Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Đồng Tiến

TRƯỜNG THCS ĐỒNG TIẾN

KIỂM TRA HỌC KỲ II

Năm học 2020-2021

MÔN: ĐỊA LÍ 8

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

A. Phần trắc nghiệm (2 điểm):

Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa:

A. Châu Á và châu Đại Dương.

B. Châu Á và châu Âu.

C. Châu Á và châu Phi.

D. Châu Âu và châu Phi.

Câu 2. Sông Mê Kông chảy qua địa phận:

A.  4 nước.

B. 5 nước.

C. 6 nước.

D. 7 nước.

Câu 3.  Quốc gia Đông Nam Á có lãnh thổ nằm hoàn toàn trong nội địa:

A. Việt Nam.

B. Thái Lan.

C. Cam-pu-chia.

D. Lào.

Câu 4.  Phần đất liền nước ta nằm giữa các vĩ tuyến:

A. 8023’B- 23034’B

B. 8034’B- 23023’B

C. 8023’N- 23034’N

D. 8034’B- 23023’N

B. Phần tự luận (8 điểm):

Câu 5. (5 điểm)

a.   Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.

b.   Trình bày đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên.

c.   Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.

Câu 6. (3 điểm)

 Cho bảng số liệu sau:

Diện tích rừng Việt Nam (Đơn vị: triệu ha)

Năm

1943

1993

2001

Diện tích rừng

14,3

8,6

11,8

 

a.   Tính tỉ lệ (%) độ che phủ rừng so với đất liền (làm tròn là 33 triệu ha).

b.   Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đó.

ĐÁP ÁN

A. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

C

D

B

Thang điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

 

B. Phần tự luận: (8,0 điểm)

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

5

a.

Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta :

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.

0,5

- Sông ngòi nước ta có hai hướng chính là tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.

0,5

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

0,5

- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.

0,5

b.

Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

- Vị trí nội chí tuyến

0,5

- Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

0,5

- Cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

0,5

 - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

0,5

c.

Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, thể hiện:

- Có 5 000 điểm quặng với gần 60 loại khoáng sản khác nhau.

0,5

- Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn : than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm).

0,5

6

a.

Tính tỉ lệ độ che phủ rừng : 

- 1943 : 43,3 %

- 1983 : 26,1%

- 2001 : 35,8%

1,5 đ

b.

Vẽ biểu đồ :

- Biểu đồ tròn : 3 hình tròn bán kính bằng nhau. Có tên biểu đồ, ghi tên biểu đồ, chú thích đầy đủ.

1,5đ

 
---(Hết đề thi số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: ( 3 điểm )Tính chất nhiệt đới gió mùa của Việt Nam thể hiện như thế nào ?

Câu 2: ( 3 điểm )Nêu  đặc điểm sông ngòi nước ta ?  tại sao sông ngòi nước ta lại có các mùa rất rõ rệt ?

Câu 3: ( 1 điểm ) Vì sao tính chất nhiệt đới của miền bắc và Đông bắc bộ bị giảm sút mạnh mẽ ?

Câu 4: ( 3 điểm ): Cho bảng số liệu các nhóm đất chính của Việt Nam

Nhóm đất

Tỉ lệ % diện tích đất tự nhiên

Feralit đồi núi thấp

65

Miền núi cao

11

Đất phù sa

24

 

a)   Hãy vẽ biểu  đồ thể hiện  cơ cấu diện tích ba nhóm đất của Việt Nam

b)   Từ đó rút ra nhận xét.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1:

(3 điểm)

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu Việt Nam thể hiện là:

a. Biểu hiện của tính chất nhiệt đới:

   - Bức xạ mặt trời lớn, đạt trên 1 triệu kcal/m2/năm.

   - Số giờ nắng cao, đạt 1400 - 3000 giờ/năm

   - Nhiệt độ trung bình khá cao, vượt 210C (trừ các vùng núi cao trên 1000m)

b. Tính chất gió mùa:

   - Một năm có hai mùa phù hợp với hai mùa gió:

   - Mùa đông lạnh khô với gió đông Bắc.

   - Mùa hạ nóng ẩm với gió Tây Nam.

c. Biểu hiện của tính chất ẩm ướt:

   - Độ ẩm không khí cao (>80%).

   - Lượng mưa lớn 1500-2000mm.

 

 

 

0,25

0,25

0,5

 

 

0,5

0,25

0,25

0,5

0,5

Câu 2:

(3 điểm)

* Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta:

   - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

   - Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung

   - Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt

   - Sông ngòi nước ta co lượng phù sa lớn

* Sông ngòi nước ta có hai mùa lũ vì: Nước ta có hai mùa khí hậu. Mùa lũ trùng với mùa gió Tây Nam (mùa mưa), mùa cạn trùng với mùa gió Đông Bắc (mùa khô)

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

1,0

 

Câu 3:

(1 điểm)

* Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ là do:

    - Vị trí địa lí tiếp giáp với khu vực ngoại chí tuyến.

    - Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc

    - Địa hình núi thấp, hướng núi vòng cung nên đón gió Đông Bắc vào sâu đất liền.

 

0,25

0,25

0,5

Câu 4:

(3 điểm)

a. Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ hình tròn, đẹp, chính xác, có tên biểu đồ, chú giải.

b. Nhận xét:

- Đất ở nước ta rất đa dạng.

- Trong cơ cấu ba nhóm đất chính của nước ta thì nhóm đất Feralit đồi núi chiếm tỉ lệ lớn nhất 65 %

- Nhóm đất phù sa chiếm tỉ lệ khá cao( 25%)

- Nhóm đát mùn núi cao chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, là 11%

2

 

 

0,25

0,25

 

     0,25

     0,25

 

---(Hết đề thi số 2)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2 điểm) Cho biết Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập ngày,  tháng, năm nào? Khi mới thành lập có những nước nào tham gia? Việt Nam là thành viên thứ mấy? Gia nhập năm nào?            

Câu 2: (2 điểm) Trình bày đặc điểm lãnh thổ phần đất liền nước ta.

Câu 3: (2 điểm) Vì sao sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc?

Câu 4: (2 điểm) Trình bày đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam.

Câu 5: (2 điểm) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp và nhận xét về cơ cấu diện tích đất của nước ta theo số liệu sau:

             - Đất Feralit:            65% diện tích đất.

               - Đất mùn núi cao:   11% diện tích đất.

             - Đất phù sa:             24 % diện tích đất.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Biểu điểm

1

 

-   Hiệp hội các nước ĐNA được thành lập ngày 8/8/1967

-   Khi mới thành lập có 5 thành viên: Ma- lai- xi-a, Phi- lip-  Phin, In- đô nê- xi- a, Thái Lan, Sin- ga- po

-   Việt Nam là thành viên thứ 7

-   Việt Nam gia nhập năm 1995

 2 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

 

0.5 điểm

0.5 điểm

2

 Đặc điểm Đặc điểm lãnh thổ phần đất liền:

  - Phần đất liền nước ta có hình chữ S, kéo dài theo chiều Bắc Nam 1650 km, tương đương 15o vĩ độ.

  - Hẹp chiều ngang theo chiều Tây – Đông là 50 km thuộc Quảng Bình.

  - Đường bờ biển uốn cong hình chữ S, dài 3260 km.

  - Đường biên giới trên đất liền dài 4550km, giáp TQ, Lào, CPC, làm thành khung cơ bản của lãnh thổ Việt Nam.

2 điểm

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

0.5 điểm

3

 Sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc vì:

  - Lãnh thổ nước ta hẹp chiều ngang, kéo dài trên nhiều vĩ độ

  -  Lãnh thổ nước ta nằm sát biển.

  -  Địa hình nước ta nghiêng theo hướng Tây bắc - Đông nam.

  -  Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, các dãy núi lan sát ra biển.

2 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

4

 

  - Là nước nhiệt đới gió mùa ẩm.

  -  Là nước nằm ven biển, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

  - Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi.

  - Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp.

2 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

 

0.5 điểm

0.5 điểm

...

-(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (4,0 điểm)

Cho biết tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện trong các thành phần tự nhiên Việt Nam như thế nào?

Câu 2: (3,0 điểm)

   Nêu những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất. Vì sao phải bảo vệ nguồn nước sông trong sạch?

Câu 3: (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

        Tổng diện tích rừng ở nước ta qua các năm (Đơn vị: triệu ha)

 

Năm

1943

1976

1983

1995

1999

2003

2005

Diện tích

14,3

11,1

7,2

9,3

10,9

12,1

12,7

 

a-   Nêu nhận xét và giải thích về xu hướng biến động diện tích rừng Việt Nam.

b-   Vì sao phải bảo vệ rừng?

ĐÁP ÁN

Câu 1: 

* Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện trong các thành phần tự nhiên Việt Nam:

- Địa hình: Đất đá bị phong hóa mạnh; hiện tượng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi diễn ra mạnh mẽ; dạng dịa hình các-xtơ rất phổ biến ở vùng núi đá vôi của nước ta.

- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm của không khí trên cả nước cao trên 21o C, độ ẩm cao trên 80%. Mưa nhiều từ 1500 – 2000mm/năm. Các nơi đều có hai mùa: mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.

- Thủy văn: mạng lưới sông ngòi dày đặc (cả nước có 2360 con sông dài trên 10 km); thủy chế của sông có hai mùa nước (mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt, mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm)

- Thổ nhưỡng: Đất feralit ở vùng đồi núi chiếm tới 76% diện tích và 24% đất phù sa ở đông bằng là hệ quả của tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Hiện tượng đá ong hóa trên các vùng đất đồi núi.

 

- Sinh vật: rừng rậm nhiệt đới, cây cối quanh năm xanh tốt, phong phú về số loài thực động vật (14 600 loài thực vật, 11 200 loài động vật)                        

Câu 2:

Những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất:

- Thuận lợi: cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện; nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giao thông vận tải, du lịch…

- Khó khăn: chế độ nước thất thường, gây ngập úng (nhất là đồng bằng sông Cửu Long), lũ quét ở miền núi…

 

- Lí do phải bảo vệ nguồn nước sông: sông ngòi nước ta bị ô nhiễm, do chặt phá rừng ở miền núi; do rác thải và các hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp, khu dân cư,… điều này sẽ ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

Câu 3:

a- Nhận xét và giải thích về xu hướng biến động diện tích rừng

Việt Nam :

- Giai đoạn 1943 – 1983, diện tích rừng giảm mạnh chủ yếu do chiến tranh, do nhu cầu phát triển kinh tế, và nhất là do ý thức

chưa tốt của một số người dân đối với vấn đề khai thác và bảo vệ rừng.

- Giai đoạn 1983 – 2005, diện tích rừng có xu hướng tăng dần liên quan đến chính sách bảo vệ rừng, trồng rừng, giao đất, giao rừng cho người dân… của Nhà nước.

b- Bảo vệ rừng sẽ:

- Góp phần điều hòa không khí, giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí

 hậu, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm.

 

- Góp phần cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp dược liệu, phát triển du lịch….

---(Hết đề thi số 4)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (3,0 điểm)

Hãy nêu những giá trị của tài nguyên sinh vật và nguyên nhân của sự suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.

Câu 2: (4,0 điểm)

Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Yếu tố tự nhiên nào đã tạo nên tính chất khí hậu đặc biệt của miền này?

Câu 3: (3,0 điểm)

   Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Loại đất

Tổng diện tích đất tự nhiên (%)

Feralit đồi núi thấp

65%

Mùn núi cao

11%

Phù sa

24%

 

 a/ Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính ở nước ta?

 b/ Nhận xét về nơi phân bố của ba nhóm đất  nêu trên?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

* Giá trị của tài nguyên sinh vật:

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (đinh, lin, lát hoa, cẩm lai…) và thủ công nghiệp (mây, tre nứa…), công nghiệp dược liệu (tam thất, ngũ gia bì,, ngải cứu, quế…).

- Là nguồn thức ăn của con người (nấm hương, mộc nhĩ, măng, hạt dẻ, củ mài…).

- Là tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn….

- Có khả năng phục hồi và phát triển.

- Động vật cho nhiều sản phẩm làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp con người.

 

* Tài nguyên sinh vật đang bị suy giảm, nguyên nhân: do chiến tranh hủy diệt, cháy rừng, khai thác quá mức tái sinh của rừng….

Câu 2:

* Đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:

- Địa hình cao nhất Việt Nam, nhiều núi cao, thung lũng sâu. Hướng núi tây bắc – đông nam.

- Khí hậu: Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, mùa hạ có gió phơn Tây nam khô nóng.

- Tài nguyên khoáng sản phong phú; sông ngòi nhiều thác ghềnh → giàu tiềm năng thủy điện; sinh vật biển giàu có; nhiều bãi biển đẹp có giá trị du lịch.

* Địa hình đã tạo nên tính chất khí hậu đặc biệt của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:

- Về mùa đông, các đợt gió mùa Đông Bắc lạnh đã bị dãy Hoàng Liên Sơn chặn lại và nóng dần lên khi đi xuống phía nam. Do đó mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm.

 

- Về mùa hạ, các đợt gió mùa Tây Nam từ vịnh Ben - gan tới, vượt qua dãy Trường sơn, trở nên khô nóng, ít mưa.

Câu 3:

a/ Vẽ biểu đồ :  

-Vẽ biểu đồ hình tròn, chia tỉ lệ đúng theo số liệu đã cho, chính xác, chú thích đầy đủ, ghi tên biểu đồ.

b/ Nhận xét nơi phân bố :

- Đất Feralit đồi núi thấp chiếm tỉ trọng và qui mô lớn nhất, 65%

diện tích đất tự nhiên, vì nước ta chủ yếu là đồi núi thấp.

- Đất phù sa chiếm  tỉ trọng và qui mô đứng thứ hai, 24% diện tích đất tự nhiên, tập trung  chủ yếu ở các đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.                                                                                                                

 

 - Đất mùn núi cao chiếm tỉ trọng và qui mô nhỏ nhất, 11% diện tích đất tự nhiên, vì diện tích núi cao nước ta ít.           

---(Hết đề thi số 5)---

 

Trên đây là một phần nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Đồng Tiến. Để xem nhiều tài liệu hữu ích khác các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?