TRƯỜNG THCS CỬU LONG | KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: VẬT LÝ 6 Năm học: 2020-2021 Thời gian: 45p |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (2,0 điểm). Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a) Băng phiến nóng chảy ở ………… Nhiệt độ này gọi là ………..của băng phiến. Trong quá trình ………… nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
b) Đa số các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì ……………...ở nhiệt độ đó
c) Trong nhiệt giai Xunxiút, nhiệt độ của ………. là 0oC của ……… 1000C.
Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của ………..là 32oF của …….…. 2120F.
Câu 2. (2,0 điểm)
a) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
b) So sánh sự khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí.
Câu 3. (2,0 điểm)
a) Thế nào gọi là sự nóng chảy? Cho ví dụ?
b) Thế nào gọi là sự đông đặc? Cho ví dụ?
Câu 4. (2,0 điểm)
a) Vì sao phơi áo quần ngoài trời nắng sẽ nhanh khô hơn phơi áo quần trong nhà?
b) Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng nào?
Câu 5. (2,0 điểm) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:
a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b) Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a) Băng phiến nóng chảy ở 800C Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Trong quá trình nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
b) Đa số các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó
c) Trong nhiệt giai Xunxiút, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C của nước đang sôi 1000C.
Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F của nước đang sôi 2120F
Câu 2:
a) Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
b) Khác nhau:
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
- Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất khí
Câu 3:
a) Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.Ví dụ: Bỏ viên nước đá vào cốc, lúc sau nước đá nóng chảy thành nước
b) Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Ví dụ: Bỏ cốc nước vào tủ lạnh, đến 00C nước sẻ đông đặc thành nước đá.
Câu 4:
a) Ngoài trời nắng có nhiệt độ cao.
nên nước trong áo quần bay hơi nhanh hơn trong nhà, do đó áo quần nhanh khô hơn
b) Giải thích đúng nút bình thủy bật ra do không khí lọt vào bình nóng lên nở ra gây ra một lực làm nút bình bật ra
Nêu đúng cách khắc phục: chờ một vài giay sau mới đậy lại.
...
--(Nội dung đáp án tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--
2. ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí
B. Rắn, khí, lỏng
C. Khí, lỏng, rắn
D. Khí, rắn, lỏng
Câu 2: Nước sôi ở nhiệt độ
A. 00C
B. 1000C
C. -100C
D. 100C
Câu 3: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ.
B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm
C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm
D. Cả ba trường hợp trên
Câu 4: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dựa trên hiện tượng:
A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí
C. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn
D. Dãn nở vì nhiệt của các chất
Câu 5: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?
A. Quả bóng bàn nở ra
B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên
C. Quả bóng bàn co lại
D. Quả bóng bàn nhẹ đi
Câu 6: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:
A. Đúc tượng đồng
B. Làm muối
C. Sương đọng trên lá cây
D. Khăn ướt khi phơi ra nắng
Câu 7: Máy cơ đơn giản nào sau đây không có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo?
A. Ròng rọc động
B. Ròng rọc cố định
C. Đòn bẩy
D. Mặt phẳng nghiêng
Câu 8: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:
A. Mặt phẳng nghiêng
B. Ròng rọc cố định
C. Ròng rọc động
D. Đòn bẩy
Câu 9: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là
A. Sự đông đặc
B. Sự ngưng tụ
C. Sự nóng chảy
D. Sự bay hơi
Câu 10: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật:
A. Tăng
B. Không thay đổi
C. Giảm
D. Thay đổi.
...
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
1-C | 2-B | 3-A | 4-A | 5-B | 6-A |
7-A | 8-B | 9-C | 10-B | 11-D | 12-D |
--(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--
3. ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi đun nước, hiện tượng chứng tỏ nước sôi là
A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình
B. Các bọt khí nổi lên
C. Các bọt khí càng nổi lên, càng to ra
D. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng của nước
Câu 2: Nhiệt độ màu đỏ trên nhiệt kế y tế là
A. 1000C
B. 420C
C. 370C
D. 200C
Câu 3: Các bình ở hình vẽ dưới đây đều chứa cùng một lượng nước được đặt trong cùng một phòng kín có cùng nhiệt độ thì tốc độ bay hơi của nước
A. Trong bình A nhanh nhất
B. Trong bình B nhanh nhất
C. Trong bình C nhanh nhất
D. Trong 3 bình như nhau
Câu 4: Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì
A. Nước trong cốc thấm ra ngoài
B. Nước trong không khí tụ trên thành cốc
C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài
D. Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ tạo thành nước
Câu 5: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp liên quan đến sự đông đặc là
A. Đúc tượng đồng
B. Sự tạo thành sương mù
C. Làm muối
D. Chưng cất rượu
Câu 6: Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là
A. Rắn, lỏng, khí.
B. Khí , lỏng, rắn.
C. Lỏng, khí, rắn
D. Lỏng, rắn, khí
Câu 7: Khi đúc nồi nhôm, các quá trình xảy ra là
A. Lỏng – rắn
B. Lỏng – rắn – lỏng
C. Rắn – lỏng- rắn
D. rắn – lỏng
Câu 8: Rượu đựng trong chai, khi mở nắp sẽ cạn dần là do
A. Ngưng tụ nhiều
B. Bay hơi nhiều, ngưng tụ ít
C. bay hơi nhiều
D. ngưng tụ nhiều, bay hơi ít
Câu 9: Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng lên vì
A. Khối lượng của vật tăng lên và thể tích của vật giảm đi
B. Khối lượng của vật không thay đổi và thể tích của vật giảm
C. Khối lượng của vật không đổi và thể tích của vật tăng lên
D. Khối lượng và thể tích của vật cùng giảm
Câu 10: Trong sự giãn nở vì nhiệt của các khí nito, khí ô xi và khí hydro thì
A. Khí oxi giãn nở vì nhiệt nhiều hơn khí hydro
B. Khí ni tơ giãn nở vì nhiệt nhiều nhất
C. Khí ô xi giãn nở vì nhiệt ít nhất
D. Cả khí ô xi, khí ni tơ và khí hydro giãn nở vì nhiệt như nhau.
...
ĐÁP ÁN
--(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--
4. ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí
B. Rắn, khí, lỏng
C. Khí, lỏng, rắn
D. Khí, rắn, lỏng
Câu 2: Nước sôi ở nhiệt độ
A. 00C B. 1000C
C. -100C D. 100C
Câu 3: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ.
B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm
C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm
D. Cả ba trường hợp trên
Câu 4: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dựa trên hiện tượng:
A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí
C. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn
D. Dãn nở vì nhiệt của các chất
Câu 5: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?
A. Quả bóng bàn nở ra
B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên
C. Quả bóng bàn co lại
D. Quả bóng bàn nhẹ đi
Câu 6: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:
A. Đúc tượng đồng
B. Làm muối
C. Sương đọng trên lá cây
D. Khăn ướt khi phơi ra nắng
Câu 7: Nối một công việc ở cột A với một máy cơ đơn giản thích hợp ở cột B
1) Dùng xà beng để dịch chuyển vật nặng. 2) Dùng ván nghiêng để đưa xe lên thềm nhà 3) Cáp treo 4) Kéo cờ lên cao | A. Đòn bẩy B. Ròng rọc C. Mặt phẳng nghiêng |
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn.
a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy?
b) Chất rắn này là chất gì?
c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 650C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu?
d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút?
e) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn tại ở thể nào?
f) Phút thứ 10, chất rắn ở thể gì?
Câu 2: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
1-C | 2-B | 3-A | 4-A | 5-B | 6-A |
Câu 7:
Máy cơ đơn giản gồm: Đòn bẩy, ròng rọc, mặt phẳng nghiêng
Đòn bẩy thường dùng trong xà beng để bẩy các vật nặng.
Ròng rọc được ứng dụng trong cáp treo, kéo cờ lên cao.
Dùng ván nghiêng để đưa xe lên thềm nhà là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng.
Cách giải:
1 – A; 2 – C; 3 – B; 4 – B
...
--(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--
5. ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo?
A. Ròng rọc động
B. Ròng rọc cố định
C. Đòn bẩy
D. Mặt phẳng nghiêng
Câu 2: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:
A. Mặt phẳng nghiêng
B. Ròng rọc cố định
C. Ròng rọc động
D. Đòn bẩy
Câu 3: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là
A. Sự đông đặc
B. Sự ngưng tụ
C. Sự nóng chảy
D. Sự bay hơi
Câu 4: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật:
A. Tăng
B. Không thay đổi
C. Giảm
D. Thay đổi.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng
B. Khối lượng của vật giảm
C. Khối lượng riêng của vật tăng
D. Khối lượng riêng của vật giảm
Câu 6: Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ?
A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước
B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh
C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió
D. Vì cả ba nguyên nhân trên
Câu 7: Điền đúng sai trong các câu sau:
Câu | Đúng | Sai |
1.Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi |
|
|
2.Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau |
|
|
3.Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí |
|
|
4.Khe hở trên đường ray liên quan đến sự nở vì nhiệt của các chất |
|
|
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn.
a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy?
b) Chất rắn này là chất gì?
c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 650C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu?
d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút?
e) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn tại ở thể nào?
f) Phút thứ 10, chất rắn ở thể gì?
Câu 2: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
1-A | 2-B | 3-C | 4-B | 5-D | 6-D |
Câu 7:
Các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Chất rắn nở ra vì nhiệt ít hơn chất lỏng, chất lỏng nở ra vì nhiệt ít hơn chất khí. Các chất rắn và chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt như nhau. Khe hở trên đường ray là liên quan đến sự nở vì nhiệt của chất rắn.
Cách giải:
1- Đúng ; 2 – Sai; 3 – Sai; 4 – Đúng.
...
--(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Cửu Long. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!