Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Nhơn Mỹ

TRƯỜNG THCS NHƠN MỸ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. (2,0 điểm)

a) Bài Hịch tướng sĩ ra đời trong hoàn cảnh nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến chủ đề của tác phẩm? 

b) Đọc đoạn văn sau:

Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...

 (Nam Cao, Lão Hạc)

Hãy cho biết đoạn văn trên thể hiện hành động gì? Ý nghĩa của hành động đó?

Câu 2. (3,0 điểm)

a) Hãy gạch chân câu văn thể hiện luận điểm trong đoạn văn sau và cho biết đoạn văn đã được trình bày theo cách nào? 

Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài, điểu kiện giây mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thì giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm, không cho phép xem lâu. Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy...

 (Theo Hồ Chí Minh)

b) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) với chủ đề: Mùa hè. Trong đó có luận điểm: Vậy là mùa hè đã đến! Bài viết sử dụng câu trần thuật, câu cầu khiến và câu phủ định thích hợp.

Câu 3. (5,0 điểm)

Có nhận xét cho rằng: “Nước Đại Việt ta ” của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

Qua văn bản đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

a) Hịch tướng sĩ do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông  - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài "Hịch tướng sĩ" ra đời trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc. Lũ giặc ngoại xâm tàn bạo, đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Sự thật đau lòng ấy đã tỏ rõ lòng yêu nước, chí căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thật mãnh liệt, thiết tha, sôi sục, khiến lời văn như có máu chảy ở đầu ngọn bút, gây xúc động cao độ cho người nghe. Ngoài ra còn đề cập tới trọng trách mà dân tộc giao phó đè nặng trên đôi vai, với nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, Trần Quốc Tuấn nung nấu một khát vọng cao cả: chiến thắng giặc thù, giữ yên giang sơn bờ cõi. 

b)

- Hành động nói của đoạn văn là hành động ước kết.

- Đoạn văn rất cảm động thể hiện lời ước kết, tiếng nói lương tâm của ông giáo, nguyện sẽ giữ gìn và trao lại ba sào vườn cho con trai lão Hạc…

Câu 2.

a)

- Câu văn thể hiện luận điểm trong đoạn văn là: Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy...

- Đoạn văn viết theo cách quy nạp.

---(Để xem đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

Chị Dậu vẫn thiết tha:

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

Cai lệ vẫn giọng hầm hè:

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

(Tức nước vỡ bờ, Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1: (1.0 điểm) Nhận biết

“Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” xét theo mục đích nói, hãy xác định kiểu câu và chức năng (1 điểm)

Câu 2: (1.0 điểm) Thông hiểu

Phân tích vai xã hội trong đoạn trích

Câu 3: (1.0 điểm) Vận dụng

“Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát”, nêu hai trường hợp thay đổi trật tự từ trong câu mà ý nghĩa câu không đổi.

Câu 4: (1.0 điểm) Vận dụng

Từ thái độ của tên cai lệ, hãy nêu thái độ của thực dân Pháp đối với người dân bản xứ trong tác phấm Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc. Em có nhận xét gì về cuộc sống người dân dưới ách đô hộ của thực dân.

II. TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm) 

Nhà văn M.Go-rơ-ki đã từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

1.

Phương pháp: căn cứ các kiểu câu đã học

Cách giải:

- Kiểu câu nghi vấn

- Chức năng đe dọa

2.

Phương pháp: căn cứ bài Hành động nói

Cách giải:

- Vai trên dưới, theo thứ bậc xã hội

3.

Phương pháp: căn cứ bài Trật tự từ trong câu

Cách giải:

Gợi ý:

- Trợn ngược hai mắt, cai lệ không để cho chị nói hết câu, hắn quát

- Không để cho chị được nói hết câu, cai lệ trợn ngược hai mắt, hắn quát

4.

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Gợi ý:

- Thái độ của thực dân Pháp đối với người bản xứ:

+ Trước 1941: những tên da đen bẩn thỉu, những tên An-nam-mít bẩn thỉu => khinh bỉ

+ Từ 1914: những đứa con yêu, người bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do => che dấu dã tâm và lợi dụng

- Người dân có cuộc sống khổ cực, bị chèn ép, bóc lột và bị chà đạp.

II. TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm) 

1. Mở bài

- Giới thiệu M. Goóc-ki và quá trình tự rèn luyện để trở thành một nhà văn nổi tiếng, phần lớn nhờ đọc sách.

- Dẫn đề (ghi lại câu nói của M. Goóc-ki).

- Chuyển mạch: giải thích câu nói, nêu cách chọn sách và phương pháp đọc sách.

---(Để xem tiếp đáp án phần Tập làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Hình dáng dòng sông đã trở thành dòng chủ lưu trong những vần thơ viết về quê hương của nhà thơ Tế Hanh:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

(SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Câu 1: (1.0 điểm) Nhận biết

Ghi lại nhan đề bài thơ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó.

Câu 2: (1.0 điểm) Vận dụng

Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong các câu thơ in đậm? Hãy diễn đạt lại những cảm nhận của em về cảnh người dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá bằng một đoạn văn khoảng 8 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định.

Câu 3: (2.0 điểm) Thông hiểu

Xét theo mục đích nói, câu cuối cùng của khổ thơ thuộc kiểu câu gì?

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.

Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tớ lòng người. Xin chớ bỏ qua

(La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Bàn luận về phép học)

Câu 1: (1.0 điểm) Nhận biết

Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: (1.0 điểm) Thông hiểu

Căn cứ vào mục đích nói, câu: “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra kiểu hành động nói của câu văn.

Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu

Câu “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo” là câu phủ định. Đúng hay sai? Vì sao?

Câu 4: (1.0 điểm) Thông hiểu

Tư tưởng tiến bộ của tác giả về việc học được thể hiện rõ ở những nội dung nào trong đoạn trích?

Câu 5: (1.0 điểm) Vận dụng

Để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình, mỗi học sinh cần lựa chọn một mục đích học tập đúng đắn. Vậy mục đích học tập của em là gì? Hãy lí giải vì sao em lựa chọn mục đích ấy?

II. TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Em hiểu lời dạy trên thế nào? Hãy trình bày ý kiến của mình bằng một bài văn nghị luận.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)

1.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

- Thể loại: Tấu

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

2.

Phương pháp: căn cứ các kiểu câu phân theo mục đích nói

Cách giải:

- Kiểu câu; câu trần thuật

- Hành động nói: đề nghị

---(Để xem chi tiết đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Những câu sau thuộc kiểu câu nào? (3,0 điểm)

a) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

 (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) 

Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà?

 (Ca dao)

c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi.

(Lan Khai, Lầm than)

d) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.

 (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Câu 2. Cho biết tác dụng của câu nghi vấn trong những câu thơ sau: (2,0 điểm)

a)

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

b)

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

(Thế Lữ, Nhớ rừng)

Câu 3. Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những câu thơ in đậm sau: (1,0 điểm)

a) 

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt.

(Tố Hữu, Ta đi tới)

b)  

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Nhơn Mỹ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?