Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Phan Văn Trị

TRƯỜNG THCS PHAN VĂN TRỊ

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc - hiểu (2,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

 (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002)                                     

Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

Câu 3. (0,5 điểm) Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Câu 4 (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của bài thơ?

Phần II. Làm văn (8,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Nơi nào có tình yêu thương thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu.

Viết bài văn ngắn (không quá hai trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.

Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

  (Trích Đồng chí, Chính Hữu, Sgk Ngữ văn 9, tập một, trang 128,129)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc - hiểu (2,0 điểm)

Câu 1:

Thể thơ: Lục bát.

Câu 2:

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 3:

Biện pháp tu từ So sánh: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Câu 4:

Bài thơ diễn tả sự hy sinh thầm lặng, bền bỉ và tình yêu bao la của người mẹ. Qua đó, người đọc cảm nhận sự thấu hiểu, biết ơn mẹ của người con.

Phần II. Làm văn (8,0 điểm)

Câu 1:

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Dưới đây là một số định hướng:

* Ý 1: Giải thích:

- Tình yêu thương: Là sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

- Điều kỳ diệu: Là những điều tốt đẹp, bất ngờ xảy ra mà con người không biết trước.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Bàn về thiên chức của thơ ca, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Thơ ra đời cốt để nói những điều sâu kín nhất, mơ hồ nhất của tâm hồn con người”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Cảm nhận bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (Sách Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) để thấy được những rung động mơ hồ, những suy tư sâu kín của chủ thể trữ tình trước thiên nhiên và cuộc đời.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Khám phá hiện thực tâm hồn Hữu Thỉnh qua bài thơ “Sang thu”.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận:

- Hữu Thỉnh: Tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở Vĩnh Phúc, là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội. Ông là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo, đang biến chuyển nhẹ nhàng. Thơ Hữu Thỉnh mang đậm hồn quê Việt Nam dân dã, mộc mạc tinh tế và giàu rung cảm.

- Bài thơ Sang thu được viết cuối năm 1977, in lần đầu trên Báo Văn Nghệ. Sau đó được in nhiều lần trong các tập thơ. Trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”, xuất bản năm 1991. Bài thơ “Sang thu” là những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về phút giao mùa của đất trời Việt Nam từ cuối hạ sang đầu thu. Từ đó gửi gắm những triết lí nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về đời người.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Bàn về cái đẹp trong các tác phẩm văn học, nhà phê bình người Nga cho rằng:  Cái đẹp chính là cuộc sống. Có người lại cho rằng: Cái đẹp trong tác phẩm văn học phải là cái đẹp độc đáo, khác thường. Liệu hai ý kiến này có mâu thuẫn với nhau? Bằng hiểu biết của em về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hãy làm sáng tỏ hai ý kiến trên. Liên hệ với Quê hương của Tế Hanh để thấy cái đẹp trong mỗi tác phẩm.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cái đẹp cuộc sống được phản ánh một cách độc đáo khác thường trong Lặng lẽ Sa Pa. Liên hệ với bài Quê hương của Tế Hanh.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.

* Giải thích ý kiến, nhận định:

- Giải thích: Hai nhận định trên không hề mâu thuẫn, mà trái lại bổ sung cho nhau. Từ mảnh đất hiện thực cuộc sống, văn học kiếm tìm những cái đẹp khác thường, độc đáo, để rồi từ chính cái đẹp khác thường và độc đáo ấy, văn học quay trở lại phục vụ, cải tạo hiện thực đời sống.

- Lí giải: Tại sao tác phẩm văn học phải phản ánh cái đẹp?

---(Để xem tiếp đáp án vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Cái đẹp mà văn học mang lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.

 (Dẫn theo Lí luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục Việt Nam, tr 57)

Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hình tượng nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam). Liên hệ với nhân vật Lão Hạc - người nông dân trước Cách mạng trong văn bản cùng tên của Nam Cao (SGK Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

- Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cái đẹp hiện thực cuộc sống thể hiện qua nhân vật ông Hai và tài năng của nhà văn Kim Lân đối với việc khám phá, sáng tạo cái đẹp trong tác phẩm Làng của Kim Lân. Liên hệ với nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.

* Giải thích ý kiến, nhận định:

- Giải thích:

+ Cái đẹp mà văn học mang lại là cái đẹp nghệ thuật được sáng tạo do tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu thể hiện ở nội dung tư tưởng cao cả; hình thức nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo.

---(Đáp án đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Phần I: Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“…hạnh phúc bình thường và giản dị lắm

là tiếng xe về mỗi chiều của bố

cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ

chị xới cơm đầy bắt phải ăn no

hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho

là ngọn đèn soi tương lai em sáng

là điểm 10 mỗi khi lên bảng

là ánh mắt một người lạ như quen

hạnh phúc là khi mình có 1 cái tên …”

(Trích “Hạnh phúc” – Thanh Huyền)

1. Nhận biết

Tìm câu thơ khái quát nội dung chính của đoạn.

2. Thông hiểu

Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

3. Vận dụng

Tác giả bài thơ “Hạnh phúc” quan niệm “hạnh phúc bình thường và giản dị lắm”. Còn em, em quan niệm như thế nào về hạnh phúc? Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày câu trả lời của mình.

Phần II: Làm văn (6 điểm) Vận dụng cao

Dựa vào nội dung truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân, em hãy đóng vai nhân vật ông Hai kể lại diễn biến tâm trạng mình khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc cho đến khi nguồn tin này được cải chính.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần I: Đọc hiểu (4 điểm)

1.

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn thơ

Cách giải:

- Câu thơ khái quát nội dung đoạn; hạnh phúc bình thường và giản dị lắm.

2.

Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học

Cách giải:

- Nghệ thuật: Điệp cấu trúc: hạnh phúc là…; là…

- Tác dụng: nhấn mạnh, làm rõ cho người đọc thấy hạnh phúc không phải những điều cao sang, xa vời mà là những điều rất dung dị, nhỏ bé, gần gũi với cuộc sống của chúng ta.

3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Học sinh làm theo trải nghiệm cá nhân, miễn sao phù hợp với chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán.

Gợi ý:

- Hạnh phúc là những điều bình dị quanh ta. Hạnh phúc là khi:

+ Được ở bên cạnh những người thân yêu.

+ Khi quan tâm và chăm sóc những thân thương của mình.

+ Hạnh phúc là khi được giúp đỡ những người xung quanh, giúp họ vượt qua khó khăn, để cuộc sống của họ được ấm no, tốt đẹp hơn.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Phan Văn Trị. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?