Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Thạch Lam có đáp án

TRƯỜNG THCS THẠCH LAM

ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG

 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 9

Thời gian làm bài: 150 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Bài 1 (1,5 điểm).

An có việc cần đi vội ra ga. An có thể đi bộ với vận tốc 6km/h hoặc cũng có thể chờ 24 phút nữa thì sẽ có xe buýt đến ngay trước cửa nhà mình, đi đến ga với vận tốc 30km/h. Hỏi An nên chọn cách nào để đi đến ga sớm hơn ?

Bài 2 (2 điểm).

Một bếp dầu đun sôi 1 lít nước đựng trong ấm bằng nhôm khối lượng 300gam thì sau thời gian t1 = 10 phút nước sôi. Nếu dùng bếp trên để đun 2 lít nước trong cùng điều kiện thì sau bao lâu nước sôi ? Cho nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là C1 = 4200J/kg.K ; C2 = 880J/kg.K. Biết nhiệt do bếp dầu cung cấp một cách đều đặn.

Bài 3 (2 điểm).

Hai gương phẳng M1, M2 đặt song song có mặt phản xạ quay vào nhau, cách nhau một đoạn d = 12cm. Nằm trong khoảng hai gương có hai điểm O và S cùng cách gương M1 một đoạn a = 4 cm; ( biết OS =  h = 6cm).

a) Hãy trình bày cách vẽ một tia sáng từ S đến gương M1 tại I, phản xạ đến gương M2 tại J rồi phản xạ đến O.

b) Tính khoảng cách từ I đến A và từ J đến B. (AB là đường thẳng đi qua S và vuông góc với mặt phẳng của hai gương).

Bài 4 (2 điểm).

Hai bản kim loại đồng chất, tiết diện đều, có cùng chiều dài l = 20cm và tiết diện nhưng có trọng lượng riêng khác nhau: d1 = 1,25d2. Hai bản được hàn dính lại một đầu và được treo bằng sợi dây như hình (H1).

Để thanh nằm ngang người ta thực hiện hai biện pháp sau:

a) Cắt một phần của bản thứ nhất và đem đặt lên chính giữa của phần còn lại. Tìm chiều dài phần bị cắt.

b) Cắt bỏ một phần của bản thứ nhất. Tìm chiều dài phần bị cắt đi.

Bài 5 (2,5 điểm).

Cho mạch điện như hình vẽ (H2)

Cho    R1 = 6Ω ; R2 = 20 Ω

          R3 = 20 Ω  ; R4 = 2 Ω

a) Tính điện trở của đoạn mạch khi K đóng và khi K mở.

b) Khi K đóng, cho UAB = 24V.  Tìm cường độ dòng điện qua R2 .

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Bài 1 (1,5 điểm).

Gọi khoảng cách từ nhà An đến ga là s .

- Nếu đi bộ, An sẽ đến ga sau một thời gian : t1 = s/6

- Nếu chờ đi xe buýt, An sẽ đến ga sau thời gian : t2 = ( 24/60 )  +  ( s/30 )

- Để so sánh t1 và t2 , ta xét hiệu: t = t1 – t2 =    s/6 – ( 24/60  +  s/30 )

  =    2s/15 – 0,4 > 0

- Ta thấy t > 0  (tức t1 > t2 ) ,

     + Nếu s > 3 km. Tức là nếu nhà xa ga hơn 3km thì nên chờ xe buýt sẽ đến ga sớm hơn.

     + Nếu s < 3 km. Tức là nếu nhà gần ga hơn 3km thì nên đi bộ ngay sẽ đến ga sớm hơn.

 

0,25

0,25

0,25

0,25

 

0,25

 

0,25

Bài 2 (2 điểm).

Gọi Q1 và Q2 là nhiệt lượng cần cung cấp cho nước và ấm nhôm trong hai lần đun,

Gọi m1, m2 là khối lương nước và ấm trong lần đun đầu.

Ta có:   Q1 = (m1.C1 + m2.C2) ∆t

             Q2 = (2.m1.C1 + m2.C2) ∆t

Do nhiệt toả ra một cách đều đặn, nghĩa là thời gian đun càng lâu thì nhiệt toả ra càng lớn. Ta có thể đặt: Q1 = k.t1   ;   Q2 = k.t2  (trong đó k là hệ số tỉ lệ nào đó)

Suy ra:  k.t1  = (m1.C1 + m2.C2) ∆t

             k.t2  = (2.m1.C1 + m2.C2) ∆t

Lập tỉ số ta được: \(\frac{{{t_2}}}{{{t_1}}} = \frac{{(2{m_1}{C_1} + {m_2}{C_2})}}{{({m_1}{C_1} + {m_2}{C_2})}} = 1 + \frac{{{m_1}{C_1}}}{{{m_1}{C_1} + {m_2}{C_2}}}\)

   hay  \({t_2} = \left( {} \right.1 + \frac{{{m_1}{C_1}}}{{{m_1}{C_1} + {m_2}{C_2}}}\left. {} \right).{t_1} = \left( {} \right.1 + \frac{{4200}}{{4200 + 0,3.880}}\left. {} \right).10 = 19,4\)  phút

 

 

0,25

0,25

 

0,25

0,25

0,25

 

0,25

0,5

Bài 3 (2 điểm).

a)- Vẽ được hình đúng                                (0,25)

Chọn S1 đối xứng S qua gương M1 .

Chọn O1 đối xứng O qua gương M2 .          (0,25)

Nối S1O1 cắt gương M1 tại I,

Cắt gương M2 tại J.

Nối SIJO ta được tia cần vẽ.                       (0,25)

b)   Xét  S1AI ~  S1BJ

=> AI / BJ = S1A / S1B = a /(a+d)     (0,25)         

=> AI = BJ . a /(a+d)         (1)            (0,25)

      Xét  S1AI ~ S1HO1

=> AI / HO1 = S1A / S1H = a /2d       (0,25)        

=> AI =  a.h /2d  =     1cm                  (0,25)

thay vào (1) ta được:

BJ = (a+d)h/2d  =      16 cm                (0,25)

...

--(Nội dung phần đáp án tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

2. ĐỀ SỐ 2

Bài 1: Một thanh đồng chất tiết diện đều có chiều dài AB = = 40cm được dựng trong chậu sao cho OA = 1/3 OB và góc ABx = 300 .

Thanh được giữ nguyên và quay được quanh điểm O ( Hvẽ ).

Người ta đổ nước vào chậu cho đến khi thanh bắt đầu nổi

 

(đầu B không còn tựa lên đáy chậu ):

 

a) Tìm độ cao của cột nước cần đổ vào chậu ( tính từ đáy

 

đến mặt thoáng ) biết khối lượng riêng của thanh AB và của

 

nước lần lượt là : Dt = 1120 kg/m3 và Dn = 1000 kg/m3 ?

 
 

              

  1. Thay nước bằng một chất lỏng khác, KLR của chất lỏng phải thế nào để thực hiện được việc trên ?

Bài 2:

Có hai bình cách nhiệt, bình 1 chứa m1 = 2kg nước ở t1 = 200C, bình 2 chứa m2 = 4kg nước ở nhiệt độ t2 = 600C . Người ta rót một lượng nước m từ bình 1 sang bình 2, sau khi cân bằng nhiệt, người ta lại rót một lượng nước như vậy từ bình 2 sang bình 1. nhiệt độ cân bằng ở bình 1 lúc này là t’1 = 21,950C :

  1. Tính lượng nước m và nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt trong bình 2 ( t’2 ) ?
  2. Nếu tiếp tục thực hiện như vậy một lần nữa, tìm nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt ở mỗi bình lúc này ?

Bài 3:

Cho mạch điện như hình vẽ. Biết UAB = 18V không đổi cho cả bài toán, bóng đèn Đ1 (3V-3W). Bóng đèn Đ2 ( 6V - 12W ) . Rb là giá trị của biến trở. Và con chạy đang ở vị trí C để 2 đèn sáng bình thường.

1) Đèn Đ1 và đèn Đ2  ở vị trí nào trong mạch ?

2) Tính giá trị toàn phần của biến trở và vị trí (2) con chạy C ?

3) Khi dịch chuyển con chạy về phía N thì độ sáng của hai đèn thay đổi thế nào ?

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

3. ĐỀ SỐ 3

Bài 1:

Hai bản kim loại đồng chất, tiết diện đều và bằng nhau, cùng chiều dài = 20cm nhưng có trọng lượng riêng khác nhau : d1 = 1,25.d2 . Hai bản được hàn dính với nhau ở một đầu và được treo bằng sợi dây mảnh ( Hvẽ )

Để thanh nằm ngang, người ta thực hiện 2 cách sau :

1/ Cắt một phần của bản thứ nhất và đem đặt lên chính giữa của phần còn lại. Tính chiều dài phần bị cắt ?

2/ Cắt bỏ một phần của bản thứ nhất. Tính phần bị cắt đi ?

Bài 2:

Một ống thuỷ tinh hình trụ, chứa một lượng nước và lượng thuỷ ngân có cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của cột chất lỏng trong ống là H = 94cm.

a/ Tính độ cao của mỗi chất lỏng trong ống ?

b/ Tính áp suất của chất lỏng lên đáy ống biết khối lượng riêng của nước và của thuỷ ngân lần lượt là D1 = 1g/cm3 và D2 = 13,6g/cm3 ?

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

4. ĐỀ SỐ 4

Bài 1: ( 2.0 điểm)

         Một người đến bến xe buýt A chậm 20 phút sau khi xe buýt đã rời bến A. Người đó bèn đi taxi đuổi theo để kịp lên xe buýt ở bến B kế tiếp. Taxi đuổi kịp xe buýt khi nó đã đi được 2/3 quãng đường từ A đến B. Hỏi người này phải đợi xe buýt ở bến B bao lâu? Coi chuyển động của các xe là chuyển động đều.

Bài 2: (2.5 điểm)

          Một khối nước đá có khối lượng m1=1kg ở nhiệt độ -50C. Bỏ khối nước đá đó vào chậu nhôm chứa nước ở 500C. Sau khi đạt cân bằng nhiệt thì thấy lượng nước trong chậu là 3kg. Hãy tìm nhiệt độ và tổng khối lượng của chậu khi đạt cân bằng nhiệt. Biết rằng chậu nhôm có khối lượng 0,5 kg.

Cho:  

Cnhôm = 880J/Kg. độ          

Cnước = 4200J/Kg. độ

Cnước đá = 1800J/Kg. độ     

lnước đá = 3,4.105 J/Kg

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

5. ĐỀ SỐ 5

Bài 1: (4.0 điểm )

Một Xuồng máy đi trong nước yên lặng với vận tốc 35km/h. Khi xuôi dòng từ A đến B mất 3h và khi ngược dòng từ B đến A mất 4h .Hãy tính vận tốc dòng nước đối với bờ sông và quãng đường AB?

Bài 2: ( 4.0 điểm)

Một bếp điện gồm hai điện trở R1 và R2. Với cùng một hiệu điện thế và cùng một ấm nước, nếu dùng điện trở R1 thì nước trong ấm sôi sau thời gian t1 = 30 phút, nếu dùng điện trở R2 thì nước trong ấm sôi sau thời gian t2 = 20 phút. Coi điện trở thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ, nhiệt năng tỏa ra môi trường tỉ lệ với điện năng cung cấp cho bếp. Hỏi sau bao lâu nước trong ấm sẽ sôi nếu dùng cả hai điện trở trong hai trường hợp sau:

a. Hai điện trở mắc nối tiếp.

b. Hai điện trở mắc song song.

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Thạch Lam. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?