TRƯỜNG THCS THỰC NGHIỆM | ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Chọn đáp án đúng, viết vào bài thi.
Câu 1. Bài thơ: "Ánh trăng" – Nguyễn Duy, nhắc nhở đạo lí nào của dân tộc ta?
A. Tôn sư trọng đạo.
B. Lá lành đùm lá rách.
C. Uống nước nhớ nguồn.
D. Ở hiền gặp lành.
Câu 2. Đoạn trích nào trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du thể hiện thành công nhất nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?
A. Chị em Thúy Kiều
B. Cảnh ngày xuân.
C. Mã Giám Sinh mua Kiều
D. Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Câu 3. Câu: "Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học", vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng
B. Phương châm cách thức.
C. Phương châm về chất.
D. Phương châm quan hệ.
Câu 4. Yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có vai trò gì?
A. Làm cho câu chuyện sinh động và hiện lên như thật
B. Làm cho nhân vật gần gũi hơn
C. Truyện ngắn gọn hơn
D. Tái hiện ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng nhân vật
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3
... "Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"...
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? "Người đồng mình" được nhà thơ nói tới là những ai? (1,0 điểm)
Câu 2: Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên? Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào? (1,0 điểm)
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về khổ thơ trên? (2,0 điểm)
Phần II. Làm văn (6,0 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"của tác giả Nguyễn Thành Long.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1
- Đoạn thơ trên trích từ bài thơ "Nói với con". Tác giả Y Phương.
- "Người đồng mình" là người vùng mình, người miền mình, có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dân tộc.
Câu 2
- Thành ngữ có trong đoạn thơ trên là "Lên thác xuống ghềnh"
- Nhấn mạnh nỗi vất vả, khó nhọc trong cuộc sống làm ăn của "người đồng mình".
Câu 3
a. Về hình thức: Đoạn văn cần đảm bảo về cấu trúc đoạn văn ngắn (200 từ) có bố cục đầy đủ 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả.
b. Về nội dung:
Học sinh làm rõ ý chính đề yêu cầu:
* Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về đoạn thơ
* Thân đoạn: Đảm bảo các nội dung chính:
- Cuộc sống vất vả cực nhọc và những của phẩm chất cao đẹp của "Người đồng mình" (Mạnh mẽ, giàu ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống...)
- Lời nhắn nhủ của cha đối với con (Sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương mình. Biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin ...)
* Kết đoạn: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ
Phần II: Làm văn
* Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (Đoạn trích) biết cách trình bày luận điểm, luận cứ và luận. Bố cục đầy đủ ba phần, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp...
* Yêu cầu nội dung.
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên có lối sống đẹp, có tinh thần say mê cống hiến cho đất nước.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
PHẦN I (6,0 điểm)
Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị.
1. Nhận xét trên ứng với một bài thơ đã học. Đó là bài thơ nào, do ai sáng tác?
2. Hình ảnh nhân hóa nào xuất hiện xuyên suốt bài thơ kể trên? Vì sao hình ảnh đó cũng là ẩn dụ?
3. Tình cảm biết ơn quá khứ, quê hương, đất nước, nhớ về cội nguồn là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.
4. Từ đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" trong bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lối sống vô ơn bạc nghĩa trong xã hội ngày nay. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và phép thế. (gạch dưới thành phần phụ chú và từ ngữ dùng làm phép thế)
PHẦN II (4,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều qụa và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai?
2. Hãy tìm các thành ngữ trong lời người phụ nữ xấu số đó.
3. Từ tác phẩm trên, hãy viết một đoạn văn 15 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần I
Câu 1
- Bài thơ: Ánh trăng
- Tác giả: Nguyễn Duy 0.5
Câu 2
- Hình ảnh nhân hóa xuyên suốt bài thơ: Vầng trăng
- Hình ảnh "vầng trăng" là ẩn dụ vì: Hình ảnh đó biểu tượng cho thiên nhiên, quá khứ, những truyền thống đẹp đẽ mà con người cần trân trọng giữ gìn. 0.5
Câu 3
- "Bếp lửa" – Bằng Việt
- "Nói với con" – Y Phương 0.5
Câu 4
- Nội dung:
+ Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn" là gì? Vô ơn bạc nghĩa là gì?. Tại sao phải "uống nước nhớ nguồn"?.
+ Thực trạng xã hội ngày nay tác động đến lối sống vô ơn bạc nghĩa như thế nào? (Nguyên nhân)
+ Nêu biểu hiện: Trong gia đình, nhà trường, xã hội,...như thế nào?
+ Đánh giá, nêu quan điểm về vấn đề trên.
+ Liên hệ bản thân.
- Hình thức:
+ Đoạn văn viết khoảng 2/3 trang giấy thi.
+ Phạm vi phân tích: Lối sống vô ơn bạc nghĩa trong xã hội ngày nay.
+ Diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
+ Có thành phần phụ chú và phép thế (gạch chân)
Phần II
1. Tác phẩm: "Chuyện người con gái Nam Xương" – Nguyễn Dữ 0,5
2. Những thành ngữ là: Duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con. 1,0
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
(Trích sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 58)
Câu 1. (1,0 điểm). Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy? Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
Câu 2. (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ đầu.
Câu 3. (2,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) phát biểu cảm nhận của em về khổ thơ trên.
Phần II. Làm văn (6,0 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà'' của Nguyễn Quang Sáng.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1
- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Viếng lăng Bác.
- Tác giả: Viễn Phương.
- Nội dung chính: Sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác khi đứng trước lăng Người:
- Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác
- Hình ảnh dòng người thành một tràng hoa trước lăng. sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc VN đối với Bác.
Câu 2
- Hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ trên là: mặt trời trong lăng
- Phân tích ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ: Tác giả đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước. Đồng thời thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân đối với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông, đất nước ta.
Câu 3
a. Mở đoạn: Giới thiệu ví trí và nội dung chính của khổ thơ: Khổ thơ thứ 2 trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Đoạn thơ thể hiện sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác khi đứng trước lăng Người.
b. Thân đoạn: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ
- Hình ảnh mặt trời trong câu thơ đầu là hình ảnh thực, trong câu thơ thứ hai "mặt trời trong lăng" là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ đang nằm trong lăng, thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác.
- Hình ảnh ẩn dụ: "Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân"
- Kết tràng hoa: Tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc Việt Nam đối với Bác; dâng bảy mươi chín mùa xuân đã cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nước nhà.
- Điệp ngữ "ngày ngày" được lặp lại hai lần trong khổ thơ đã thể hiện sự vĩnh cửu của Bác trong lòng người dân Việt.
c. Kết đoạn: Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật đoạn thơ.
Phần II: Làm văn
1. Mở bài:
- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nhân vật bé Thu với tài năng miêu tả tâm lý nhân vật.
- Cảm nhận chung về nhân vật bé Thu.
2. Thân bài:
- Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu - nhân vật chính của đoạn trích "Chiếc lược ngà'' một cô bé hồn nhiên ngây thơ, có cá tính bướng bỉnh nhưng yêu thương ba sâu sắc.
---(Đáp án chi tiết phần Làm văn của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
"Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi."
a. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Đây là lời của nhân vật nào? Nhân vật ấy nói trong hoàn cảnh nào?
c. Câu văn "Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị" nhằm khẳng định điều gì? Câu văn này gợi cho em nhớ đến tác phẩm nào trong chương trình THCS mà em đã học cũng có nội dung khẳng định như vậy? Hãy chép lại chính xác hai câu thơ đầu của bài thơ đó.
d. Tìm các phép liên kết câu trong đoạn văn trên.
Câu 2. (2,0 điểm)
Cảm nhận về hai câu thơ sau bằng một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng)
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con".
(Con cò - Chế Lan Viên)
Câu 3. (6,0 điểm)
Nhân vật anh lính lái xe trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật và nhân vật Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê có những điểm gì chung về tích cách? Hãy nêu cảm nhận của em về một trong hai nhân vật trên. Từ đó em hiểu gì về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1. (2,0 điểm):
a)
- Đoạn văn trích trong tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" (0,25 điểm)
- Tác giả: Ngô gia văn phái (Một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì) (0,25 điểm)
b) Đây là lời của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ khi dụ lính ở Nghệ An (0,25 điểm)
c)
- Câu văn khẳng định chủ quyền dân tộc (0,25 điểm)
- Bài thơ có nội dung khẳng định như vậy là bài: Sông núi nước Nam hoặc đoạn trích Nước Đại Việt ta: 0,25 điểm
- Chép đủ, đúng, sạch đẹp những thơ trong một trong hai bài được 0,5 điểm
"Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở".
Hoặc: "Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác".
c. Phép liên kết câu:
- Phép lặp: nước ta (câu 3) lặp lại nước ta (câu 2); phương bắc (câu 3) lặp lại "phương Bắc" (câu 1): 0,25 đ
- Phép thế: "chúng" (câu 3) thế cho cụm từ "người phương Bắc" (câu 2): 0,25 đ
Câu 2. (2,0 điểm)
Bài viết cần bám sát các yêu cầu về nội dung sau:
a. Mở đoạn: (0,25 điểm)
- Giới thiệu bài thơ, hình tượng con cò
- Hai câu thơ ở cuối đoạn 2 là lời của mẹ nói với con - cò con
b. Thân đoạn: (1,5 điểm)
- Trong suy nghĩ và quan niệm của người mẹ, dưới cái nhìn của mẹ: con dù lớn khôn, trưởng thành, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa.. con vẫn là con của mẹ, là niềm tự hào, niềm tin và hi vọng của mẹ.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Thực Nghiệm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !