Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 12 năm 2021 Trường THPT Hồ Nghinh

TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (8 điểm)

Anh Hai

Ăn thêm cái nữa đi con!

Ngán quá, con không ăn đâu!

Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!

Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.

Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:

Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.

Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh - Con bé nói rồi thút thít.

Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón

thôi!

(Trích “Bốn mươi truyện rất ngắn”, NXB Hội nhà văn 1994)

Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?

Câu 2 (12 điểm):

Thơ là thơ đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng (Sóng Hồng)

 

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (8,0 điểm):

1. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm một bài nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu của đề bài. Bài viết có bố cục rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai các loại lỗi.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Nêu vấn đề nghị luận.

+ Giải quyết vấn đề nghị luận:

+ Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện:

+ Thí sinh có thể hiểu, cảm nhận câu chuyện ở những vấn đề sau: vấn đề giàu nghèo, đồng cảm và chia sẻ, đặc biệt là tình cảm anh em ruột thịt…

+ Câu chuyện cho ta một bài học sâu sắc về tình người: lòng yêu thương, sự đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ.

- Bàn luận:

+ Tình cảm anh em ruột thịt là vô cùng thiêng liêng cao đẹp (dù hoàn cảnh nghèo khổ nhưng vẫn thương yêu, đùm bọc nhau…).

---(Để xem đầy đủ đáp án của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (8 điểm):

Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng chính họ là người làm vườn cho tâm hồn và là đạo diễn cho cuộc đời họ. (Giêm A-len)

Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.

Câu 2 (12 điểm):

Phong trào Thơ mới không chỉ là một cuộc cách mạng về cảm xúc thơ, thể thơ, mà còn là cuộc cách mạng về lời thơ. Màu sắc cá thể của cảm xúc in rất đậm trong mọi khía cạnh của ngôn từ như vốn từ, các phép tu từ hay ngữ điệu, giọng điệu riêng. Lời thơ được tổ chức theo hình thức gần với chuỗi lời nói tự nhiên của cá nhân hơn, không câu nệ vào những qui định gò bó về số lượng từ, về âm thanh, về vần, về luật, về niêm…

(Ngữ văn 11, SGK thí điểm, Ban KHXH&NV, bộ I, trang 68)

Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu để làm sáng tỏ nhận định trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (8 điểm)

* Chính họ là người làm vườn cho tâm hồn: cách diễn đạt giàu hình ảnh về khả năng tự giáo dục, là trách nhiệm của mỗi người đối với quá trình hình thành, hoàn thiện nhân cách bản thân.

* Chính họ…là đạo diễn cho cuộc đời họ: cách nói hàm súc về khả năng làm chủ cuộc đời của mỗi cá nhân.

* Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy chính họ…: khẳng định mỗi con người đều có khả năng tự nhận thức, tự giáo dục bản thân.

* Câu nói giúp mỗi người nhận ra được chính mình (Ta là ai? Ta đang ở đâu? Ta cần đi đến đâu?). Làm thế nào để thành công, hạnh phúc; nhưng không làm phương hại đến người khác, cộng đồng? Mỗi người sẽ tự quyết định nhân cách và cuộc đời mình. b) Bàn luận:

* Câu nói trên đúng nhưng chưa đủ vì: cuộc đời, quá trình hình thành nhân cách của mỗi người không chỉ chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan: (vốn sống, sự hiểu biết, bản lĩnh, nghị lực, ước mơ, khát vọng, niềm đam mê, năng lực tự nhận thức, tự giáo dục… Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng có tính quyết định) mà còn chịu tác động không kém phần quan trọng của những yếu tố khách quan: gia đình, nhà trường, xã hội…

* Để trở thành người làm vườn, là đạo diễn của tâm hồn, của cuộc đời mình, mỗi cá nhân cần:

+ Nhận thức đúng và trúng về chính mình (điều này không phải dễ).

+ Chủ động trang bị cho mình những hành trang cần thiết

---(Đáp án chi tiết của câu 1 và câu 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (8 điểm):

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

(Thu vịnh, Nguyễn Khuyến)

Anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình từ ý nghĩa của hai câu thơ trên.

Câu 2 (12 điểm):

Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn trích Người lái đò Sông Đà.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (8 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí được thể hiện qua hai câu thơ của Nguyễn Khuyến: vai trò lòng tự trọng, ý thức về liêm sỉ trong cuộc sống cộng đồng, trong đời sống riêng của mỗi con người.

- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ và chứng cứ thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi các loại.

* Yêu cầu về nội dung:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cơ bản nêu được những ý sau:

- Giải thích ngắn gọn về ý nghĩa câu thơ: trước cảnh thu đẹp nhà thơ nổi hứng muốn làm thơ, nhưng không làm được vì thẹn với nhân cách cao khiết của Đào Tiềm, một nhà thơ, danh sĩ treo ấn từ quan từ đời Tấn ở Trung Hoa thời cổ trung đại. Thẹn với cổ nhân cũng là tự thẹn với lòng mình, đó là cái thẹn khiến tư cách con người sang trọng hơn, cao quý hơn.

- Vì sao người tử tế giàu lòng tự trọng phải biết thẹn với người đời và tự thẹn? Bởi đó là khi tiếng nói của lương tâm, lương tri, lương năng trong mỗi con người lên tiếng phán xét không khoan nhượng trước những yếu kém không đúng, không phải, thậm chí những hèn kém, lỗi lầm của chính mình để vượt lên hướng thiện, hướng tới những giá trị người cao đẹp. Nó giữ cho con người không bị rơi vào tình trạng vô liêm sỉ, đánh mất lòng tự trong, mất tư cách người…

- Mở rộng: Con người không chỉ cần biết thẹn, biết cúi đầu trước những gì là vẻ đẹp người cao đẹp, mà còn phải biết ngẩng đầu trước cái xấu cái ác, cái đê tiện, không sợ cường quyền bạo ngược và thế lực của đồng tiền phi nghĩa. Biết thẹn trước cái gì đáng thẹn, biết tự hào trước những gì đáng tự hào, biết sợ và cũng không biết sợ tức phải cương nhu đúng và trúng để không rơi vào tình trạng thảm hại tự ti quá mức hay bi hài vì không biết mình là ai. Biết ngẩng đầu và cúi đầu trước cái đẹp đã có một truyền thống lâu đời của người Việt ta (Phạm Ngũ Lão trong Thuật hoài, Nguyễn Khuyến còn nhiều lần nhắc đến chữ thẹn trong thơ mình, Cao Bá Quát, Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù… Thực trạng tình trạng không biết thẹn trong xã hôi đương đại (chạy chức chạy quyền, chạy dự án, chạy bằng cấp, chạy danh hiệu, các vụ án tham nhũng lớn…) đây là vấn nạn nhức nhối cần lên án, loại trừ.

- Bài học chân thành thiết thực cho bản thân.

Câu 2 (12 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm một bài nghị luận văn học đúng và trúng yêu cầu của đề bài. Bài viết có bố cục rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, văn viết có cảm xúc, không sai các loại lỗi.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:

* Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân độc đáo, tài hoa uyên bác, thường nhìn thiên nhiên, con người, sự vật… ở nhiều góc nhìn đặc biệt ở phương diện: văn hóa, thẩm mĩ

- Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông chỉ thấy cái đẹp ở một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng; sau Cách mạng Nguyễn Tuân không đối lập xưa với nay mà tìm thấy sự gắn bó giữa quá khứ, hiện tại và tương lai; phát hiện chất tài hoa nghệ sĩ không chỉ có ở những con người phi thường mà ở cả những người lao động bình thường nhất.

- Một trong những đề tài yêu thích của ông là xê dịch. Ông là nhà văn của những cảm giác mãnh liệt, phong cảnh tuyệt mĩ, tính cách độc đáo…

- Thể loại yêu thích nhất của ông: tùy bút.

- Ngôn ngữ giàu có, khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, nhạc điệu trầm bổng.

* Tài hoa uyên bác Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn trích tùy bút Người lái đò Sông Đà.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (8 điểm). Đọc bài thơ sau:

Bản hợp đồng cuối cùng

Buổi sáng tôi đi trên con đường lát đá

Và rao lên: “Nào, ai thuê tôi thì đến thuê”

Ông vua ngồi trên xe đi tới,

kiếm cầm trong tay.

Ông nắm tay tôi và bảo

“Ta muốn thuê ngươi bằng quyền lực của ta”

Nhưng quyền lực của y thì có gì đáng kể, và thế là y lại đi

Dưới trời trưa nóng bỏng

Những ngôi nhà đóng cửa đứng yên.

Tôi lang thang trên con đường nhỏ quanh co

Một ông già bước ra, mang một túi vàng.

Ông suy nghĩ rồi bảo:

“Ta sẽ thuê ngươi bằng tiền bạc của ta”.

Ông ta nhấc tiền lên, đồng này rồi đồng khác nhưng tôi đã quay lưng.

Chiều đã xuống, khu vườn nở hoa đầy giậu

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (4,0 điểm)

BỨC TRANH TUYỆT VỜI

Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: "Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người".

Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: "Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào; mang đến nụ cười cho kẻ khóc than; làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu".

Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: "Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp". Và họa sĩ đã tự hỏi mình: "Làm sao tôi có thể cùng lúc vẽ niềm tin, hòa bình và tình yêu?".

...Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt của các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là "Gia đình".

(Theo Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh)

Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về bài học cuộc sống?

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Hồ Nghinh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?