hoa và rất nhiều cá tạp như cá mương, thòng dong, cân cấn coi giáp xác là thức ăn ưa thích. Vật dữ đầu bảng trong ao là cá quả, chuyên ăn các loài cá mương, thòng dong và cân cấn, nhưng số lượng lại rất ít ỏi.
a. Hãy vẽ lưới thức ăn trong ao.
b. Từ hiện trạng của ao, em hãy chỉ cho người nông dân nên áp dụng các biện pháp sinh học nào đơn giản nhất nhưng có hiệu quả nhất để nâng cao tổng giá trị sản phẩm trong ao?
6.2 (0,75 điểm). Loài dây leo thuộc họ Thiên lí sống bám trên thân cây gỗ. Một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài dây leo thu nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây. Hãy xác định mối quan hệ giữa: dây leo và cây gỗ, giữa dây leo và kiến, giữa kiến và sâu đục thân?
ĐÁP ÁN
Câu 1 |
|
1.1 |
|
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P trong quá trình sinh sản, làm xuất hiện các kiểu hình khác P. | |
-Ở những loài sinh sản hữu tính, biến dị phong phú vì: | |
+ Do sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền (gen) trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều loại giao tử. | |
+ Các giao tử này được tổ hợp lại khi thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau, làm xuất hiện biến dị tổ hợp. | |
Ở các loài sinh sản vô tính không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh. Cơ thể con được hình thành từ một phần hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ qua nguyên phân nên giống hệt cơ thể mẹ ban đầu. | |
1.2 |
|
a | 1. P: Xám × Trắng → F1:82 xám: 78 trắng» 1:1 ⇒P: Aa × aa → F1: 1Aa: 1aa |
2. P: Xám × Xám → F1:118 xám: 39 trắng» 3:1 ⇒P: Aa × Aa → F1: 1AA: 2Aa: 1aa | |
3. P: Xám × Trắng → F1:74 xám(100%) ⇒P: AA × aa → F1: 100% Aa | |
4. P: xám × xám → F1:90 xám ⇒P: AA × AA → F1: 100% AA hoặc ⇒P: AA × Aa → F1: 1 AA: 1Aa | |
b | Hạt xám mà những cây sinh ra từ chúng sẽ cho hạt xám và hạt trắng có kiểu gen là Aa. |
Số hạt xám có kiểu gen Aa thu được ở:
( HS viết đúng cả 3 kết quả mới đạt 0,25điểm) |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (4.0 điểm)
1.1:(1.0 điểm) Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho di truyền học bằng phương pháp nào? Nêu nội dung của phương pháp đó.
1.2:(1.0 điểm) Một cá thể dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb). Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
- Cá thể này có thể có kiểu gen như thế nào?
- Quy luật di truyền nào chi phối các tính trạng do các gen trên quy định?
- Để thế hệ lai nhận được ít kiểu hình nhất thì cá thể dị hợp trên phải lai với cá thể có kiểu gen như thế nào?
1.3:(2.0 điểm) Ở một loài động vật, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân đen. Gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh cụt.
Người ta cho 2 cá thể thuộc 2 dòng thuần lai với nhau, đời F1 đều có kiểu hình thân xám, cánh dài và dị hợp tử về 2 cặp gen (Aa, Bb).
Không viết sơ đồ lai, có thể dùng phép lai nào để xác định được 2 cặp gen (Aa, Bb) nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau hay nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể?
Câu 2: (4.0 điểm)
2.1:(2.0 điểm) Ong mật có bộ nhiễm sắc thể (2n = 32). Ở loài này có hiện tượng trinh sản: trứng được thụ tinh nở thành ong thợ, trứng không được thụ tinh nở thành ong đực. Một ong chúa đẻ 1000 trứng, nở thành 1000 ong con. Tổng số nhiễm sắc thể đơn trong các ong con là 65536.102
a. Tính số ong đực và ong thợ trong đàn ong con. Biết rằng trứng hoặc hợp tử muốn nở thành ong con đã phải trải qua 8 lần phân chia liên tiếp.
b. Tính số tinh trùng tham gia thụ tinh. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 75%.
2.2:(2.0 điểm) Có một số tế bào mầm của một thỏ đực (2n = 44) đều nguyên phân 4 lần và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương với 5940 NST. Tất cả các tế bào con được tạo ra sau nguyên phân đều trở thành các tinh bào bậc I, giảm phân bình thường. Tất cả các tinh trùng đều tham gia thụ tinh với hiệu suất bằng 1,5625%. Cơ thể của một thỏ cái được thụ tinh từ số tinh trùng nêu trên đã đẻ được 6 thỏ con. Xác định:
a. Số tế bào mầm ban đầu của thỏ đực.
b. Số hợp tử được tạo ra và số NST có trong các hợp tử.
c. Tỉ lệ sống và phát triển của hợp tử.
Câu 3: (4.0 điểm)
3.1:(1.0 điểm) Tại sao nói gen quy định tính trạng?
3.2:(3.0 điểm) Trong nhân một tế bào xét 3 gen A, B, C có chiều dài bằng nhau:
- Gen A có tổng số liên kết hydrô bằng 1900.
- Gen B có số lượng ađênin nhiều hơn số ađênin của gen A là 80 nuclêôtít và ít hơn gen C 10 nuclêôtít loại ađênin. Khi tế bào chứa 3 gen trên nguyên phân một số lần liên tiếp thì môi trường nội bào đã cung cấp cho sự tự nhân đôi của 3 gen là 67500 nuclêôtít các loại.
a. Tính số lần nguyên phân của tế bào?
b. Tính chiều dài và số lượng từng loại nuclêôtít của mỗi gen?
Câu 4: (3.0 điểm)
Gen trội E có tỉ lệ \(\frac{A}{G} = \frac{3}{4}\) đã đột biến thành gen lặn e có tỉ lệ \(\frac{A}{G} = \frac{{19}}{{25}}\). Khối lượng phân tử của gen e hơn gen E là 600 đ.v.C. Số liên kết hidrô của gen E kém hơn gen e là 2 liên kết hidrô.
Hãy xác định:
a. Dạng đột biến của gen nói trên.
b. Số nuclêôtit mỗi loại của mỗi gen.
c. Nếu cặp gen Ee tự nhân đôi 3 lần thì số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cần cung cấp là bao nhiêu?
Câu 5: (3.0 điểm)
Bệnh uxơ nang do một gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định và di truyền theo quy luật Menđen. Một người đàn ông bình thường có người em trai bị bệnh, người đàn ông này lấy một người vợ bình thường có người em gái không bị bệnh nhưng có mẹ bị bệnh. Cặp vợ chồng này dự định sinh con đầu lòng.
a. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình trên qua 3 thế hệ và xác định kiểu gen của từng thành viên.
b. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng là con trai bị bệnh uxơ nang. Nếu người con trai đầu lòng bị bệnh uxơ nang thì ở lần sinh thứ hai, xác suất sinh ra người con không bị bệnh là bao nhiêu?
Biết rằng ngoài mẹ vợ và em trai của người đàn ông nói trên bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không ai khác bị bệnh.
Câu 6: (2.0 điểm)
6.1:(1.0 điểm) Trong 1 hecta quần thể cây Bạch đàn, cho biết số lượng cá thể ở 3 nhóm tuổi như sau:
- Nhóm tuổi trước sinh sản: 640 cây/ha.
- Nhóm tuổi sinh sản: 640 cây/ha.
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 100 cây/ha.
a. Vẽ hình dạng tháp tuổi của loài trên?
b. Xác định tên của dạng tháp và cho biết ý nghĩa sinh học của dạng tháp đó.
6.2:(1.0 điểm) Nghiên cứu bọ cánh cứng, người ta đếm được 12 cá thể trên một diện tích 4m2. Khi khảo sát lấy mẫu ở 40 địa điểm trong khu vực sống của quần xã thì chỉ có 23 địa điểm là có loài bọ cánh cứng này.
Xác định độ nhiều, độ thường gặp của quần thể bọ cánh cứng trong quần xã?
ĐÁP ÁN
Câu 1 | 4.0 điểm |
1.1 (1.0 điểm) | a. Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai. b. Nội dung: - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng |
1.2 (1.0 điểm) | - Kiểu gen: AaBb hay \(\frac{{AB}}{{ab}}\)hay \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) - Quy luật di truyền chi phối: Phân li độc lập và Liên kết gen. - Để thế hệ lai có ít kiểu hình nhất: cá thể dị hợp phải lai với cá thể đồng hợp về gen trội (cho 100% kiểu hình trội) (Ý 1 và 2 nếu chỉ xác định có 1 trường hợp đạt 0 điểm) |
1.3 (2.0 điểm) | * Dùng phép lai phân tích: Cho F1 thân xám, cánh dài lai với cá thể đồng hợp lặn (thân đen, cánh cụt) thu được Fa. - Nếu Fa phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 thì 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau. - Nếu Fa phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1 thì 2 cặp gen Aa và Bb liên kết trên cùng 1 cặp nhiễm sắc thể. * Cho các cá thể ruồi F1 thân xám, cánh dài tạp giao với nhau thu được F2. - Nếu F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1 thì 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau (di truyền phân ly độc lập) - Nếu F2 có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1 hoặc 1 : 2 : 1 thì các gen quy định các tính trạng liên kết trên cùng 1 nhiễm sắc thể. (di tuyền liên kết). (HS có thể lập luận cách khác, đúng và hợp lý vẫn đạt trọn số điểm). |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-----
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (4.0 điểm)
Ở đậu Hà Lan, người ta xét sự di truyền của tính trạng màu sắc và hình dạng hạt. Mỗi cặp tính trạng được qui định bởi một cặp gen, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Trong một phép lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng thu được F1 có kiểu hình 100% hạt màu vàng, vỏ trơn. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau được F2 có tỉ lệ như sau: 315 hạt màu vàng, vỏ trơn : 101 hạt màu vàng, vỏ nhăn : 108 hạt màu xanh, vỏ trơn : 32 hạt màu xanh, vỏ nhăn.
a. Giải thích như thế nào để xác định qui luật di truyền của các tính trạng trên?
b. Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
c. Nếu F3 phân li theo tỉ lệ 1 hạt màu vàng, vỏ trơn : 1 hạt màu vàng, vỏ nhăn : 1 hạt màu xanh, vỏ trơn : 1 hạt màu xanh, vỏ nhăn thì 2 cá thể bố mẹ ở F2 có kiểu gen, kiểu hình như thế nào?
Câu 2: (4.0 điểm)
Tế bào ở một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội được kí hiệu là AaBbDdXX. Từ 5 tế bào sinh dục sơ khai của cá thể này đều trải qua số lần nguyên phân như nhau đã lấy từ môi trường nội bào 2520 NST đơn. Có 6,25% trong số tế bào tạo ra trải qua giảm phân và tất cả các tế bào đều được thụ tinh. Biết các quá trình phân bào diễn ra bình thường.
a. Xác định tên loài và giới tính của loài này.
b. Tính số lần nguyên phân của 5 tế bào trên. Số hợp tử được tạo thành là bao nhiêu?
c. Các kiểu giao tử có thể có được sinh ra từ tế bào của loài trên được viết như thế nào?
Câu 3: (4.0 điểm)
Có hai gen bằng nhau. Trong quá trình tự nhân đôi của hai gen người ta thấy số lần tự nhân đôi của gen I lớn hơn số lần tự nhân đôi của gen II. Sau cùng một thời gian, tổng số gen sinh ra là 24.
a. Tính số lần tự nhân đôi của mỗi gen.
b. Trong quá trình tự nhân đôi của 2 gen nói trên, môi trường nội bào đã cung cấp tất cả 46200 nuclêôtit tự do. Tính chiều dài của mỗi gen bằng Ao.
c. Gen I có tích % giữa ađênin với loại nuclêôtit không cùng nhóm bổ sung là 4%. Gen II có tích % giữa guanin với loại nuclêôtit cùng nhóm bổ sung là 9%. Tính số nuclêôtit tự do mỗi loại cần cung cấp cho quá trình tự nhân đôi nói trên của từng gen. Biết rằng % nuclêôtit loại ađênin của gen I lớn hơn % nuclêôtit loại timin của gen II.
Câu 4: ( 3.0 điểm)
Một gen chứa 2398 liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit. Gen bị đột biến thêm một đoạn. Đoạn gen gắn thêm có chứa 185 liên kết hiđrô và 40 ađênin. Sau đột biến tỉ lệ nuclêôtit loại guanin của gen bằng 30%.
a. Đoạn gen sau khi bị đột biến có chiều dài bằng bao nhiêu Ao?
b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen trước khi đột biến xảy ra?
Câu 5: ( 3.0 điểm)
5.1:(1.5 điểm) Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn m liên kết với giới tính quy định. Một phụ nữ bình thường có cha bị bệnh máu khó đông và kết hôn với một người đàn ông bình thường. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 người con. Tính xác suất để 2 người con: đều là con trai bình thường, đều là con trai bị bệnh. Biết rằng quá trình tạo giao tử ở cặp vợ chồng này diễn ra bình thường.
5.2:(1.5 điểm)
Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, gen trội A qui định tính trạng bình thường và di truyền tuân theo quy luật Menđen. Một người đàn ông bình thường có cô em gái bị bệnh, người đàn ông này lấy một người vợ bình thường có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này sinh được 3 người con: người con gái đầu bị bệnh, người con trai thứ hai và người con trai thứ ba đều bình thường.
a. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình trên qua 3 thế hệ.
b. Xác định kiểu gen của 3 người con đã sinh ra từ cặp vợ chồng nói trên.
Biết rằng, ngoài người em chồng, anh vợ và người con gái bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh.
Câu 6: (2.0 điểm)
a. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm có các thành phần chủ yếu nào?
b. Em hãy nêu rõ các mối quan hệ giữa cây cỏ, hươu, nai, hổ sống trong một hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
ĐÁP ÁN
Câu 1 | 4,0 điểm |
| a/ - Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2: (Tỉ lệ phân li từng loại tính trạng ở F2) \(\begin{gathered} \frac{{Vang}}{{Xanh}} = \frac{{315 + 101}}{{108 + 32}} \approx \frac{{3Vang}}{{1Xanh}}(1) \hfill \\ \frac{{Tron}}{{Nhan}} = \frac{{315 + 108}}{{101 + 32}} \approx \frac{{3Tron}}{{1Nhan}}(2) \hfill \\ \end{gathered} \) - Xét chung kết quả ở F2: (Tỉ lệ phân li các tính trạng ở F2) Tỉ lệ ở F2: 315 hạt màu vàng, vỏ trơn : 101 hạt màu vàng, vỏ nhăn : 108 hạt màu xanh, vỏ trơn : 32 hạt màu xanh, vỏ nhăn ≈ 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn = (3 : 1) (3 : 1) ==> Các cặp tính trạng trên di truyền độc lập với nhau. - Tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền theo qui luật phân li độc lập. b/ - Từ (1) và (2)à Các tính trạng trội là vàng và trơn. Các tính trạng lặn là xanh và nhăn. - Qui ước gen: Gen A: vàng Gen a: xanh Gen B: trơn Gen b: nhăn - F2 có 16 hợp tử. Vậy mỗi cá thể F1 phải cho ra 4 loại giao tử nghĩa là phải dị hợp tử 2 cặp gen (AaBb). à P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản nên kiểu gen của P: AABB (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) hoặc P: AAbb (vàng, nhăn) x aaBB (xanh, trơn) (Xác định chỉ có 1 trường hợp đạt 0 điểm và không tính điểm phần sơ đồ lai) - Sơ đồ lai: + Trường hợp 1: P: AABB (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) G: AB ab F1: 100% AaBb (vàng, trơn) + Trường hợp 2: P: AAbb (vàng, nhăn) x aaBB (xanh, trơn) G: Ab aB F1: 100% AaBb (vàng, trơn) - Cả 2 trường hợp đều cho F1 như nhau. F1: AaBb (vàng, trơn) x AaBb (vàng, trơn) G: AB : Ab : aB : ab AB : Ab : aB : ab F2: 1AABB 1AAbb 1 aaBB 1 aabb 2AaBB 2Aabb 2 aaBb 2AABb 3A- bb 3 aaB- 4 AaBb 9A- B- 9 Vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn HS có thể lập khung Pennet (không chia nhỏ điểm) c/ * Tỉ lệ ở F3: 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn = * Vậy F2 có kiểu gen là AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) hoặc Aabb (vàng, nhăn) x aaBb (xanh, trơn) (Xác định chỉ có 1 trường hợp đạt 0 điểm và không tính điểm phần sơ đồ lai) * Sơ đồ lai kiểm chứng: - Trường hợp 1: F2: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) G: AB : Ab : aB : ab ab F3: AaBb : Aabb : aaBb : aabb 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn - Trường hợp 2: F2: Aabb (vàng, nhăn) x aaBb (xanh, trơn) G: Ab : ab aB : ab F3: AaBb : Aabb : aaBb : aabb 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn HS có thể lập luận theo cách khác đúng và phù hợp là đạt điểm. |
-----
-(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử tuyển sinh vào 10 chuyên môn Sinh Học năm 2021 Trường THCS Trần Quốc Tuấn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: