Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh 12 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực có đáp án

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: SINH HỌC LỚP 12
Thời gian làm bài: 50 phút
(40 câu trắc nghiệm)

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen:

A. Cách li di truyền.

B. Cách li sinh sản.

C. Cách li sinh thái.

D. Cách li địa lí.

Câu 2: Trong một hồ ở Châu Phi, người ta thấy có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài có màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của hai loài này trong cùng một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của hai loài lại giao phối với nhau và sinh con. Thí dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng

A. Cách li sinh thái.

B. Cách li sinh sản.

C. Cách li tập tính.

D. Cách li địa lí.

Câu 3: Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng đầu để phân biệt hai loài thân thuộc là

A. Tiêu chuẩn sinh lí.

B. Tiêu chuẩn hoá sinh.

C. Tiêu chuẩn sinh thái.

D. Tiêu chuẩn di truyền.

Câu 4: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của người hiện đại:

A. Xương hàm phát triển khiến cằm nhô ra nhiều.

B. Bộ não phát triển có khả năng tư duy trừu tượng.

C. Truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ sau bằng chữ viết.

D. Cấu trúc thanh quản cho phép phát triển tiếng nói.

Câu 5: Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với

A. Động vật bậc thấp.

B. Thực vật.

C. Động vật bậc cao.

D. Động vật.

Câu 6: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là:

A. Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất.

B. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

C. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.

D. Quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa.

Câu 7: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của Châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Cách giải thích nào sau đây là đúng nhất về cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52 NST?

A. Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa giữa loài bông của châu Âu và loài bông hoang dại ở Mĩ.

B. Loài bông này có lẽ đã được hình thành bằng con đường cách li địa lí.

C. Loài bông này được hình thành bằng con đường đa bội hoá.

D. Loài bông này được hình thành bằng con đường lai xa kèm theo đa bội hoá.

Câu 8: Điều nào dưới đây không đúng với loài:

A. Là nhóm quần thể có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí.

B. Là các nhóm cá thể có vốn gen khác nhau.

C. Các cá thể trong loài có khả năng giao phối với nhau.

D. Cách li sinh sản với các nhóm quần thể thuộc loài khác.

Câu 9: Cho các thông tin sau:

(1) Axitnuclêic được hình thành từ các nuclêôtit.

(2) Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ.

(3) Prôtêin, lipit, axit nuclêic có thể kết hợp với nhau tạo tế bào sơ khai.

(4) CH4, NH3, H2, hơi nước trong điều kiện nguyên thủy có thể tạo thành axit amin.

Thông tin nói về tiến hóa tiền sinh học là:

A. 4                 B. 3                 C. 2                             D. 1

Câu 10: Đặc điểm bàn tay năm ngón đã xuất hiện cách đây

A. 3 triệu năm.                        B. 30 triệu năm.

C. 130 triệu năm.                    D. 300 triệu năm.

ĐÁP ÁN

1. D

2. C

3. B

4. A

5. B

6. D

7. D

8. B

9. B

10. D

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Kết quả của chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi.

B. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội thường làm thay đổi tần số alen chậm hơn chọn lọc chống alen lặn.

C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.

D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể.

Câu 2: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hoá tiền sinh học, các tế bào sơ khai đầu tiên

(1) chưa có lớp màng bao bọc bên ngoài.

(2) hoàn toàn chưa có khả năng phân chia.

(3) có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.

(4) không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

(5) là bước khởi đầu cần thiết cho sự xuất hiện cơ thế sống đơn bào đầu tiên.

Số phương án đúng là

A. 2.                            B. 1.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 3: Trong các phát biểu sau về tế bào nguyên thuỷ, có mấy phát biểu đúng?

(1) Tế bào nguyên thuỷ là tập hợp các đại phân tử hữu cơ, chưa có lớp màng bao bọc bên ngoài.

(2) Tế bào nguyên thuỷ hoàn toàn chưa có khả năng phân chia.

(3) Tế bào nguyên thuỷ có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.

(4) Tế bào nguyên thuỷ không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

(5) Sự xuất hiện tế bào nguyên thủy là bước khởi đầu cần thiết cho sự xuất hiện cơ thể sống đơn bào đầu tiên.

A. 3.                            B. 4.                            C. 1.                            D. 2.

Câu 4: Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất?

A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng sinh học phân tử.

C. Bằng chứng hoá thạch. D. Bằng chứng tế bào học.

Câu 5: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm hiện đại?

(1) Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài mới gặp phổ biến ở động vật.

(2) Loài mới không xuất hiện với một cá thế duy nhất mà phải là một quần thể hay một nhóm quần thể.

(3) Quá trình hình thành loài mới luôn gắn liền với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.

(4) Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ qua hàng vạn, hàng triệu năm hoặc có thể diễn ra tương đối nhanh trong thời gian ngắn.

(5) Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và con đường sinh thái bao giờ cũng diễn ra độc lập với nhau.

A. 2.                            B. 1.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 6: Theo quan niệm hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất đã trải qua các giai đoạn theo thứ tự:

A. tiến hoá hoá học → tiến hoá sinh học → tiến hoá tiền sinh học.

B. tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học.

C. tiến hoá sinh học → tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học.

D. tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học → tiến hoá hoá học.

Câu 7: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới

A. bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức chủ yếu nhất ở mọi loài sinh vật.

B. là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.

C. là một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố là thường biến, biến dị tổ hợp và các cơ chế cách li.

D. chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi, quần thể hoặc loài ban đầu chịu áp lực của các tác nhân gây đột biến.

Câu 8: Hai quần thể được phân hoá từ một quần thể ban đầu sẽ trở thành hai loài khác nhau khi giữa chúng xuất hiện dạng cách li

A. tập tính.                  B. không gian.                         C. sinh sản.                 D. địa lí.

Câu 9: Các nhân tố tiến hoá nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?

(1) Di - nhập gen. (2) Giao phối không ngẫu nhiên.

(3) Các yếu tố ngẫu nhiên. (4) Chọn lọc tự nhiên. (5) Đột biến.

A. (l), (5).                    B. (l), (2).                                C. (2), (3).                   D. (3), (4).

Câu 10: Có bao nhiêu nhân tố sau đây có thể làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể?

(1) Các yếu tố ngẫu nhiên. (2) Đột biến.

(3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên.

A. 2.                            B. 1.                                        C. 3.                            D. 4.

ĐÁP ÁN

1B

2A

3D

4C

5C

6B

7B

8C

9A

10A

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 11-30 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Nơi ở của các loài là:

A. địa điểm thích nghi của chúng.      B. địa điểm cư trú của chúng.

C. địa điểm sinh sản của chúng.         D. địa điểm dinh dưỡng của chúng

Câu 2: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

1. Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

2. Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác

3. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

4. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Đáp án đúng là:

A. 2                 B. 4                 C. 3                 D. 1

Câu 3: Khoảng hời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là:

A. tuổi sinh thái          B. tuổi trung bình

C. tuổi quần thể           D. tuổi sinh lý

Câu 4: Cá thể trong QT phân bố đồng đều khi:

A. Tập trung ở những nơi có điều kiện sống tốt.

B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều.

C. Điều kiện sống phân bố đồng đều.

D. Điều kiện sống nghèo nàn.

Câu 5: Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì

A. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm.

B. Số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

C. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn.

D. Sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

Câu 6: Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?

A. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau.

B. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh.

C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau.

D. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau.

Câu 7: Càng lên phía Bắc, kích thước các phần thò ra ngoài cơ thể của động vật càng thu nhỏ lại (tai, chi, đuôi, mỏ...). Ví dụ: tai thỏ Châu Âu và Liên Xô cũ, ngắn hơn tai thỏ Châu Phi. Hiện tượng trên phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của sinh vật?

A. Ánh sáng.               B. Thức ăn.                 C. Kẻ thù.                    D. Nhiệt độ

Câu 8: Quá trình giao phối không có vai trò nào sau đây:

I. Phát tán các đột biến.

II. Làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp.

III. Làm cho vốn gen của quần thể trạng thái cân bằng.

IV. Trung hòa các đột biến có hại.

A. I, II.                        B. III, IV.                    C. II, III.                     D. III.

Câu 9: Nội dung nào sau đây, không là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec.

A. Không chịu áp lực của chọn lọc.

B. Số lượng cá thể lớn, giao phối tự do.

C. Các loại giao tử, hợp tử đều có sự sống như nhau.

D. Có sự di nhập gen.

Câu 10: Theo Đac Uyn biến dị cá thể là loại biến dị:

A. Xuất hiện cá thể, ngẫu nhiên, vô hướng.

B. Xuất hiện cá thể, định hướng, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.

C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, ít có ý nghĩa.

D. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.

ĐÁP ÁN

1B

2A

3D

4C

5A

6D

7D

8D

9D

10A

{-- Còn tiếp --}

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể

A. Đột biến điểm       

B. Đột biến tự đa bội

C. Đột biến dị đa bội

D. Đột biến lệch bội

Câu 2: Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tùy thuộc vào

A. Tổ hợp gen và môi trường

B. Tổ hợp gen và loại đột biến

C. Môi trường và loại đột biến

D. Loại đột biến

Câu 3: Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành

A. Loài mới.                B. Cá thể mới              C. Họ mới                   D. Bộ mới

Câu 4: Cho các nhân tố sau:

(1) Biến động di truyền

(2) Đột biến

(3) Giao phối không ngẫu nhiên

(4) Giao phối ngẫu nhiên

Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:

A. 1, 2                         B. 1, 4                         C. 1, 3                         D. 2, 4

Câu 5: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là:

A. quần xã                   B. mọi cấp độ              C. quần thể                  D. cá thể

Câu 6: Chu kì bán rã của 14C và 238U là:

A. 5.730 năm và 4,5 tỉ năm

B. 5.730 năm và 4,5 triệu năm

C. 570 năm và 4,5 triệu năm

D. 570 năm và 4,5 tỉ năm

Câu 7: Trong các bằng chứng tiến hóa:

(I). bằng chứng phôi sinh học so sánh

(II). Bằng chứng giải phẫu học so sánh

(III). Bằng chứng hóa thạch

(IV). Bằng chứng tế bào học

(V). bằng chứng sinh học phân tử

Bằng chứng nào không xếp chung nhóm với các bằng chứng còn lại?

A. (I)                           B. (III)                         C. (V)                          D. (IV) và (V)

Câu 8: Vai trò của biến động di truyền trong tiến hoá nhỏ là :

A. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đôt ngột.

B. thúc đẩy sự cách li di truyền.

C. tạo ra loài mới một cách nhanh chóng.

D. làm cho tần số tương đối của các alen thay đổi theo hướng xác định.

Câu 9: Cho các nhân tố sau:

(1) Giao phối không ngẫu nhiên

(2) Chọn lọc tự nhiên

(3) Đột biến gen

(4) Giao phối ngẫu nhiên

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là:

A. 1 và 4                     B. 2 và 4                      C. 3 và 4                      D. 2 và 3

Câu 10: Theo Đacuyn, nhân tố chính dẫn đến tạo ra các loài sinh vật mới trong tự nhiên là:

A. Chọn lọc nhân tạo                                      B. Chọn lọc tự nhiên

C. Biến dị cá thể                                             D. Sự thay đổi các điều kiện sống

ĐÁP ÁN

1A

2A

3A

4C

5D

6A

7B

8A

9D

10B

{-- Còn tiếp --}

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Cho các phát biểu sau:

(1) Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.

(2) Cách li địa lí là cách li sinh sản và nhờ cách li địa lí mà có sự hình thành loài mới.

(3) Cách li địa lí thường xảy ra ở các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

(4) Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái trong một số trường hợp rất khó tách bạch nhau vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì đồng thời cũng gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.

Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?

A. 4.                           

B. 2.                                  

C. 3.                                  

D.  1.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?

A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.

B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.

C. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.

D. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.

Câu 3: Cho các ví dụ sau:

(1) Màng bơi của chân ếch và màng bơi ở chân vịt.        

(2) Cánh chuồn chuồn và cánh chim yến.

(3) Chi trước của chuột chũi và tay người.                                  

(4) Tua cuốn của dây bầu và gai xương rồng.

Có bao nhiêu ví dụ là cơ quan tương tự?

A. 1.                           

B. 2.                                  

C. 3.                                  

D.  4.

Câu 4Cơ quan tương đồng là những cơ quan

A. bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

B. bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

C. bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau.

D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu 5: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?

1. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

2. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

3. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là quần thể.

4. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.

A.  1. 

B.  4.

C.  2.

D.  3.

Câu 6: Trình tự các kỉ từ muộn đến sớm trong đại cổ sinh là

A.   Pecmi -> Than đá -> Silua -> Ocđôvic -> Đêvôn  -> Cambri.

B.   Pecmi -> Than đá -> Đêvôn -> Ocđôvic ->  Cambri -> Silua.

C.   Pecmi -> Silua -> Đêvôn  -> Pecmi -> Than đá  -> Ocđôvic.

D.   Pecmi -> Than đá  -> Đêvôn. ->  Silua -> Ocđôvic -> Cambri.

Câu 7: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn cho khoa học

A. giải thích được sự hình thành loài mới bằng con đường cách li.

B. giải thích được cơ chế di truyền của các biến dị.

C. giải thích được nguyên nhân phát sinh các biến dị.

D. chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung và giải thích khá thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh  vật.

Câu 8: Thực vật có hạt xuất hiện ở kỉ nào?

A. Xilua.                    

B. Than đá.                       

C. Phấn trắng.

D. Tam điệp.

Câu 9: Sự kiện nổi bật nhất trong Đại Cổ sinh là

A.  xuất hiện thực vật hạt kín.

B.  sự hình thành đầy đủ các ngành động vật không xương sống.

C.  sự sống từ chỗ chưa có cấu tạo tế bào đã phát triển thành đơn bào rồi đa bào.

D.  sự di chuyển của sinh vật từ dưới nước lên trên cạn.

Câu 10: Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế

A.  cách li tập tính.                                                B.  cách li sinh thái.

C.  lai xa và đa bội hóa.                                        D.  cách li địa lý.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đ/A

B

A

B

C

C

D

D

B

D

C

{-- Còn tiếp --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh 12 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?