Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 năm 2021 Trường THCS Phan Bội Châu có đáp án

TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU

BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 9

ĐỀ SỐ 1

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Khoanh vào chữ cái in hoa đầu ý có đáp án đúng.

1. Con đường cứu nước đúng đắn Nguyễn Ái Quốc tìm thấy cho dân tộc Việt Nam là:

A. Con đường cách mạng bạo lực.

B. Con đường cách mạng tư sản.

C. Con đường cách mạng vô sản.

D. Con đường cách mạng giải phóng dân tộc.

2. Việc làm nào thể hiện chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh là chính quyền của dân, do dân, vì dân?

A. Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.

B. Chia ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ

C. Xóa bỏ các tập tục lạc hậu, khuyến khích nhân dân học chữ quốc ngữ.

D. Tất cả đều đúng.

3. Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào năm 1929 có hạn chế gì?

A. Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển chậm lại.

B. Phong trào cách mạng Việt Nam có nguy cơ tụt lùi.

C. Nội bộ những người cộng sản Việt Nam chia rẽ, cản trở sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

D. Kẻ thù lợi dụng để đàn áp cách mạng.

4. Lệnh Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 được ban bố khi "Nhật nổ súng tấn công Pháp ở Lạng Sơn"

A. Đúng B. Sai.

Câu 2. (2 điểm) Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho đúng.

Cột A

Nối

Cột B

1. Mục đích của việc kí Hiệp định Sơ bộ giữa ta với Pháp ngày 6-3-1946 b24

1→

A. Mượn tay Pháp, đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, ta loại được một kẻ thù.

2. Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947 Pháp tăng cường thực hiện chính sách này.

2→

B. 7-1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.

3. Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê-nin và đứng về Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) sau sự kiện.

3→

C. Dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

4. Tổ chức cách mạng hoạt động rất tích cực, chi phối mạnh mẽ sự phát triển của phong trào công nhân trong nước là...

4→

D. Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu.

 

 

E. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
-12-1920, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 3. ( 2.5 điểm)

Đảng cộng sản Việt Nam thành lập thời gian nào? ở đâu?

Việc Đảng cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

Câu 4. (2 điểm) Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 diễn ra trong khoảng thời gian nào? Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt Nam và thế giới?

Câu 5. (2.5 điểm) Trình bày ngắn gọn diễn biến, kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954?

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. (1 đ) học sinh chọn đúng mỗi ý thì ghi 0,25 điểm.

1. C 2. D 3. C 4. B

Câu 2. (2 đ) học sinh nối đúng mỗi ý thì ghi 0,5 điểm.

1→A 2→C 3→B 4→E

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

ĐÊ SỐ 2

Câu 1: (3 điểm) Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng CSVN?

Câu 2: (3 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám? Nguyên nhân nào mang tính quyết định?

Câu 3: (4 điểm) Tạì sao nói nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"?

ĐÁP ÁN

Câu 1 (3 điểm) Hãy trình bày nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng CSVN?

  • Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. (0,5 đ)
  • Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. (0,5 đ)
  • Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam: khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. (1 đ)
  • Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăn khít của cách mạng thế giới. (0,5 đ)
  • Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định đến những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam. (0,5 đ)

Câu 2 (3 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám? Nguyên nhân nào mang tính quyết định?

Phân tích dựa trên các ý sau:

* Nguyên nhân chủ quan:

  • Dân tộc vốn có truyền thống yêu nước sâu sắc, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc. (0,5 đ)
  • Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. (0,5 đ)
  • Biết kết hợp tài tình đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần, giữa nông thôn và thành thị. (0,5 đ)
  • Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông dương đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn và sáng tạo. (0,5 đ)

* Nguyên nhân khách quan: Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi: chiến tranh thế giới thứ hai đang đến hồi kết thúc phát xít Đức Nhật bị Hồng quân liên Xô đánh bại. (0,5 đ)

* Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân mang tính quyết định vì: Nhân dân sẵn sàng, anh dũng đứng dậy đấu tranh. Đảng ta sáng suốt, tài tình nhận định đúng thời cơ. (0,5 đ)

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

ĐỀ SỐ 3

I - PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước dầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn:

A. Gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp(12-1920).

B. Đưa yêu sách đến hội nghị Vec Xai (18-6-1919).

C. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên Hiệp thuộc địa (1921) ở PaRi.

D. Tiếp cận luân cương của LêNin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

Câu 2:  Nội dung của hội nghị thành lập Đảng:

A. Thông qua luân cương chính trị của Đảng.

B. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng cộng sản Đông Dương.

C. Bầu ban chấp hành trung ương lâm thời.

D. Thông qua chính cương sách lược vắn tắt, Điều Lệ tóm tắt của Đảng và chỉ định ban chấp hành trung ương lâm thời.

Câu 3:  Nguyên nhân trực tiếp làm hơn 2 triệu người miền Bắc chất đói trong mấy tháng đấu năm 1945:

A. Nhật bắt Pháp phải vơ vét của nhân dân ta để cúng đồn cho Nhật.

B. Tăng thuế để vơ vét bóc lột nhân dân ta.

C. Nhật bắt dân ta nhổ lúa trồng đay.

D. Thu mua lương thực chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt.

Câu 4:  Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ VIII tổ chức tại đâu:

A. Tân Trào (Tuyên Quang)                           B. Bắc Sơn (Lạng Sơn)

C. Bắc Cạn                                                        D. Pac Pó (Cao bằng)

Câu 5:  Em hãy nối một ô ở cột I (thời gian) với một ô ở cột II (sự kiện) bằng các mũi tên sao cho đúng:

 1. 27-9-1940                                                                                 A.   Khởi nghĩa Nam Kỳ

2. 13-1-19411                                                                              B.   Cuộc binh biến Đô Lương

3. 23-11-1940                                                                              C. Khởi nghĩa Bắc Sơn

Câu 6: .Điền cụm từ phù hợp vào chổ trống

Sau khi nghe tin Chính phủ Nhật đầu hàng, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở __.................................Từ ngày__................................đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi  __.................................__................................được thành lập và ra quân lệnh số một kêu gọi   toàn dân nổi dậy.

A. 4 đến 15/8/1945                                          B.  Tân Trào (Tuyên Quang)

C.  Quân đồng minh vào                                 D.  Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

ĐỀ SỐ 4

Câu1. Tổ chức liên kết khu vực ra đời ở Châu Âu  đầu tiên là tổ chức nào?

A. Cộng đồng châu Âu.

B. Cộng đồng than thép châu Âu.  

C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

D. Liên minh châu Âu.

Câu 2. Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Nhật Bản từ những năm 70 đến năm 2000 là gì?

A. Đều chịu sự cạnh tranh của các nước XHCN.

B. Đều là siêu cường kinh tế của thế giới.

C. Đều không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.

D. Đều là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Câu 3. Năm 1995 đánh dấu mốc quan trọng nào trong mối quan hệ Việt – Mĩ?

A. Đối đầu căng thẳng.

B. Mĩ hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.

C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

D. Giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế.

Câu 4. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân cũ chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?

A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

B.  Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Chế độ thực dân.

Câu 5. Sau hơn 20 năm tiến hành cải cách - mở cửa (1979 - 2000), nền kinh tế Trung Quốc đã

A. Phát triển ở một mức độ nhất định.

B. Phát triển vượt bậc, không gì so sánh được.

C. Phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

D. Phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao thứ hai thế giới.

Câu 6. Lãnh tụ của cuộc đấu tranh chống chế độ Apacthai ở Nam Phi là

A. Nen-xơn Man-đê-la.

B. Xu-Cac-Nô.

C. Nat – xe.

D. Yat-xe-A-Ra-Phat

Câu 7. Từ năm 1945 đến năm 1952, Nhật Bản khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh như thế nào? 

A. chịu tổn thất nặng nề.

B. thu nhiều lợi nhuận nhờ chiến tranh.

C. giàu tài nguyên thiên nhiên.

D. nhận sự trợ giúp của Liên Xô.

Câu 8. Vị thế của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?

A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa.

B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. 

C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa.

D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa

Câu 9. Giai cấp công nhân trong những năm 1919-1924 đấu tranh với mục tiêu chủ yếu là gì?

A. Đòi quyền lợi về kinh tế.  

B. Đòi quyền lợi về chính trị.

C. Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.

D.  Để giải phóng dân tộc.

Câu 10. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật?

A.  Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam.

B. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô nhỏ vào tất cả các ngành kinh tế ở Việt Nam.

C. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào ngành giao thông vận tải của Việt Nam.

D.  Đầu tư vào phát triển văn hóa và ổn định chính trị ở Việt Nam.

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?

A. Giai cấp nông dân.

B. Giai cấp công nhân.

C. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.

D. Giai cấp đại địa chủ phong kiến.

Câu 2. Nguyên nhân khách quan giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. tinh thần lao động tự lực của nhân dân. 

B. sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san.

C. sự giúp đỡ của Liên Xô.

D. được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.

Câu 3. Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?

A. Nền hòa bình đã được xác lập ở khu vực

B. Các nước trong khu vực đều tham gia vào tổ chức ASEAN

C. ASEAN vươn lên trở thành tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh

D. ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về tình hình Nhật Bản trong giai đoạn 1973 – 1991?

A. Đưa ra học thuyết Phucưđa và học thuyết Kaiphu tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.

B. Đưa ra học thuyết Miyadaoa và Học thuyết Hasimôtô tuyên bố khẳng định kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.

C. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới.

D. Nhật sớm thoát khỏi khủng hoảng và vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 5. Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại không đạt được thành tựu trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Khoa học cơ bản.

B. Phương thức sản xuất mới.

C. Công cụ sản xuất mới.

D. Vật liệu mới.

Câu 6. Nguyên nhân có tính chất giáo điều đưa đến sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là

A. Xây dựng mô hình về Chủ nghĩa xã hội không phù hợp với sự biến đổi của tình hình thế giới và thực tế khách quan.

B. Sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức của nhiều người lãnh đạo.

C. Rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

D. Sự chống phá của các thế lực thù địch với Chủ nghĩa xã hội.

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 năm 2021 - Trường THCS Phan Bội Châu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?