TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI | ĐỀ THI HK2 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1. Hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng: (2,0 điểm).
1. Ếch sinh sản:
A. Thụ tinh trong và đẻ con B. Thụ tinh ngoài và đẻ trứng
C. Thụ tinh trong và đẻ trứng D. Thụ tinh trong.
2. Ở chim bồ câu mái chỉ buồng trứng bên trái phát triển có tác dụng:
A. Vì chim đẻ số lượng trứng ít.
B. Giảm trọng lượng cơ thể.
C. Vì khả năng thụ tinh cao.
D. Vì chim có tập tính nuôi con.
3. Cá voi được xếp vào lớp Thú vì:
A. Hô hấp bằng phổi, sống trong nước.
B. Hô hấp bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa
C. Hô hấp bằng phổi, kích thước cơ thể lớn.
D. Hô hấp bằng phổi, không có răng
4. Bộ tiến hóa nhất trong lớp thú:
A. Bộ dơi. B. Bộ móng guốc. C. Bộ linh trưởng. D. Bộ ăn thịt.
5. Ong mắt đỏ dùng để tiêu diệt sâu đục thân ở lúa là sử dụng:
A. Thiên địch đẻ trứng kí sinh lên sinh vật gây hại
B. Gây vô sinh sinh vật gây hại
C. Vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
D. Thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật hại
6. Để bảo vệ động vật quý hiếm chúng ta cần phải làm gì?
A. Nuôi để khi thác động vật qúy hiếm
B. Nhân giống động vật quý hiếm trong vườn quốc gia
C. Đưa động vật quý hiếm về nuôi trong gia đình
D. Săn tìm động vật quý hiếm
7. Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng là:
A. Màu lông nhạt, lớp mỡ dưới da dày, chân dài
B. Màu lông sẫm, lớp mỡ dưới da dày, chân dài
C. Màu lông trắng, có bướu mỡ, chân ngắn
D. Màu lông nhạt, có bướu mỡ, chân dài.
8. Nơi có sự đa dạng sinh học ít nhất là:
A. Cánh đồng lúa B. Biển C. Đồi trống D. Sa mạc
Câu 2. Em hãy chọn những cụm từ sau đây để điền vào chỗ trống cho thích hợp: Cóc nhà, kanguru, thú mỏ vịt, chim bồ câu: (1 điểm).
1. .............................. là động vật hằng nhiệt có cấu tạo thích nghi với đời sống bay, chi trước biến đổi thành cánh.
2. .............................. có chi sau lớn khỏe, vú có tuyến sữa, con sơ sinh chỉ lớn bằng hạt đậu, sống trong túi da ở bụng thú mẹ.
3. .............................. ưa sống trên cạn hơn ở nước, da sù sì có nhiều tuyến độc, nếu ăn phải nọc độc sẽ chết người.
4. .............................. có mỏ dẹp sống vừa ở nước vừa ở cạn, đẻ trứng, có tuyến sữa nhưng chưa có vú.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):
Câu 1 (3 điểm) Trình bày nhũng đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của Ếch? Vẽ và ghi chú thích các phần cấu tạo của bộ não Ếch?
Câu 2. (2,5 điểm): Hãy trình bày đặc điểm chung của lớp Thú?
Câu 3 (1,5 điểm): Minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của bò sát?
ĐÁP ÁN
Câu | Trắc Nghiệm | ||||||||||||||||
1 |
| ||||||||||||||||
2 | 1. Chim bồ câu; 2. Kanguru; 3. Cóc nhà; 4. Thú mỏ vịt. |
----
-(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Khoanh tròn vào các câu trả lời đúng (1 điểm)
a) Ếch đồng có hiện tượng trú đông ...
b) Ếch đồng có hiện tượng di cư mùa đông.
c) Ếch đồng là động vật biến nhiệt
d) Ếch đồng là động vật hằng nhiệt
e) Thằn lằn bóng đuôi dài có trứng được thụ tinh trong.
f) Thằn lằn bóng đuôi dài có trứng được thụ tinh Ngoài.
g) Trứng thằn lằn bóng đuôi dài có vỏ dai nhiều noãn hoàn.
k) Trứng thằn lằn bóng đuôi dài có vỏ đá vôi nhiều noãn hoàn.
Câu 2. Điền vào chổ trống sao cho đúng (1điểm)
Cho các cụm từ: tập tính, hình thái, thấp, cao.
Sự đa dạng loài được thể hiện bằng sự đa dạng về đặc điểm (1)..................và (2).................. của từng loài. Ở môi truờng đới lạnh và hoang mạc đới nóng độ đa dạng động vật (3).............. Ở môi truờng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm độ đa dạng động vật (4).............
Câu 3: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A.
Cột A | Cột B | Câu trả lời |
1. Lớp lưỡng cư | a. Hô hấp bằng mang | 1........ |
2. Lớp bò sát | b. Hô hấp bằng phổi | 2...... |
3. Lớp chim | c. Hô hấp bằng da | 3......... |
4. Lớp thú | e. Hô hấp bằng da và phổi | 4......... |
f. Hô hấp bằng phổi và túi khí |
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 4. (2 điểm) Trình bày đặc điểm kiểu bay vỗ cánh ở chim? Cho ví dụ chim có kiểu bay lượn, và kiểu bay vỗ cánh?
Câu 5. (2 điểm) Thế nào là Sinh sản vô tính sinh sản hữu tính, lấy ví dụ cho mỗi hình thức?
Câu 6. (3,0 điểm) Hãy nêu đặc điểm của thú móng guốc? phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ? Cho ví dụ thú móng Guốc và từ đó xếp chúng vào các bộ thú móng Guốc
ĐÁP ÁN
Câu | Trắc Nghiệm | |||||||||||||||||||||||||||
|
|
----
-(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (4 đ): Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
Câu 2 (2 đ): Thế nào là hiện tượng thai sinh? Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
Câu 3 (4 đ): Thế nào là động vật quý hiếm? Nêu các biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm? Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ động vật quý hiếm ở Việt Nam?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | hân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay. Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh. Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh. Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng. Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ. Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ. Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông. |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (3,5 điểm) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay.
Câu 2: (3,0 điểm) Nêu đặc điểm chung của lớp thú.
Câu 3: (2,5 điểm) Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học.
Câu 4: (1,0 điểm) Hãy kể các hình thức sinh sản của đông vật và sự phân biệt các hình thức sinh sản đó?
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung |
1 | · Thân: Hình thoi -> Giảm sức cản không khí khi bay (0,5đ) · Chi trước: Cánh chim -> Quạt gió (động lực của sự bay) cản không khí khi hạ cánh (0,5đ) · Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau -> Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh (0,5đ) · Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng -> Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng (0,5đ) · Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp -> Giữ nhiệt làm cơ thể nhẹ (0,5đ) · Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm, không có răng -> Làm đầu chim nhẹ (0,5đ) · Cổ: Dài, khớp đầu với thân -> Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông. (0,5đ) |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
(Chọn một phương án A, B, C hoặc D và ghi vào bài làm)
1. Loài nào sau đây thuộc Lớp động vật biến nhiệt
A. Cá voi B. Chim bồ câu C. Thỏ D. Thằn lằn bóng
2. Hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là:
A. Thiên địch không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
B. Tiêu diệt được tất cả các loài sinh vật.
C. Hiệu quả nhanh hơn biện pháp hóa học.
D. Gây ô nhiễm môi trường,
3. Muốn bảo vệ Loài lưỡng cư chúng ta phải:
A. Tiêu diệt phục vụ đời sống B. Sử dụng thiên địch
C. Sử dụng thuốc trừ sâu D. Bảo vệ và gây nuôi chúng trong mùa sinh sản.
4. Để duy trì đa dạng sinh học ta cần phải làm gì?
A. Khai thác rừng triệt để B. Cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi.
C. Thải chất thải gây ô nhiễm D. Buôn bán động vật trái phép
5. Động vật ở môi trường đới nóng có đặc điểm thích nghi nào dưới đây?
A. Có bộ móng rộng B. Lớp mỡ dưới da dày
C. Chân cao, móng rộng D. Thay đổi màu lông
6. Cá cóc Tam Đảo thuộc lớp
A. Cá B. Lưỡng cư C. Bò sát D. Thú
7. Hệ tuần hoàn của lưỡng cư tiến hóa hơn cá?
A. Tim 3 ngăn, máu pha nuôi cơ thể B. Tim 4 ngăn, máu pha nuôi cơ thể
C. Tim 3 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể D. Tim 4 ngăn, máu tươi nuôi cơ thể
8. Động vật môi trường nhiệt đới nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng là do:
A. Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết B. Khí hậu rất nóng và khô
C. Khí hậu nóng ẩm, tương đối ổn định D. Thường xuyên xảy ra động đất
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Bài 1. Thú có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Cho ví dụ.
Bài 2. Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh. Giải thích?
Bài 3. Nêu các biện pháp cần thiết để phòng chống dịch cúm A – H5N1?
Bài 4. Động vật ngày nay có nguy cơ suy giảm rất cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do dâu? Ta cần phải làm gì để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng nói riêng và đa dạng sinh học nói chung?
ĐÁP ÁN
Câu | Trắc Nghiệm | ||||||||||||||||
1 |
|
-----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Trãi có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: