Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 Trường THPT Lý Thái Tổ

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ. Một người thở dài. Người khác khẽ thì thầm hỏi:

- Ai đấy nhỉ?...Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?

- Chả phải, từ ngày còn mồ ma bà cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.

- Quái nhỉ?

Im một lúc, có người bỗng cười rung rúc.

- Hay là vợ anh cu Tràng? Ừ, khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thẹn thẹn hay đáo để.

- Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?

Họ cùng nín lặng.

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân)

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì?

Câu 3: Câu văn “Những khuôn mặy hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ” được sử dụng biện pháp tu từ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: "Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!". Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:

- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.

- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè... Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.

Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh...”

(Dẫn theo songdep.xitrum.net)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Nêu chủ đề của văn bản trên? Đặt nhan đề cho văn bản?

Câu 3. Trong cuộc sống, có phải lúc nào ước mong của cụ già về “một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi” đều trở thành hiện thực hay không?

Câu 4. Hãy nêu quan niệm riêng của anh/chị về một trái tim hoàn hảo?

II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trong văn bản ở phần đọc hiểu:“Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại”.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: tự sự

Câu 2:

- Chủ đề của văn bản: Trái tim con người chỉ có thể đẹp nhất khi đó là trái tim biết yêu thương và san sẻ yêu thương.

- Nhan đề cho văn bản: Trái tim hoàn hảo, trái tim đẹp nhất,…

Câu 3:

- Trong đời sống, không hẳn lúc nào ước muốn “một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tin của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi” của cụ già đều trở thành hiện thực. Bởi lẽ, trái tim hoạt động theo cơ chế riêng của nó, không ai có thể ép buộc hay khuyên nhủ, chỉ khi trái tim thấy yêu thương thì nó mới san sẻ.

Câu 4:

- Nêu quan niệm của bản thân và cơ sở của quan niệm đó:

Ví dụ: Theo tôi, một trái tim hạnh phúc là một trái yêu đương và được yêu thương. Là khi trái tim ấy trao đi và nhận lại một phần tương tự. Nhưng nếu không được như vậy, một trái tim bao dung sẽ vẫn thấy hạnh phúc vì nó sẽ nhận lại được sự bù đắp từ những trái tim nhân hậu và đồng cảm khác.

---(Để xem đáp án những câu còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở trong truyện Chí Phèo (Nam Cao) và nồi cháo cám của bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt (Kim Lân).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo và chi tiết bát cháo hành.

- Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện Vợ nhặt và chi tiết nồi cháo cám.

2. Phân tích

2.1. Hình ảnh bát cháo hành:

* Sự xuất hiện:

- Hình ảnh này xuất hiện ở phần giữa truyện. Chí say rượu, gặp Thị Nở ở vườn chuối. Khung cảnh hữu tình của đêm trăng đã đưa đến mối tình Thị Nở - Chí Phèo. Sau hôm đó, Chí bị cảm, Thị Nở thương tình đã về nhà nấu cháo hành mang sang cho hắn.

* Về nội dung:

- Hình ảnh bát cháo hành thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí

- Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà lần đầu Chí được hưởng.

- Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí; gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình, Nó khơi dậy niềm khao khát được làm hòa với mọi người, hi vọng một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí.

* Về nghệ thuật:

- Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.

- Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng của Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hóa tình người.

2.2. Hình ảnh nồi cháo cám:

* Sự xuất hiện:

- Hình ảnh này xuất hiện ở cuối truyện, trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới của gia đình bà cụ Tứ.

* Về nội dung:

- Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn duy nhất của bữa tiệc cưới đón nàng dâu mới về. Qua đó, tác giả đã khắc sâu sự nghèo đói, cực khổ và thân phận rẻ mạt của người nông dân trong nạn đói 1945.

- Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ:

+ Bà cụ Tứ gọi cháo cám là chè khoán, bà vui vẻ, niềm nở, chuyện trò với các con. Ở bà hiện lên hình ảnh người mẹ nhân hậu, lạc quan và thương quan. Nồi cháo cám là nồi cháo của tình người, nồi cháo tinh thần, nồi cháo của niềm tin, hi vọng. Trong hoàn cảnh đói kém, mẹ con Tràng dám cưu mang, đùm bọc thị, chia sẻ sự sống cho thị.

+ Vợ Tràng đã có sự thay đổi về tính cách. Hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Thị đã chấp nhận hoàn cảnh, đã sẵn sàng chấp nhận cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới.

* Về nghệ thuật:

- Chi tiết góp phần bộc lộ tính các các nhân vật, thể hiện tài năng của tác giả Kim Lân trong việc lựac chọn chi tiết trong truyện ngắn.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cuộc đời của chúng ta đã đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn. Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi thấy có ba yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta: một là năng lực trí tuệ, hai là giá trị, ba là tầm nhìn. Hiển nhiên là năng lực trí tuệ có vai trò quan trọng trong sự lựa chọn. Năng lực trí tuệ ở đây là nắm bắt được những thông tin đầy đủ, phân tích những thông tin ấy và nhận thức được bản chất của những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta…Gía trị là những gì chúng ta xem là quan trọng, thiết yếu, sống còn đối với mình, là những gì chúng ta có thể sẵn sàng đánh đổi tự do, an toàn, sự no ấm của mình để bảo vệ nó. Mỗi người có thể có những giá trị giống nhau và khác nhau. Nó là một cái thang bậc đa dạng thể hiện thứ tự ưu tiên của những gì chúng ta coi trọng. Mơ ước một cuộc sống đầy đủ không có gì là xấu, ngược lại còn là động lực của sự tiến bộ. Người ta chỉ khác nhau ở con đường đạt đến mục tiêu. Điều cần nhớ: cái gì cũng có hai mặt, mỗi sự lựa chọn đều đỏi hỏi chúng ta phải trả giá. Vì vậy, điều quan trọng là hiểu rõ hậu quả những lựa chọn của chúng ta. Tầm nhìn là khả năng nhìn ra một viễn cảnh xa xôi hơn bối cảnh thực tế mà mình đang sống. Tầm nhìn ngắn hạn là chạy theo những ngành thời thượng, là chọn nghề dựa trên những nhu cầu trước mắt. Tầm nhìn dài hạn là phân tích bối cảnh xã hội, xác định năng khiếu, đặc điểm và năng lực của bản thân, trong đó quan trọng nhất là năng lực tự học và phẩm chất cá nhân. Đó mới là giá trị cốt lõi quyết định những thành tựu mà ta có thể đạt được. Với tầm nhìn dài hạn đó, chúng ta sẽ không nản lòng với khó khăn trước mắt và kiên trì lựa chọn của mình.

(Phạm Thị Ly)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Văn bản trên được trình bày theo cách thức nào sau đây: diễn dịc, quy nạp, tổng – phân – hợp?

Câu 2: Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 3: Theo tác giả, bài viết có mấy yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời? Trong những yếu tố ấy, yếu tố nào mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mỗi người có thể đạt được?

Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Cuộc đời mỗi chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn” không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/chị hãy phân tích nhân vật người “vợ nhặt” trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

- Văn bản được trình bày theo cách thức: diễn dịch

Câu 2:

- Học sinh xác định chính xác 2 trong 3 thao tác lập luận sau đây: giải thích, phân tích, bình luận.

Câu 3:

- Theo tác giả, bài viết có 3 yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời: năng lực trí tuệ, giá trị, tầm nhìn.

- Yếu tố mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mà mỗi người có thể đạt được: Tầm nhìn dài hạn.

Câu 4:

- Học sinh có thể trả lời: đồng tình, không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình.

- Lí giải phải hợp lí và thuyết phục với cách lựa chọn của mình.

PHẦN II: LÀM VĂN

1. Giới thiệu tác, tác phẩm

- Kim Lân là cây bút xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam và nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân – mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.

- Vợ nhặt là một trong những sáng tác xuất sắc của ông. Có nhà nghiên cứu văn học đã xếp Vợ nhặt vào loại gần như “thần bút”.

---(Để xem chi tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Mẹ ơi, con đã già rồi. Con ngồi nhớ mẹ, khóc như trẻ con.Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa. Ngày xưa cha ngồi uống rượu mẹ ngồi đan áo, ngoài hiên.Mùa đông cây bàng lá đổ. 

Ngày xưa chị hát vu vơ, mấy câu ca cổ cho em nằm mơ. Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm khăn quàng cổ ấm hơi mẹ tôi. Ngày xưa bên giường cha nằm, mẹ buồn xa vắng, nhìn cha , thương cha chí lớn không thành.

Biển sóng thét gào một ngày một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa.Trời gió mây ngàn một ngày khóc mẹ trăng tàn sao rơi.Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình.tuổi thơ như chiếc gối êm, êm cho tuổi già úp mặt.

Trèo lên đỉnh núi thiên thai ối a, mẹ ngồi trông áng mây vàng, mẹ ơi hãy dắt con theo ối a để con mãi mãi bên mẹ.

Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ.

(Mẹ tôi – Trần Tiến) 

Câu 1: Chủ đề của bài hát? 

Câu 2: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất?

Câu 3: Nghệ thuật sử dụng trong lời bài hát trên? Nêu tác dụng của nghệ thuật đó? (1.0 điểm)

Câu 4: Tình cảm của tác giả thể hiện trong bài hát như thế nào? (1.0 điểm). 

Phần II: Làm văn

Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 Trường THPT Lý Thái Tổ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?