Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Kim Đồng

TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG

KIỂM TRA HỌC KỲ II

Năm học 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 6

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Câu 1.(0,5 điểm):Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể  làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực ?

A. Ròng rọc cố định.    

B. Ròng rọc động.          

C. Mặt phẳng nghiêng.          

D. Đòn bẩy.

Câu 2.(0,5 điểm):Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây ,cách sắp xếp nào là đúng ?

A. Rắn ,lỏng ,khí.         

B. Rắn ,khí ,lỏng.     

C. Khí ,lỏng rắn.                  

D. Khí ,rắn ,lỏng

Câu 3.(0,5 điểm): Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.       

B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

C. Thể tích của chất lỏng tăng.            

D. Cả khối lượng ,trọng lượng và thể tích đều tăng.

Câu 4.(0,5 điểm):Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy ?

A. Bỏ một cục nước đá vào nước.           

B. Đốt một ngọn nến

C. Đốt một ngọn đèn dầu.                      

 D. Đúc một cái chuông đồng .

II. TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 5.(3 điểm): Hãy so sánh về sự dãn nở vì nhiệt của các chất rắn ,lỏng ,khí ?Tại sao khi làm nước đá người ta không đổ thật đầy nước vào chai?

Câu 6.(1 điểm): Nhiệt kế y tế hoạt động dựa trên nguyên tắc nào ? cho biết phạm vi đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế.Ở bầu nhiệt kế ( chỗ ống quản ) có một chỗ bị thắt lại . Tại sao phải làm như vậy ?

Câu 7.(4 điểm): Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:

Thời gian(phút)

0

3

6

8

10

12

14

16

Nhiệt độ (0C)

-6

-3

0

0

0

3

6

9

 
  1. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
  2.  Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy ?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM: ( 2đ )  ( Mỗi ý đúng 0,5 đ )

Câu

         1

          2

            3

           4

Đáp án

A

C

C

C

II. TỰ LUẬN:

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

Câu 5 (3 điểm)

-Giống nhau : Các chất Rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi .

-Khác nhau : Các chất rắn ,lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau . Các chất khí nhác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

-Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng ,Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn .

-Vì khi đông đặc nước tăng thể tích có thể làm vỡ chai.

0,5

 

0,5

 

1

 

1

Câu 6 (1 điểm)

-Dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của thuỷ ngân.

-Phạm vi đo từ: 350C đến 420C, độ chia nhỏ nhất là 0,10C

-Ở bầu nhiệt kế ( chỗ ống quản ) có một chỗ bị thắt lại . Ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể .

0,25

0,25

0,5

...

--(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Câu 1.(0,5 điểm):Máy cơ đơn giản nào sau đây chỉ làm thay đổi hướng của lực:

A. Ròng rọc động.    

B. Ròng rọc cố định.          

C. Mặt phẳng nghiêng.          

D. Đòn bẩy.

Câu 2.(0,5 điểm):Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây ,cách sắp xếp nào là đúng ?

A. Rắn ,lỏng ,khí.         

B. Rắn ,khí ,lỏng.     

C. Khí ,lỏng rắn.                  

D. Khí ,rắn ,lỏng

Câu 3.(0,5 điểm): khi đun nóng một lượng chất lỏng thì:

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.       

B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

C. Thể tích của chất lỏng tăng.            

D. Cả khối lượng ,trọng lượng và thể tích đều tăng.

Câu 4.(0,5 điểm):Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự bay hơi ?

A. Nước đang sôi.                                                         

B. Một chai nước được đậy kín nắp.

C. Phơi quần, áo ướt ngoài trời nắng.                            

D. Nước đá đang tan.

II. TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 5.(3 điểm): Tại sao khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm.Khi nước nóng lên thì khối lượng và khối lượng riêng của nước thay đổi như thế nào?

Câu 6.(1 điểm): Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên nguyên tắc nào ? Tại sao không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?

Câu 7.(4 điểm): Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:

Thời gian(phút)

0

1

2

3

4

5

6

7

8

Nhiệt độ (0C)

-4

-2

0

0

0

0

2

4

6

 
  1. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
  2.  Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy ?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM: ( 2đ )  ( Mỗi ý đúng 0,5 đ )

Câu

         1

          2

            3

           4

Đáp án

B

A

C

B

II. TỰ LUẬN:

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

Câu 5 (3 điểm)

- Bởi vì, khi đun nhiệt độ của nước sẽ tăng, nước nở ra tăng thể tích và trào ra ngoài ấm

-Theo công thức tính khối lượng riêng D=m/V, khi đun nóng chất lỏng thì thể tích của chất lỏng tăng lên, mà khối lượng của nó không thay đổi, nên khối lượng riêng của chúng giảm xuống.

1

 

2

 

 

Câu 6 (1 điểm)

-Dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng (rượu).

-Vì nhiệt độ sôi của rượu là 800C thấp hơn nhiệt độ sôi của nước là 1000C .

0,5

 

0,5

...

--(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

3. ĐỀ SỐ 3

I.TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1 : Nhiệt kế y tế dung để đo

  1. Nhiệt độ của nước đá
  2. Thân nhiệt của người.
  3. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi.
  4. Nhiệt độ của môi trường.

Cầu 2: Nhiệt kế nào sau đây dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi:

  1. Nhiệt kế thủy ngân.
  2. Nhiệt kế y tế.
  3. Nhiệt kế rượu.
  4. Cả ba nhiệt kế trên.

Câu 3: Nước bên trong lọ thủy tinh bay hơi càng nhanh khi:

  1. Mặt thoáng lọ càng nhỏ
  2. Lọ càng nhỏ
  3. Lọ càng lớn
  4. Mặt thoáng lọ càng lớn.

Câu 4: Khi sản xuất muối từ nước biển, người ta đã dựa vào hiện tượng vật lý nào?

A. Đông đặc                    B. Bay hơi                  C. Ngưng tụ                D. Nóng chảy

Câu 5: Hiện tượng ngưng tụ là hiện tượng:

  1. Chất khí biến thành chất lỏng
  2. Chất lỏng biến thành chất khí.
  3. Chất rắn biến thành chất khí.
  4. Chất lỏng biến thành chất rắn

Câu 6 : Bên ngoài thành cốc nước đá có các giọt nước. Tại sao?

       A. Do nước thấm ra ngoài                         B.  Do hơi nước không khí ở bên ngoài cốc ngưng tụ lại

       C. Do không khí bám vào                          D. Do hơi nước bốc hơi ra và bám ra ngoài

Câu 7 : Chưng cất nước hoặc chưng cất rượu là ứng dụng vào hiện tượng vật lý nào?

  1. nóng chảy             
  2. đông đặc             
  3. bay hơi và ngưng tụ             
  4. bay hơi

Câu 8 : Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

  1. Đúc một cái chuông đồng.
  2. Đốt một ngọn nến.
  3. Đốt một ngọc đèn dầu.
  4. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.

Câu 9 : khi đúc đồng, gang, thép…người ta ứng dụng các hiện tượng vật lý nào?

  1. Bay hơi và ngưng tụ.
  2. Nóng chảy và đông đặc
  3. Nung nóng
  4. Bay hơi và đông đặc

Câu 10 : Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc điểm của sự sôi?

  1. Xảy ra ở một nhiệt  độ xác định của mỗi chất lỏng.
  2. Xảy ra bất kỳ nhiệt độ nào.
  3. Xảy ra ở trong lòng chất lỏng lẩn trên mặt thoáng của chất lỏng.
  4. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

D

B

A

B

C

C

B

A

...

--(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3đ)

( Khoanh tròn vào 1 chữ cái đứng trước câu trả lời đúng)

Câu 1. Câu nói nào đúng về ròng rọc cố định:

A. Chỉ có tác dụng đổi hướng lực kéo                         

B. Chỉ có tác dụng thay đổi độ lớn của lực kéo

C. Thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo              

D. Không làm thay đổi yếu tố nào của lực kéo

Câu 2. Khi  kéo bao xi măng từ dưới lên tầng cao để sử dụng với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật thì người ta dùng:   

A. Mặt phẳng nghiêng. 

B. Đòn bẩy.              

C. Ròng rọc động.     

D. Ròng rọc cố định.

Câu 3: Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng?

A. Rắn, khí, lỏng.         

B. Rắn, lỏng, khí.      

C. Khí, rắn, lỏng.         

D. Lỏng, khí, rắn.

Câu 4. Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là:

A. Hầu hết các chất nở ra khi nóng lên.

B. Các rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Câu 5. Đại lượng nào sau đây sẽ tăng khi nung nóng một vật rắn?

A. Khối lượng riêng của vật .                  

B. Thể tích của vật .

C. Khối lượng của vật .                          

D. Trọng lượng của vật.    

Câu 6. Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?

A. Vì không thể hàn hai thanh ray được.  

B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.

C. Vì chiều dài của thanh ray không đủ.  

D. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.

Câu 7.  Người ta dùng cách nào sau đây để mở nút thủy tinh của một chai thủy tinh bị kẹt?

A. Hơ nóng nút chai.                                

B. Hơ nóng đáy chai           

C.Hơ nóng thân  chai.                            

D. Hơ nóng cổ chai.

Câu 8. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:

A. Nước trong cốc càng nóng.                 

B. Nước trong cốc càng nhiều.

C. Nước trong cốc càng ít.                     

D. Nước trong cốc càng lạnh.

Câu 9. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ ?

A. Sương đọng trên lá cây.                        

B.Sự tạo thành sương mù.

C. Sự tạo thành hơi nước                           

D.Sự tạo thành mây.

Câu 10. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để:

 A. Dễ cho việc đi lại chăm sóc cây

 B.  Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây.      

 C. Giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.

 D. Đỡ tốn diện tích đất trồng.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (3 đ): Mỗi câu đúng được 0.25đ

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

B

D

B

D

D

A

C

C

...

--(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

5. ĐỀ SỐ 5

I.TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1 : Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải là đặc điểm của sự bay hơi:

  1. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào.
  2. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
  3. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với từng chất lỏng.
  4. Xảy ra đối với mọi chất lỏng.

Câu 2: Trường hợp nào cục nước đá tan nhanh hơn khi được thả vào :

  1. Nước ở nhiệt độ 300C
  2. Nước ở nhiệt độ 200C
  3. Nước ở nhiệt độ 00C
  4. Nước ở nhiệt độ 100C

Câu 3: Nước bên trong lọ thủy tinh bay hơi càng nhanh khi:

  1. Mặt thoáng lọ càng nhỏ
  2. Lọ càng nhỏ
  3. Lọ càng lớn
  4. Mặt thoáng lọ càng lớn.

Câu 4: Khi sản xuất muối từ nước biển, người ta đã dựa vào hiện tượng vật lý nào?

A. Đông đặc                    B. Bay hơi                  C. Ngưng tụ                D. Nóng chảy

Câu 5: Hiện tượng ngưng tụ là hiện tượng:

  1. Chất khí biến thành chất lỏng
  2. Chất lỏng biến thành chất khí.
  3. Chất rắn biến thành chất khí.
  4. Chất lỏng biến thành chất rắn

Câu 6 : Bên ngoài thành cốc nước đá có các giọt nước. Tại sao?

A. Do nước thấm ra ngoài                        

B.  Do hơi nước không khí ở bên ngoài cốc ngưng tụ lại

C. Do không khí bám vào                         

D. Do hơi nước bốc hơi ra và bám ra ngoài

Câu 7 : Chưng cất nước hoặc chưng cất rượu là ứng dụng vào hiện tượng vật lý nào?

A. nóng chảy             B. đông đặc              C. bay hơi và ngưng tụ               D. bay hơi

Câu 8 : Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

  1. Đúc một cái chuông đồng.
  2. Đốt một ngọn nến.
  3. Đốt một ngọc đèn dầu.
  4. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.

Câu 9 : khi đúc đồng, gang, thép…người ta ứng dụng các hiện tượng vật lý nào?

  1. Bay hơi và ngưng tụ.
  2. Nóng chảy và đông đặc
  3. Nung nóng
  4. Bay hơi và đông đặc

Câu 10 : Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc điểm của sự sôi?

  1. Xảy ra ở một nhiệt  độ xác định của mỗi chất lỏng.
  2. Xảy ra bất kỳ nhiệt độ nào.
  3. Xảy ra ở trong lòng chất lỏng lẩn trên mặt thoáng của chất lỏng.
  4. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

D

B

A

B

C

C

B

A

...

--(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Kim Đồng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?