TRƯỜNG THCS LẠC HỒNG | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2 MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. (2 điểm) Trình bày những phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận?
Câu 2. (2 điểm)
Sau khi học xong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, em sẽ làm gi để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
Câu 3. (6 điểm)
Em hãy phân tích những đức tính giản dị của Bác Hồ trong văn bản “Đức tính giản dị của Bóuc Hồ” (Phạm Văn Đồng).
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
Bài văn nghị luận thường sử dụng các phương pháp lập luận sau đây:
- Lập luận theo quan hệ nhân quả.
- Lập luận tương đồng.
-> Như vậy, đế xác lập luận điếm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, chúng ta có thế sứ dụng các phương pháp lập luận khác nhau để tạo nên sự đa dạng, hấp dẫn, thuyết phục.
Câu 2:
Đế góp phần giữ gìn sự trong sáng cua tiếng Việt, mỗi người phải luôn có ý thức rèn luyện tiếng Việt trong học tập và giao tiếp.
Ví dụ: Phải coi trọng việc dùng từ đặt câu, diễn đạt.
+ Dùng từ chính xác phù hợp với hoàn canh đối tượng giao tiếp.
+ Viết đúng chính tả đế không gây hiểu nhầm, hiểu sai.
+ Đặt câu đúng cấu trúc ngữ pháp, tránh viết câu què, câu cụt.
+ Coi trọng các quy tắc ngữ âm, từ vựng tiếng Việt.
- Trong giao tiếp ngoài xã hội
+ Phát âm chuẩn.
+ Khi nói phải “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
+ Dùng từ trong sáng dễ hiểu.
+ Không lạm dụng tiếng nước ngoài trong tiếng Việt.
+ Thường xuyên đọc sách báo để trau dồi vốn ngôn ngữ và kĩ nàng diễn đạt.
=> Trên đây là nhừng yêu cầu cần làm đế góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 3:
- Đức tính giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch có tính nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác.
- Giản dị trong lôi sống, trong tác phong sinh hoạt, sự giản dị của Bác thể hiện qua bữa cơm, nơi ở chỉ là cái nhà sàn đơn sơ. “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn không đê rơi vãi một hột cơm, cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại bao giờ cũng được sắp xếp tươm tất”
“Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng, luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm hoa vườn”
- Giản dị trong quan hệ với mọi người thể hiện qua các chi tiết.
+ Viết thư cho một đồng chí
+ Nói chuyện với các cháu miền Nam.
+ Đi thãm nhà tập thể của còng nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ nhà ăn.
+ Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp.
+ Đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
Những chi tiết ấy cho thấy trong quan hệ với mọi người, Bác luôn có thái độ tôn trọng và yêu quý tất cả.
- Bác giản dị trong cách nói và cách viết
+ Không có gì quý hơn độc lập, tự do.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. (2 điểm)
Thế nào là phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận.
Câu 2. (8 điểm) Phân tích phương pháp lập luận chứng minh trong đoạn văn sau:
“Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gi cũng sợ sai lầm, là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói dược ngoại ngữ! Một người không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời”.
(Hồng Diễm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Câu hỏi này yêu cầu các em tái hiện lại kiến thức.
- Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần chứng minh) là đáng tin cậy.
- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
- Xây dựng luận điểm trong văn chứng minh phải đúng đắn, người đọc người nghe mới tin vào tính xác thực.
- Luận cứ chứng minh phải chân thực, chính xác.
Câu 2. Phân tích phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản đã cho.
a/ Phương pháp xây dựng luận điểm:
- Đoạn văn nêu lên luận điểm: không sợ sai lầm. Câu chứa luận điểm là câu 1.
“Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm, là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thế tự lập được”
---(Để xem tiếp đáp án của câu 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. (5 điểm)
Để chứng minh cho luận điểm “Tiếng Việt trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp”, tác giả Đặng Thai Mai đã xây dựng luận cứ như thế nào? Em hãy phân tích nghệ thuật xây dựng luận cứ của tác giả?
Câu 2. (5 điểm)
Tục ngữ có câu:
“Có công mài sắt có ngày nên kim”
Em hãy viết bài văn chứng minh cho lời khuyên trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Câu hỏi này, các em phải dựa vào văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” để phân tích hiệu quả nghệ thuật trong xây dựng luận cứ của tác giả.
- Để chứng minh cho luận điểm “Tiếng Việt trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp”, tác giả xây dựng luận cứ sau:
+ Luận cứ 1: Tiếng Việt đẹp về ngữ âm.
- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú. Có sự hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu và nhịp điệu.
- Tiếng Việt giàu thanh điệu (6 thanh điệu: thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng và thanh ngang).
- Tiếng Việt là thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm.
+ Luận cứ 2: Tiếng Việt hay trong việc trao đổi tình cảm, ý nghĩa giữa người với người.
- Tiếng Việt có vốn từ vựng phong phú đa dạng; bản thân tiêng Việt có khả năng sáng tạo từ ngữ mới phù hợp với sự phát triển của xã hội. Ví dụ: những từ ngữ hiện đại như tin học, vi tính, in-tơ-net...
- Tiếng Việt có khả năng trau dồi về hình thức diễn đạt. Cú pháp tiếng Việt có yêu cầu tự nhiên về sự hài hòa, cân xứng.
- Tiếng Việt có khả năng Việt hóa những từ ngữ và cách nói của dân tộc anh em để thỏa mãn nhu cầu thê hiện tình cảm, tâm hồn người Việt.
=> Tác giả đã đưa ra những chứng cứ đầy đủ, toàn diện; sắp xếp chứng cứ theo trình tự khoa học, hợp lí.
Câu 2. Đây là đề quen thuộc, tích hợp đọc văn, làm văn.
* Hướng dẫn làm bài:
- Mở bài:
+ Muốn biến ước mơ thành hiện thực, mỗi con người phải biết kiên trì, nhẫn nại, có ý chí, nghị lực vượt lên nhưng khó khăn gian khổ.
+ Vậy, kiên trì, nhẫn nại là đức tính quan trọng dẫn đến thành công.
=> Câu tục ngừ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên hữu ích đúng với mỗi con người và mọi thời đại.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. (2 điếm)
Sưu tầm các câu tục ngữ có ỷ nghĩa tương đồng về các chủ đề sau: (mỗi chủ đề tối thiểu là hai câu).
- Đạo lí
- Nội dung và hình thức
Câu 2. (8 điểm)
Em hiểu như thế nào về câu nói của Hoài Thanh
“Văn chương gây cho ta những tìm cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” (Ỷ nghĩa văn chương).
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1.
- Chủ đề đạo lí:
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ Uống nước nhớ nguồn.
- Chủ đề nói về nội dung - hình thức:
+ Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân.
+ Cái nết đánh chết cái đẹp.
+ Tốt gồ hơn tốt nước sơn.
Câu 2. Đây là câu hỏi khó, các em căn cứ vào văn bản “Ý nghĩa của văn chương” (Hoài Thanh) và qua hoạt động thực tiễn trong phân tích và cảm thụ văn chương, nêu lên suy nghĩ của mình về lời nhận định.
- Vế 1: Văn chương gây cho ta tình cảm ta không có.
Đã là con người, dù sống trong hoàn cảnh điều kiện nào, già hay trẻ; địa vị cao hay thấp thì bao giờ cũng có tổ ấm, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Ai cũng muốn mình có cuộc sống may mắn, hạnh phúc. Và đôi khi, chúng ta không hình dung ra được những mảng sống khác biệt với nếp sống thường nhật của mình. Và chính văn chương giúp ta hình dung cuộc sống muôn hình vạn trạng. Mỗi con người là một thế giới bí ẩn. Xã hội là những mối quan hệ đa dạng, phong phú. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó.
---(Để xem đáp án đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Hãy giải thích và cảu nói của Hoài Thanh.
“Văn chương bắt đầu từ cuộc sống lao động của con người"
(Trích văn bản: Ý nghĩa của văn chương)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1. Tại sao nói cuộc sống lao động của con người là khởi nguồn của văn chương?
- Chính lao động mới tạo nên hai tiếng con người và bằng lao động con người mới tạo ríên những giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Cuộc sống lao động của con người là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca, nhạc, họa...
- Văn chương chính là đời sông tâm hồn, tình cảm của con người. Văn chương đi ra từ cuộc sống lao động và trở về phục vụ cuộc sông lao động.
2. Chứng minh
а. Trong cuộc sống sinh hoạt, lao động, con người có nhu cầu giãi bày tâm tư tình cảm. Những câu hò, điệu hát ra đời, ví dụ như ca dao, dân ca, truyện kể...
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Lạc Hồng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !