TRƯỜNG THCS ĐỐNG ĐA | ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC 9 THỜI GIAN 150 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (2,0 điểm)
Nguyên tử nguyên tố X có tổng các loại hạt là 82. Trong hạt nhân nguyên tử X, số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 4 hạt. Biết nguyên tử khối của X có giá trị bằng tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử.
a) Xác định nguyên tố X.
b) Coi nguyên tử X có dạng hình cầu với thể tích xấp xỉ 8,74.10-24 cm3. Trong tinh thể X có 74% thể tích bị chiếm bởi các nguyên tử, còn lại là khe trống. Cho số Avôgađro: N= 6,022.1023. Tính khối lượng riêng của tinh thể X.
Câu 2 (2,0 điểm)
a) Gọi tên những hợp chất có công thức hóa học sau: CaO, Fe(OH)3, HClO, H2SO3, H3PO4, Na3PO4, Ca(H2PO4)2, SO2, N2O4, AlCl3.
b) Hợp chất A có khối lượng mol phân tử bằng 134 g/mol. Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong A là 34,33% natri, 17,91% cacbon, còn lại là oxi. Lập công thức phân tử của A.
Câu 3 (2,0 điểm)
Trong một phòng thí nghiệm có hai dung dịch axit clohiđric (dung dịch A và dung dịch B) có nồng độ khác nhau. Nồng độ phần trăm của B lớn gấp 2,5 lần nồng độ phần trăm của A. Khi trộn hai dung dịch trên theo tỉ lệ khối lượng là 3:7 thì được dung dịch C có nồng độ 24,6%. Biết trong phòng thí nghiệm, dung dịch axit clohiđric có nồng độ lớn nhất là 37%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A, B.
Câu 4 (2,0 điểm)
Hoà tan hoàn toàn a mol Ba vào dung dịch chứa a mol HCl, thu được dung dịch X. Cho dung dịch X lần lượt tác dụng với các chất sau: Al2O3, NaOH, Na2SO4, AlCl3, Na2CO3, Mg, NaHCO3 và Al. Viết phương trình các phản ứng hoá học xảy ra (nếu có).
Câu 5 (2,0 điểm)
Bằng phương pháp hóa học, hãy loại bỏ tạp chất trong các khí sau:
a) CO2 có lẫn tạp chất là SO2.
b) SO2 có lẫn tạp chất là SO3.
c) CO có lẫn tạp chất là CO2.
d) CO2 có lẫn tạp chất là HCl.
Câu 6 (2,0 điểm)
Một hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Chỉ dùng thêm dung dịch HCl và bột Al, hãy nêu 2 cách để điều chế đồng nguyên chất từ hỗn hợp X (các dụng cụ và điều kiện cần thiết có đủ). Viết phương trình các phản ứng hoá học xảy ra.
Câu 7 (2,0 điểm)
Cho một kim loại A tác dụng với dung dịch của một muối B (dung môi là nước). Hãy tìm một kim loại A, một muối B phù hợp với mỗi thí nghiệm có hiện tượng như sau:
a) Kim loại mới bám lên kim loại A.
b) Dung dịch đổi màu từ vàng sang xanh lam.
c) Có bọt khí và kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần đến hết.
d) Có bọt khí và kết tủa màu trắng lẫn kết tủa màu xanh lơ.
Viết phương trình các phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 8 (2,0 điểm)
Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M, thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 aM vào dung dịch X, thu được 3,94 gam kết tủa. Tính giá trị của a.
Câu 9 (2,0 điểm)
Đốt 11,2 gam Fe trong không khí, thu được m1 gam chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn A trong 800 ml HCl 0,55M, thu được dung dịch B (chỉ chứa muối) và 0,448 lít khí (đktc). Cho dung dịch AgNO3 dư vào B, thu được m2 gam kết tủa khan. Tính m1 và m2.
Câu 10 (2,0 điểm)
Trộn CuO với một oxit của kim loại M (M có hóa trị II không đổi) theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 được hỗn hợp A. Dẫn một luồng khí CO dư đi qua 3,6 gam A nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp B. Để hòa tan hết B cần 60 ml dung dịch HNO3 2,5M, thu được dung dịch (chỉ chứa chất tan là muối nitrat của kim loại) và V lít khí NO duy nhất (đktc). Xác định kim loại M và tính V.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu | Hướng dẫn chấm |
1 | a. Theo giả thiết: \(\left\{ \begin{gathered} |
Vậy NTK của X= 26+30= 56 => X là sắt( Fe) | |
b. \({{\text{V}}_{{\text{1 mol Fe}}}}{\text{ = }}\frac{{{\text{8,74}}{\text{.1}}{{\text{0}}^{{\text{ - 24}}}}{\text{. 6,022}}{\text{.1}}{{\text{0}}^{{\text{23}}}}}}{{{\text{74\% }}}}{\text{ = 7,1125 c}}{{\text{m}}^3}\) | |
→ \({{\text{D}}_{{\text{Fe}}}}{\text{ = }}\frac{{56}}{{7,1125}} = {\text{ 7,87 g/c}}{{\text{m}}^3}{\text{ }}\) | |
2 | a. CaO: canxi oxit Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit |
HClO: axit hipoclorơ H2SO3: axit sunfurơ | |
H3PO4: axit photphoric Na3PO4: natri photphat | |
Ca(H2PO4)2: canxi đihiđrophotphat SO2: lưu huỳnh đioxit | |
N2O4: đinitơ tetraoxit AlCl3: nhôm clorua | |
b. Gọi công thức của A là NaxCyOz (x,y,z N*) | |
\(\begin{gathered} | |
CTPT A là Na2C2O4 | |
3 | Gọi nồng độ C% dung dịch A, B lần lượt là a, b( a<24,6 Ta có b= 2,5.a → 2,5a – b = 0 |
Theo sơ đồ đường chéo \(\frac{{{{\text{m}}_{\text{1}}}}}{{{{\text{m}}_{\text{2}}}}}{\text{ = }}\frac{{{\text{b - 24,6}}}}{{{\text{24,6 - a}}}}\) | |
Theo giả thiết: m1: m2 = 7: 3 hoặc m1: m2 = 3: 7 | |
TH1: \(\frac{{{{\text{m}}_{\text{1}}}}}{{{{\text{m}}_{\text{2}}}}}{\text{ = }}\frac{{{\text{b - 24,6}}}}{{{\text{24,6 - a}}}}{\text{ = }}\frac{{\text{7}}}{{\text{3}}}\) => 3b + 7a =246 | |
Ta có \(\left\{ \begin{gathered} | |
TH2: \(\frac{{{{\text{m}}_{\text{1}}}}}{{{{\text{m}}_{\text{2}}}}}{\text{ = }}\frac{{{\text{b - 24,6}}}}{{{\text{24,6 - a}}}}{\text{ = }}\frac{3}{7}\) | |
Ta có \(\frac{{{{\text{m}}_{\text{1}}}}}{{{{\text{m}}_{\text{2}}}}}{\text{ = }}\frac{{{\text{b - 24,6}}}}{{{\text{24,6 - a}}}}{\text{ = }}\frac{3}{7}\) thỏa mãn | |
4 | Pt: Ba + 2 HCl → BaCl2 + H2 a/2 a ( mol) Vậy Ba còn tham gia phản ứng Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 => Dung dịch X chứa BaCl2 và Ba(OH)2 |
Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O | |
Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaOH BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl | |
3Ba(OH)2 + 2AlCl3 → 3BaCl2 + 2Al(OH)3↓ Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O | |
Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaOH BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl | |
Ba(OH)2 + 2NaHCO3 → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl Hoặc Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3↓ + NaOH + H2O | |
Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2↑ | |
5 | a) Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Br2 dư, SO2 bị hấp thụ => thu được CO2 Br2 + SO2 + 2H2O→ 2HBr + H2SO4 |
b) Dẫn hỗn hợp SO3 và SO2 qua dung dịch BaCl2 dư, SO3 bị hấp thụ hết => thu được SO2 SO3 + BaCl2 + 2H2O→ 2HCl + BaSO4 | |
c) Dẫn hỗn hợp CO2 và CO qua dung dịch nước vôi trong dư, CO2 bị hấp thụ hết => thu được CO Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O | |
d) Dẫn hỗn hợp CO2 và HCl qua dung dịch NaHCO3 dư, HCl bị hấp thụ hết => thu được CO2 NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O | |
6 | Cách 1: Cho Al tác dụng với HCl thu được H2: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 |
Cho luồng khí H2 dư vừa thu được qua hỗn hợp CuO, MgO nung nóng, chất rắn sau phản ứng cho tác dụng với HCl dư (trong điều kiện không có oxi không khí), Cu không tan gạn lọc, rửa sạch, làm khô thu được Cu nguyên chất. | |
CuO + H2 → Cu + H2O MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O | |
Cách 2: Cho HCl đến dư vào hỗn hợp CuO, MgO, dung dịch thu được cho tác dụng với Al dư. MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O 2Al dư + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu 2Aldư + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 | |
Hỗn hợp rắn thu được gồm Al dư, Cu. Đem hoà tan chất rắn trong HCl dư, Cu không tan gạn lọc, rửa sạch, làm khô thu được Cu nguyên chất. 2Aldư + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 | |
7 | a. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu |
b. Cu + 2Fe2(SO4)3→ CuSO4 + 2FeSO4 | |
c. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O | |
d. Ba + 2H2O → H2 + Ba(OH)2 Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2 | |
8 | \({{\text{n}}_{{\text{C}}{{\text{O}}_{\text{2}}}}} = \frac{{1,568}}{{22,4}} = 0,0{\text{7 (mol)}}\) \({{\text{n}}_{{\text{NaOH}}}} = 0,5 \times 0,16 = 0,0{\text{8 (mol)}}\) \({{\text{n}}_{{\text{BaC}}{{\text{l}}_{\text{2}}}}} = 0,25 \times 0,16 = 0,{\text{04 (mol)}}\) \({{\text{n}}_{{\text{BaC}}{{\text{O}}_{\text{3}}}}} = \frac{{3,94}}{{197}} = 0,{\text{02 (mol)}}\) |
CO2 + NaOH → NaHCO3 0,07 0,08 0,07 (mol) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O 0,07 0,01 0,01 (mol) | |
\({{\text{n}}_{{\text{BaC}}{{\text{O}}_{\text{3}}}}} < {{\text{n}}_{{\text{BaC}}{{\text{l}}_{\text{2}}}}} \to \) trong dung dịch sau phản ứng không có Na2CO3, có dư BaCl2. \({{\text{n}}_{{\text{N}}{{\text{a}}_{\text{2}}}{\text{C}}{{\text{O}}_{\text{3}}}}} < {{\text{n}}_{{\text{BaC}}{{\text{O}}_{\text{3}}}}} < {{\text{n}}_{{\text{NaHC}}{{\text{O}}_{\text{3}}}}} + {{\text{n}}_{{\text{N}}{{\text{a}}_{\text{2}}}{\text{C}}{{\text{O}}_{\text{3}}}}} \to \) dung dịch sau phản ứng có dư NaHCO3, hết Ba(OH)2. | |
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl 0,01 0,01 0,01 (mol) Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O 0,25a 0,25a 0,25a 0,25a (mol) BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl 0,25a 0,25a (mol) | |
→ 0,25a + 0,25a = 0,02 – 0,01 a = 0,02 | |
9 | \({{\text{n}}_{{\text{Fe}}}}{\text{ = }}\frac{{{\text{11,2}}}}{{{\text{56}}}}{\text{ = 0,2 mol; }}{{\text{n}}_{{\text{HCl}}}}{\text{ = 0,8}}{\text{.0,55 = 0,44 mol}}\) Theo giả thiết: Bảo toàn nguyên tố H, được \({{\text{n}}_{{\text{HCl}}}}{\text{ = 2}}{{\text{n}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}}}{\text{ + 2}}{{\text{n}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{O}}}} \to {\text{ }}{{\text{n}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{O}}}} = \frac{{0,44 - 0,02.2}}{2} = 0,{\text{2 (mol)}}\) Bảo toàn nguyên tố O, được \({{\text{n}}_{{\text{O/A}}}}{\text{ = }}{{\text{n}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{O}}}}{\text{ = 0,2 (mol)}}\) |
Bảo toàn khối lượng, được \({{\text{m}}_{\text{1}}}{\text{ = }}{{\text{m}}_{\text{A}}}{\text{ = }}{{\text{m}}_{{\text{Fe}}}}{\text{ + }}{{\text{m}}_{{\text{O/A}}}}{\text{ = 11,2 + 0,2}}{\text{.16 = 14,4 (gam)}}\) | |
Gọi số mol FeCl2 và FeCl3 lần lượt là x, y mol ( x, y 0) Bảo toàn nguyên tố Fe và Cl, ta có \(\left\{ \begin{gathered} | |
Khi cho AgNO3 dư sẽ thu được AgCl và Ag 3AgNO3 + FeCl2 → Fe(NO3)3 + Ag + 2AgCl 0,16 0,16 (mol) | |
Bảo toàn nguyên tố Cl, được nAgCl= nHCl = 0,44 mol | |
→ m2 = 0,44. 143,5 + 0,16. 108= 80,42 gam | |
10 | Gọi oxit kim loại phải tìm là MO và số mol CuO và MO trong A lần lượt là a và 2a. Vì CO chỉ khử được những oxit kim loại đứng sau nhôm trong dãy điện hóa nên có 2 khả năng xảy ra: |
* Trường hợp 1: M đứng sau nhôm trong dãy điện hóa CuO + CO → Cu + H2O a a (mol) MO + CO → M + H2O 2a 2a (mol) 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O a 8/3.a (mol) 2/3a (mol) 3M + 8HNO3 → 3 M(NO3)2 + 2NO + 4H2O 2a .8/3.2a (mol) 2/3.2a (mol) | |
\( \to {{\text{n}}_{{\text{HN}}{{\text{O}}_{\text{3}}}}} = \frac{8}{3}{\text{a}} + \frac{{16}}{3}{\text{a}} = 0,15 \to \) a = 0,01875 \( \to {\text{M}} + 16 = \frac{{3,6 - 0,01875.80}}{{2.0,01875}} = 56 \to {\text{M}} = 40\) | |
M là canxi loại vì Ca đứng trước Al | |
* Trường hợp 2: M đứng trước nhôm trong dãy điện hóa CuO + CO → Cu + H2O a a (mol) 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O a 8/3a (mol) 2/3a (mol) MO + 2HNO3 → M(NO3)2 + H2O 2a 4a (mol) | |
\({{\text{n}}_{{\text{HN}}{{\text{O}}_{\text{3}}}}} = \frac{8}{3}{\text{a}} + 4{\text{a}} = 0,15 \to {\text{a}} = 0,0225\) \( \to {\text{M}} + 16 = \frac{{3,6 - 0,0225.64}}{{2.0,0225}}\) M = 24 M là Mg thỏa mãn. | |
V= \(\frac{{0,0225.{\text{ 2}}}}{3}\) . 22,4 = 0,336 lít. |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (3 điểm)
1. Hợp chất A có công thức R2X, trong đó R chiếm 74,19% về khối lượng. Trong hạt nhân của nguyên tử R có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1 hạt. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Tổng số proton trong phân tử R2X là 30. Tìm công thức phân tử của R2X.
2. Chọn 7 chất rắn khác nhau mà khi cho mỗi chất đó tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư đều cho sản phẩm là Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Viết các phương trình hóa học.
Câu 2: (5 điểm)
1. Hỗn hợp A gồm các dung dịch: NaCl, Ca(HCO3)2, CaCl2, MgSO4, Na2SO4. Làm thế nào để thu được muối ăn tinh khiết từ hỗn hợp trên?
2. Một hỗn hợp rắn A gồm 0,2 mol Na2CO3; 0,1 mol BaCl2 và 0,1 mol MgCl2. Chỉ được dùng thêm nước hãy trình bày cách tách mỗi chất trên ra khỏi hỗn hợp. Yêu cầu mỗi chất sau khi tách ra không thay đổi khối lượng so với ban đầu (Các dụng cụ, thiết bị cần thiết kể cả nguồn nhiệt, nguồn điện cho đầy đủ).
3. Hòa tan hoàn toàn 13,45g hỗn hợp 2 muối hidro cacbonat và cacbonat trung của 1 kim loại kiềm bằng 300ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng phải trung hòa HCl dư bằng 75ml dung dịch Ca(OH)2 1M.
a. Tìm công thức 2 muối.
b. Tính khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 3: (4 điểm)
1. Cho x gam một muối halogenua của một kim loại kiềm tác dụng với 200ml dd H2SO4 đặc, nóng vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp sản phẩm A trong đó có một khí B (mùi trứng thối). Cho khí B tác dụng với dd Pb(NO3)2 (dư) thu được 47,8 gam kết tủa màu đen. Phần sản phẩm còn lại, làm khô thu được 342,4 gam chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 139,2 gam muối duy nhất.
a. Tính nồng độ mol/lit của dd H2SO4 ban đầu.
b. Xác định công thức phân tử của muối halogenua và tính x.
2. Cho M là kim loại tạo ra hai muối MClx, MCly và tạo ra 2 oxit MO0,5x, M2Oy có thành phần về khối lượng của Clo trong 2 muối có tỉ lệ 1 : 1,173 và của oxi trong 2 oxit có tỉ lệ 1 : 1,352.
a. Xác định tên kim loại M và công thức hóa học các muối, các oxit của kim loại M.
b. Viết các phương trình phản ứng khi cho M tác dụng lần lượt với MCly; H2SO4 đặc, nóng.
Câu 4: ( 3 điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 l (đktc) một hiđrocacbon A thể khí. Sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 có chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thì có 10g kết tủa tạo nên, đồng thời thấy khối lượng bình tăng thêm 18,6g. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A.
2. Thuỷ phân hoàn toàn 19 gam hợp chất hữu cơ A (mạch hở, phản ứng được với Na) thu được m1 gam chất B và m2 gam chất D chứa hai loại nhóm chức.
- Đốt cháy m1 gam chất B cần 9,6 gam khí O2 thu được 4,48 lit khí CO2 và 5,4 gam nước.
- Đốt cháy m2 gam chất D cần 19,2 gam khí O2 thu được 13,44 lit khí CO2 và 10,8 gam nước.
Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A, B, D.
Câu 5: (5 điểm)
1. Nung 9,28 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và một oxit sắt trong không khí đến khối lượng không đổi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8 gam một oxit sắt duy nhất và khí CO2. Hấp thụ hết lượng khí CO2 vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M, kết thúc phản ứng thu được 3,94 gam kết tủa. Mặt khác, cho 9,28 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Dẫn 448ml khí Cl2 (đktc) vào B thu được dung dịch D. Hỏi D hoà tan tối đa bao nhiêu gam Cu?
2. Viết phương trình phản ứng trong đó 0,75 mol H2SO4 tham gia phản ứng sinh ra
a/ 8,4 lít SO2 (đktc).
b/ 16,8 lít SO2 (đktc).
c/ 25,2 lít SO2 (đktc).
d/ 33,6 lít SO2 (đktc).
3. Trình bày các thí nghiệm để xác định thành phần định tính và định lượng của nước.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1(2 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau:
Cu → CuSO4 → CuCl2 → Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2→ Fe(OH)2 → Fe2O3
Câu 2(2 điểm):
1. Hòa tan hoàn toàn một lượng kim loại M trong dung dịch H2SO4 loãng có nồng độ 20% (lấy dư 20% so với lượng cần cho phản ứng). Dung dịch thu được có nồng độ của muối tạo thành là 23,68%. Xác định kim loại M ?
2. Hỗn hợp A gồm C3H4; C3H6; C3H8 có tỉ khối đối với hidro là 21. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít hỗn hợp A(ở đktc) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Tính độ tăng khối lượng của bình.
Câu 3(2 điểm)
Nêu phương pháp hóa học tách riêng từng kim loại riêng biệt ra khỏi hỗn hợp rắn gồm: Na2CO3, BaCO3, MgCO3.
Câu 4(2 điểm):
1. Nêu phương pháp hóa học nhận biết 5 chất lỏng đựng trong 5 lọ riêng biệt sau: rượu etylic; benzen; glucozo; axit axetic; etyl axetat.
2. Nêu hiện tượng xảy ra khi cho Na vào từng dung dịch: FeCl3; NH4NO3; AlCl3; AgNO3.
Câu 5( 2 điểm)
Cho 80 gam bột Cu vào 200 gam dung dịch AgNO3, sau một thời gian phản ứng đem lọc thu được dung dịch A và 95,2 gam chất rắn B. Cho tiếp 80 gam bột Pb vào dung dịch A, phản ứng xong đem lọc thì thu được dung dịch D chỉ chứa một muối duy nhất và 67,05 gam chất rắn E. Cho 40 gam bột kim loại R(có hóa trị II) vào 1/10 dung dịch D, sau phản ứng hoàn toàn đem lọc thì tách được 44,575 gam chất rắn F. Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3 và xác định kim loại R.
Câu 6(2 điểm)
Hỗn hợp X gồm axetilen, propilen và metan. Đốt cháy hoàn toàn 11 gam X thu được 12,6 gam H2O. Còn 11,2 dm3 X (ở đktc) thì phản ứng tối đa được với dung dịch chứa 100 gam brom. Tính thành phần % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X.
Câu7(2 điểm)
Có 15 gam hỗn hợp Al và Mg được chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào 600 ml dung dịch HCl có nồng độ x mol/l thu được khí A và dung dịch B, cô cạn dung dịch B thu được 27,9 gam muối khan( thí nghiệm 1). Phần 2 cho vào 800 ml dung dịch HCl có nồng độ x mol/l và làm tương tự thu được 32,35 gam muối khan( thí nghiệm 2). Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu và trị số x.
Câu 8(2 điểm)
1.Từ nguyên liệu là vỏ bào, mùn cưa chứa 50% xenlulozơ về khối lượng, người ta điều chế rượu etylic với hiệu suất 75%. Tính khối lượng nguyên liệu cần thiết để điều chế 1000 lít rượu etylic 900. Khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml.
2. Cho luồng khí CO qua ống sứ chứa m gam hỗn hợp X gồm MnO và CuO nung nóng. Sau một thời gian trong ống sứ còn lại p gam chất rắn. Khí thoát ra được hấp thụ hoàn toàn bằng dung dịch Ca(OH)2 được q gam kết tủa và dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch NaOH nồng độ c mol/l. Lập biểu thức tính V theo m, p, q, c.
Câu 9(2 điểm)
Cho hỗn hợp Z gồm 2 chất hữu cơ A và B tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 4 gam NaOH tạo ra hỗn hợp 2 muối R1COONa ; R2COONa và 1 rượu ROH( Trong đó R1; R2 và R chỉ chứa C và H; R2 = R1 + 14). Tách lấy toàn bộ rượu rồi cho tác dụng hết với Na thu được 1,12 lít H2 (ở đktc). Mặt khác cho 5,14 gam Z tác dụng với một lượng vừa đủ NaOH thu được 4,24 gam muối, còn để đốt cháy hết 15,42 gam Z cần dùng 21,168 lít O2 (ở đktc) tạo ra 11,34 gam H2O. Xác định công thức hóa học của A và B
Câu10(2điểm)
1. Tại sao khi đốt than trong phòng kín, đóng kín cửa có thể gây tử vong? Viết phương trình hoá học xảy ra.
2. Hãy nêu 8 hợp chất chứa K hoặc Na có nhiều ứng dụng trong thực tế. Những ứng dụng đó là gì?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (2,0 điểm)
1. Cho biết A, B, C, D, E là các hợp chất của Natri. Cho A lần lượt tác dụng với các dung dịch B, C thu được các khí tương ứng X, Y. Cho D, E lần lượt tác dụng với nước thu được các khí tương ứng Z, T. Biết X, Y, Z, T là các khí thông thường, chúng tác dụng với nhau từng đôi một. Tỉ khối của X so với Z bằng 2 và tỉ khối của Y so với T cũng bằng 2. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Cho hỗn hợp gồm 3 chất rắn: Al2O3, SiO2, Fe3O4 vào dung dịch chứa một chất tan A, thì thu được một chất rắn B duy nhất. Hãy cho biết A, B có thể là những chất gì? Cho ví dụ và viết các PTHH minh hoạ.
Câu 2: (2,0 điểm)
1. Không dùng thêm hóa chất nào khác, bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn sau: HCl, NaOH, Ba(OH)2, K2CO3, MgSO4.
2. Từ photphat tự nhiên, quặng pirit sắt, nước và chất xúc tác (thiết bị cần thiết khác xem như có đủ). Viết PTHH điều chế supephotphat đơn, supephotphat kép, sắt (III) sunfat.
Câu 3: (2,0 điểm)
Từ nguyên liệu là than đá, đá vôi và các hợp chất vô cơ (thiết bị cần thiết khác xem như có đủ). Viết PTHH điều chế các chất: PVC, Poli Propilen, CH2=CH-COOH và HOCH2-CHOH-CH2OH.
Câu 4: (2,0 điểm)
1. Viết các PTHH theo sơ đồ chuyển hoá sau:
Saccarozơ → glucozơ → ancol etylic → axit axetic → natri axetat → metan → axetilen → benzen →brom benzen.
2. Có 3 hỗn hợp khí, mỗi hỗn hợp đều có: SO2, CO2, CH4, C2H2.
Tiến hành thí nghiệm như sau:
- Cho hỗn hợp thứ nhất tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư.
- Cho hỗn hợp thứ hai tác dụng với dung dịch nước Brom dư.
- Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp thứ ba trong oxi dư.
Nêu hiện tượng hoá học xảy ra trong mỗi thí nghiệm. Viết các phương trình hoá học.
Câu 5: (2,0 điểm)
1. Độ tan của NaCl ở 900C là 50g và ở 00C là 35g. Cho 20g NaCl khan vào 300g dung dịch NaCl bão hòa ở 900C, đun nóng và khuấy đều dung dịch cho NaCl tan hết. Sau đó, đưa dung dịch về 00C thấy tách ra m gam muối.
a. Tính C% của dung dịch NaCl bão hòa ở 00C và ở 900C.
b. Tính m.
2. Tính khối lượng CuSO4.5H2O và khối lượng nước cần lấy để pha chế được 200g dung dịch CuSO4 20%.
Câu 6: (2,0 điểm)
Cho sơ đồ phản ứng sau đây :
Biết A1 gồm các nguyên tố C, H, O, N với tỉ lệ khối lượng tương ứng 3 : 1 : 4 : 7 và trong phân tử A1 có 2 nguyên tử nitơ.
1. Hãy xác định CTHH của A1, A2, A3 và viết các PTHH theo sơ đồ chuyển hoá trên.
2. Chọn chất thích hợp để:
a. Làm khô khí A3.
b. Làm khô khí A4.
Câu 7: (2,0 điểm)
1. Cho hỗn hợp X gồm: Ba, Na, CuO và Fe2O3. Trình bày phương pháp tách thu lấy từng kim loại từ hỗn hợp X và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Thủy ngân là một kim loại nặng rất độc. Người bị nhiễm thủy ngân bị run chân tay, run mí mắt, mất ngủ, giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh, … thậm trí có thể bị tử vong khi bị nhiễm thủy ngân với nồng độ lớn (từ 100 microgam/m3 trở lên). Thủy ngân độc hơn khi ở thể hơi vì dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua nhiều con đường như: đường hô hấp, đường tiêu hóa, qua da, … Vậy ta cần xử lý như thế nào khi cần thu hồi thủy ngân rơi vãi? Liên hệ với tình huống xử lý an toàn khi vô tình làm vỡ nhiệt kế thủy ngân trong phòng thí nghiệm?
Câu 8: (2,0 điểm)
Trộn CuO với RO (R là kim loại có một hóa trị) theo tỉ lệ số mol tương ứng 1 : 2 thu được hỗn hợp A. Dẫn dòng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 9,6 gam hỗn hợp A nung nóng thu được chất rắn B. Hòa tan hết chất rắn B cần dùng vừa đủ 86,9565ml dung dịch HNO3 25,2% (D = 1,15 g/ml) thu được V lít khí NO (đktc).
1. Xác định kim loại R.
2. Tính V.
Câu 9: (2,0 điểm)
Một hỗn hợp A gồm một axit đơn chức, một rượu đơn chức và este đơn chức tạo ra từ hai chất trên. Đốt cháy hoàn toàn 3,06 gam hỗn hợp A cần dùng 4,368 lít khí oxi (đo ở đktc). Khi cho 3,06 gam hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH cần dùng 200ml dung dịch NaOH 0,1 M thu được 1,88 gam muối và m gam hợp chất hữu cơ B. Đun nóng m gam B với axit sunfuric đặc ở 1800C thu được m1 gam B1. Tỉ khối hơi của B1 so vớí B bằng 0,7 (giả thiết hiệu suất đạt 100% ).
1. Xác định công thức cấu tạo B1 và các chất trong A.
2. Tính m, m1.
Câu 10: (2,0 điểm)
1. Trình bày cách khai thác muối ăn đã được học và nêu các ứng dụng của muối NaCl.
2. Trong phòng thí nghiệm, khi điều chế CO2 từ CaCO3 và dung dịch HCl, khí CO2 thu được bị lẫn một ít khí hiđroclorua và hơi nước. Hãy trình bày phương pháp hóa học để thu được khí CO2 tinh khiết. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu I : (3 điểm).
1.(1,5đ). Tổng số hạt Proton, electron, nơtron của nguyên tử nguyên tố X bằng 54. Trong đó số hạt mang điện gấp số hạt không mang điện là 1,7 lần. Hãy xác định số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử nguyên tố X?
2.(1,5đ). Có ba bình mất nhãn đựng hỗn hợp các hóa chất:
Bình 1: Dung dịch KHCO3. K2CO3
Bình 2: Dung dịch KHCO3. K2SO4
Bình 3: Dung dịch K2CO3. K2SO4.
Chỉ được phép dùng thêm 2 thuốc thử hãy nêu cách nhận biết ba bình trên. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có).
Câu II: (5 điểm).
1.(2đ). Viết phương trình hóa học thực hiện chuyển đổi hóa học sau, xác đinh các chất A ,B, C, D, E cho thích hợp.
FeS2 → A → B → H2SO4 → A → D → C → A
2.(3đ). Nhiệt phân toàn bộ 20 gam muối cacbonat kim loại hóa trị II thu được khí B và chất rắn A. Cho toàn bộ khí B vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 19,7gam kết tủa. Hãy xác định khối lượng chất rắn A và công thức muối cacbonat?
Câu III : (5 điểm)
1.(2đ). Một loại khoáng chất có trong thiên nhiên chứa 20,93 % Nhôm, 21,27% Silic, còn lại là Hiđro và Oxi về khối lượng. Hãy xác định công thức của khoáng chất này. Biết phân tử của khoáng chất có kết tinh nước (H2O).
2.(3đ). Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam hỗn hợp kim loại gồm Nhôm, Kẽm, Đồng trong oxi dư thu được 5,96 gam hỗn hợp 3 oxit. Hòa tan hết hỗn hợp 3 oxit trên cần dùng V lít dung dịch HCl 1M. Tính V?
Câu IV: (3 điểm)
1.(1đ). Giải thích ngắn gọn các vấn đề được nêu sau đây:
a. Nguyên nhân gây ra mưa axit là gì?
b. Tại sao khu dân cư đông đúc không nên lập các nhà máy sản xuất đất đèn? (Thành phần chính của đất đèn là Canxicacbua CaC2)
2.(2đ). Cho m gam hỗn hợp X gồm Nhôm, Magie vào dung dịch HCl dư thoát ra a gam khí. Cũng cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra b gam khí. Biết = 2. Hãy xác định % khối lượng của Nhôm trong hỗn hợp X.
Câu V: (4 điểm).
Cho 6,85 gam kim loại hóa trị II vào dung dịch muối sunfat của kim loại hóa trị II khác (lấy dư) thu được khí A và 14,55 gam kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B đem nung tới khối lượng không đổi, thu được chất rắn C. Đem chất rắn C hòa tan trong dung dich HCl dư thì chất rắn chỉ tan 1 phần, phần còn lại không tan có khối lượng là
11,65 gam. Hãy xác định nguyên tử khối của 2 kim loại và gọi tên.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi chọn đội tuyển HSG môn Hóa học 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Đống Đa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ đề thi HSG môn Hóa học 9 năm 2020-2021 có đáp án Trường THCS Cẩm Lệ
- Đề thi HSG môn Hóa học 9 năm 2020 có đáp án Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan
Chúc các em học tốt!