Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Đặng Văn Ngữ

TRƯỜNG THCS ĐẶNG VĂN NGỮ

KIỂM TRA HỌC KỲ II

Năm học 2020-2021

MÔN: ĐỊA LÍ 6

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM :( 3điểm )

 Khoanh tròn vào ý đúng nhất trong câu

Câu 1: Cửa sông là nơi dòng sông chính:

a. Đổ ra biển(hồ).                                                    

b. Tiếp nhận các sông nhánh.

c. Phân nước ra cho sông phụ.                           

d. Nơi sông xuất phát

Câu 2: Loại đất đỏ ở Tây Nguyên nước ta, thích hợp với loại cây công nghiệp (cao su, chè, cà phê…) có nguồn gốc từ đá mẹ:

a. Granit                                

b. Badan.                  

c. Đá vôi.                   

d. Đá ong.

Câu 3: Hoàn thành câu sau bằng cách điền từ thích hợp vào chỗ trống của câu.

Gió là nguyên nhân chính sinh ra…………………...., còn nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của …………………………………………………………

...

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7điểm.)

Câu 1: Đất( hay thổ nhưỡng) là gì ?  Gồm những thành phần nào ? (2.5đ)

Câu 2: Nước biển và đại dương gồm những vận động nào ?  Nêu đặc điểm và nguyên nhân sinh ra các vận động đó. (3.5đ)

 Câu 3: (2đ) a/ Nêu cách tính lượng  mưa trong năm ở một địa phương.

* Dựa vào bảng số liệu sau: Lượng mưa (mm).

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TP.Hồ Chí Minh

13,8

4,1

10,5

50,4

218,4

311,7

293,7

269,8

327,1

266,7

116,5

48,3

 

      b/  Hãy tính tổng lượng mưa trong  năm ở Thành phố Hồ Chí Minh.

...

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1:     a. (0.5đ)

Câu 2:     b. (0.5đ)

Câu 3:     Sóng, (0.5đ)    Mặt Trăng và Mặt Trời. (0.5đ)

...

II. PHẦN TỰ LUẬN. (7điểm)

Câu 1: (2.5đ)

Đất( thổ nhưỡng) là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa.(0.5đ)

Đất gồm 2 thành phần chính:

- Thành phần khoáng: Chiếm phần lớn trọng lượng của đất. Gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.(1đ)

- Thành phần chất hữu cơ: Chiếm một tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất; chất hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám thẫm.(1đ)

Câu 2: (3,5đ)

- Nước biển và đại dương gồm 3 vận động: Sóng, thủy triều và dòng biển.(0.5đ)

* Đặc điểm và nguyên nhân sinh ra mỗi vận động:

Sóng biển : (1đ)

- Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.

- Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là gió.( Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần)

 + Thuỷ triều: (1đ)

-  Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.

- Nguyên nhân sinh ra thủy triều: Là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

+ Dòng biển: (1đ)

- Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân sinh ra các dòng biển chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như Tín phong, gió Tây ôn đới...

Câu 3:  (2.0đ).

a/ Tính lượng mưa trong năm ở một địa phương: Là cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng.

b/ Tổng lượng mưa trong năm của Tp.Hồ Chí Minh: 1931mm

...

--(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Đất( hay thổ nhưỡng) là gì ?  Gồm những thành phần nào ? (2.5đ)

Câu 2: Nước biển và đại dương gồm những vận động nào ?  Nêu đặc điểm và nguyên nhân sinh ra các vận động đó. (3.5đ)

 Câu 3: (2đ) a/ Nêu cách tính lượng  mưa trong năm ở một địa phương.

* Dựa vào bảng số liệu sau: Lượng mưa (mm).

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TP.Hồ Chí Minh

13,8

4,1

10,5

50,4

218,4

311,7

293,7

269,8

327,1

266,7

116,5

48,3

 

      b/  Hãy tính tổng lượng mưa trong  năm ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 4: Trên Trái Đất có các đới khí hậu nào? Hãy vẽ một hình tròn tượng trưng Trái đất và ghi giới hạn các đới khí hậu cho phù hợp.  (2đ)

ĐÁP ÁN

Câu 1: (2.5đ)

Đất( thổ nhưỡng) là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa.(0.5đ)

Đất gồm 2 thành phần chính:

- Thành phần khoáng: Chiếm phần lớn trọng lượng của đất. Gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.(1đ)

- Thành phần chất hữu cơ: Chiếm một tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất; chất hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám thẫm.(1đ)

Câu 2: (3,5đ)

- Nước biển và đại dương gồm 3 vận động: Sóng, thủy triều và dòng biển.(0.5đ)

* Đặc điểm và nguyên nhân sinh ra mỗi vận động:

Sóng biển : (1đ)

- Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.

- Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là gió.( Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần)

 + Thuỷ triều: (1đ)

-  Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.

- Nguyên nhân sinh ra thủy triều: Là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

+ Dòng biển: (1đ)

- Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân sinh ra các dòng biển chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như Tín phong, gió Tây ôn đới...

Câu 3:  (2.0đ).

a/ Tính lượng mưa trong năm ở một địa phương: Là cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng.

b/ Tổng lượng mưa trong năm của Tp.Hồ Chí Minh: 1931mm

Câu 4: Trên Trái đất có 5 đới khí hậu: (1đ)

 -Một đới nóng(hay nhiệt đới)

-Hai đới ôn hòa( hay ôn đới)

-Hai đới lạnh( hay hàn đới).

* HS vẽ hình tròn thể hiện giới hạn các đới khí hậu trên TĐ.(1đ)

--(Hết đề thi số 2)--

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2 điểm)

a.   Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì?

b.   Trên bản đồ hình thể của Atlat địa lý Việt Nam có tỉ lệ 1: 6.000.000, khoảng cách giữa hai thành phố Vinh và Huế đo được trên bản đồ là 5,5 cm. Vậy trên thực tế đoạn đường chim bay giữa hai thành phố này là bao nhiêu?

Câu 2: (4 điểm)

a/Nêu sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

b/Vì sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ?

Câu 3: (3 điểm)

             a/Trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất.

            b/ Em hãy nêu vai trò của lớp võTrái Đất ?

Câu 4: (1 điểm)

Thế nào là độ cao tương đối, độ cao tuyệt đối?

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung

 

 

 

 

1

1.1

 

 

 

1.2

a. Tỉ lệ bản đồ cho ta biết bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần  so với thực địa.

b. Khoảng cách từ thành phố Vinh đến Huế ở thực tế là:

5,5 x 6.000.000 = 33.000.000 cm  = 330 km

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

2.1

 

 

 

 

 

 

 

2.2

 

 

 

* Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây Sang Đông theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn.

- Khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất đồng thời vẫn tự quay quanh trục. Thời gian Trái Đất chuyển động trọn một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ (Năm thiên văn).

* Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ là vì:

- Trong khi quay quanh mặt trời, có lúc Trái Đất chúc nửa cầu Bắc, có lúc chúc nửa cầu Nam về phía mặt trời.

-Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất

-Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất: Mỏng nhất nhưng quan trọng nhất, chiếm 1% thể tích, 0,5% khối lượng Trái Đất, là lớp đất đá rắn chắc dày từ 5 – 70 km, trên lớp vỏ có núi, sông, sinh vật là nơi sinh sống của xã hội loài người.

- Vai trò: Tồn tại các thành phần tự nhiên, thực vật, động vật, và là nơi sinh sống của xã hội loài người.

 

...

--(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1.( 2 điểm)

Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ?

Câu 2 ( 3 điểm)

Thế nào là sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước sông?

Câu 3(2 điểm)

Trình bày giới hạn và đặc điểm của đới ôn hòa ?

Câu 4(( 3 điểm)

Hãy trình bày các thành phần chính của đất ?

ĐÁP ÁN

Câu hỏi

 Nội dung

Câu 1. (2 điểm)Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ?

- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định. Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa thì gọi là không khí đã bão hoà hơi nước.

- Không khí đã bão hoà mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hay do tiếp xúc với một khối không khí lạnh thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ, tạo thành hạt nước.

Câu 2. ( 3 điểm) Thế nào là sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước sông?

- Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng.

- Lưu vực sông là diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.

- Dòng sông chính cùng các chi lưu, phụ lưu họp thành hệ thống sông.

- Lưu lượng sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ (m3/s)

Câu 3(2 điểm)

Trình bày giới hạn và đặc điểm của đới ôn hòa ?

- Có 2 đới ôn hòa, khoảng từ chí tuyến Bắc (23027'B) đến vòng cực Bắc (66033'B) và từ chí tuyến Nam (23027'N) đến vòng cực Nam (66033'N).

- Đặc điểm khí hậu đới ôn hòa:

+ Lượng nhiệt nhận được trung bình, bốn mùa thể hiện rất rõ trong năm.

+ Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Tây ôn đới.

+ Lượng mưa trung bình năm từ  500 mm đến trên 1.000 mm.

...

--(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1:   (2 điểm)    Sông và hồ khác nhau như thế nào ?Hãy kể tên một số sông lớn ở Việt Nam.

Câu 2: (3 điểm) Nước biển và đại dương có những hình thức vận động nào? Nêu khái niệm và nguyên nhân?

Câu 3: (3 điểm) ): Thế nào là lớp vỏ sinh vật? Con người có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất? Bạn phải làm gì để bảo vệ động thực vật trên trái đất.

Câu 4: (2 điểm) Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí?

Tính nhiệt độ  Trung bình  năm

Cho bảng số liệu nhiệt độ các tháng trong năm của Hà Nội

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ

18

17

20

24

27

29

29

28

27

25

21

18

Hãy tính nhiệt độ Trung bình  năm của Hà Nội ?                                        

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Điểm

1(2Điểm)

Sự khác nhau giữa sông và hồ:

   - Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

   - Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.

*Một số sông lớn ở Việt Nam:Sông Hồng( Hà Nội),sông Hương

( Huế),sông Sài Gòn( TP Hồ Chí Minh),sông Bạch Đằng( Quảng Ninh)

 

0,75

 

0,75

 

0,5

2

(3 Điểm)

- Nước biển và đại dương có 3 hình thức vận động: sóng , thuỷ triều, dòng biển

Vận động

Sóng

Thủy triều

Dòng biển

Khái niệm

Là sự dao động tại chỗ của nước biển và đại dương .

Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên , lấn sâu vào đất liền , có lúc rút xuống, lùi tít ra xa.

Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển  trên mặt tạo thành các dòng chảy trên biển và đại dương

Nguyên nhân hình thành

-Chủ yếu do gió

- Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần

Do sức hút của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời

Chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất: Tín phong, Tây ôn đới.

 

0,75

 

 

2,25

3

(3 Điểm)

- Sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất. Đó là lớp vỏ sinh vật.

- Ảnh hưởng con người đến sự phân bố thực và động vật trên Trái Đất:

+ Ảnh hưởng tiêu cực: Con người đã thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật; việc khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú.

+ Ảnh hưởng tích cực: Con người đã mở rộng phạm vi phân bố của thực vật và động vật bằng cách mang các giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.

-Đeå baûo veä ñoäng thöïc vaät treân Traùi Ñaát em cần phải: Bảo vệ cây xanh, trồng cây, tạo môi trường sống cho động vật, làm giảm ô nhiễm môi trường, tuyên  truyền cho mọi ngươì cùng tham gia…

0,75

 

 

0,75

 

 

0,75

 

 

0,75

...

--(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Đặng Văn Ngữ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?