Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Đồng Đen

TRƯỜNG THCS ĐỒNG ĐEN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2

MÔN: NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 45 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Câu 1: Khi nói và viết có thế lược bỏ một số thành phần của câu nhằm làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong cảu đứng trước. Nhận định này đúng hay sai.

A. Đúng

B. Sai.

Câu 2: Những trường hợp giao tiếp nào sau đây được phép rút gọn câuĩ

A. Giao tiếp với bạn bè.

B. Con cái với cha mẹ.

C. Học sinh với thầy cô giáo.

D. Giao tiếp với người lớn tuổi.

Câu 3: Muốn rút gọn câu phải căn cứ vào điều kiện nào sau đây?

A. Hoàn cảnh giao tiếp.

B. Mục đích giao tiếp.

C. Thời gian, không gian giao tiếp.

D. Các nhân tố giao tiếp như hoàn cảnh giao tiếp, mục đích, nội dung và quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp.

Câu 4: Vì sao trong thơ ca người ta thường sử dụng câu rút gọn?

A. Bởi đặc trưng của thơ ca là tính hàm súc, cô đọng.

B. Bởi vì nhà thơ thường có sở thích dùng câu rút gọn.

C. Bởi vì yếu tố thế loại quy định số câu, chữ nên không thể viết đầy đủ như văn xuôi.

D. Cả ý A và c đúng.

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

Từ chiều, lại bắt đầu trở rét

Gió Mưa

Não nùng

Đường vắng ngắt, chưa đến tám giờ mà đường đã vắng ngắt.

(Nguyễn Công Hoan)

- Đoạn văn trên sử dụng câu rút gọn thành phần gì?

- Hãy khôi phục lại thành phần đã được rút gọn.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM: (Mỗi câu trả lòi đúng được 0,5 điểm)

1. A

2. A

3. D

4. D

II. TỰ LUẬN: (8 điểm)

- Căn cứ vào nội dung và hoàn cảnh giao tiếp, ta xác định các câu rút gọn thành phần.

+ Câu: Từ chiều, lại bắt đầu trờ rét -> rút gọn thành phần chủ ngữ. Sửa lại: Từ chiều, trời lại bắt đầu trờ rét

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (5 điểm)

Sưu tầm năm câu tục ngữ sử dụng cách nói rút gọn.

Câu 2: (2 điểm) Nêu nguyên tắc sứ dụng câu rút gọn.

Câu 3: (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau, nhận diện câu rút gọn. Việc sử dụng câu rút gọn như vậy có ảnh hưởng gì đến nội dung, ý nghĩa của văn bản không?

- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám đế cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gi nừa à?

- Dạ bẩm...

- Đuổi cô nó ra!

Ngài quay mặt vào, lại hói thầy đề:

- Thầy bốc quán gi thế?

- Dạ, bẩm. Con chưa bòc.

- Thì bốc đi chứ!

Thầy đề tay run cầm cập, thò vào đĩa nọc, rút ra một con bài, lật ngửa, xưứng rằng.

- Chi chi!

Quan lớn vỗ tay xuống sập, kêu to:

- Đây rồi!... Thế chứ lại!

Rồi ngồi vội vàng xoè bài, miệng vừa cười vừa nói:

- Ừ! Thông tôm, chi chi nảy!.... Điếu, mày!

(Phạm Duy Tốn)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Sưu tầm năm câu tục ngữ sử dụng cách nói rút gọn.

1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

2. Làm khi lành đế dành khi đau.

3. Chết trong còn hơn sống đục.

4. Thương người như thế thương thân.

5. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu 2: Khi sử dụng câu rút gọn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Không làm cho người đọc hoặc người nghe hiêu sai, hoặc hiểu không đầy đủ nội đung câu nói so với câu khi chưa rút gọn.

- Không biến câu vãn thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

- Có thể rút gọn bầt kì thành phần nào của câu, nhưng khi dựa vào hoàn cảnh cụ thế, người dọc, người nghe vẫn khôi phục lại thành phần bị rút gọn một cách đầy đu và chính xác.

Câu 3:

Các câu văn sử dụng hình thức rút gọn

- Có biết không?

- Khổng còn phép tắc gì nữa à?

---(Để xem tiếp đáp án của câu 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (5 điểm)

Phân biệt sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn. Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 2: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn tả cảnh quê hương trong dó cỏ sử dụng câu đặc biệt.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc sử dụng câu đơn đặc biệt và câu rút gọn, các em có thể phân biệt sự khác nhau giữa hai loại câu này như sau:

* Câu rút gọn:

- Loại câu có thể lược bỏ một số thành phần của câu.

- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh Lặp những từ ngữ xuất hiện ở câu đứng trước.

- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).

- Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

* Câu đặc biệt:

- Loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngừ.

- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc nói đến trong đoạn.

- Liệt kê, thông báo sự tồn tại cùa sự vật, hiện tượng.

Câu 2:

- Yêu cầu hình thức:

+ Biết viết đoạn văn theo cấu trúc hợp lí (diễn dịch, quy nạp...).

+ Sử dụng các phép liên kết câu để đoạn văn mạch lạc.

+ Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, viết câu.

+ Sử dụng hình thức câu đặc biệt.

+ Sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả kết hợp với tự sự.

- Yêu cầu nội dung:

+ Viết về chủ đề: cảnh đẹp quê hương, đất nước.

+ Xây dựng luận điếm, luận cứ chặt chẽ, hướng về chủ đề.

* Đoạn văn tham khảo.

- Đoạn văn 1:

Quê hương em ở miền chiêm trũng. Hàng năm cứ đến mùa hè là lụt lội. Thật là ngao ngán. Nhìn ra cánh đồng chỉ thấy một màu nước trắng xoá. Sang mùa thu thì lại nắng như đố lửa. Nắng rám lá bưởi. Đồng ruộng hai bên khô cạn thiếu nước cày cấy. Mùa đông thì rét mướt. “Rét căm căm”. (Vũ Tiến Quỳnh)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của câu 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, tác giả Đặng Thai Mai có nhận định: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ “tiếng hay”. Em hãy giải thích và chứng minh.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

* Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp bởi vì:

- Vẻ đẹp của tiếng Việt trước hết là ở hệ thống ngữ âm có nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh điệu). Tiếng Việt có vốn từ vựng dồi dào, có giá trị thơ, nhạc, hoạ có phẩm chất đẹp của một ngôn ngữ là khả năng gợi cảm xúc, chư yếu được tạo nên bởi hệ thống ngừ âm, sự hài hoà về thanh điệu, nhịp điệu.

- Cú pháp tiếng Việt uyển chuyền, cán đối, nhịp nhàng.

* Tiếng Việt là một thứ tiếng hay bởi vì:

- Tiếng Việt có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.

- Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người, thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống ván hoá, xã hội.

=> Tiếng Việt hay và đẹp là bởi trong lịch sử hình thành và phát triển, tiếng Việt đã tiếp thu có lựa chọn những ngôn ngữ của các quốc gia khác như tiếng Hán, tiếng Pháp, Nhật, Anh.... làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ của mình.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Theo em, để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, khi sử dụng tiếng Việt (nói và viết) phải tuân thủ những yếu cầu như thế nào? Cho ví dụ?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1. Yêu cầu về ngữ âm (nói) và chữ viết (khi viết).

Tiếng Việt cho phép cách phát âm địa phương, nhưng khi viết, phải phát âm chuẩn theo đúng quy định ngữ âm tiếng Việt.

Ví dụ:

+ Một số vùng ở Hà Nội thường phát âm lẫn lộn âm n và 1. “là” phát âm “nà”.

+ Một số vùng miền Trung: phát âm lẫn lộn ô và a. Số “tám” phát âm là số “tôm”.

+ Một số vùng Nam Bộ, có cách phát âm lẫn lộn là: tr và ch. Con "trâu” phát âm là con “châu”.

-   Khi viết là phải viết đúng chính tả tiếng Việt. Đây là yếu tố nghiêm ngặt đối với mọi người. Việc viết sai lỗi chính tả thường dẫn đến hậu quả như hiểu lầm, văn bản mất tính chính xácẾ

Ví dụ:

1.

- Nghỉ một lát rồi mới nói.

- Nghĩ một lát rồi mới nói.

2.

- Trân châu.

- Chân châu.

3.

- Bàn bạc.

- Bàng bạc.

4.

- Đường tắc.

- Đường tắt.

2. Yêu cầu về sử dụng từ ngữ:

Lưu ý: khi dùng phải đúng với nghĩa mà nó biểu thị, tức là đúng với mục đích, nội dung, ý nghĩa của từ.

Ví dụ:

- Có thể nói: Tuyến phòng thủ ấy rất kiên cố

- Nhưng không thế nói: Con người ấy rất kiên cố (con người ấy kiên cườn

3. Yêu cầu về mặt ngữ pháp:

Viết câu phải tuân thủ ngữ pháp như: câu đơn, câu phép, câu phức. Nói và viết không đúng với quy tắc ngữ pháp tiếng Việt chẳng những làm cho văn bản thiếu tính chính xác mà trong nhiều trường hợp còn làm văn mất đi màu sắc dân tộc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 7 năm 2021 Trường THCS Đồng Đen. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?