Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trần Hưng Đạo

TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 9

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Tại sao việc thống nhất các tổ chức cộng sản là cần thiết?

Câu 2: Em hãy trình bày ngắn gọn diễn biến, kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954?

Câu 3: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có gì giống và khác nhau?

Câu 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Việc thống nhất các tổ chức cộng sản là cần thiết vì:

Ba tổ chức cộng sản cùng ra đời, hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. (0,5đ)

Yêu cầu cấp thiết là phải có một đảng thống nhất. (0,5đ)

Câu 2: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954:

Diễn biến gồm 3 đợt: (bắt đầu từ 13-3 đến hết ngày 7-5-1954) (0,5đ)

Đợt 1: quân ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. (0,5đ)

Đợt 2: quân ta tấn công các cứ điểm ở phía đông phân khu Trung tâm. (0,5đ)

Đợt 3: quân ta tổng công kích các cứ điểm còn lại ở phân khu trung tâm và phân khu nam, chiều 7-5 tướng Đờ ca-xtơ-ri cùng toàn bộ ban tham mưu địch đầu hàng. (0,5đ)

Kết quả: Ta tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, thu và phá huỷ toàn bộ phương tiện chiến tranh, bắn rơi 62 máy bay. (1,0đ)

Câu 3: So sánh chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

* Giống nhau: Đều là chiến tranh thực dân mới, nhằm xâm lược và thống trị miền Nam, phá hoại miền Bắc do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của Mĩ. (1,0đ)

* Khác nhau

 

Chiến tranh cục bộ

Việt Nam hóa chiến tranh

Quy mô

Mở rộng cả nước.

Toàn Đông Dương.

Lực lượng tham chiến

Quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn.

Quân đội Sài Gòn là chủ yếu, phối hợp với hỏa lực và không quân Mĩ.

Vai trò của Mỹ

Mĩ trực tiếp chiến đấu.

Quân Mĩ phối hợp chiến đấu.

Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi:

Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh… 

Nhân dân giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm… Có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh…

Sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của 3 dân tộc Đông Dương; Sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc. 

Ý nghĩa lịch sử:

Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. 

Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. 

Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Nêu nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Câu 2. Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu về diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Qua đó, nêu lên ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám 1945.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

1.  So sánh điểm giống và khác nhau của chiến lược “Chiền tranh cục bộ” (1965 – 1968) và chiến luợc “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của  Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

2. Miền Bắc đạt được những thành tích gì trong việc  thực nlìiện vụ vừa chiến đấu vừa sản xuất từ năm 1964 đến 1968?

3. Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1975 đã phát triển qua ba chiến dịch lớn như thế nào? ? Chiến dịch nào đóng vai trò quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy này? Vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1.  So sánh điểm giống và khác nhau của chiến lược “Chiền tranh cục bộ” (1965 – 1968) và chiến luợc “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của  Mĩ ở miền Nam Việt Nam ?

 Điểm giống nhau:

+ Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

+ Đều diễn ra trên quy mô cả nước, đều tiến hành chiến tranh phá hoại miền Nam.

+ Do lực lượng quân Mĩ và quân đội Sài Gòn tiến hành.

 Điểm khác nhau:

+ Lưc lượng tham chiến: “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng quân là chủ yếu, quân đồng minh Mĩ và quân đội tay sai ở miền Nam. “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng quân đội tay sai ở miền Nam là chủ yếu quân Mĩ phối hợp bằng hỏa lực và không quân.

+ Quy mô: “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành ở miền Nam và mở rộng ra miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại, “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành miền Nam và mở rộng ra miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại, đồng thời còn tiến hành xâm lược Cam-pu-chia và Lào, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

+ Vai trò của Mĩ: Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ trực tiếp chiến đấu, vừa làm “cố vấn” chỉ huy, còn trong chiến lược “Việt Nam hóa chi tranh” Mĩ vừa phối hợp chiến đấu, vừa làm “cố vấn” chỉ huy.

+ Kế hoạch triển khai: “Chiến tranh cục bộ” thực hiện hai gọng kìm “tìm di” và “bình định”. “Việt Nam hóa chiến tranh” chú trọng chính sách “bình định”.

2. Miền Bắc đạt được những thành tích gì trong việc thực nhiên vụ chiến chiến đấu vừa sản xuất từ năm 1964 đến 1968?

 Trong chiến đấu cả nước đã dấy lên một phong trào thi đua với các khẩu hiệu “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” trong lực lượng vũ trang, “Chắc tay búa, tay súng” trong công nhân; các phong trào “ba sẵn sàng” của thanh niên, “ba đảm đang” của phụ nữ…

+ Thành tích trong chiến đấu :

 Hơn 4 năm chống chiến tranh phá hoại (từ ngày 5 – 8 – 1964 đến ngàv 1 -11 – 1968), miền Bắc đã bắn rơi 3.243 máy bay, diệt và bắt hàng nghìn giặc lái, bắn cháy, bắn chìm 143 tàu chiến và tàu diệt kích. Ngày 1-11- 1968, Mĩ phải tuyên bố ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

+ Thành tích đạt được trong sản xuất:

Trong nông nghiệp, diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động tăng lên, nhiều hợp tác xã, địa phương đạt “Ba mục tiêu” (5 tấn thóc, 2 đầu lợn; 1 lao động trên 1 ha diện tích gieo trồng trong 1 năm). Năm 1965, miền Bắc có 7 huyện, 640 hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc trên 1 héc ta trong hai vụ, đến năm 1967 có 30 huyện và 2.485 hợp tác xã.

Trong công nghiệp, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu nhất của chiến đấu và đời sống. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng đều phát triển. Mỗi tỉnh trở thành một đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh.

 Giao thông vận tải thông suốt đảm bảo yêu cầu phục vụ chiến đấu, sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

3. Cuộc Tổng tiến công và nồi dậy Xuân 1975 đã phát triển qua ba chiến dịch lớn như thế nào? Chiến dịch nào đóng vai trò quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy này? Vì sao?

–  Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4-3 đến ngày 24 – 3 – 1975):

Thực hiện kế hoạch, ta tập trung lực lượng mạnh với vũ khí kĩ thuật hiện đại mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên – địa bàn chiến lược quan trọng.

+ Trong trận mở màn then chốt ở Buôn Ma Thuột ngày 10 – 3 – 1975, ta đã nhanh chóng thắng lợi. Ngày 12 – 3 -1975 địch phản công tái chiến Buôn Ma Thuột, nhưng thất bại. Hệ thống phòng thủ của địch ở Tây nguyên rung chuyên, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn.

+ Ngày 14 – 3 – 1975 địch rút khỏi khỏi Tây Nguyên, về giữ vùng duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt.

+ Đến ngày 24 – 3 – 1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.

–  Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (từ ngày 21-3 đến 29- 3 – 1975) :

Thấy thời cơ chiến lược đến nhanh hết sức thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã có quyết định kịp thời kế hoạch giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam, trước tiên là chiến dịch Huế – Đà Nẵng.

+ Ngày 21-3, quân ta đánh thẳng vào căn cứ địch ở Huế, chặn các đường rút chạy của chúng, hình thành thế bao vây địch trong thành phố. 10 giờ 30 phút ngày 25 – 3, quân ta tiến vào cố đô Huế, ngày 26-3 giải phóng thành phố và tỉnh Thừa Thiên.

+ Trong cùng thời gian, quân ta giải phóng Tam Kì, Quảng Ngãi, Chu Lai, tạo thêm một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam.

+ Đà Nẵng, thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, một căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ – Ngụy rơi vào thế cô lập. Sáng ngày 29 – 3, quân ta từ ba phía Bắc, Tây, Nam tiến thẳng vào thành phố, đến 3 giờ chiều toàn bộ thành phố được giải phóng.

 –  Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến ngày 30 – 4 – 1975):

+ Ngày 9-4, quân ta tấn công Xuân Lộc – một căn cứ phòng thủ trọng-yếu bảo vệ Sài Gòn từ phía đông. Ngày 16-4, quân ta phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang.

+ Ngày 21-4, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức tổng thống.

+ 5 giờ chiều ngày 26 – 4, quân ta nổ súng mở đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh. Năm cánh quân của ta cùng lúc vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch; tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chính quy Sài Gòn.

+ 10 giờ 45 phút, ngày 30 – 4, xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn. Dương Văn Minh tuyên đầu hàng không điều kiện. 11giờ 30 phút cùng ngày, cờ cách mạng tung trên nóc Phủ Tổng thống ngụy, báo hiệu chiến địch toàn thắng.

  – Chiến dịch Hồ Chí Minh diền ra từ ngày 26-4 đến ngày 30 – 4 là chiến dịch đóng vai trò quyết định nhất. Vì: chiến địch này là đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy , với quy mô lớn nhất, 5 cánh quân cùng một lúc tấn công vào các mục tiêu của trung tâm đầu não chính quyền quân đội Sài Gòn, bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn, đây là điều kiện quyết định để giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên   “ đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội”.

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược bắt đầu thời điểm nào? Nội dung cơ bản của Lời kêu gọi kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chi Minh?

Câu 2. So sánh ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 với Hiệp định Sơ bộ 6 – 3 – 1946?

Câu 3. Cuộc tập kích chiến lược B52 của Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 nhằm mục đích gì? Thắng lợi của quân dân ta giành được trong trận chiến đấu chống tập kích của Mĩ như thế nào? Ý nghĩa của thắng lợi đó?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

1. So sánh điểm giống và khác nhau của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

2. Nêu những Hiệp định ta đã kí với Pháp và Mĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và chống Mĩ (1954 – 1975)?Ý nghĩa lịch sử của các hiệp Định?

3. Căn cứ vào đâu Đảng ta đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 – 1976?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

– Điểm giống nhau:

+ Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mĩ, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

+ Đều thực hiện âm mưu chống lại cách mạng và nhân dân miền Nam.

 – Điểm khác nhau:

+ Về quy mô chiến tranh: “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, còn “Chiến tranh cục bộ” mở rộng cả hai miền Nam – Bắc.

+ Về tính chất ác liệt: “Chiến tranh cục bộ” ác liệt hơn, thể hiện ở mục tiêu, lực lượng tham chiến, vũ khí, hoả lực, phương tiện chiến tranh.

+ “Chiến lược chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của cố vân Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm thực hiện mưu đồ cơ bản là “Dùng người Việt đánh người Việt”, ” thay màu da cho xác chết”. Chúng mở rộng nhiều cuộc hành quân càn quét, mục tiêu là chống phá cách mạng và bình định miền Nam Chúng coi “ấp chiến lược” là “quốc sách” nhằm tách cách mạng ra khỏi dân để thực hiện cái gọi là “Tát nước bắt cá”.

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, mục tiêu là vừa diệt quân chủ lực vừa bình định miền Nam, phá hoại miền Bắc. Lực lượng tham chiến đông, gồm cả Mĩ, chư hầu, ngụy, trong đó Mĩ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng; lên vẻ số lượng và trang bị. Chúng sử dụng vũ khí hiện đại, hoả lực mạnh cả trên bộ. trên không, trên biển, tốc độ nhanh và mở liên tục nhiều chiến dịch nhằm Tìm diệt và bình định vào đất thánh cộng sản.

2. Nêu những Hiệp định ta đã kí với Pháp và Mĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và chống Mĩ (1954 – 1975)? Ý nghĩa lịch sử của các Hiệp định đó?

– Từ 1945 – 1975, ta đã kí với Pháp và Mĩ các hiệp định: Hiệp định Sơ bộ 3 – 6 – 1946, Tạm ước (14 – 9 – 1946), Hiệp định Gia-ne-vơ và Hiệp định Pa-ri 1973.

 Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Sơ bộ 6 – 3 – 1946 và Tạm ước 14 – 9 – 1946.

+ Thể hiện thiện chí của Chính phủ và nhân dân ta.

+ Tạo được một thời gian hòa hoãn cần thiết để nhân dân ta khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài mà ta biết trước không thể tránh khỏi.

 Ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954:

+ Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Việt Nam và Đông Dương.

+ Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.

+ Buộc Pháp rút hết quân đội về nước; Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng ở Đông dương; miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN.

+ Góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ hòa bình trên phạm vi thế giới.

Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri 1973:

+ Là kết quả đấu tranh kiên cường cùa quân dân ta ở hai miền Nam Bắc.

+ Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản cơ bản của nhân dân ta, phải rút quân về nước. Đó là thắng lợi quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

3. Căn cứ vào đâu Đảng ta đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 – 1976:

 Căn cứ vào những điều kiện lịch sử sau Đảng ta đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 – 1976:

+ Sau Hiệp định Pa-ri, Mĩ và quân đồng minh đã rút hết về nước làm cho chính quyền, quân đội Sài Gòn mất chỗ dựa. Cuối 1974, ngụy quyền Sài Gòn lâm vào cảnh khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Quân ngụy không chống cự nổi trước sức tấn công của ta và cũng không có khả năng phản công giành lại những nơi đã mất.

+ Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính cho chính quyền Sài Gòn giảm một nữa, khả năng can thiệp của Mĩ rất hạn chế.

+ Quân chủ lực của ta từ chỗ đánh tiêu diệt sinh lực địch là chính chuyển lên đánh những trận lớn làm tan rã từng binh đoàn mạnh của địch, giải phóng những vùng đất rộng lớn ở cả nông thôn, đồng bàng và đô thị.

– Trước tình thế trên, Bộ Chính trị đã tổ chức hội nghị mở rộng (từ ỉ 8 – 12- 1974 đến 8 – 1 – 1975), đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm. Cụ thể là: năm 1975 phải tranh thủ đánh liên tục với những đòn tiến công lớn để làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng hai bên để năm 1976, tiến lên tổng công kích giải phóng hoàn toàn miền Nam. Hội nghị còn dự kiến một phương án táo bạo là nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trần Hưng Đạo. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?