Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Phạm Hữu Lầu

TRƯỜNG THCS PHẠM HỮU LẦU

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I: Phần đọc - hiểu (3,0 điểm):

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Câu 1: (0,5 điểm) Bài ca dao trên viết theo thể thơ nào?

Câu 2. (0,5 điểm) Xác định thành ngữ có trong bài ca dao trên

Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra hai biện pháp tu từ nổi bật trong bài ca dao trên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó

Câu 4. (1 điểm) Bài ca dao trên gợi cho người đọc tình cảm gì?

Phần II. Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Từ tình cảm của nhân vật trữ tình trong văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 12 dòng) trình bày tình cảm của em đối với quê hương.

Câu 2. (5 điểm) Giải thích câu nói: “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người.”

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I: Phần đọc - hiểu (3,0 điểm)

Câu 1:

- Thể thơ: Lục bát

Câu 2:

- Thành ngữ:  dãi nắng dầm sương

Câu 3:

- Hai biện pháp tu từ nổi bật: Điệp ngữ và liệt kê.

- Tác dụng:

+ Điệp ngữ: “nhớ” : nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, triền miên khôn  nguôi của người xa quê.

+ Liệt kê: “quê nhà, rau muống, cà dầm tương, ai dãi nắng dầm sương, ai tát nước bên đường”: thể hiện nỗi nhớ từ trừu tượng đến cụ thể về quê hương.

Câu 4:

- Văn bản gợi cho người đọc về tình yêu quê hương đất nước. 

Phần II. Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1:

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn: Nêu được vấn đề; Phát triển đoạn: Triển khai được vấn đề; Kết đoạn: Kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Tình cảm của em đối với quê hương.

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Có thể viết đoạn văn theo 2 hướng sau:

- Bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp về tình yêu của mình đối với quê hương.

Hoặc:

- Bộc lộ tình cảm gián tiếp đối với quê hương thông qua các hình ảnh, cảnh vật gắn bó với quê hương.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

---(Để xem tiếp đáp án của phần Tạo lập văn bản vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. Câu đặc biệt in đậm trong câu thơ: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”(Thế Lữ) có tác dụng gì?

A. Dùng để liệt kê                                               

B. Dùng để gọi đáp

C. Dùng để bộc lộ cảm xúc                                                                                       

D. Dùng để xác định thời gian

Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?

A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.        

B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông

C. Uống nước nhớ nguồn.                        

D. Người ta là hoa đất.

Câu 3. Nhận xét sau đây là nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của văn bản nào?

“Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận”

A. Đức tính giản dị của Bác Hồ                      

B. Ý nghĩa văn chương                                  

C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Câu 4. Thành phần trạng ngữ được in đậm trong câu dưới đây là thành phần trạng ngữ nào?

"Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa."

A. Chỉ thời gian                                                                                 

B. Chỉ nơi chốn

C. Chỉ nguyên nhân                                                   

D. Chỉ mục đích         

Câu 5. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì?

A. Câu bị động.                                                

B. Câu chủ động.

C. Câu rút gọn.

Câu 6. Tại sao trạng ngữ trong trường hợp: “Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.” (Theo báo Văn nghệ) người nói lại tách thành câu riêng?

A. Để nhấn mạnh ý                                                                            

B. Để chuyển ý          

C. Để bổ sung ý                                             

D. Để nối kết các câu 

Câu 7. Mục đích của phép lập luận chứng minh là

A. Trình bày những hiểu biết của người viết về một vấn đề cụ thể              

B. Giải thích một ý kiến, một quan điểm

C. Bình luận, đánh giá một tác phẩm, một hiện tượng

D. Khẳng định sự đúng đắn của một vấn đề nào đó  

Câu 8. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào thuộc tục ngữ của địa phương Nam Định?

A. Tấc đất tấc vàng                                                                

B. Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ

C. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây   

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (1 điểm): Trình bày mục đích của việc rút gọn câu?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày khái niệm câu chủ động và câu bị động? Mỗi thể loại câu cho một ví dụ minh họa.

Câu 3 (3 điểm): Cho đoạn văn sau:

“Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừ nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.”

a. Đoạn văn được trích từ văn bản nào, của tác giả nào?

b. Nêu nội dung của văn bản đó.

c. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn trên và cho biết trạng ngữ đó có ý nghĩa gì?

Câu 4 (4 điểm) Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết bài văn chứng minh luận điểm: Bác Hồ sống thật giản dị.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).

Câu 2:

- Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

- Ví dụ (học sinh lấy ví dụ đúng)

- Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

- Ví dụ (học sinh lấy ví dụ đúng)

Câu 3:

a.

- Trích từ tác phẩm “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”.

- Tác giả: Đặng Thai Mai.

b.

- Bài văn chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.

c.

- Trạng ngữ: “Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây”.

- Trạng ngữ chỉ cách thức.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm.

Câu 1. Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì? 

“Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.”

(Vũ Bằng)

A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp.

B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu.

C. Dùng để biểu thị sự liệt kê.

D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?

A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông.

C. Uống nước nhớ nguồn.

D. Người ta là hoa đất.

Câu 3. Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ? “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. [...]

(Thép Mới) 

A. Một trạng ngữ.

B. Hai trạng ngữ.

C. Ba trạng ngữ.

D. Bốn trạng ngữ.

Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì?

A. Câu bị động.

B. Câu chủ động.

C. Câu rút gọn.

D. Câu đặc biệt.

Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị làm chủ ngữ trong câu?

A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực thi đua học tốt.

B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi.

D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui.

Câu 6. Xác định phép tu từ trong câu văn sau:

“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

(Hồ Chí Minh)

A. Điệp ngữ.

B. Nhân hoá.

C. Liệt kê.

D. Ẩn dụ.

Câu 7. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt:  “Mệt quá!”

A. Xác định thời gian.

B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

C. Gọi đáp.

D. Tường thuật.

Câu 8. Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?

A. Ở đâu.

B. Chỗ nào.

C. Nơi đâu.

D. Khi nào.

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

 (Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm)

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm)

PHẦN III: TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)

Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. TIẾNG VIỆT

Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm; Câu trả lời sai 0 điểm

1. B

2. C

3. B

4. A

5. D

6. C

7. B

8. D

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chủ yếu: Nghị luận.

---(Đáp án chi tiết của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---         

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (1 điểm)

1.1. Ca dao có câu:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3

Câu ca trên gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Câu tục ngữ nào em đã học trong chương trình Ngữ văn 7 cũng có ý nghĩa nhắc nhở về truyền thống tốt đẹp này?

1.2. Ở tục ngữ, thành phần nào của câu thường được rút gọn? Vì sao?

Câu 2: (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

(Hà Ánh Minh, Ca Huế trên sông Hương, Ngữ văn 7, tập 2, trang 101, 102)

2.1. Tìm và nêu tác dụng của các phép liệt kê được sử dụng ở ngữ liệu.

2.2. Từ những gợi dẫn ở ngữ liệu và hiểu biết của bản thân, em hãy giới thiệu với bạn bè về ca
Huế- một nét đẹp văn hóa của quê hương. (Trả lời ngắn gọn, không quá ½ trang giấy thi)

Câu 3: (5 điểm)

Có ý kiến cho rằng nhà là nơi không cần quá rộng, chỉ cần nơi ấy có đủ yêu thương. Bằng những hiểu biết và trải nghiệm của bản thân, hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện suy nghĩ của em về ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (1 điểm)

1.1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

1.2 Ở tục ngữ, thành phần nào của câu thường được rút gọn? Vì sao?

- Chủ ngữ thường được rút gọn.

- Tục ngữ là những lời khuyên, kinh nghiệm mà ông cha ta truyền lại cho con cháu. Đối tượng
mà nó hướng đến là chung tất cả mọi người chứ không riêng ai => rút gọn chủ ngữ.

Câu 2:

2.1. Các phép liệt kê:

- buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn

- nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân

- không vui, không buồn

- có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán

- thong thả, trang trọng, trong sáng

- tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

- Tác dụng: Gợi lên sự phong phú, đa dạng của những làn điệu ca Huế với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ đó mở ra một nội tâm phong phú, âm thầm, kín đáo của con người xứ Huế.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Phạm Hữu Lầu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?