TRƯỜNG THPT CAN LỘC | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Cha mẹ mất, T không chia tài sản cho em trai theo di chúc. Trong trường hợp này, T đã vi phạm
A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỉ luật.
Câu 2: Bản chất nào của pháp luật được thực hiện trong thực tiễn vì sự phát triển của con người?
A. Bản chất giáo dục của pháp luật. B. Bản chất xã hội của pháp luật.
C. Bản chất văn hóa của pháp luật. D. Bản chất giai cấp của pháp luật.
Câu 3: A là công nhân của nhà máy xi măng H. Nhiều lần A nghỉ việc không lí do nên Giám đốc nhà máy đã ra quyết định buộc thôi việc đối với A. Vậy A đang chịu trách nhiệm
A. kỉ luật. B. dân sự. C. hình sự. D. hành chính.
Câu 4: Tổ chức duy nhất có quyền ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật là
A. Tòa án. B. Nhà nước. C. Chính phủ. D. Quốc hội.
Câu 5: P bị phạt 2 năm tù giam vì lấy cắp xe máy của chị B. Trường hợp này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 6: Việc Nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức là thể hiện
A. chức năng của pháp luật. B. đặc trưng của pháp luật.
C. bản chất của pháp luật. D. vai trò của pháp luật.
Câu 7: Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính quy định phổ thông.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?
A. Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.
B. Không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng.
C. Công chức nhà nước vi phạm các điều cấm công chức làm.
D. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại nghiêm trọng sức khỏe người khác.
Câu 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước ghi nhận trong
A. Luật dân sự. B. Luật và chính sách.
C. Hiến pháp. D. Hiến pháp và luật.
Câu 10: Tòa án xét xử các vụ án tham nhũng không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về
A. nghĩa vụ trong kinh doanh. B. quyền tự chủ trong kinh doanh.
C. trách nhiệm pháp lí. D. quyền lao động của công dân.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Vì từ chối nhường ghế cho nhân viên hãng hàng không, ông D đã bị nhân viên lôi ra khỏi ghế một cách thô bạo. Theo em, trong trường hợp này ông D cần phải làm gì để bảo vệ mình?
A. Khởi kiện. B. Tố cáo. C. Khiếu nại. D. Tố giác.
Câu 2: Nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách
A. bầu, bãi nhiệm trưởng ấp, tổ trưởng tổ dân phố.
B. thảo luận và biểu quyết trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
C. giới thiệu những người xứng đáng, có năng lực vào cơ quan nhà nước.
D. tố cáo hành vi phạm tội của một cá nhân, tổ chức mà mình biết.
Câu 3: Việc làm nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất của xã.
B. Tố cáo người có hành vi vi phạm pháp luật.
C. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trong đại khi Nhà nước trưng cầu ý dân.
D. Giám sát, kiểm tra thu- chi các loại quỹ, lệ phí ở xã.
Câu 4: Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền sáng tạo của công dân?
A. Người đang thi hành án phạt tù có quyền được sáng tạo.
B. Mọi công dân đều có quyền sáng tạo.
C. Người bị pháp luật hạn chế quyền công dân thì không được sáng tạo.
D. Học sinh được tham gia các cuộc thi khoa học kĩ thuật.
Câu 5: Quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp trong từng địa phương và trong phạm vi cả nước là khẳng định về
A. quyền khiếu nại, tố cáo. B. quyền bầu cử và ứng cử.
C. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. quyền làm chủ của nhân dân.
Câu 6: Người nào thực hiện bóc, mở thư, tiêu hủy thư, điện tín của người khác tùy theo mức độ vi phạm có thể xử phạt
A. vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
B. hình sự hoặc vi phạm kỉ luật.
C. dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm hành chính.
D. vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm dân sự.
Câu 7: Quyền bầu cử và ứng cử là quyền
A. dân chủ của công dân trên lĩnh vực xã hội.
B. tự do của công dân trong lĩnh vực chính trị.
C. dân chủ của công dân trong lĩnh vực chính trị.
D. tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân.
Câu 8: Cơ quan quyền lực của Nhà nước ở trung ương do nhân dân bầu ra là
A. Chính phủ. B. Bộ chính trị. C. Bộ tư pháp. D. Quốc hội.
Câu 9: Khẳng định nào dưới đây không thể hiện quyền sáng tạo của công dân?
A. Được sáng chế, phát minh.
B. Được thưởng thức các tác phẩm văn học.
C. Có quyền hoạt động nghiên cứu khoa học.
D. Được quyền sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật.
Câu 10: Pháp luật quy định thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo?
A. Có thời hạn theo quy định của pháp luật. B. Vô thời hạn.
C. Theo thời gian thích hợp có thể thực hiện được. D. Tùy từng trường hợp.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Anh H và chị T đi đăng kí kết hôn. Việc đăng kí kết hôn của anh H và chị T là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 2: Tài sản riêng của vợ, chồng được quy định như thế nào?
A. Vợ có quyền chiếm hữu tài sản chung thành tài sản riêng cho mình.
B. Vợ, chồng không có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt có tài sản riêng.
C. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản riêng của mình.
D. Chồng có quyền chiếm hữu tài sản chung thành tài sản riêng cho mình.
Câu 3: K nhìn thấy một nhóm thanh niên đang đánh bài ăn thua bằng tiền và rủ K cùng tham gia, nhưng K từ chối. Trong trường hợp này, K đã
A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 4: Pháp luật quy định không sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại, vì
A. lao động nữ thường nhút nhát hơn lao động nam.
B. lao động nữ được đề cao hơn lao động nam.
C. lao động nữ có sức khỏe yếu hơn lao động nam.
D. lao động nữ được quan tâm đến chức năng làm mẹ và sinh con.
Câu 5: Cơ sở X chuyên sản xuất chả cá nhưng đã cho nhiều chất phụ gia vào sản phẩm, ảnh hưởng không tốt cho người tiêu dùng. Cơ quan thẩm quyền phát hiện buộc phải tiêu hủy số chả trên. Hành vi của cơ sở X là vi phạm
A. hành chính B. dân sự. C. kỉ luật. D. hình sự.
Câu 6: Bản chất nào của pháp luật được thực hiện trong thực tiễn vì sự phát triển của con người?
A. Bản chất giai cấp của pháp luật. B. Bản chất giáo dục của pháp luật.
C. Bản chất văn hóa của pháp luật. D. Bản chất xã hội của pháp luật.
Câu 7: T là dân tộc Khme. T thường xuyên vi phạm nội quy của lớp nên giáo vên chủ nhiệm không cho T được hưởng các chế độ ưu đãi của nhà trường dành cho học sinh đồng bào dân tộc. Việc làm này của giáo viên chủ nhiệm đã
A. vi phạm vào quyền của T. B. vi phạm về nghĩa vụ của T.
C. vi phạm về kỉ luật. D. vi phạm về trách nhiệm pháp lí.
Câu 8: Một trong những nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động là gì?
A. Tự do, dân chủ, bình đẳng. B. Tự do, tự nguyện, công bằng.
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. D. Tự do, chủ động, bình đẳng.
Câu 9: Công ty A có thương hiệu về sản phẩm của mình, nhưng bị công ty B lấy cắp bản quyền. Công ty A đã làm đơn kiện ra cơ quan chức năng, trong trường hợp này pháp luật là phương tiện để
A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
B. Nhà nước lấy lại bản quyền cho công ty A.
C. Nhà nước quản lí các hoạt động kinh doanh.
D. bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình.
Câu 10: Giám đốc công ty H ra quyết định sa thải anh X với lí do tự ý nghỉ việc ở công ty. Anh X không đồng ý với quyết định đó vì cho rằng không đúng pháp luật. Em sẽ hướng dẫn anh X như thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
A. Viết đơn khiếu nại Giám đốc công ty H.
B. Tố cáo hành vi sai trái của giám đốc.
C. Yêu cầu giám đốc phải thực hiện đúng pháp luật.
D. Nói với mọi người biết về hành vi của giám đốc.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì?
A. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.
B. Nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân
C. Tăng cường nhận thức, thông tin
D. Nâng cao hiểu biết của người dân
Câu 2: Ý nào dưới đây không phải đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam?
A. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
B. Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
C. Nền xản xuất xã hội phát triển mạnh mẽ, tạo ra năng suất lao động rất cao và ngày càng tăng.
D. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn két, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Câu 3: Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức quá độ nào?
A. Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
B. Từ xã hội tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
C. từ xã hội phong kiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. Từ xã hội chiếm hữu nô lệ lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 4: Trong quá trình khai thác tài nguyên chúng ta cần phải chú ý điều gì?
A. Chỉ được khai thác những tài nguyên có thể phục hồi và tài nguyên vô tận.
B. Chỉ nên dùng máy móc công suất nhỏ khi khai thác để tránh lãng phí.
C. Khai thác nhưng vẫn phải bớt lại một phần để dự trữ.
D. Áp dụng công nghệ hiện đại khi khai thác để tránh lãng phí và bảo vệ môi trường.
Câu 5: Nhiệm vụ của giáo dục là gì?
A. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
B. Nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học.
C. Phát triển quy mô giáo dục.
D. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Câu 6: Là một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện chính dân số
A. Thực hiện sinh con theo quy định.
B. Nâng cao chất lượng dân số.
C. Phân bố dân cư hợp lí.
D. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí.
Câu 7: Nước ta xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa do ai làm chủ?
A. Do đảng cầm quyền làm chủ. B. Do nhân dân làm chủ.
C. Do giai cấp thống trị làm chủ. D. Do tầng lớp trí thức làm chủ.
Câu 8: Để đạt được mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường Nhà nước ta cần phải làm gì?
A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
B. Dừng việc khai thác tài nguyên một thời gian.
C. Tăng cường kiểm tra trữ lượng tài nguyên và tình hình môi trường.
D. Yêu cầu người dân hạn chế sử dụng tài nguyên.
Câu 9: Nhận xét nào sau đây không đúng về mục tiêu của chính sách việc làm?
A. Mở rộng thị trường lao động.
B. Đào tạo để tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề.
C. Tập trung giải quyết việc làm ở thành thị, nông thôn.
D. Xây dựng nhiều cơ sở sản xuất đề tạo việc làm.
Câu 10: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần có những biện pháp nào?
A. Gắn lợi ích và quyền.
B. Xử lí kịp thời những hành vi vi phạm.
C. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ.
D. Tài nguyên đưa vào sử dụng phải nộp thuế và trả tiền thuê.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5:
Câu 1: Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. Bình đẳng về quyền con người.
Câu 2: Dân tộc được hiểu là
A. một tổ chức người có chung tập quán. B. cộng đồng người cùng sống với nhau.
C. tất cả mọi người sống trong một quốc gia. D. một bộ phận dân cư của một quốc gia.
Câu 3: Chị H kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm nhưng không đăng ký kinh doanh. Chị thuê em T (14 tuổi) con nhà hàng xóm đi giao hàng và trả lương tương đối cao. Trong trường hợp này, chị H đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Lao động và dân sự. B. Kinh doanh và lao động.
C. Dân sự và hành chính. D. Kinh doanh và dân sự.
Câu 4: Trên đường về quê thì xe máy SH của chị X bị chết máy. Thấy anh S đi qua chị đã nhờ anh sửa xe cho mình. Sau một hồi sửa chữa, S ngồi lên yên khởi động xe và phóng đi mất. Chị X hô mọi người giữ lại nhưng không được. S đã gửi xe ở nhà anh N, kể lại câu chuyện và dặn N không tiết lộ nguồn gốc của xe. Sau đó, anh S làm giấy tờ xe giả để bán cho bà V được 40 triệu đồng và chia cho anh N 10 triệu đồng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh N, anh S và chị X. B. Anh S, chị X và bà V.
C. Anh S và anh N. D. Anh N và bà V.
Câu 5: Ông S là Giám đốc công ty L tự ý lấy xe công vụ của cơ quan đi lễ chùa. Khi đang lưu thông trên đường thì xe của ông va chạm với xe chở hoa của bà M đang dừng khi có đèn đỏ. Kiểm tra thấy xe ô tô bị xây sát, ông S đã lớn tiếng quát tháo, xô đổ xe của bà M làm vỡ yếm và gương xe. Thấy vậy, anh G và anh D là bảo vệ ngân hàng gần đó chạy ra xem. Quá bức xúc về hành vi của ông S, anh G đã cầm gạch đập vỡ kính xe ô tô của ông S. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm kỉ luật, vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Ông S và anh G. B. Ông S, anh G và anh D.
C. Ông S và bà M. D. Ông S, bà M và anh G.
Câu 6: Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Khẳng định này thể hiện công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm của mình. B. trách nhiệm Nhà nước.
C. quyền và nghĩa vụ. D. trách nhiệm pháp lí.
Câu 7: Đồng bào của mỗi tôn giáo là
A. một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc Việt Nam.
B. một bộ phận người sống riêng lẻ, độc lập.
C. một bộ phận người cần áp dụng các chính sách hỗ trợ đặc biệt.
D. tập hợp những người được ưu tiên về các hoạt động văn hóa.
Câu 8: Cảnh sát giao thông xử lý việc B đi xe máy ngược chiều là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 9: Nhận định nào sau đây thể hiện tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật?
A. Phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe.
B. Không cứu giúp người khác khi họ gặp nạn là vi phạm pháp luật.
C. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
D. Người tham gia giao thông không được chở quá hai người.
Câu 10: Người sử dụng lao động ưu tiên đối với người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, điều này thể hiện bình đẳng trong
A. thực hiện quyền lao động. B. giao dịch hợp đồng lao động.
C. lao động nam và lao động nữ. D. việc sử dụng người lao động.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là trích đoạn Bộ 5 đề thi HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Can Lộc, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:
- Đề thi HK2 môn Tin học 12 năm 2019 - Trường THPT Vĩnh Bình Bắc
- Đề kiểm tra HK2 môn Tin học lớp 12 năm 2017-2018 Sở GD&ĐT Bình Thuận
- Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Tin học 12 năm 2018 - 2019 Trường THPT Tôn Đức Thắng
Chúc các em học tập thật tốt!