Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Trãi

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Bảng dưới đây là kết quả đo thành phần của khí hít vào và thở ra của bạn Dũng  học sinh lớp 8.

 

O2

CO2

N2

Hơi nước

Khi hít vào

20,96%

0,03%

79,01

ít

Khi thở ra

16,04%

4,10%

79,50

Bão hòa

 

a. Biết rằng số nhịp hô hấp của học sinh này là 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 480 ml. Hãy cho biết trong một ngày bạn học sinh này đã lấy từ môi trường bao nhiêu lít khí Ovà thải ra môi trường bao nhiêu lít khí CO2 qua con đường hô hấp?

b. Trong khẩu phần ăn của Dũng gồm có: 350 gam gluxit, 100 gam lipit, 200 gam prôtêin và nhiều loại vitamin, muối khoáng khác. Em hãy cho biết khẩu phần của Dũng đã hợp lí chưa, giải thích rõ vì sao? Biết rằng hiệu suât  hấp thụ đối với gluxit là 90%, đối với lipit là 80%, đối với prôtêin là 60% và “theo Viện dinh dưỡng, Bộ Y tế Việt Nam: nhu cầu dinh dưỡng của nam tuổi từ 13-15 khoảng 2500-2600kcal/ngày”.

 

Câu 2: Cho biết trị số huyết áp và vận tốc máu trong mạch như sau:

Tên mạch máu

Huyết áp (mmHg)

Vận tốc máu (mm/s)

Động mạch chủ

120-140

500-550

Động mạch lớn

110-125

150-200

Động mạch nhỏ

40-60

5-10

Mao mạch

20-40

0,5-1,2

 

a. Hãy rút ra nhận xét về huyết áp và vận tốc máu trong mạch?

b. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi trị số huyết áp từ động mạch chủ đến mao mạch? Vận tốc máu trong mao mạch nhỏ nhất điều đó có ý nghĩa gì đối với cơ thể?

 

Câu 3: Trong một buổi lao động ở trường, bạn Anh đã vô tình làm bị thương bạn Bắc ở động mạch tay.

a. Em phải làm thế nào để băng bó vết thương cho bạn Bắc?

b. Em hãy giải thích cho các bạn trên vết thương xảy ra quá trình, hiện tượng gì? Quá trình đó có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể? Phân biệt huyết tương huyết thanh trên vết thương đó?

 

Câu 4:

a.  Căn cứ vào đâu mà khẳng định ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?

b. Cho tập hợp các chất có trong thức ăn gồm: Gluxit (tinh bột), lipit (mỡ), Prôtêin, Axit nuclêic, Vitamin, muối khoáng và nước. Em hãy cho biết các chất này được biến đổi hóa học như thế nào qua hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng, dạ dày và ruột non?

 

Câu 5: Vào ngày 23/03/2018 vụ cháy tại chung cư Carina Plaza đã làm 13 người chết, 48 người bị thương và gây thiệt hại nặng nề về tài sản ( nguồn vnexpress.net). Vụ cháy đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về ý thức con người trong việc phòng chữa cháy.

a. Vụ  cháy tại chung cư Carina Plaza có thể sinh ra những tác nhân chủ yếu nào gây hại cho hệ hô hấp, nêu tác hại chính của các tác nhân đó?

b. Theo em những hành động cần thiết thường làm để thoát khỏi đám cháy là gì? Giải thích ý nghĩa của những hành động đó?

 

Câu 6:

Thế nào là phản xạ có điều kiện? Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện sảy ra khi nào? Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện với đời sống con người?

 

Câu 7:

a. Cho các hoocmôn sau: Kích tố tuyến sữa ( PRL), tirôxin, glucagôn, insulin, canxitônin, ađrênalin, norađrênalin, testôstêrôn, ơstrôgen, kích tố tuyến giáp (TSH). Các hoocmôn ở trên  do những tuyến  nào tiết ra? Trong các tuyến nội tiết trên tuyến nào có vai trò quan trọng nhất? Giải thích?

b.Nước tiểu tại nang cầu thận khác với nước tiểu tại bể thận ở chỗ nào? Tại sao nước tiểu đầu đi qua ống thận lại diễn ra quá trình hấp thụ lại?

 

Câu 8:  

a. Mỗi phút động mạch thận của một người đưa 1 lít máu vào thận, 40% số đó là hồng cầu không qua được lỗ lọc. Khi đo ở động mạch đi thấy chỉ còn 480 ml. Hãy tính lượng nước tiểu đầu hình thành trong một tuần của người đó.

b. Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái? Cách phòng tránh các bệnh đó.

 

ĐÁP ÁN

 

Câu

Nội dung

1

 

 

 

 

(1,5 điểm)

a. Ta có:

- Lượng khí lưu thông /phút là: 480 x 18 = 8640 ml

- Lượng khí lưu thông trong ngày là: 8640x24x60 = 12,441,600 ml = 12441,6 lít

Vậy:

- Lượng khí O2 mà bạn Dũng lấy từ môi trường là:

12441,6 x (20,96%-16,04%) = 612,1 lít

- Lượng khí CO2 mà bạn Dũng đã thải ra môi trường là:

12441,6 x (4,1% - 0,03%) = 506,3 lít

b.

Theo giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn thì khi ôxi hoá hoàn toàn:

+ 1 gam Gluxit được oxi hóa hoàn toàn giải phóng 4,3 kcal

+ 1 gam Prôtêin được oxi hóa hoàn toàn giải phóng 4,1 kcal

+ 1 gam Lipit được oxi hóa hoàn toàn giải phóng 9,3 kcal

- Lượng thức ăn Gluxit được tiêu hóa và hấp thụ là: 350 x 90% = 315 gam → Năng lượng do gluxit sản sinh ra khi oxi hóa hoàn toàn là: 315 x 4.3 = 1354,5 (kcal)

- Lượng thức ăn lipit được tiêu hóa và hấp thụ là: 100 x 80% = 80 gam → Năng lượng do lipit sản sinh ra khi oxi hóa hoàn toàn là 80 x 9.3 = 744 (kcal)

- Lượng thức ăn prôtêin được tiêu hóa và hấp thụ là: 200 x 60% = 120 gam → Năng lượng do prôtêin sản sinh ra khi oxi hóa hoàn toàn là 120 x 4,1 = 492 (kcal)

- Tổng năng lượng khi oxi hóa hoàn toàn các thức ăn trên là:

1354,5+744+492 = 2590,5 kcal vậy khẩu phần ăn của bạn Dũng hợp lý.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (1,0 điểm)

Khi ôxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn cơ thể đã sử dụng hết 595,2 lít ô xi. Biết tỉ lệ các loại thức ăn là 1: 3: 6 theo thứ tự Lipit, Protein, Gluxit (Li, Pr, G).

a. Tính  khối lượng từng loại thức ăn trong hỗn hợp trên?

b. Tính năng lượng sản ra khi ôxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn trên?

Biết để ôxi hóa hoàn toàn:

+ 1 gam Gluxit cần 0,83 lít ôxi và giải phóng 4,3 Kcal

+ 1 gam Prôtêin  cần 0,97 lít ôxi và giải phóng 4,1 kcal

+ 1 gam Lipit cần 2,03 lít ôxi và giải phóng 9,3 kcal

 

Câu 2 (2.0 điểm)

a. Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích.

b. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha.

 

Câu 3 (2,5 điểm)

    Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng cộng thêm việc lao động nặng nhọc dẫn đến chúng ta cảm thấy rất khát nước.

a. Khi lao động nặng như vậy, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào? Lượng nước tiểu ở người ngày lao động nặng đó tăng hay giảm? Vì sao khi trời nóng ta nhanh khát nước hơn?

b. Tuy nhiên, vào ngày thời tiết mát mẻ nhưng nếu ta ăn mặn hơn thường ngày thì ngày hôm đó ta vẫn khát nước nhanh hơn? Tại sao? Lượng nước tiểu ở người ngày hôm đó tăng hay giảm?

c. Theo các bác sĩ khuyến cáo nếu ta thường xuyên ăn mặn sẽ dẫn đến bệnh lý về tim mạch. Theo em, ăn mặn thường xuyên có thể dẫn đến bệnh lý tim mạch nào? Tại sao?

d. Chính nhờ khuyến cáo đó của bác sĩ mà nhiều người đã từ bỏ thói quen ăn mặn để có thói quen tốt giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Theo em, đó là kết quả của quá trình nào trong hoạt động thần kinh cấp cao ở người? Ý nhĩa của quá trình đó trong đời sống con người?

 

Câu 4 (2.0 điểm).

Bảng dưới đây là kết quả đo một số thành phần của khí hít vào và thở ra ở một người bình thường:

 

O2

CO2

N2

Hơi nước

Khí hít vào

20,96%

0,03%

79,01%

Ít

Khí thở ra

16,40%

4,10%

79,50%

Bão hoà

 

a. Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra của người nói trên.

b. Giả sử người nói trên hô hấp bình thường là 18 nhịp / 1 phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 450 mililit (ml). Hãy tính:

- Lượng khí O2 (theo đơn vị lít) mà người đó đã lấy từ môi trường bằng con đường hô hấp trong một ngày.

- Lượng khí CO2 (theo đơn vị lít) mà người đó đã thải ra môi trường bằng con đường hô hấp trong một ngày.

 

Câu 5 (2.5 điểm).

a. Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần thể tích khí lưu thông. Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 5200ml. Dung tích sống la 3800ml. Thể tích khí dự trữ là 1600ml. Hỏi

1. Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức

2. Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường

    b. Khi nghiên cứu hoạt động của tim ở một học sinh nữ lớp 8, các bác sĩ thấy: Tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 mililít (ml) máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít (l) máu, thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 thời gian của chu kì tim, thời gian pha nhĩ co bằng 1/3 thời gian pha thất co. Em hãy tính giúp các bác sĩ số chu kì tim trong một phút và thời gian diễn ra mỗi pha trong một chu kì tim của bạn học sinh nói trên.

    c. Vì sao đại dịch viên phổi cấp do virus Corona gây nên lại làm cả thế giới khiếp sợ? Bằng những hiểu biết của mình em hãy nêu cơ chế lây nhiễm, biện pháp phòng và tránh đại dịch nói trên?

 

ĐÁP ÁN

Câu 1: (1,0 điểm)

Nội dung trình bày

a) Tính khối lượng từng loại thức ăn cần dùng.

Theo bài ra: Lipit: Prôtêin : Gluxit  = 1: 3 : 6 Þ  Pr =3.Li ; G = 6.Li       (1)

Ta có phương trình:      0,83. G + 0,97. Pr + 2,03. Li = 595,2                    (2)

Thay (1) vào (2) ta được: 0,83.6Li + 0,97. 3Li  + 2,03 .Li  = 595,2           (3)

Giải (3) được: Li = 60 => Pr = 3.60 = 180 gam; G = 6.60 = 360 gam

b) Tính năng lượng sinh ra khi ôxi hóa hoàn toàn lượng thức ăn trên:

Theo giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn ở đề bài:

=>   \(\Sigma \)năng lượng =  4,3 . 360 + 4,1 . 180 + 9,3 . 60 = 2844   kcal

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (3 điểm) a) Để hình thành nên một phản xạ cần phải có những thành phần nào tham gia?

b) Phản xạ hít vào và phản xạ thở ra được thực hiện như thế nào để cho không khí đi được từ ngoài vào phổi và từ phổi ra ngoài?

Câu 2 (3,5 điểm) a) Trình bày 5 chức năng của hệ tuần hoàn?

b) Nếu ta dùng băng buộc chặt phía trên khuỷu tay thì mạch máu phía dưới (cẳng tay) phồng lên thành từng đoạn như trong hình vẽ bên. Hãy giải thích tại sao mạch máu lại phồng lên thành từng đoạn như vậy?

 

Câu 3 (3,0 điểm) a) Lấy máu của 4 người: Yên, Dũng, Bắc, Giang.

Mỗi người là một nhóm máu khác nhau, rồi tách ra thành các phần riêng biệt (Huyết tương và hồng cầu riêng), sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương, thu được kết quả thí nghiệm theo bảng sau:

Huyết tương

Hồng cầu

Yên

Dũng

Bắc

Giang

Yên

-

-

-

-

Dũng

+

-

+

+

Bắc

+

-

-

+

Giang

+

-

+

-

Dấu (+) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết.

Dấu (-) phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết.

Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên?

b) Phân biệt hô hấp thư­ờng và hô hấp sâu?

Câu 4 (3 điểm) a) Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? Tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa?

b) Khi mắc các bệnh về gan sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tiêu hóa thức ăn?

Câu 5 (2,5 điểm) Tuyến nào trong cơ thể người vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết? Cho biết sản phẩm của các tuyến này có chức năng gì?

Câu 6 (3,5 điểm) a) Để tìm hiểu chức năng của tủy sống. Một bạn học sinh đã làm thí nghiệm như sau: Hủy não ếch, để nguyên tủy; đợi ếch hết choáng rồi tiến hành cắt ngang tủy ở đôi dây thần kinh da giữa lưng 1 và 2. Sau đó lần lượt tiến hành:

- Thí nghiệm 1: Kích thích rất mạnh bằng HCl 3% vào chi sau;

- Thí nghiệm 2: Kích thích rất mạnh bằng HCl 3% vào chi trước.

Hãy dự đoán kết quả của 2 thí nghiệm trên và giải thích?

b) Trình bày đặc điểm cấu tạo của đại não người?

Câu 7 (1,5 điểm) Cho 2 sơ đồ phản ứng thuận nghịch sau:

                                Hb + O2    <----->   HbO(Oxy hemoglobin)                             

                                Hb + CO  <--->  HbCO (Carboxy hemoglobin)                   

Cho biết: Lượng CO trong không khí là chỉ số đo mức độ ô nhiễm môi trường.

Hỏi: Mức độ nguy hại sẽ ra sao nếu như con người không may hít phải quá nhiều khí CO trong khoảng thời gian ngắn? Cách sơ cứu ban đầu là gì?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Gợi ý trả lời

1

(3 điểm)

a. Để hình thành nên một phản xạ cần phải có 5 thành phần: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng

b. - Phản xạ hít vào: Khi thở ra, phổi xẹp xuống đã kích thích lên cơ quan thụ cảm ở lồng ngực, ở phổi làm phát sinh xung thần kinh hướng tâm truyền lên trung khu hít vào ở hành tủy. Từ đó sẽ có xung thần kinh li tâm xuống tủy sống tới các cơ hô hấp làm các cơ đó co lại. Khi đó không khí đi được từ ngoài vào phổi.

- Phản xạ thở ra: Khi hít vào, phổi căng phồng đã kích thích các đầu mút thần kinh cảm giác trong phổi làm phát sinh xung thần kinh hướng tâm về trung khu thở ra ở hành tủy. Từ đó sẽ có xung thần kinh li tâm xuống tủy sống tới các hô hấp làm các cơ đó giãn ra. Khi đó không khí đi từ phổi ra ngoài.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1.

Nêu rõ vai trò của các loại khớp, cho ví dụ. Vì sao buổi sáng cơ thể người lại cao hơn buổi tối ?

Câu 2.

1. Trong hệ mạch huyết áp ở đâu là thấp nhất ? Cao nhất ? Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại được chảy liên tục trong hệ mạch ?

2. Suy hô hấp là gì ? Nguyên nhân gây ra suy ho hấp ? Bệnh nhân bị suy hô hấp các hệ cơ quan khác có bị ảnh hưởng như thế nào ?

Câu 3.

1. Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?

2. Vacxin là gì ? Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm vacxin ?

Câu 4.

Một người bình thường, hô hấp thường 18 nhịp/phút, người này hô hấp sâu là 12 nhịp/phút, biết rằng mỗi nhịp của hô hấp thường cần 400 ml không khí/phút; người hô hấp sâu cần 600 ml/phút.

1. Hãy tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích và hữu ích tới phế nang, cho biết khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp thường và hô hấp sâu là 150 ml.

2. Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu.

Câu 5

1.  Nêu các bước hình thành được phản xạ: Vỗ tay cá nổi lên mặt nước.

2. Để nhớ bài lâu em phải học như thế nào ?

Câu 6

 Hãy giải thích tại sao: Ăn vặt nhiều lại không tốt; không nên đọc sách, báo khi ngồi trên tàu, xe đang di chuyển; có người khổng lồ, có người tí hon.

Câu 7.

 Một nữ sinh lớp 8 trong một ngày có nhu cầu về năng lượng là 2234 kcal. Biết tỉ lệ thành phần từng loại thức ăn là: Gluxit = 5 Prôtêin = 20 Lipít.

1. Hãy tính khối lượng từng loại thức ăn cần dùng.

2. Tính thể tích khí oxi cần dùng để oxi hoá hoàn toàn lượng thức ăn trên.

 

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Vai trò của các loại khớp:

- Khớp bất động: Giúp xương tạo thành hộp, thành khối để bảo vệ nội quan bên trong hoặc nâng đỡ.

Ví dụ: Khớp ở hộp sọ bảo vệ não, khớp ở xương chậu giúp nâng đỡ cơ thể.

- Khớp bán động: Giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế.

Ví dụ: Khớp ở các đốt của cột sống.

- Khớp động: Giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động và hoạt động phức tạp.

Ví dụ: Khớp ở cổ tay và chân.

- Giữa các khớp nối nhau có các mô sụn. Đêm ngủ cơ thể ở trạng thái nằm thư giãn, tầng sụn không bị dồn nén nên được lới lỏng khoảng cách, hút vào đó một lượng dịch nước mô tương đối nhiều. Do có khả năng đàn hồi đôi chút nên lớp sụn dày lên làm cho các xương nối nhau vô tình dày ra. Còn cả ngày lao động, cơ thể bị dồn nén từ đầu đến chân. Các tầng sụn bị sức ép nặng làm cho co ngắn lại, dẫn đến là chiều cao cơ thể rút ngắn đi.

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. (3,0 điểm)

a. Miễn dịch là gì? Cơ thể có những loại miễn dịch chủ yếu nào?

b. Có quan niệm cho rằng: “ Tiêm văc xin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh cho cơ thể nhanh khỏi bệnh” điều đó có đúng không? Vì sao?

c. Hãy mô tả đường đi của máu từ đầu tới tay phải?

Câu 2. (2,5 điểm)

a. Đặc điểm cấu tạo nào chứng tỏ ruột non là nơi diễn ra quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng?

b. Đường về nhà bạn Hoa phải đi qua một cây cầu khỉ (cầu khỉ là một cây nhỏ bắc ngang sông, rạch). Hôm nay, cả lớp về nhà thăm bạn Hoa bị ốm, khi đi gần đến cây cầu, bạn lớp trưởng nói với cả lớp: “Nếu các bạn không quá chú ý lo sợ bị ngã thì có thể đi nhanh qua cầu một cách dễ dàng. Ngược lại, nếu các bạn quá lo sợ bị ngã thì không thể đi qua cầu được ”. Theo em, bạn lớp trưởng nói vậy đúng hay sai, tại sao?  

Câu 3. (1,5 điểm)

a. Hãy nêu quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận ?

b. Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái ? Cách phòng tránh các bệnh đó.

Câu 4. (2,0 điểm)

Cắt toàn bộ rễ trước phụ trách chi sau bên trái và toàn bộ rễ sau phụ trách chi sau bên phải của dây thần kinh tủy trên ếch hủy não. Các thí nghiệm sau sẽ có  kết quả như thế nào? Giải thích kết quả đó.

Thí nghiệm 1: Kích thích dung dịch HCl nồng độ cao vào chi sau bên trái.

Thí nghiệm 2: Kích thích dung dịch HCl nồng độ cao vào chi sau bên phải.

Câu 5. (3,0 điểm)

a. Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào? Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất? Ở tuổi các em, trong học tập và sinh hoạt cần chú ý những gì để mắt không bị cận thị?

b. Vào ban đêm, khi ánh sáng yếu vì sao ta không nhìn rõ màu sắc của vật ?

Câu 6. (3,0 điểm)

a. Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi hoạt động của tim không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người. Tính chu kỳ (nhịp tim) và lưu lượng khí oxi cung cấp cho tế bào trong 6 phút. Biết rằng mỗi nhịp cung cấp cho tế bào là 30 ml khí oxi.

b. Để tìm hiểu vai trò của Enzim trong nước bọt người ta làm thí nghiệm như sau:

Lấy ba ống nghiệm có dung tích như nhau:

- Ống A: Cho vào 2ml dung dịch hồ tinh bột chín, loãng + 2ml nước lã.

- Ống B: Cho vào 2ml dung dịch hồ tinh bột chín, loãng + 2ml nước bọt.

- Ống C: Cho vào 2ml dung dịch hồ tinh bột chín, loãng + 2ml nước bọt + vài giọt HCl 2%.

Cả 3 ống đều được đặt vào trong nước ấm (với thời gian đủ để tinh bột biến đổi thành đường).

Theo em:

+ Trong ống nào hồ tinh bột hồ bột sẽ được biến đổi và ống nào không?

+ Để nhận biết được ống hồ tinh bột đã biến đổi người ta làm như thế nào?

Câu 7: Có hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Ngâm một xương đùi ếch trưởng thành trong dung dịch HCl 10% với thời gian 10 đến 15 phút.

Thí nghiệm 2: Đốt một xương đùi ếch trên ngon lửa đèn cồn đến khi không còn khói bay lên. Hãy xác định kết quả trong hai thí nghiệm trên ? Từ đó em hãy rút ra kết luận ?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

1.

- KN MD: Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một số bệnh nào đó.

- Các loại miễn dịch chính: 2 loại

+ Miễn dịch tự nhiên: Cơ thể không bao giờ mắc một số bệnh của động vật khác ( MD bẩm sinh) hoặc đã một lần bị bệnh và không mắc lại bệnh đó nữa ( MD tập nhiễm).

+ Miễn dịch nhân tạo: Cơ thể được tiêm phòng văc xin của một bệnh nào đó sẽ miễn dịch với bệnh đó.

2.

- Ý kiến đó sai.

- Vì:

+ Tiêm văc xin là tiêm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh đã được làm yếu hoặc chất độc do VK, VR tiết ra để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh đó ( chủ động).

+ Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào cơ thể giúp cơ thể khỏi bị bệnh ( bị động)

- Đường đi của máu từ đầu tới tay phải:

Máu đi theo con đường: từ đầu qua tĩnh mạch chủ trên → tâm nhĩ phải → Tâm thất phải  → Động mạch phổi → Phổi → Tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái → Tâm thất trái → động mạch chủ → động mạch nhỏ  hơn → Tay phải.

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Trãi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?