Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Thắng Tượng

TRƯỜNG THCS THẮNG TƯỢNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 7

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Trình bày những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục khoa học, nghệ thuật của Đại Việt thời Lê sơ?

Câu 2. Trong lời dụ tướng sĩ, Quang Trung có viết:

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đảnh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ ”.

Lời dụ đó muốn nói lên điều gì của Quang Trung?

Câu 3. Vì sao, nghệ thuật dân gian cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phát triển cao?

Câu 4. Hãy nêu một số thành tựu về giáo dục - khoa học nước ta cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX theo mẫu sau:

Các lĩnh vực

Tình hình phát triển - Các thành tựu

1. Giáo dục-Thi cử

 

2. Sử học

 

Địa lí

 

Y học

 

3. Kĩ thuật


 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Trình bày những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật của Đại Việt thời Lê sơ?

- Giáo dục - khoa cử: rất phát triển:

+ Thời Lê sơ (1428 - 1527), tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

+ Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca...

+ Văn thơ chữ Nôm có: Quốc Âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn.

- Khoa học:

+ Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, Việt giám thông thảo tổng luận...

+ Địa lí: Hồng Đức bàn đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

+ Y học: bán thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc, chèo, tuồng.

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa).

Câu 2. Trong lời dụ tướng sĩ, Quang Trung có viết:

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Lời dụ đó Quang Trung đã thể hiện quyết tâm đánh tan quân giặc xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hóa và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân. Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc khiến cho quân thù mảnh giáp không còn, không một chiếc xe nào trở về, đánh cho chúng biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ.

Câu 3. Vì sao, nghệ thuật dân gian cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phát triển cao?
Do ca nhạc, múa hát ngày càng trở thành hình thức sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của quần chúng nhân dân sau những ngày lao động vất vả.

Thời kì này đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển trở lại, tạo điều kiện cho phong cách dân gian trong nghệ thuật điêu khắc nở rộ, thể hiện ở phù điêu gỗ ở các chùa, chiền...

Sự phát triển phong phú của dòng văn học chữ Nôm, văn học dân gian phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án xã hội đương thời và ca ngợi tình yêu thương con người.

Câu 4. Hãy nêu một số thành tựu về giáo dục - khoa học nước ta cuối thế ki XVIII - đầu thế kỉ XIX theo mẫu sau:

Các lĩnh vực

Tình hình phát triển - Các thành tựu

1. Giáo dục - Thi cử

+ Ra Chiếu lập học, mở trường công để con em nhân dân có điều kiện đi học, đưa chữ Nôm vào thi cử.

+ Quốc tử giám đặt ở Huế, chỉ lấy con em quan lại, thổ hào.

+ Lập "Tứ dịch quán" dạy tiếng nước ngoài (Pháp, Xiêm)

2. Sử học

Địa lí

Y học

+ Đại Việt sử kí tiền biên.

+ Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện.

+ Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục.

+ Lịch triều hiến chương loại chí.

+ Gia Định thành công chí.

+ Nhất thống dư địa chí.

+ Hải Thượng y tông tâm lĩnh.

3. Kĩ thuật

+ Làm đông hô và kính thiên lí.

+ Chế được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.

+ Đóng 1 chiếc tàu thuỷ bằng máy hơi nước.

 

ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc bao nhiêu năm đô hộ của nhà Minh?

A. 10 năm

B. 20 năm

C. 30 năm

D. 40 năm

Câu 2: Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật gì?

A. Hình thư

B. Hình luật

C. Luật Hồng Đức

D. Luật Gia Long

Câu 3: Vì sao từ thế kỉ XVI nhà Lê suy thoái?

A. Thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên

B. Quan lại cậy thế hà hiếp, bóc lột nhân dân

C. Nhà Lê không được nhân dân ủng hộ

D. Vua quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ triều đình chia thành phe phái, tranh giành quyền lực

Câu 4: Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ vào năm nào?

A. Năm 1770

B. Năm 1771

C. Năm 1772

D. Năm 1773

Câu 5: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là:

A. Bắc Bình Vương

B. Bình Định Vương

C. Trung ương Hoàng đế

D. Quang Trung

Câu 6: Quang Trung chú trọng xây dựng quân đội mạnh là vì:

A. Thế lực phong kiến: Nguyễn, Trịnh – Lê vẫn còn mạnh

B. Muốn mở rộng lãnh thổ đất nước

C. Nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe dọa

D. Chống lại âm mưu xâm lược của nhà Thanh

B. TỰ LUẬN

Câu 1: Trình bày diễn biến và kết quả chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427).

Câu 2: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu 3: Trong quá trình tồn tại (từ năm 1771 đến năm 1789), phong trào nông dân Tây Sơn đã có những đóng góp to lớn nào cho lịch sử dân tộc?

Câu 4: Vì sao nhà Nguyễn rất chú trọng đẩy mạnh khai hoang làm tăng diện tích canh tác nhưng vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

A. Trắc nghiệm: 

Câu 1. Để nhanh chóng hồi phục nông nghiệp sau chiến tranh, thời Lê sơ đã có những chính sách gì?

A. Cho 25 vạn (trong tổng Số 35 vạn) lính về quê làm nông nghiệp.

B. Cho 35 vạn lính về quê làm nông nghiệp.

C. Cho 10 vạn lính về quê làm nông nghiệp.

D. Cho 20 vạn lính về quê làm nông nghiệp.

Câu 2. Gọi nghĩa quân của Trần Cảo là “quân ba chỏm” vì:

A. Nghĩa quân đã ba lần tấn công Thăng Long.

B. Nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc.

C. Nghĩa quân ba lần bị thất bại.

D. Nghĩa quân chia làm ba cánh quân tấn công nhà Lê.

Câu 3. Luật Hồng Đức có những nét tiến bộ vì:

A. Bảo vệ chủ quyền quốc gia

B. Gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

C. Bảo vệ quyền lợi của triều đình, quan lại, địa chủ phong kiến

D. Khuyến khích phát triển kinh tế , bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

Câu 4. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là?

A. Lê Lợi

B. Lê Thánh Tông

C. Nguyễn Hoàng

D. Lương Thế Vinh

Câu 5: Quang Trung đại phá quân Thanh trong bao nhiêu ngày:

A. 5 ngày

B. 6 ngày

C. 7 ngày

D. 8 ngày

Câu 6. Vương Thông vội xin hòa và chấp nhận Hội thề Đông Quan (10-12-1427) để rút quân về nước, vì:

A. Quân Minh bị ta đánh bại trong trận Tốt Động - Chúc Động.

B. Hai đạo viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạch bị ta tiêu diệt.

C. Tướng giặc là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết.

D. Cả ba phương án A, B, C.

Câu 7. Trong câu nói của vua Lê Thánh Tông dưới đây còn thiếu từ nào trong chỗ trống?

“Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải....................”

A. Giết chết

B. Chặt đầu

C. Đi tù

D. Tru di

Câu 8. Địa danh nào là giới tuyến giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài trong thời kì chiến tranh Trịnh - Nguyễn?

A. Sông Gianh (Quảng Bình)

B. Vùng núi Tam Đảo

C. Thanh Hóa - Nghệ An

D. Quang Bình - Hà Tĩnh

Câu 9: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào?

A. 1786

B. 1787

C. 1788

D. 1789

Câu 10: Tại Sao Nguyễn Nhạc phải tạm hoà với quân Trịnh?

A. Mục đích khởi nghĩa Tây Sơn là chống chính quyền họ Nguyễn

B. Nguyễn Nhạc hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn

C. Bảo toàn lực lượng

D. Quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi

Câu 11: Sau khi vua Quang Trung mất, chính quyền Tây Sơn suy yếu vì:

A. vua mới, còn quá nhỏ tuổi

B. vua và hoàng hậu không đủ năng lực và uy tín

C. vua mới không đủ năng lực và uy tín, nội bộ triều đình nảy sinh mâu thuẫn

D. nội bộ triều đình tranh giành quyền lực

Câu 12: Cho bảng dữ liệu sau:

(A) Thời gian

(B) Sự kiện

1) 1773

a) Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn

2) 1777

b) Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh

3) 1785

c) Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong

4) 1789

d) Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút

Hãy chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian ở cột (A) với sự kiện ở cột (B)

A. 1-d; 2-b; 3-a; 4-c

B. 1-c; 2-d; 3-b; 4-c

C. 1-b; 2-c; 3-d; 4-a

D. 1-a; 2-c; 3-d; 4-b

B. Tự luận 

Câu 1: Khi tiến quân ra Bắc, Lê Lợi chia thành ba đạo quân. Hãy điền nhiệm vụ của mỗi đạo quân theo yêu cầu sau đây?

Đạo quân

Nhiệm vụ

Đạo quân thứ nhất

 

 

 

Đạo quân thứ hai

 

 

 

Đạo quân thứ ba

 

 

 

Câu 2: Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?

Câu 3: Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong?

Câu 4: Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học ở thế kỉ XV?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào ngày, tháng, năm nào?

A. 7-2-1418

B. 7-3-1418

C. 2-7-1418

D. 3-7-1418

Câu 2: Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?

A. Lê Ngân

B. Lê Lai

C. Trần Nguyên Hãn

D. Lê Sát

Câu 3: Hội thề nào thể hiện tinh thần đoàn kết của các tướng lĩnh trong buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Đông Quan

B. Bình Than

C. Lũng Nhai

D. Như Nguyệt

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân

B. Tinh thần đoàn kết quân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

C. Có một bộ chỉ huy tài giỏi với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo

D. Nhà Minh đang bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu

Câu 5: Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?

A. Bí mật liên lạc với các hoà kiệt, xây dựng lực lượng

B. Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn

C. Lê Lợi đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ

D. Nhân dân căm thù quân đô hộ

Câu 6: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ

B. Lê Nhân Tông

C. Lê Thái Tông

D. Lê Thánh Tông

Câu 7: Ngô Sĩ Liên là sử thần thời Lê sơ, ông đã biên soạn bộ sử nào?

A. Đại Việt sử kí

B. Đại Việt sử kí toàn thư

C.Sử kí tục biên

D. Khâm định Việt sử thông giám cương mục

Câu 8: Nghĩa quân Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa vào thời gian nào?

A. Mùa xuân 1771

B. Mùa xuân 1772

C. Mùa xuân 1773

D. Mùa xuân 1774

Câu 9. Nối các thông tin chính xác ở cột A với các sự kiện ở cột B

Thời gian (Cột A)

Nối (Đáp án)

Sự kiện (Cột B)

1. 1418

1 -

a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn

2. 1424

2 -

b. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế

3. 1426

3 -

c. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

4. 1427

4 -

d. Chiến thắng Nghệ An

 

 

e. Chiến Thắng Chi Lăng – Xương Giang

II. TỰ LUẬN 

Câu 1. Trình bày những biện pháp phát triển kinh tế thời Lê sơ? Tác dụng của những biện pháp đó?

Câu 2. Nêu diễn biến chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)? Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với giặc?

Câu 3. Phân tích những cống hiến to lớn của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm:

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa Lam sơn thắng lợi đã kết thúc bao nhiêu năm đô hộ của nhà Minh?

A. 15 năm

B. 21 năm

C. 20 năm

D. 25 năm

Câu 2: Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ vào năm nào?

A. 1770

B. 1771

C. 1772

D. 1773

Câu 3: Từ thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái vì

A. thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên.

B. nhà Lê không được lòng nhân dân.

C. quan lại cậy quyền thế ức hiếp nhân dân, coi dân như cỏ rác.

D. vua quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ triều đình tranh giành quyền lực.

Câu 4: Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu vì

A. Nguyễn Nhạc xây thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân.

B. nghĩa quân "lấy của người giàu chia cho người nghèo".

C. thợ thủ công, thương nhân, hào mục các địa phương hưởng ứng.

D. ba anh em họ Nguyễn lập căn cứ, chống chính quyền họ Nguyễn.

Câu 5: Dòng nào sau đây không đúng với ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?

A. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của giặc Minh

B. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê

C. Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh.

D. Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

Câu 6: Vua Quang Trung yêu cầu nhà Thanh phải làm gì để phát triển thương mại?

A. Mở cửa ải, thông chợ búa

B. Mở rộng quan hệ giao lưu, buôn bán ở nước ta

C. Bế quan tỏa cảng

D. Chỉ được buôn bán những sản phẩm nông nghiệp

Câu 7: Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích học tập?

A. Ban hành chiếu khuyến học

B. Mở thêm trường dạy học

C. Xóa nạn mù chữ

D. Ban bố chiếu lập học

Câu 8: Thời Quang Trung chữ viết chính thức của nhà nước là gì?

A. Chữ Hán

B. Chữ Nôm

C. Chữ Quốc ngữ

D. Chữ Phạn

Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh?

A. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm

B. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh

C. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt

D. Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi, nhưng không đủ năng lực

Câu 10: Khi bị Nguyễn Ánh tấn công, Nguyễn Quang Toản chạy ra nơi nào?

A. Quảng Bình

B. Nghệ An

C. Thanh Hóa

D. Bắc Hà

Câu 11: Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn từ năm nào và lấy niên hiệu là gì?

A. Năm 1802. Niên hiệu là Gia Long

B. Năm 1803. Niên hiệu là Minh Mạng

C. Năm 1804. Niên hiệu là Thiệu Trị

D. Năm 1805. Niên hiệu là Tự Đức

Câu 12: Đến cuối thế kỉ XVIII, văn học viết bằng chữ Nôm

A. phát triển còn hạn chế với một số ít thể loại

B. không phát triển như trước

C. bị chế độ phong kiến ngăn cấm

D. phát triển đến đỉnh cao

II. Tự luận:

Câu 1: Phân tích được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? 

Câu 2: Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu? 

Câu 3: Em có nhận xét gì về tình hình nông nghiệp ở thời Nguyễn? 

Câu 4: Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì? 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Thắng Tượng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?