TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA | ĐỀ THI HK2 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 8 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (1,5 điểm): Chứng mình rằng đại não ở người là tiến hóa nhất trong các động vật thuộc lớp Thú?
Câu 2: (3 điểm)
a) Sự tạo thành nước tiểu diễn ra như thế nào?
b) Biện pháp để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu?
Câu 3: (2 điểm): Thế nào là tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết? Tại sao nói tuyến sinh dục là tuyến pha?
Câu 4: (2 điểm): Do đâu mà lượng đường trong máu ở người bình thường luôn giữ được ổn định?
Câu 5 (1,5 điểm): Hiện nay, tỷ lệ học sinh mắc tật cận thị ngày càng tăng. Ở nông thôn tỷ lệ học sinh mắc tật cận thị là 15-20%, ở thành phố là 30-40%. Em hãy cho biết nguyên nhân của tình trạng trên và cần phải làm gì để hạn chế tỷ lệ học sinh mắc tật cận thị?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | Đại não ở người là tiến hóa nhất trong các động vật thuộc lớp Thú vì: - Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp Thú. - Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn). |
2 | a) Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận Gồm 3 quá trình: - Quá trình lọc máu: · Diễn ra ở cầu thận và nang cầu thận · Các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc được giữ lại trong máu → Tạo nước tiểu đầu - Quá trình hấp thụ lại: · Diễn ra ở ống thận · Các chất dinh dưỡng, cần thiết được hấp thụ lại máu · Sử dụng năng lượng ATP Quá trình bài tiết tiếp: · Diễn ra ở ống thận · Các chất độc, cặn bã, ... được bài tiết ra khỏi máu · Sử dụng năng lượng ATP → Tạo nước tiểu chính thức b) Các biện pháp để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu là: - Thường xuyên vệ sinh cá nhân và vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu. - Cần điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý như: + Không ăn quá nhiều Protein quá mặn hoặc quá chua. + Không ăn thức ăn thừa, thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn bị nhiễm độc. - Cần uống đủ nước - Khi mắc tiểu thì cần đi ngay, không nên cố nhịn tiểu. |
----
-(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (2 điểm)
a. Vẽ sơ đồ các bộ phận của hệ thần kinh
b. Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Quang đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ bào còn, rễ nào mất
Câu 2: (2 điểm)
a. Trình bày vị trí và chức năng của tiểu não.
b. Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện “chân nam đá chân chiêu” trong lúc đi.
Câu 3: (2 điểm)
a. Phân biệt nguyên nhân và cách khắc phục tật cận thị và tật viễn thị
b. Dựa vào hình vẽ em hãy chú thích cấu tạo cầu mắt
Câu 4: (2 điểm)
a. Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
b. Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiễu
Câu 5 (2 điểm)
Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện, cho ví dụ.
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | a. Sơ đồ các bộ phận của hệ thần kinh b. Để biết được rễ nào còn, rễ nào mất thì tốt nhất là kích thích mạnh vào chi trước và lần lượt kích thích mạnh từng chi sau. Nếu chi nào có phản ứng co thì rễ còn, còn không có phải ứng tức là rễ đã đứt + Nếu không gây co chi nào → Rễ sau (rễ cảm giác) chi đó bị đứt + Nếu chi nào co → Rễ trước (rễ vận động) vẫn còn + Nếu chi đó không co, các chi khác co → Rễ trước (Rễ vận động) của chi đó đứt |
----
-(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (2 điểm)
Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể của chúng ta? Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do cơ quan nào đảm nhiệm?
Câu 2: (1,5 điểm)
Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Mỗi loại phản xạ cho 1 ví dụ
Câu 3: (2 điểm)
a. Trình bày cấu tạo ngoài của đại não?
b. Học sinh cần phải phòng tránh tật cận thị như thế nào?
Câu 4: (2,5 điểm)
a. Nêu vai trò của tuyến yên đối với cơ thể
b. Nêu tính chất và vai trò của hoocmôn
Câu 5: (2 điểm)
Nêu các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ? Cho biết những biến đổi cơ thể nam ở tuổi dậy thì?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | Bài tiết đóng vai trò quan trọng với cơ thể của chúng ta: Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu,...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là: CO2, mồ hôi, nước tiểu Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên : - Hệ hô hấp thải loại CO2. - Da thải loại mồ hôi. - Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu A, B, C, D trả lời em cho là đúng
Câu 1: Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm nào?
A. Bơ, dầu cá, gấc, cà rốt
B. Muối biển, gạo tẻ, ngô nếp
C. Ngũ cốc, gan, hạt nảy mầm
D. Thịt lợn, rau ngải, tía tô
Câu 2: Vùng chức năng chỉ có ở người:
A. Vùng cảm giác
B. Vùng thính giác
C. Vùng vận động
D. Vùng vận động ngôn ngữ
Câu 3: Những tuyến nào sau đây thuộc tuyến pha?
A. Tuyến yên, tuyến tùng
B. Tuyến tụy, tuyến sinh dục
C. Tuyến giáp, tuyến trên thận
D. Tuyến nước bọt, tuyến gan
Câu 4. Nước tiểu đầu được tạo ra từ:
A. Cầu thận B. Nang cầu thận
C. Ống thận D. Bể thận
Câu 5. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan?
A. Thận, nang cầu thận, ống thận
B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái
C. Thận, ống thận, bóng đái
D. Thận, nang cầu thận, ống góp, bể thận.
Câu 6: Dây thần kinh tủy có bao nhiêu đôi?
A. 12 B. 31
C. 32 D. 16
Câu 7: Ghép thông tin cột A vào cột B cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C
Cột A | Cột B | Cột C |
1. Trụ não 2. Tiểu não 3. Não trung gian | a. Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt b. điều khiển điều hòa các nội quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp... c. điều khiển hoạt động của cơ vân, hoạt động theo ý muốn d. điều khiển và phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể. | 1. 2. 3. |
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Quan sát sơ đồ sau:
Tụy là cơ quan trong cơ thể người và động vật là một phần của hệ tiêu hóa và hệ nội tiết, tụy là nơi sản xuất dịch tiêu hóa như: trypsinogen, lipase, tụy có khả năng tiêu hóa gần như tất cả các thành phần của thức ăn, ngoài ra tụy còn là nơi sản xuất hormỏn là insulin và glucagon. Đây là hai loại hormone điều chỉnh nồng độ glucose (đường) trong máu để đảm bảo hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường.
a. Hãy phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Vì sao tuyến tụy là tuyến pha?
b. Nếu số lượng tế bào β trong đảo tụy ít hoặc hoạt động kém hiệu quả thì sẽ dẫn đến bệnh gì? Biểu hiện bệnh và tác hại?
Câu 2: (3 điểm)
a. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho ví dụ?
b. Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể? Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì? Nêu tác hại của ma túy đối với hệ thần kinh?
ĐÁP ÁN
Câu | Trắc Nghiệm | ||||||||||||
|
|
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (1 điểm): Khẩu phần là gì? Khẩu phần ăn uống của người ốm có gì khác với người bình thường?
Câu 2 (1,5 điểm): Bạn Hà nói chuyện với bạn Hằng: Da của cơ thể chúng ta nó có rất nhiều chức năng quan trọng như điều hoa thân nhiệt, bảo vệ cơ thể... Nếu chúng ta để da bị tổn thương có thể bị viêm nhiễm và nhiều hậu quả khác, khi da khỏe mạnh thì có rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Bạn Hằng hỏi bạn Hà: Vậy theo bạn làm thế nào để có làn da khỏe mạnh. Em sẽ giúp bạn Hà nói cho bạn Hằng cách bảo vệ da?
Câu 3 (2 điểm): Trình bày cấu tạo tai? Nhờ đâu mà ta biết được âm thanh phát ra từ bên trái hay bên phải?
Câu 4 (2,5 điểm) Tại sao nói tuyến tụy là tuyến pha
Câu 5: (3 điểm): Bạn Trần Thị Hằng cuối năm lớp 7 cao khoảng 1,45m nặng 37kg sang đầu năm lớp 8 chiều cao và cân nặng tăng lên rất nhiều (cao 1,55m, nặng 50kg) đặc biệt là giọng nói rất khác.
a. Theo em nguyên nhân chủ yếu nào làm cho bạn Hằng có những thay đổi nhanh và khác biệt như vậy?
b. Ngoài những dấu hiệu tương tự như của bạn Hằng em còn phát hiện những đặc điểm khác biệt nào nữa?
c. Em có biết cơ sở khoa học nào đã dẫn đến sự thay đổi khác biệt của cơ thể ở độ tuổi dậy thì?
d. Em hãy dự đoán: Nếu bạn Hằng có quan hệ tình dục trong độ tuổi này thì có hậu quả gì?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày. Khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi cần tăng cường thức ăn bổ sung dinh dưỡng, dễ tiêu hóa để mau chóng hồi phục sức khỏe. |
2 | Cần giữ cho da sạch sẽ, tránh da bị xây xát và rèn luyện cho da khỏe mạnh Để giữ cho da sạch sẽ, không bị bẩn ta cần: - Thường xuyên tắm, rửa sạch sẽ. - Rửa nhiều lần trong ngày những bộ phận bám bụi như mắt, chân tay. - Khi da sạch sẽ có thể tiêu diệt đến 85% vi khuẩn bám trên da, khi da bẩn chỉ tiêu diệt được 5% vi khuẩn nên dễ gây ngứa và các bệnh ngoài da. - Ở tuổi dậy thì, chất tiết của tuyến nhờn dưới da tăng, miệng tuyến nhờn ở lỗ chân lông bị sừng hóa chất nhờn tích tụ lại mụn trứng cá. Để tránh cho da bị xây xát ta cần: - Thận trọng khi lao động, vui chơi… tránh cho da bị xây xát. - Không nên nặn mụn trứng cá vì tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Để rèn luyện da ta có thể sử dụng những hình thức như: + Tắm nắng lúc 8 – 9h sáng + Tập chạy buổi sáng + Tham gia thể thao buổi chiều + Xoa bóp + Lao động chân tay vừa sức - 1 số nguyên tắc để rèn luyện da + Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng + Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người + Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống vòi xương. |
-----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Trần Đại Nghĩa có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: