Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Trung Trực có đáp án

TRƯỜNG THCS

NGUYỄN TRUNG TRỰC

ĐỀ THI HK2

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 7

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Đặc điểm có chai mông lớn, túi má lớn, đuôi dài có ở thú nào dưới đây?

A. Vượn B. Tinh tinh

C. Đười ươi D. Khỉ

2. Lớp Chim sống ở những môi trường nào sau đây?

A. Ở cạn

B. Ở nước

C. Ở không khí

D. Cả A, B và C đều đúng

3. Hàm không có răng, có mai và yếm là đặc điểm của động vật nào dưới đây?

A. Cá sấu, rùa

B. Rắn ráo

C. Rùa

D. Cả A, B và C đều đúng

4. Hươu cao cổ có bao nhiêu đốt sống cổ?

A. 7 đốt B. 8 đốt

C. ít đốt D. Nhiều đốt

5. Các răng đều nhọn, răng hàm có 3 đến 4 mấu sắc nhọn, là bộ răng của động vật nào dưới đây?

A. Bộ Ăn thịt

B. Bộ Ăn sâu bọ

C. Bộ Gặm nhấm

D. Cả A và B.

6. Lớp Thú sống ở những môi trường nào dưới đây?

A. Ở cạn B. Ở nước

C. Trên không D. Cả A, B và C

7. Biện pháp đấu tranh sinh học có nhược điểm là:

A. Không diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.

B. Loài này bị tiêu diệt tạo điều kiện cho loài khác phát triển

C. Một loài thiên địch vừa có ích vừa có hại

D. Cả A, B và C đều đúng

8. lợi ích của đa dạng sinh học là:

A. Cung cấp thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm công nghiệp

B. Có tác dụng khống chế sinh học

C. Có giá trị văn hoá

D. Cả A, B và C đều đúng.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Nêu vai trò của bò sát đối với đời sống con người?

Câu 2. Trình bày xu hướng tiến hóa về cơ thể ở động vật có xương sống.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Trắc Nghiệm

 

1

2

3

4

5

6

7

8

D

D

C

A

B

D

D

D

 

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Hệ thần kinh của thằn lằn phát triển hơn so với hệ thần kinh của ếch là do:

A. Não trước phát triển

B. Tiểu não phát triển

C. Não trước và thuỳ thị giác phát triển

D. Não trước và tiểu não phát triển

2. Để thích nghi với đời sống bay lượn thì chim bồ câu có đặc điểm cấu tạo ngoài như sau:

A. Thân hình thoi được phủ bằng lớp lông vũ

B. Hàm không có răng

C. Chi trước biến đổi thành cánh

D. Cả A, B và C đều đúng.

3. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:

A. Không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.

B. Ưu thế hơn so với sinh sản hữu tính

C. Có sự thụ tinh

D. Cả A, B và C đều đúng

4. Động vật thích nghi với môi trường đới lạnh có đặc điểm:

A. Lớp mỡ dưới da rất dày

B. Bộ lông dày

C. Lông có màu trắng (mùa đông)

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 2. Nối các thông tin ở cột A với các thông tin ở cột B sao cho phù hợp:

A

Nối

B

1. Động mạch

 

a. Phối hợp các cử động phức tạp của cơ thể

2. Tĩnh mạch

 

b. Dẫn máu từ tim đến các cơ quan

3. Bán cầu não

 

c. Điều hoà hoạt động của các cơ quan

4. Tiểu não

 

d. Dẫn máu từ các cơ quan về tim

 

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Hệ tuần hoàn của lưỡng cư có gì tiến hoá hơn lớp Cá? Lợi ích của lưỡng cư?

Câu 2. Nêu đặc điểm cấu tạo hệ tuần hoàn của thỏ.

Câu 3. Giải thích tại sao mức độ đa dạng về loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa lại cao hơn ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Trắc Nghiệm

1

Câu 1

Câu 2

1

2

3

4

1

2

3

4

D

D

A

D

b

d

c

a

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1. Đánh dấu (+) vào ô chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng có đặc điểm:

A. Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày

B. Bộ lông màu nhạt giống màu cát

C. Có bướu mỡ (lạc đà)

D. Cả A, B và C đều đúng.

2. Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước là:

A. Đầu dẹp nhọn, mắt, mũi ở vị trí cao trên đầu, chi sau có màng bơi, da có chất nhầy

B. Đầu dẹp nhọn, mắt ếch lồi, có 2 mi, mi dưới trong suốt cử động được, da có chất nhầy.

C. Đầu dẹp nhọn, da có chất nhầy, mũi là cơ quan khứu giác đồng thời là cơ quan hô hấp.

D. Đầu dẹp nhọn, mũi là cơ quan hô hấp, chi sau có màng nối các ngón.

3. Đặc điểm cá voi thích nghi với đời sống ở nước là:

A. Cơ thể hình thoi, cổ không phân biệt với thân

B. Có vây đuôi nằm ngang, chi trước biến thành vây.

C. Có lớp mỡ dưới da dày nên cơ thể tuy lớn nhưng vẫn nhẹ.

D. Bán cầu não lớn, có nhiều nếp nhăn, thính giác rất phát triển.

4. Đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất là:

A. Đào hang trong đất tìm ấu trùng, sâu bọ và giun đất

B. Thị giác kém phát triển nhưng khứu giác rất phát triển

C. Chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khoẻ

D. Có những lông xúc giác dài trên mõm, thích nghi với cách thức đào bới, tìm mồi

Câu 2. Tìm những từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3... để hoàn thiện các câu sau:

Nhau thai có....... (1)......... dinh dưỡng từ .......... (2)..........vào phôi qua… (3)…...và cũng qua dày rốn và nhau thai,…….(4)……từ phôi.......…(5)……..cơ thể mẹ. Hiện tượng……(6)………có…….(7)………được gọi là hiện tượng……..(8)………..

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay với cá chép hơn?

Câu 2. Trình bày đặc điểm chung của lớp thú.

Câu 3. Trình bày sự tiến hoá của hệ thần kinh ở động vật?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Trắc Nghiệm

1

1

2

3

4

D

A

A, B, C, D

C

 

2

(1) - vai trò đưa chất, (2) - cơ thể mẹ. (3) - dây rốn,

(4) - chất bài tiết, (5) - được chuyển sang, (6) - đẻ con,

(7) - nhau thai, (8) - thai sinh

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Để bảo vệ động vật quý hiếm chúng ta cần:

A. Săn tìm động vật quý hiếm

B. Đưa động vật quý hiếm về nuôi tại gia đình.

C. Nuôi để khai thác động vật quý hiếm

D. Nhân giống trong vườn quốc gia

2. Chim bồ câu có tập tính là?

A. Sống thành đôi

B. Sống đơn độc

C. Sống thành nhóm nhỏ

D. Sống thành đàn

3. Trong các hình thức sinh sản dưới đây, hình thức được xem là tiến hoá nhất là:

A. Sinh sản vô tính

B. Sinh sản hữu tính

C. Sinh sản hữu tính và thụ tinh trong

D. Sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài

4. Những động vật nào dưới đây có 3 hình thức di chuyển?

A. Châu chấu, hươu

B. Ếch đồng, dơi

C. Vịt trời, châu chấu

D. Kăng-ga-ru, vượn

5. Ong mắt đỏ dùng để tiêu diệt sâu đục thân ở lúa là sử dụng:

A. Thiên địch đẻ trứng kí sinh lên sinh vật gây hại.

B. Gây vô sinh sinh vật gây hại

C. Vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

D. Thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật hại

6. Lớp động vật hô hấp bằng phổi là:

A. Cá và bò sát

B. Bò sát và lưỡng cư

C. Chim và thú

D. Chim và lưỡng cư

7. Hệ thần kinh tiến hoá nhất của động vật có đặc điểm:

A. Chưa phân hoá

B. Hình mạng lưới

C. Hình ống

D. Hình chuỗi hạch

8. Đặc điểm giúp thằn lằn bóng thích nghi với đời sống di chuyển trên cạn:

A. Da khô có vảy sừng

B. Thân dài, đuôi rất dài

C. Bốn chân có 5 ngón có vuốt

D. Cả B và C

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

Câu 2. Đa dạng sinh học là gì? Theo em, làm thế nào để bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nưóc ta?

Câu 3. Vì sao hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa ở thú lại tiến bộ hơn sự đẻ trứng ở chim, bò sát, lưỡng cư, cá?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Trắc Nghiệm

 

1

2

3

4

5

6

7

8

D

A

C

C

D

C

C

D

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Những động vật nào sau đây chưa có chi, sống bám?

A. Hải quỳ, san hô

B. Thuỷ tức, san hô

C. Giun nhiều tơ, hải quỳ

D. Rết, tôm

Câu 2. Những con nào sau đây thuộc bộ Guốc chẵn?

A. Lợn, bò, hà mã, trâu, hươu cao cổ.

B. Tê giác, bò, ngựa văn, voi

C. Lợn, bò, lợn vòi, ngựa, hươu

D. Trâu, hà mã, tê giác, lừa

Câu 3. Điểm giống nhau giữa lớp Chim và lớp Thú là:

A. Thụ tinh trong, đẻ trứng

B. Chăm sóc con và nuôi con bằng sữa

C. Cơ quan hô hấp là ống khí

D. Là động vật hằng nhiệt

Câu 4. Châu chấu, ếch đồng, kăng-ga-ru, thỏ ngoài hình thức di chuyển cơ bản của chúng còn có chung hình thức di chuyển là:

A. Nhảy đồng thời bằng hai chân

B. Bò

C. Đi

D. Leo trèo bằng cách cầm nắm

Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây chứng tỏ cá voi thích nghi hoàn toàn ở nước?

A. Cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn, lớp mỡ dưới da rất dày

B. Chi trước biến đổi thành bơi chèo, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc

C. Đẻ con và nuôi con bằng sữa

D. Câu A và B.

Câu 6. Dơi là thú bay lượn được là nhờ:

A. Thân hình thoi, cánh có nhiều lông mao

B. Cánh có màng da rộng phù lông mao thưa, mềm nối liền cánh tay, ống tay, xương bàn tay, các xương ngón với mình, chi sau và đuôi

C. Thân nhỏ, xương nhẹ

D. Câu B và C đúng

Câu 7. Tập tính kiếm ăn của thỏ là:

A. Buổi chiều

B. Buổi sáng và buổi trưa

C. Buổi chiều và ban đêm

D. Buổi trưa

Câu 8. Những động vật nào có tên dưới đây có 3 hình thức di chuyển?

A. Châu chấu, vịt trời

B. Ếch đồng, vượn

C. Vịt trời, gà gô

D. Cá chép, giun đất

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Dơi giống chuột, lại biết bay vậy dơi có họ hàng gần với vịt trời hay chuột?

Câu 2. Dựa vào bộ răng phân biệt 3 bộ thú: Ăn sâu bọ, Gặm nhấm, Ăn thịt.

Câu 3. Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Trắc Nghiệm

 

1

2

3

4

5

6

7

8

A

A

D

A

D

D

C

A

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Trung Trực có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?