TRƯỜNG THCS BẮC SƠN | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 7 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Em hãy trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật?
Câu 2. Lập bảng so sánh chính sách ngoại giao, ngoại thương của thời Nguyễn có gì khác so với thời Quang Trung?
Nội dung | Thời Quang Trung | Thời Nguyễn |
Ngoại giao | ||
Ngoại thương |
Câu 3. Quang Trung đã thực hiện chính sách gì để củng cố quốc phòng và mở rộng ngoại giao?
Câu 4. Tại sao phong trào nổi dậy của nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX diễn ra dồn dập, mãnh liệt nhưng vẫn chưa làm phát sinh một cuộc khởi nghĩa có tính tập trung, kết tinh của toàn bộ phong trào như khởi nghĩa Tây Sơn ở thế kỉ XVIII?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Em hãy trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật?
Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật:
- Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp chủ yếu làm cho bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ. Vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo, Lê Thánh Tông chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên.
- Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.
Câu 2. Lập bảng so sánh chính sách ngoại giao, ngoại thương của thời Nguyễn có gì khác so với thời Quang Trung?
Nội dung | Thời Quang Trung | Thời Nguyễn |
Ngoại giao | Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc | - Thuần phục nhà Thanh - Đối với các nước phương Tây: khước từ mọi tiếp xúc |
Ngoại thương | - Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế - "Mở cửa ải, thông chợ búa" | - Buôn bán với các nước: Trung Quốc, Xin-ga-po, Xiêm, Mã Lai - Không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng đã quy định. |
Câu 3. Quang Trung đã thực hiện chỉnh sách gì để củng cố quốc phòng và mở rộng ngoại giao?
- Quang Trung tiếp tục thi hành chính sách quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính.
- Xây dựng quân đội mạnh gồm:
+ Bộ binh, tượng binh và kị binh.
+ Thuyền chiến có nhiều loại, loại lớn có thể chở được voi chiến (hoặc 500 - 600 lính) và hàng chục đại bác.
Ngoại giao: Quang Trung thực hiện chủ trương mềm dẻo với nhà Thanh (đặt quan hệ thân thiện, hòa hiếu, mở cửa ải thông thương hàng hóa giữa 2 nước, cho lập đền thờ tướng giặc Sầm Nghi Đổng tại Thăng Long...) mặt khác vẫn kiên quyết bảo vệ vững chắc sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Câu 4. Tại sao phong trào nổi dậy của nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX diễn ra dồn dập, mãnh liệt nhưng vẫn chưa làm phát sinh một cuộc khởi nghĩa có tính tập trung, kết tinh của toàn bộ phong trào như khởi nghĩa Tây Sơn ở thế kỉ XVIII?
- Trong cục diện đấu tranh chống triều Nguyễn, các cuộc khởi nghĩa nửa đầu thế kỉ XIX diễn ra dồn dập, mãnh liệt mặc dù các cuộc khởi nghĩa nổ ra có sự liên kết, quy mô từ miền xuôi lên miền ngược song thực tế quy mô còn nhỏ, còn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, thiếu hẳn một bộ chỉ huy tài giỏi đặc biệt là vị tướng trẻ tài ba như Quang Trung.
- Bí quyết thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là do Quang Trung đã vận dụng một đường lối chiến lược và chiến thuật tài tình, độc đáo, phát huy cao độ tinh thần yêu nước của nhân dân, nắm vững thời cơ, triệt để lợi dụng nhân tố bất ngờ để tổ chức phản công quyết liệt và nhanh chóng.
- Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Quang Trung là hành quân thần tốc, tiến quân mãnh liệt, tổ chức và chỉ đạo chiến đấu hết sức cơ động. Điều mà các phong trào nổi dậy của nhân dân ta nửa đầu thế kỉ XIX không có được.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Đến thế kỉ XVI - XVII nước ta đã có quan hệ buôn bán với thương nhân những nước nào? Mối quan hệ này có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước?
Câu 2. Nghệ thuật nước ta thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX có những nét gì đặc sắc so với các thế kỉ trước đó?
Câu 3. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ và rút ra nhận xét?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Dưới thời Lê sơ, tác phẩm sử học gồm 15 quyển có tên:
A. Đại Việt sử kí.
B. Đại Việt sử kí toàn thư.
C. Lam Sơn thực lục.
D. Việt giám thông khảo tổng luận.
Câu 2. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ thể hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại:
A. Lam Sơn (Thanh Hoá).
B. Núi Chí Linh (Hải Dương).
C. Linh Sơn (Thanh Hoá).
D. Lam Kinh (Thanh Hoá).
Câu 3. Khi cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi, năm 1428 Nguyễn Trãi đã viết một áng hùng văn có tên gọi:
A. Bình Ngô đại cáo.
B. Chí Linh sơn phủ.
C. Quân trung từ mệnh tập.
D. Quốc ân thi tập.
Câu 4. Thời Lê sơ chính quyền phong kiến hoàn chỉnh nhất dưới triều:
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Thánh Tông.
C. Lê Nhân Tông.
D. Lê Thái Tông.
Câu 5. Thời Lê sơ, Ngô Sĩ Liên là tác giả của bộ:
A. Đại Việt sử kí.
B. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
C. Đại Việt sử kí toàn thư.
D. Sử kí tục biên.
Câu 6. Nội dung văn thơ thời Lê sơ có đặc điểm:
A. Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.
B. Thể hiện lòng tự hào dân tộc.
D. Phản ánh khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
D. Tất cả câu trên đúng.
Câu 7. Ông đỗ tiến sĩ năm 1442, ông là:
A. Ngô Sĩ Liên.
B. Ngô Thì Nhậm.
C. Lê Văn Hưu.
D. Nguyễn Trãi.
Câu 8. Tác phẩm địa lí Đại Việt của Nguyễn Trãi có tên:
A. Nhất thống dư địa chí.
B. Dư địa chí.
C. Hồng Đức bản đồ.
D. An Nam hình thăng đồ.
Câu 9. Tên tác phẩm nổi tiếng về y học thời Lê sơ là:
A. Bản thảo thực vật toát yếu.
B. Hải thượng y tông tâm lĩnh.
C. Phủ biên tạp lục.
D. Bản thảo cương mục.
Câu 10. Cuộc chiến tranh giữa họ Trịnh và họ Nguyễn (từ 1627 - 1672) diễn ra mấy lần? Ở đâu?
A. 7 lần. Ở Quảng Bình, Hà Tĩnh.
B. 6 lần. Ở Thanh Hoá, Nghệ An.
C. 5 lần. Ở Quảng Bình, Nghệ An.
D. 4 lần. Ở Hà Tĩnh, Nghệ An.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 22 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 - B | 2 - D | 3 - A | 4 - B | 5 - C |
6 - D | 7 - A | 8 - B | 9 - A | 10 - A |
11 - C | 12 - B | 13 - B | 14 - C | 15 - B |
16 - A | 17 - B | 18 - C | 19 - A | 20 - D |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Theo em, vì sao quân ta đã chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức Hội thề Đông Quan ngày 10 - 12 - 1427 với tướng giặc là Vương Thông?
Lê Lợi tổ chức Hội thề Đông Quan ngày 10 - 12 - 1427 với tướng giặc là Vương Thông để tạo điều kiện an toàn cho quân Minh rút quân về nước. Thể hiện lòng nhân đạo sáng ngời của Lê Lợi, của bộ chỉ huy nghĩa quân, của nhân dân ta đối với kẻ bại trận, đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc muôn đời nay:
"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chỉ nhân để thay cường bạo"
Hội thề Đông Quan, Vương Thông cam kết rút hết quân về nước. Đây là sự thất bại nhục nhã của những kẻ đi xâm lược. Đất nước sạch bóng quân thù, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.
Câu 2. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Văn học Nôm đã phản ảnh những điều gì?
Văn học Nôm thường phản ánh tâm trạng bi quan, trăn trở của kẻ sĩ trước thế sự đảo điên (như thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Mặt khác, tư tưởng nhân đạo và khuynh hướng trữ tình bắt đầu phát triển qua những truyện Nôm dài, đặc biệt là truyện Nôm khuyết danh (như Trê Cóc, Trinh Thử, Nhị Độ Mai...). Nội dung những truyện Nôm này đề cập đến vấn đề thiết thực của cuộc sống và hạnh phúc của con người, qua đó tố cáo những bất công xã hội, phơi bày sự thối nát của bộ máy quan liêu.
ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM:
1. Phong trào Tây Sơn bùng nổ vào thời gian nào?
A. 1075
B. 1010
C. 1285
D. 1771
2 Anh em Tây Sơn hạ thành Phú Xuân vào thời gian nào?
A. 1010
B. 1075
C. 1786
D. 1785
3. Anh em Tây Sơn giành thắng lợi trận Rạch Gầm - Xoài Mút vào thời gian nào?
A. 1075
B. 1785
C. 1789
D. 1802
4. Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp?
A. Tết Kỉ Dậu
B. 1785
C. 1789
D. 1802
5. Quang Trung lật đổ chính quyền họ Nguyễn vào thời gian nào?
A. 1075
B. 1777
C. 1789
D. 1802
6. Phong trào Tây Sơn diễn ra trong khoảng thời gian bao lâu?
A. 17 năm
B. 18 năm
C. 19 năm
D. 20 năm
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. Việc tổ chức quân đội thời Lê Sơ như thế nào? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước thời Lê Sơ đối với lãnh thổ đất nước qua đoạn trích sau:
"Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biệ chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di".
Câu 2. Trình bày sự phát triển phong phú, đa dạng của những loại hình văn học, nghệ thuật dân gian nước ta vào các thế kỉ XVII - XVIII.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Trình bày vài nét về tình hình kinh tế thời Lê sơ?
Câu 2. “Chiếu lập học” nói lên hoài bão gì của Quang Trung?
Câu 3. Nêu các thành tựu trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật nổi bật của nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX và rút ra nhận xét?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Bắc Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021
- Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trúc Lâm
Chúc các em học tốt!