TRƯỜNG THCS NGUYỄN SIÊU | ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu càu bên dưới:
"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến"
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0,75 điểm)
b) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1,0 điểm)
c) Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm)
d) Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0,75 điểm)
"Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày"
Câu 2 (2,0 điểm) So sánh 2 câu tục ngữ sau:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn.
Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?
Câu 3 (5,0 điểm)
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (3,0 điểm)
a.
- Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm)
- Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0,25 điểm)
- Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,25 điểm)
b.
- Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng (0,25 điểm)
- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
- Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ (0,25 điểm)
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Thực hiện những yêu cầu sau:
1. Em hiểu thế nào là tục ngữ ?
A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh.
B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
C. Là một thể loại văn học dân gian.
D. Cả 3 ý trên.
2. Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân’’đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
3. Câu tục ngữ nào dưới đây có nội dung tương tự với câu :"Giấy rách phải giữ lấy lề"?
A. Thương người như thể thương thân.
B. Người sống đống vàng.
C. Đói cho sạch , rách cho thơm.
D. Một mặt người bằng mười mặt của.
4. Câu nào sau đây trái nghĩa với câu : “Uống nước nhớ nguồn ”?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
B. Khỏi vòng cong đuôi.
C. Ăn cây nào rào cây ấy.
D. Có cứng mới đứng đầu gió.
II. Phần II: Tự luận (7 điểm)
1. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn” ? (2 điểm)
2. Em hãy trình bày những đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng trong văn bản:“Sự giàu đẹp của tiếng Việt”? (3 điểm)
3. Học xong văn bản:“Đức tính giản dị của Bác Hồ ”, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng năm câu có nội dung nói về việc học tập và rèn luyện noi theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh của bản thân em. (2 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
1. D
2. A
3. C
4. B
II. Phần tự luận
1. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn” (2 điểm):
- Nghĩa đen câu tục ngữ: “nguồn” là nơi phát sinh ra dòng nước, “uống nước” là sinh hoạt hàng ngày của con người, mỗi khi uống nước ta phải nghĩ đến nguồn đã tạo ra dòng nước mát ấy.
- Nghĩa bóng câu tục ngữ :Uống nước là sự thừa hưởng những thành quả về vật chất và tinh thần của những người đi trước để lại, “nguồn” là nguồn cội là những người có công lao động dựng nên hạnh phúc hôm nay. Câu tục ngữ răn dạy mọi người phải sống thuỷ chung và biết ơn trân trọng .
---(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“...Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
- Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi ! Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày !
Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
- Dạ, bẩm...
- Đuổi cổ nó ra !”
1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
…………………………………………………………………………………
2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !” có tác dụng gì?
…………………………………………………………………………………
3. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?
…………………………………………………………………………………
Câu 2 (2 điểm):
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân khi hộ đê trong đoạn trích trên.
---(Để xem những câu hỏi còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.
Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ!
Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:
- Có ăn không thì bốc chứ!
Thầy đề vội vàng:
- Dạ, bẩm, bốc.”
(Ngữ văn 7, Tập hai)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai?
Câu 2 (0,5 điểm): Nội dung của đoạn văn trên?
Câu 3 (1,0 điểm): Tìm và ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn văn.
Câu 4 (1,0 điểm): Ý nghĩa của câu văn “Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ.”
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Qua học văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy lí giải vì sao tác giả viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có;...” (trình bày thành một đoạn văn khoảng 150 chữ).
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (1 điểm)
1.1. Ca dao có câu:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Câu ca trên gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Câu tục ngữ nào em đã học trong chương trình Ngữ văn 7 cũng có ý nghĩa nhắc nhở về truyền thống tốt đẹp này?
1.2. Ở tục ngữ, thành phần nào của câu thường được rút gọn? Vì sao?
Câu 2: (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán…
Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
(Hà Ánh Minh, Ca Huế trên sông Hương, Ngữ văn 7, tập 2, trang 101, 102)
2.1 Tìm và nêu tác dụng của các phép liệt kê được sử dụng ở ngữ liệu.
2.2 Từ những gợi dẫn ở ngữ liệu và hiểu biết của bản thân, em hãy giới thiệu với bạn bè về ca
Huế- một nét đẹp văn hóa của quê hương. (Trả lời ngắn gọn, không quá ½ trang giấy thi)
Câu 3: (5 điểm)
Có ý kiến cho rằng nhà là nơi không cần quá rộng, chỉ cần nơi ấy có đủ yêu thương. Bằng những hiểu biết và trải nghiệm của bản thân, hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện suy nghĩ của em về ý kiến trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1:
1.1
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
1.2 Ở tục ngữ, thành phần nào của câu thường được rút gọn? Vì sao?
- Chủ ngữ thường được rút gọn.
- Tục ngữ là những lời khuyên, kinh nghiệm mà ông cha ta truyền lại cho con cháu. Đối tượng
mà nó hướng đến là chung tất cả mọi người chứ không riêng ai => rút gọn chủ ngữ.
Câu 2:
2.1
Các phép liệt kê:
- buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn
- nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân
- không vui, không buồn
- có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán
- thong thả, trang trọng, trong sáng
- tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Siêu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !